Trích dẫn Gửi bởi lkm77 Xem bài viết
Sẽ điều chỉnh tín dụng cho từng phân khúc BĐS
Tín dụng cho bất động sản (BĐS) vẫn phải có tăng trưởng. Đặc biệt, tín dụng cho từng phân khúc BĐS sẽ phải có điều chỉnh - ông Nguyễn Hồng Quân - Bộ trưởng Bộ Xây dựng thông báo tại buổi sơ kết tình hình 6 tháng đầu năm của ngành.
Sẽ điều chỉnh tín dụng cho từng phân khúc BĐS.Bằng chứng là, sau khi Bộ Xây dựng có văn bản hôm 27/6, đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét cơ chế và phương thức điều chỉnh phù hợp tín dụng, tập trung cho hoạt động sản xuất, tạo lập phát triển hạ tầng cấp thiết, đến nay, lãnh đạo hai cơ quan đầu ngành đã có sự làm việc, thống nhất trong phiên họp Chính phủ.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - ông Nguyễn Văn Giàu, cũng đã có công văn đề nghị ngành xây dựng phải đưa ra các tiêu chí lựa chọn từng phân khúc, dự án; phối kết hợp chặt chẽ giữa hai cơ quan để tháo gỡ vấn đề này.
"Như vậy tín dụng cho BĐS vẫn phải có tăng trưởng, đặc biệt tín dụng cho từng phân khúc BĐS sẽ phải có điều chỉnh" - ông Nguyễn Hồng Quân khẳng định.
http://vietstock.vn/ChannelID/757/Tin-tuc/195703-se-dieu-chinh-tin-dung-cho-tung-phan-khuc-bds.aspx



Hế hế..........thứ trưởng đã nói trước, giờ bộ trưởng khẳng định lại...........thế bài đã như thế thì làm gì có cửa nào binh khác đi được..........đền bỏ xừ sao

Còn về vấn đề nới lỏng tín dụng 6 tháng cuối năm như tôi đã nhận định từ trước thì dù chưa có thông tin chính thức..........mà làm gì có tin kiểu đó........hế hế.........sẻ sớm được thực hiện do tình thế ngày càng cấp bách .........các bác có thể tự kiểm định bằng cách tìm đọc lại những văn bản & phát biểu của các cấp, bộ ngành từ cao đến thấp thời gian vừa qua sẻ thấy một điểm chung..........đó là nội dung được lặp đi lặp lại........một mặt thừa nhận tăng trưởng tín dụng & tổng phương tiện thanh toán (M2) chỉ mới tăng có tí tẹo 7,5% & 2%.........đồng thời mặt kia thì tuyên bố quyết tâm kiềm chế tín dụng & (M2) dưới tới 20% & 15-16%........hế hế.........dư địa còn bao la mà cứ phải hô kiềm là sao.........đã thế thì nếu chả phải quyết tâm tăng đủ thì còn là gì nhỉ

Nhưng ở đây cũng có một vấn đề lớn.........đó là lãi suất.........thời gian qua dù quyết dữ lắm nhưng vẫn chưa đạt là do chả đứa nào dại đi vay với mức lãi như thế để phát triển, mở rộng..........chỉ cầm hơi qua ngày, chờ thời, thậm chí dẹp luôn một số dự án là chính.........nên từ đây có thể rút ra kết luận là..........cái quyết tâm đó chính là quyết hạ lãi bằng mọi cách vào thời gian tới

Và dưới đây là một dẫn chứng cho cái tình hình cấp bách & chổ dựa để quyết tâm hạ lãi suất đã đề cập ở trên.........với mặt bằng lãi suất như VN hiện nay thì nền kinh tế VN sẻ dần bị các DNNN thâu tóm & lũng loạn do chênh lệch chi phí vốn giữa VN & các nước..........vậy nên càng kéo dài tình trạng này thì chỉ tổ làm giá cả ngày càng mất kiểm soát trầm trọng thêm

