Mời các bác kiểm tra đi, cũng hoành tráng không kém ai đâu:








TỔNG QUAN VỀ CẦU PHÚ MỸ




I. Một số thông tin chung:


Cầu Phú Mỹ là cầu dây văng 2 mặt phẳng dây vượt qua sông Sài
Gòn nối Quận 7 với Quận 2, (nối kết vào đường Vành đai phía Đông trên địa bàn
Quận 2) nhằm làm giảm áp lực giao thông qua đường nội thành thành phố nhất là
các xe tải nặng, đóng góp vào sự phát triển của các khu Công nghiệp, khu dân cư
Quận 2 và Nam Sài Gòn.

Dự án được xây dựng theo hình thức Xây dựng -
Kinh doanh - Chuyển giao (BOT).

1. Địa điểm xây dựng:


Điểm đầu tuyến(Quận 7): Gần khu vực Cảng Rau Quả và theo trục đường
Nguyễn Văn Quỳ hiện hữu 6. 10m về phía tay trái hướng từ Quận 7 sang Quận 2.
Tiếp giáp với tuyến dự án đường trên cao nối từ đường Nguyễn Văn Linh đến cầu
Phú Mỹ.

Điểm cuối tuyến (Quận 2): Điểm tiếp giáp với điểm đầu của dự án
đường vành đai phía ngoài phía Đông.





2. Chủ đầu tư:
Công ty cổ phần BOT Cầu Phú
Mỹ (PMC). Bao gồm 5 cổ đông sáng lập:

1 - Tổng công
ty Xây dựng Hà Nội - Bộ Xây dựng là thành viên đứng đầu, đại diện liên danh,
được thành lập theo Quyết định số 990/BXD - TCLĐ ngày 20 tháng 11 năm 1995 của
Bộ Xây dựng.

2 - Công ty Đầu tư và phát triển xây
dựng (INVESCO) được thành lập theo Quyết định số 1089/BXD ngày 25 tháng 12 năm
1996 của Bộ Xây dựng.

3 - Công ty Cổ phần Đầu tư hạ
tầng kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số
4103000747 ngày 24 tháng 12 năm 2001 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí
Minh cấp.

4 - Công ty Cổ phần Bê tông 620 Châu Thới,
được chuyển giao từ Công ty Bê tông 620 theo Quyết định số 41/2000/QĐ - TTg ngày
28 tháng 3 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ ; Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh
số 4603000013 ngày 05 tháng 01 năm 2001 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương
cấp.

5 - Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Thanh
Danh, được thành lập theo Giấy phép số 1175/GP - UB ngày 23 tháng 10 nnăm 1993
của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số
053695 ngày 26 tháng 10 năm 1993 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh
cấp.
Địa chỉ: 135/37/51 Nguyễn Hữu Cảnh, P22, Quận Bình
Thạnh - TP HCM
Tel:
84(08)5125501/02/03
Fax: 84(08)5125532

3.
Tư vấn lập dự án:

Công ty Maunsell Việt Nam
Địa chỉ: Phòng 1906, lầu
19 Cao ốc MêLinh Point 2 Ngô Đức Kế. Quận 1 - TP HCM Việt Nam
Tel: + (84)(08)
88272715
Fax: + (84)(08) 88272721
Email: mailto:Hochiminh@mausell.com

4.
Đơn vị tổng thầu EPC:
Nhà thầu EPC: Liên danh BBBH bao gồm:

1.
Bilfinger Berger(Cộng hòa liên bang Đức), đại diện tổng thầu EPC
Địa chỉ: Mr
D Wassamn - Project Director JV BBBH
Bilfinger Berger r AG, Civil, 11 floor
Vinyath avorn Building
587 Sutisarn Road, Dingdeang, Bangkok 1 0400,
Thailand
Tel: 66(0) 2 691 9009
Fax: 66(0) 2 691 9107 Email:
Bilfinger@bbthai. com,
http:
//www.BilfingferBerger.com

2. Baulderstone
Hornibrook(Australia)
Nhà thầu phụ về Thiết kế và Dây văng:

3.
Arcadis(Cộng hòa Pháp)

4. Freyssinet international et companie(Cộng hòa
Pháp)

5. Tiến độ triển khai dự án:
Khởi công: Ngày
09/09/2005
Hoàn thành: Tháng 12/2008
Bắt đầu đưa vào khai thác sử dụng:
Tháng 01/2009

6. Tổng mức đầu tư: 1. 806, 523 Tỷ VNĐ
Chi phí
xây dựng: 1. 440, 394 Tỷ VNĐ
Chi phí khác: 154, 487 Tỷ VNĐ
Chi phí đền bù
giải tỏa: 100, 000 Tỷ VNĐ
Dự phòng phí: 111, 642 Tỷ VNĐ
Vốn đầu tư theo
phương thức BOT là: 1. 783, 988 Tỷ đồng
Vốn của thành phố bù đắp do thay đổi
tiêu chuẩn thiết kế: 22, 535 Tỷ đồng
Thời gian khai thác của dự án là: 26 năm


II. Các thông số kỹ thuật

1. Tuổi
thọ thiết kế: 100 năm
2. Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế cầu: 22TCN - 272 -
01
3. Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế đường: TCVN - 4054 - 85
4. Tải trọng
thiết kế:

4.1. Hoạt tải:
- Theo Tiêu chuẩn
thiết kế cầu 22TCN 272-01,Hoạt tải được thiết kế là HL93 là một tổ hợp của xe
tải thiết kế=325kN(33.14T).Theo tiêu chuẩn này thì sẽ tạo ra hiệu ứng tải ít
nhất cũng lớn hơn 25% so với Tiêu chuẩn ASSHTO(Dùng xe tải HL20-44)và XB80 của
22TCN 18-79
4.2.Tải trọng người đi bộ:
3*10-3­Mpa
4.3.Tĩnh tải: Các
giá trị tỷ trọng của cấu kiện cần sử dụng thống nhất theo các giá trị đã được
quy định trong 22TCN 272-01
4.4.Tải trọng gió:theo nội
dung nghiên cứu của đơn vị tư vấn kiến nghị áp dụng giá trị tải trọng gió thiết
kế theo 22-TCN 272-01.
4.5 Lực va tàu thuyền: tàu 2000DWT
với tốc độ 4m/s.
Tĩnh không thông thuyền:
+ Chiều rộng
khổ thông thuyền:>250 m
+ Chiều cao khổ thông thuyền:
>45m.


5. Sơ đồ nhịp và chiều dài cầu:

39+15*40+44+(162.5+380+162.5)+44+14*40+39.=2031(m)
Phần
cầu chính gồm 3 nhịp:162.5+380+162.5(m)
Nhịp giữa 380m, 2 nhịp 2 bên
2*162.5m và phần còn lại là nhịp cầu dẫn 2 bên.



6. Khổ cầu:
Phần cầu chính

+ 04 làn xe ôtô 2
bên:
4x3. 75m= 15m
+ Dải phân cách
giữa:
0. 6m
+ Dải phân cách 2
bên:
2x0. 55= 1. 10m
+ 02 làn xe hỗn hợp 2
bên:
2x3. 0= 6. 0m
+ Mặt phẳng dây văng 2
bên: 2x0.
65=1. 3m
+ Lề người đi 2
bên:
2x1. 5m= 3. 0m
+ lan can 2
bên:
2x0. 25= 0. 5m



Tổng cộng: 27. 5m


Phần cầu dẫn(Các nhịp đại
diện)
+ 04 làn xe ô tô 2
bên:
4x3. 75= 15m
+ Dải phân cách
giữa:
0. 6m
+ Dải phân cách 2
bên:
2x0. 55m=1. 1m
+ 02 làn xe hỗn hợp 2 bên
: 2x3. 0m=6,
0m
+ Lề người đi 2
bên:
2x1. 5m=3. 0m
+ Dải lan can 2
bên:
2x0. 25m=0. 50m


Tổng cộng: 26. 2m

7. Kết cấu cầu:
- Mặt cắt
ngang phần cầu chính có dạng chữ U ngược bằng BTCT, gồm 2 dầm chủ liên kết với
nhau bằng các dầm ngang và bản mặt cầu. Các dây văng được liên kết vào đầu cầu
dầm ngang. Mặc dù có độ cứng chống xoắn thấp hơn so với dầm hộp nhưng đơn giản
hơn và dễ thi công hơn. Bố trí hệ thống cáp dây văng theo hình rẽ quạt.


- Hình tháp cầu: Tháp cầu có dạng hình thang, gần tương tự dạng
tháp cầu Mỹ Thuận, đây là dạng kết hợp dạng thang chữ H với chữ A. Nó có ưu điểm
thi công đơn giản hơn chữ A, đồng thời độ cứng chống xoắn của kết cấu cũng tương
đối lớn. Các trụ tháp và trụ neo đều đặt trên hệ thống cọc khoan nhồi đường kính
lớn1. 5 - 1. 8m (có ống vách).

- Phần cầu dẫn là các dầm BTCTDƯL
nhịp giản đơn, sử dụng loại dầm super - T. Mặt cắt ngang nhịp đại diện gồm 12
dầm, chiều cao mỗi dầm 1. 75m được thi công bằng phương pháp căng trước, bản mặt
cầu đổ tại chỗ, được bố trí theo kiểu liên tục nhiệt để nâng cao chất lượng khai
thác.

- Phía bờ quận 2, móng mố trụ cầu sử dụng loại cọc BTCT đúc
sẵn, đóng cọc bằng búa. Phía bờ Q7 sử dụng cọc khoan nhồi BTCT để hạn chế ảnh
hưởng chấn động đến công trình xây dựng trong khu vực.

Tuỳ theo dự án
Nút GT khu A Nam Sài Gòn(Hiện đang trong giai đoạn nghiên cứu khả thi, dự kiến
sẽ bố trí cầu cạn trên cao vượt đường Huỳnh Tấn Phát) trong giai đoạn thiết kế
sau này sẽ có kế hoạch nối đồng bộ 2 dự án này.

8. Phần
đường

- Đường đầu cầu phía Quận 2 và Quận 7: Xây dựng theo kết cấu
tường chắn có cốt.
- Xây dựng đường gom hai bên cầu phía Quận 7. Mặt
cắt ngang đường gom là 10. 5m, bao gồm 7. 50m mặt đường và 3m vỉa hè 2 bên.

- Hệ thống thoát nước mưa và thoát nước sinh hoạt được xây dựng dọc
theo tuyến đường dân sinh Quận 7.
- Hệ thống chiếu sáng công cộng được
thiết kế lắp đặt có kiểu dáng mỹ thuật để tạo cảnh quan trong khu vực.

- Hệ thống cây xanh và biển báo được xây dựng, lắp đặt hoàn chỉnh theo
cấp của công trình.
- Xây dựng các công trình phụ trợ:

+ Xây dựng trạm kiểm soát thu phí, bao gồm cả thiết bị
phục vụ thu phí.
+ Xây dựng văn phòng làm việc và trung
tâm điều hành dự án.