"Quốc
Cường Gia Lai Triển khai nhiều dự án BĐS lớn"

Trong thời gian vừa qua, nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh liên tiếp xuất hiện
như Kinh Đô, Hoà Phát, Hoàng Anh Gia Lai ...,tạo ra gương mặt hoàn toàn mới cho
khối doanh nghiệp này. Quan trọng hơn, sự xuất hiện của các tập đoàn kinh tế
này luôn tạo ra cơ hội chia sẽ sự phát triển và thịnh vượng cho các nhà đầu tư
cá nhân lẫn các tổ chức tài chính-ngân hàng. CTCP Quốc Cường Gia Lai là một tên
tuổi như thế.



6 năm xây dựng
nền tảng kinh doanh Tiền thân là một xí nghiệp tư doanh thành lập năm 1994 với
hoạt động chính là xuất nhập khẩu, chế biến gỗ, kinh doanh nông sản và phân
bón. Quốc Cường bắt đầu tập trung nguồn lực phát triển mảng đầu tư BĐS từ năm
2000 và đưa hoạt động này trở thành mảng KD chủ lực của DN sau này.

Điểm nhấn quan trọng đầu tiên mà Quốc Cường tạo ra trong mảnh BĐS là dự án khu
căn hộ cao cấp Hoàng Anh Gia Lai 1 và 2 tại Quận 7, TpHCM. Đây là hai dự án
chung cư cao cấp lớn tại TpHCM được triển khai thành công trong hai năm gần
đây, trong đó Quốc Cường góp 50% vốn đầu tư và triển khai thi công, cung cấp
toàn bộ nội thất đồ gỗ.

Cùng lúc, doanh nghiệp đầu tư dự án cao ốc văn phòng Quốc Cường tại quận 3,
TpHCM để tạo nguồn thu ổn định từ năm 2007 cũng như chuẩn bị xúc tiến cho những
dự án BĐS tiếp theo.

Sự chuẩn bị này bao gồm mảng sx đồ gỗ theo hướng chuyên phục vụ nhu cầu các dự
án BĐS mà Quốc Cường triển khai, đồng thời chuẩn bị các công tác hậu cần (thủ tục
đầu tư, đền bù giải toả, phương án KD và vốn) cho các dự án trong giai đoạn
2007.



Gia đọan chuyển
đổi

Tháng 3/2007, Quốc Cường chuyển đổi thành công ty cổ phần với vốn ĐL 259 tỷ đồng,
đánh dấu giai đoạn mới của DN: giai đọan thương hiệu Quốc Cường Gia Lai được
biết đến như một tập đoàn kinh tế tư nhân với những dự án BĐS, năng lượng,
trồng và khai thác cao su.

Dự án cụ thể và khả thi là điểm cốt lõi tạo nên vị thế của Quốc Cường trong
giai đọan chuyển đổi này. Tại tpHCM, Quốc Cường hiện có nhiều dự án tập trung
vào phân khúc thị trường cao cấp gồm văn phòng cho thuê, căn hộ cao cấp, và
biệt thự. Một số dự án tiêu biểu là



a. Dự án chung
cư cao cấp Quốc Cường Gia Lai, triển khai trên khu đất tại đường Trần Xuân
Sọan, tổng mức đầu tư 10 triệu USD. Khởi công từ tháng 5/2007, dự án hiện đã
bán hơn 80% và trong giai đọan thu tiền góp vốn.

b. Dự án cao ốc văn phòng Quốc Cường, đường NTMK Quận 3: toà nhà cao 15 tầng
với tổng diện tích sàn sử dụng 5,500 m2, công năng là văn phòng cho thuê, dự
kiến sau khi đi vào hoạt động từ tháng 8/2007, dự án sẽ mang về doanh thu hàng
năm ở mức trên 1,2 triệu USD

c. Dự án khu căn hộ cao cấp The Mansion, đường Nguyễn Văn Linh: dự án cùng hợp
tác công ty Khang Việt, mỗi bên góp vốn đầu tư 50%. Dự án được khởi công và triển
khai góp vốn làm 3 giai đọan trong năm 2007. Theo tính toàn ban đầu, tổng doanh
thu của dự án khoảng 800 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu lớn hơn 20%.

d. Dự án biệt thự cảnh sông Quốc Cường: triển khai trên tổng diện tích 12hecta,
đã tiến hành xong phần đền bù giải toả và đang xây dựng cơ sở hạ tầng. Hiện
nay, 20% biệt thự (song lập và đơn lập) của dự án đã bán với mức giá bình quân
3,2 tỷ đồng/ biệt thự. Dự kiến, lợi nhuận của dự án sẽ thu hồi vào cuối năm
2007 đến tháng 6/2008

e. Khu căn hộ cao cấp tại Quận 8: dự án tiến hành theo hình thức góp vốn đầu tư
với Hoàng Anh Gia Lai - tỷ lệ góp vốn của Quốc Cường là 50%. Quy mô dự án
khoảng 600 căn hộ, khởi công tháng 9/2007.

