Tin Phân Tích Đánh Giá & Nhận Định Thị Trường
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Trang 1 của 11 1 2 3 ... CuốiCuối
    Kết quả 1 đến 20 của 206
    1. #1
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Tin Phân Tích Đánh Giá & Nhận Định Thị Trường

      [table] Mở “room” không bằng tăng cung? |








      |
      Vấn
      đề tăng tỷ lệ sở hữu (room) đối với nhà đầu tư nước ngoài hiệnđang tạo
      ra nhiều ý kiến khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả
      một góc nhìn khác về việc mở room với 4 điểm nhấn. |






      Thứ nhất,
      hiện room cho nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn nhiều. Tính đến ngày 14/9,
      khối này đã nắm 23% tổng số cổ phiếu, tương đương 87 ngàn tỷ đồng giá
      trị thị trường của toàn bộ cổ phiếu niêm yết.

      Trong tổng số
      205 cổ phiếu niêm yết, có 18 cổ phiếu đã hết room cho nhà đầu tư nước
      ngoài, gồm các cổ phiếu được đánh giá tốt bậc nhất trên thị trường
      thuộc các ngành như: ngân hàng (ACB, STB), thủy sản (ABT, AGF), bất
      động sản (REE, TDH), xây dựng hạ tầng (CII, BT6), thực phẩm đồ uống
      (TRI, IFS).

      Trên thị trường có 180 cổ phiếu còn trên 10%
      room, 128 cổ phiếu vẫn còn trên 40% room. Đối với các cổ phiếu còn room
      từ 10% trở lên, nhà đầu tư nước ngoài giao dịch mua bán trung bình hàng
      ngày rất ít, chỉ chiếm khoảng 1% tổng số room hiện hành.

      Như
      vậy, có thể thấy nhà đầu tư nước ngoài cần room, nhưng là room của các
      cổ phiếu tốt chứ không phải là mọi cổ phiếu. Quá khứ cũng đã chứng minh
      nhận định này khi vào tháng 9/2005, room dành cho đầu tư nước ngoài
      tăng từ 30% lên 49% nhưng họ cũng chưa quan tâm.

      Thứ hai,
      dù room có tăng nhưng mục tiêu nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp
      khó có thể đạt được, vì tác động của đầu tư gián tiếp (FII) khác với
      đầu tư trực tiếp FDI.

      Mức độ ảnh hưởng của FII tùy theo tỷ
      lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Nếu tỷ lệ đó trên 50% nhưng do
      nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ nắm giữ thì tác động đến quản trị điều hành
      doanh nghiệp là không đáng kể. Nếu một nhà đầu tư nước ngoài có ý định
      nắm giữ trên 50% thì họ sẽ không đi theo cách mua bán gom nhặt cổ phiếu
      trên thị trường vì cách này không thực thực hiện được do quy định chỉ
      cho phép họ nắm giữ tối đa 10%.

      Với tỷ lệ sở hữu thấp dưới
      10%, tác động của nhà đầu tư nước ngoài đến hiệu quả doanh nghiệp sẽ
      thấp vì cả quyền lực tác động và quyền lợi thụ hưởng đều hạn chế. Do
      vậy việc tăng room lên trên 50% thông qua giao dịch trên sàn sẽ không
      thu được hiệu quả như mong muốn.

      FII còn có những mặt trái
      so với FDI. Nguồn vốn FDI một khi đã được đầu tư thì khó có thể rút ra
      một cách ồ ạt như dòng vốn FII. Khi hết thời hạn, dòng vốn FDI có thể
      tiếp tục tái đầu tư hoặc chuyển ra ngoài song giá trị để lại tại VN là
      những tài sản cả hữu hình lẫn vô hình.

      Ngược lại, nguồn vồn
      FII có thể dẫn đến những hậu quả trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài
      ồ ạt bán tháo cổ phiếu như đã từng xảy ra trong thời gian khủng hoảng
      tài chính châu Á năm 1997.