Doanh nghiệp vốn ngoại thao túng thị trường thực phẩm?
Đây là cảnh báo của một số doanh nghiệp chăn nuôi trong nước tại cuộc họp do Bộ NN&PTNT mới tổ chức để bình ổn giá thực phẩm. Lo ngại này là có cơ sở bởi một doanh nghiệp chăn nuôi vốn nước ngoài đã sản xuất bằng sản lượng chăn nuôi của nông dân tại 5 tỉnh cộng lại.
http://vietstock.vn/ChannelID/768/Ti...thuc-pham.aspx

Vài dòng suy nghĩ nông cạn gửi đến các cổ đông Ree........mong các vị thông cảm bỏ qua cho cái tội khua môi múa mép.......múa rìu qua mắt thợ của tôi

Cu lờkonmẹ74 vẫn còn cay cú ôm hàng thì sớm đi Trâu Quỳ...hố hố


Lạm phát tăng cao trở lại

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 ước tăng 1,17%, cao hơn tốc độ 1,09% của tháng trước và nâng mức tăng chung của 7 tháng đầu năm lên trên 14,6%, theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng nay.
> Giá thực phẩm đẩy CPI Hà Nội, TP HCM tăng cao trở lại


Sau 2 tháng giảm tốc liên tiếp, giá cả tiêu dùng lại phát đi tín hiệu leo thang. Nguyên nhân chính là do tác động của khu vực hàng ăn và dịch vụ ăn uống (đặc biệt là giá thực phẩm), nhóm chiếm đến hơn 40% quyền số trong rổ hàng hóa tính CPI. Điều này cũng đã được phản ánh khi 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM lần lượt công bố chỉ số giá cách đây ít ngày.
Diễn biến lạm trong 7 tháng đầu năm 2011. Nguồn: GSO Tính chung trên cả nước, chỉ số giá tại nhóm hàng ăn - dịch vụ ăn uống tăng 2,12%, là nhóm tăng cao nhất trong tháng và cũng cao hơn nhiều so với con số 1,79% của tháng trước. Tác nhân gây tăng giá chính trong nhóm là thực phẩm (tăng tới 3,02%) và khu vực ăn uống ngoài gia đình (1,78%). Trong khi đó, giá lương thực lại giảm 0,78% do cả nước đang vào vụ thu hoạch nông phẩm.
Một nhóm hàng khác cũng giảm giá nhẹ trong tháng 7 là bưu chính - viễn thông với mức giảm khoảng 0,02%. Các nhóm còn lại đều tăng giá từ 0,26% (giáo dục) đến 0,74% (may mặc, mũ nón, giầy dép).
Trong số các địa phương, các tỉnh - thành phố phía bắc có xu hướng tăng giá mạnh hơn so với miền nam. Hà Nội, Hải Phòng (tăng 1,32%), Thái Nguyên (1,38%) đều có mức tăng giá cao hơn trung bình của cả nước. Trong khi đó, TP HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Gia Lai, Vĩnh Long, Cần Thơ đều chỉ có mức tăng CPI trong khoảng 0,93 - 1,13%.
Cũng trong tháng 7, chỉ số giá vàng tiếp tục tăng 0,87% trong khi đôla Mỹ giảm 0,18%. Đây là 2 mặt hàng không nằm trong rổ hàng hóa tính CPI.

Rẽ ngoặt để tăng tốc trở lại, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2011 tăng tới 1,17% so với tháng trước đó, xóa sạch xu hướng giảm tốc trong hai tháng liền trước.

Đây cũng là lần đầu tiên trong năm, CPI theo tháng tăng cao hơn tháng tương ứng của năm có lạm phát cao kỷ lục 2008, chiếm vị trí dẫn đầu về mức tăng trong các tháng 7 của khoảng 15 năm trở lại đây.

Nếu so với cùng kỳ tháng 7 năm ngoái, CPI tháng 7/2011 đã tăng tới 22,16%, thế chỗ mức tăng 20,82% của tháng trước.