Ngoài ra, Quốc Cường có kế hoạch triển khai một số dự án căn hộ cap cấp tại quận
2, quận 9 và dự án nhà tại Quận 8 trong năm 2007.



Tập đoàn Quốc
Cường trong tương lai

Về mô hình quản trị, Quốc Cường có vai trò như một công ty mẹ- chi phối 90% vốn
của các công ty thành viên bao gồm Cty TNHH Đầu tư phát triển nhà Quốc Cường,
CTCP đầu tư xây dựng thủy điện Quốc Cường, CTCP Quốc Cường Đà Nẵng ... Ngoài
chế biến đồ gổ đã được định hướng trở thành một lợi thế về giá thành và chất
lượng cho mảng BĐS. Quốc Cường sẽ tập trung vào 3 mảng KD chính: BĐS, năng
lượng và đầu tư tài chính.

Ngoài ra, Quốc Cường đang đầu tư vào mảng khách sạn tại Đà Nẵng. Dự án khách sạn
Quốc Cường Gia Lai được xây dựng trên diện tích đất hơn 10,000 m2 trên đường
Phạm Văn Đồng với 250 phòng. Tổng mức đầu tư ước tính trên 25 triệu USD và dự
kiến sẽ khai thác vào giữa năm 2009.

Nhận thấy tính ổn định và hiệu quả của việc đầu tư các dự án điện, doanh nghiệo
hiện sẵn sàng đầu tư một số dự án thủy điện tỉnh Gia Lai với công suất 80MW,
suất đầu tư dự kiến ở mức 1,2 triệu USD/1MW điện.

Giai đoạn 1 của dự án sẽ khởi công ngay trong tháng 7/2007 với 2 dự án thủy
điện (IA Grai 1 và 2), công suất 30 MW, phát điện từ năm 2009. Giai đọan 2 (năm
2008) đầu tư triển khai 2 dự án thủy điện Pleikeo và Ajun Chung với công suất
50 MW.

Về định hướng lâu dài, Quốc Cường sẽ triển khai đầu tư trồng rừng cao su diện
tích trên 5,000 hecta tại huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai. Hiện dự án này đã có
chủ trương chấp thuận của tỉnh và dự kiến triển khai đầu năm 2008.

Ban lãnh đạo Công ty cho biết, doanh nghiệp sẽ huy động vốn trong quý 3/2007 đề
tài trợ cho các dự án đầu tư nói trên, đồng thời Quốc Cường cũng đang trong
giai đoạn mời gọi các đối tác trong và ngoài nước tham gia vào Công ty, chuẩn
bị cho kế hoạch niêm yết. Cùng lúc triển khai nhiều dự án đầu tư lớn, nhưng
doanh nghiệp luôn cam kết bảo đảm vốn của cổ đông có suất sinh lợi hợp lý. Theo
đó, ngoài các dự án có nguồn thu ổn định như văn phòng cho thuê, các dự án BĐS
mà doanh nghiệp đang tiến hàng dự kiến có suất sinh lợi trên vốn đầu tư ở mức
trên 30%.





(Theo báo đầu tư ck
28/5/2007)







Sau đó là sự kiện tranh cãi giữa HAGL và QCGL
về việc hợp tác của hai bên như thế nào. Nhà đầu tư mất niềm tin nhưng QCGL đã có
giải trình rất rõ ràng



Quốc Cường có
tham gia dự án HAGL1 và HAGL 2 ?

Ngày 7/6/2007, ĐTCK có bài viết "Hoàng Anh Gia Lai đầu tư vào 3 ngành chủ lực",
trong đó ông Đoàn Nguyên Thu, phó tổng giám đốc CTCP HAGL cho biết dự án căn hộ
cao cấp HAGL, ngoài ra không có công ty nào tham gia góp vốn, góp nguyên vật
liệu cũng như không tham gia vào quá trình triển khai xây dựng" Thông tin
trên có phần trái ngược với thông tin do CTCP Quốc Cường Gia Lai công bố trên
báo ĐTCK ngày 28/5/2007 trong bài viết "Quốc Cường triển khai nhiều dự án
BĐS lớn", theo đó Quốc Cường có góp khoảng 50% vốn, đồng thời tham gia
cung cấp đồ gỗ cho 2 dự án HAGL 1 và HAGL 2.

ĐTCK đã nhận được nhiều ý kiến của độc giả cũng như cổ đông của HAGL và QCGL
yêu cầu làm rõ sự thật, tránh gây hiểu lầm và hoang mang cho giới đầu tư, làm
ảnh hưởng đến uy tín của 2 doanh nghiệp. ĐTCK đã có cuộc trao đổi với ông
Nguyễn Quốc Cường, phó TGĐ CTCP Quốc Cường Gia Lai và đã có câu trả lời như
sau:

Công ty TNHH Xây dựng và phát triển nhà Hoàng Anh (nay là cty TNHH Phát triển
nhà HA Sài Gòn - HAGL Group) là chủ đầu tư trực tiếp dự án căn hộ cao cấp HAGL 1
và HAGL 2, được thành lập ngày 23/8/2002 với vốn ĐL 50 tỷ đồng cùng 3 thành
viên sáng lập gồm ông Đoàn Nguyên Đức (hiện là chủ tịch HĐQT CTCP Hoàng Anh GL)
góp 38% vốn, bà Nguyễn Thị Như Loan (hiện là chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ CTCP
Quốc Cường Gia Lai) góp 32% vốn, ông Lâm Thanh Xuân góp 30%.