      Rõ ràng là cần thiết phải điều
      tiết việc mở room cho theo lộ trình nhất định để đề phòng những rủi ro
      có thể. Nhà nước chắc chắn sẽ phải nghiên cứu kỹ việc mở room ở từng
      mức độ cho từng loại hình doanh nghiệp chứ không thể nhất thể và đồng
      loạt chung chung do đặc thù của luồng vốn FII khác với FDI.

      Thứ ba,
      việc tăng room chưa có cơ sở chắc chắn để nâng cao tính liên tục của
      giao dịch và tính thanh khoản của luồng vốn đầu tư - chức năng quan
      trọng nhất của thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán biến công
      ty có giá trị hàng triệu USD thành nhiều “công ty” nhỏ có giá vài chục
      đô, đó chính là cổ phiếu của các nhà đầu tư nhỏ lẻ nắm giữ. Ngược lại,
      thị trường chứng khoán biến từng đồng USD nhỏ lẻ của các cá nhân thành
      công ty triệu đô thông qua cơ chế vận hành của thị trường sơ cấp và thứ
      cấp.



      Vậy
      liệu tăng room cho nhà đầu tư nước ngoài có làm tăng tính thanh khoản
      của thị trường không? Chúng tôi cho rằng việc mở room chỉ có tác động
      ngắn hạn. Đối với những cổ phiếu tiềm năng có tính thanh khoản tốt, nhà
      đầu tư nước ngoài sẽ nhanh chóng mua vào để nắm giữ tỷ lệ mong muốn tối
      đa. Giá cổ phiếu có thể bị đẩy lên tạo ra xu thế thị trường tăng trưởng
      trong ngắn hạn. Sau quá trình này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ ít tham gia
      giao dịch cổ phiếu này, dẫn đến tình trạng giao dịch thưa thớt đối với
      các cổ phiếu đó như hiện nay.

      Thứ tư, điểm
      cần lưu ý chính là sự khác biệt về “quyền lực” mua bán trên thị trường
      giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước
      ngoài có tiềm lực về vốn, mạnh hơn nhiều lần nhưng kỳ vọng về lợi suất
      đầu tư thường thấp hơn so với nhà đầu tư trong nước. Do vậy khả năng
      chấp nhận rủi ro cao hơn (sẵn sàng mua mức giá cao hơn) và khả năng dẫn
      dắt thị trường là rất có thể nếu họ nắm giữ một tỷ trọng cổ phiếu đáng
      kể.

      Nếu mở room không tuân theo lộ trình nhất định, cơ hội
      nắm giữ các cổ phiếu tốt thuộc về nhà đầu tư nước ngoài chứ không phải
      nhà đầu tư trong nước; hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chưa
      chắc được nâng lên như đã phân tích ở trên, đồng thời tính thanh khoản
      của thị trường cũng khó được cải thiện.

      Trung Quốc - nước có
      thị trường chứng khoán phát triển trước Việt Nam 10 năm - đã thực hiện
      sự phân chia thị trường thành hai loại cổ phiếu A và B. Cổ phiếu A chỉ
      để dành riêng cho các công dân Trung Quốc giao dịch bằng nội tệ; loại B
      dành riêng cho nhà đầu tư nước ngoài vào giao dịch bằng ngọai tệ.


      Theo số liệu năm 2005, Trung Quốc có 1.381 công ty niêm yết, trong đó
      có 1.240 chỉ phát hành loại A, 23 công ty chỉ phát hành loại B và 86
      công ty phát hành cả hai loại cổ phiếu A và B. Trong chừng mực nhất
      định, đây thực chất là việc gián tiếp điều tiết viêc mở room cho nhà
      đầu tư nước ngoài.

      Một số nghiên cứu gần đây của Trung Quốc
      về tác động của tỷ lệ sở hữu đến hiệu quả doanh nghiệp đã chỉ ra rằng
      nếu nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ ít cổ phần thì hiệu quả tác động là
      không đáng kể. Nếu họ nắm từ 50% trở lên thì hiệu quả tác động là rất
      tích cực. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ ra hiệu quả đạt được ở mức
      tốt nhất là 50%, tức là có sự cân bằng giữa ngoại lực và nội lực.

      Thiết nghĩ, bài học trên của Trung Quốc đáng để cho Việt Nam cân nhắc và lựa chọn.

      Chính phủ nên nghiên cứu kỹ đặc thù và tính nhạy cảm của từng ngành để xác định tỷ lệ sở hữu phù hợp với lộ trình hội nhập. Việc tăng room chưa phải là giải pháp căn bản vì chỉ có tác động ngắn hạn. Tăng cung các chứng khoán tốt và tăng tính thanh khoản của thị trường mới là giải pháp lâu dài.


      Để thị trường chứng khoán có độ thanh khoản cao thì yếu tố quyết định
      là tính minh bạch và tin cậy của thông tin, tính liên tục của luồng vốn
      đầu tư. Tuy nhiên điều này chỉ có thể có được khi dòng vốn phải được tự
      do di chuyển. Muốn vậy, chu kỳ thanh toán phải được rút lại càng ngắn
      càng tốt.

      * Tác giả bài viết là Giám đốc Bộ phận nghiên cứu của Công ty Chứng khoán Tân Việt.




      [/table]

    2. #2
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re:Tin Phân Tích Đánh Giá

      [table] Điều gì đang làm cổ phiếu tăng giá? |








      |
      Phiên
      giao dịch ngày 20.9 đóng cửa với VN-Index đạt 963,61 điểm (tăng 17,39
      điểm) với tổng giá trị đạt đến trên 1.000 tỉ đồng - bằng mức giao dịch
      thời kỳ đỉnh cao của TTCK Việt Nam lúc đầu năm. Các nhà đầu tư trong 2
      phiên giao dịch gần đây lại bắt đầu lên cơn "sốt" cổ phiếu.

      |






      Kết
      thúc phiên giao dịch ngày 20.9, 80 mã cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng
      khoán TP.HCM tăng giá, 23 mã đứng giá và chỉ có 14 mã giảm giá. Tuy
      nhiên, điều đặc biệt nhất là giá trị giao dịch toàn thị trường đạt trên
      1.000 tỉ đồng - mức giao dịch kỷ lục trong nhiều tháng gần đây kể từ
      khi thị trường bắt đầu tụt dốc. Theo thống kê trong những phiên giao
      dịch gần đây, thị trường bắt đầu có xu hướng tăng dần và tăng khá mạnh
      trong 2 phiên gần nhất.

      Đặc
      biệt, giá của 2 cổ phiếu ngân hàng: ACB tại Trung tâm giao dịch chứng
      khoán Hà Nội và Sacombank (STB) tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM
      những điển hình của việc tăng giá liên tục. Trên thực tế, giá của ACB
      đã tăng từ 119.500 đồng/cổ phiếu ngày 13.9 lên mức 143.500 đồng/cổ
      phiếu ngày 20.9 (tăng hơn 20%); giá của STB cũng tăng từ 55.000 đồng
      lên 64.500 đồng/cổ phiếu (tăng 17%) cùng thời gian này. Thêm vào đó,
      giao dịch của 2 cổ phiếu này đều có khối lượng rất lớn trong mỗi phiên.
      Tại phiên ngày 20.9: STB có khối lượng giao dịch hơn 1,638 triệu cổ
      phiếu, ACB là 335.300 cổ phiếu; cả STBACB đều đứng đầu về khối
      lượng giao dịch tại 2 thị trường.

      Về
      nguyên nhân làm giá của các cổ phiếu tăng mạnh trong 2 phiên gần đây,
      ông Nguyễn Quang Bảo, Phó giám đốc Khối Dịch vụ chứng khoán Công ty
      chứng khoán (CTCK) Sài Gòn nhận xét: "Trong thời gian gần đây, hàng
      loạt các bài phân tích về triển vọng của cổ phiếu ngân hàng đã góp phần
      tác động đến giá cổ phiếu của ngành này. Trên thị trường chính thức,
      giá của ACBSTB tăng mạnh với khối lượng giao dịch lớn là một động
      lực kéo thị trường đi lên".