Tháng 9/2005,
ông Xuân đã có thoả thuận chuyển nhượng cho 2 cổ đông sáng lập còn lại. 15% vốn
góp chuyển cho ông Đức và 15% vốn góp chuyển cho bà Loan. Như vậy, đến tháng
9/2005 bà Loan sở hữu 47% vốn góp trong Cty TNHH Xây dựng và phát triển nhà
Hoàng Anh, là doanh nghiệp chủ đầu tư của 2 dự án trên

Dự án căn hộ cao cấp HAGL 1 được triển khai xây dựng từ năm 2004 và dự án căn
hộ cao cấp HAGL 2 có thông tin quy hoạch năm 2005. Tại dự án HAGL 1, Quốc Cường
đã thực hiện cung cấp khoảng 50% sản phẩm đồ gỗ nội thất của dự án HAGL 1. Cần
nói rõ hơn giai đoạn từ tháng 3/2002 đến tháng 1/2007, bà Loan giữ chức vụ phó
GĐ Công ty TNHH Xây dựng và phát triển nhà Hoàng Anh theo biên bản số
02/BB-HĐTV ngày 23/8/2002. Đối với hai dự án trên, bà Loan dưới danh nghĩa là
Phó GĐ công ty và cũng là người trực tiếp tiến hành các thủ tục pháp lý của 2 dự
án.



Trong giai đọan
triển khai dự án, bà Loan có thoả thuận chuyển nhượng toàn bộ vốn góp trong Cty
TNHH Xây dựng và phát triển nhà Hoàng Anh (chuyển nhượng từng phần từ 9/2005
đến ngày 18/01/2007) cho HAGL. Việc chuyển nhận phần góp vốn trong 2 dự án HAGL
1 và HAGL 2 của Quốc Cường cho Hoàng Anh đã được hoàn tất vào tháng 2/2007

Cần nói rõ thêm rằng, HAGL trước đây là doanh nghiệp tư nhân do ông Đoàn Nguyên
Đức làm chủ, chuyển sang CTCP vào tháng 9/2006; còn Quốc Cường tiền than là một
doanh nghiệp tư nhân do bà Loan làm chủ. Sau khi HAGL chuyển qua hình thức cổ
phần, công ty đã tiến hành sáp nhập một số công ty thành viên. Cty TNHH Xây
dựng và Phát triển nhà Hoàng Anh (Hoàng Anh Sài Gòn) là một thành viên của HAGL
Group. Như vậy có thể nói HAGL Group và Quốc Cường trước đây (từ ngày 23/8/2002
đến 18/01/207) cùng tham gia trong dự án căn hộ cao cấp HAGL 1 và HAGL 2. Kể từ
ngày 18/01/2007 trở về sau, Quốc Cường đã chuyển nhượng hết phần góp vốn của
mình và không còn liên quan đến dự án này nữa.

Tuy nhiên, sự hợp tác giữa 2 công ty không dừng ở đó. Quốc Cường đã tham gia
góp vốn thành lập công ty Giai Việt (thành lập 2/2007) giấy phép KD số
4103006128 cùng với công ty TNHH Xây dựng và phát triển nhà Hoàng Anh và một số
đối tác.

Như vậy, Quốc Cường hiện đang tham gia cùng với HAGL Group trong dự án mà Giai
Việt đang sắp triển khai gồm: dự án khu căn hộ cao cấp Tạ Quang Bửu tại Nguyễn
Tri Phương nốu dài Q8, TpHCM (dự kiến khởi công vào cuốn năm 2007) và dự án
Resort Non Nước tại Đà Nẵng (dự kiến khởi công đầu năm 2008)

(Theo báo đầu tư ck
ngày 18/06/2007)

Năm 2007: Quốc
Cường Gia Lai có thể đạt lợi nhuận 100%



[table]






|








|


[/table]

Thông tin
từ CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCGL) cho biết, tính đến hết tháng 9/2007, tròn 6
tháng từ khi thành lập CTCP, lợi nhuận theo số liệu quyết toán từ các dự án mà
doanh nghiệp đã bán và thu tiền lên đến 144 tỷ đồng. theo đó, lợi nhuận đã thu
từ các dự án như 66,5 tỷ đồng từ một phần dự án Giai Việt, 66,8 tỷ đồng từ một
phần dự án Cảnh Sông...Ban lãnh đạo Công ty cho biết, với tiến độ triển khai
các dự án, đặc biệt là lợi nhuận từ dự án Sadeco, nhiều khả năng lợi nhuận năm
2007 của QCGL sẽ đạt tỷ lệ 100% trên vốn điều lệ 259 tỷ đồng.

6 thang kể từ khi cổ phần hóa, QCGL đã đạt những
kết quả rất ấn tương