      Theo những thông tin mà Thanh Niên
      thu nhận được, ngoài việc có các thông tin phân tích khả quan về triển
      vọng của các cổ phiếu ngân hàng, các thông tin hành lang về việc cổ
      phiếu Vietcombank sẽ được chào bán với giá tối thiểu bằng 22 lần so với
      mệnh giá cũng là một nguyên nhân khiến giá cổ phiếu của hàng loạt ngân
      hàng trên thị trường OTC "xanh" lại. Tuy nhiên, trao đổi với Thanh Niên
      chiều 20.9, một nguồn tin chính thức từ Vietcombank phủ nhận việc giá
      bán tối thiểu cho cổ phiếu Vietcombank được trình lên Chính phủ ở mức
      22 lần mệnh giá. Nguồn tin này cho biết, vào thời điểm hiện tại,
      Vietcombank vẫn đang trong quá trình đàm phán với các nhà đầu tư nước
      ngoài có khả năng trở thành cổ đông chiến lược và chưa tới giai đoạn
      đưa ra mức giá bán.

      Trao đổi với Thanh Niên
      chiều 20.9, ông Trịnh Kim Quang, thành viên Hội đồng quản trị Công ty
      chứng khoán ACB, nhận xét: Ngưỡng VN-Index 900 điểm có thể coi là
      ngưỡng kháng cự của TTCK Việt Nam và ở mức này vào thời điểm cuối năm,
      khá nhiều công ty công bố những kết quả kinh doanh khả quan là những
      nhân tố khiến thị trường có những khởi sắc. Ông Quang cũng cho biết,
      kinh nghiệm các năm trước cũng cho thấy giá của cổ phiếu thường có động
      thái tăng vào cuối năm.

      Theo
      nhận định của nhiều chuyên gia chứng khoán khác, việc giá cổ phiếu tại
      Việt Nam tăng mạnh trong vài phiên giao dịch gần đây cũng có ảnh hưởng
      từ việc TTCK thế giới tăng trở lại sau quyết định giảm lãi suất cơ bản
      đồng USD của Cục Dự trữ liên bang Mỹ. Bên cạnh đó, TTCK Việt Nam đã
      trải qua một giai đoạn giảm giá khá dài kể từ hồi tháng 3 và đang bước
      vào giai đoạn hồi phục. Nguyên nhân của giai đoạn hồi phục này một phần
      xuất phát từ các thông tin tích cực về tình hình sản xuất kinh doanh
      của các công ty. Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng hơn là hầu hết các
      nhà đầu tư đều kỳ vọng về đợt hồi phục giá vào cuối năm (giờ đã là cuối
      tháng 9) và chỉ chờ những "thông tin mồi" kích vào. Khi những thông tin
      mà họ mong đợi được tung ra trên thị trường thì tâm lý chung của các
      nhà đầu tư "vui trở lại" và giá cổ phiếu lại tăng.




      [/table]

    3. #3
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re:Tin Phân Tích Đánh Giá

      [table] Thương trường khốc liệt ! |








      |
      Thương
      trường khốc liệt là tên bộ phim được phát sóng trên VTV3 thời gian qua.
      Đây là bộ phim đầu tiên của Trung Quốc về đề tài chứng khoán với tư
      liệu được lấy từ những vụ việc có thật, phản ánh sự phức tạp, khốc liệt
      của TTCK. |






      Bộ
      phim như hồi chuông báo động về vấn đề đạo đức của những người làm việc
      trong lĩnh vực chứng khoán. Đồng thời, cảnh tỉnh những ai ảo mộng làm
      giàu nhanh chóng bằng CP, giúp họ có cái nhìn sáng suốt hơn trong quá
      trình đầu tư.

      Hình Kiếm Phong với những chiêu thức làm giá

      Nhân
      vật chính của bộ phim là Hình Kiếm Phong, nhân viên công ty môi giới
      chứng khoán Việt Hưng, một công ty có nhiều hoạt động phi pháp. Trong
      quá trình thao túng CP, Công ty Việt Hưng đã gặp nhiều rủi ro và đứng
      trên bờ vực phá sản. Với tư chất thông minh, nỗ lực của một nghiên cứu
      sinh mới ra trường, Kiếm Phong đã cứu Việt Hưng và được bổ nhiệm là
      người trực tiếp điều hành CP của công ty. Để khống chế giá, Hình Kiếm
      Phong cấu kết với một số công ty, NĐT có tiềm lực về tài chính và sử
      dụng tài khoản của nhiều người ở nhiều địa phương giao dịch nhằm tạo ra
      cung-cầu giả trên thị trường. Khi CP đang trên đà tăng giá, Hình Kiếm
      Phong đồng loạt bán ra khiến giá CP tụt giảm và các NĐT khác không kịp
      trở tay.

      Xem
      phim khán giả thấy được sự khốc liệt trên TTCK. Trước giá trị siêu lợi
      nhuận, các NĐT, từ chuyên nghiệp đến mới tham gia thị trường, đều chạy
      đua trong việc mua bán CP, bất chấp sự thất thường của TTCK non trẻ,
      bất chấp sự thiếu hiểu biết về kinh nghiệm và thông tin. Nhiều người đã
      trở thành con thiêu thân trong những canh bạc cuộc đời. Vì tiền, một
      Quách Hân yếu đuối liều lĩnh lấy tiền khách hàng gửi trong ngân hàng
      nơi cô làm việc để chơi chứng khoán. Vì tiền mà anh công nhân Đại Gia
      đã dùng tất cả tài sản để chơi chứng khoán. Vì tiền, Thiết Thục Ngọc đã
      không từ thủ đoạn nào với triết lý có thể tin bất cứ cái gì trừ tin con
      người; có thể quan tâm bất cứ cái gì trừ quan tâm con người; có thể
      thương hại bất cứ điều gì trừ thương hại con người nhưng cuối cùng,
      người thì tán gia bại sản, người chịu cảnh tù tội và có kẻ trở nên điên
      loạn.

      Có hay không sự thao túng trên TTCK Việt Nam?

      Tại
      hội nghị triển khai hoạt động chứng khoán năm 2007, ông Trần Bắc Hà -
      Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đặt vấn đề có
      hay không sự liên minh, thao túng trên TCCK Việt Nam? Câu hỏi đó đã
      được trả lời, khi thời gian gần đây, Thanh tra UBCKNN liên tục ra quyết
      định phạt các cá nhân về hành vi thao túng giá chứng khoán. Như vậy,
      sau 7 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã có 3 trường hợp được xác định có
      hành vi thao túng. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn cho rằng đó chỉ là tảng
      băng nổi và còn rất nhiều sự việc tương tự chưa bị phát hiện.

      Nhiều
      NĐT hẳn vẫn chưa quên sự điều chỉnh bất thường giá cổ phiếu REE, GMD,
      VNM, NKD, PNC, TNA trong những năm đầu của TTCK Việt Nam. Lúc đó, thuật
      ngữ “làm giᔠbắt đầu xuất hiện và đã được sử dụng đến nay. Tuy nhiên,
      đến cuối năm 2006 và đầu năm 2007, khi cổ phiếu BMC, TCT, LBM, SGH tăng
      giá liên tục kèm theo những diễn biến giao dịch không bình thường và sự
      vào cuộc của cơ quan chức năng thì hiện tượng thao túng giá mới được dư
      luận và NĐT quan tâm.

      Một
      số nhà phân tích cho rằng, sự tăng giá của các CP trên là hiện tượng
      thao túng tự nhiên, đặc biệt là với thị trường còn non trẻ như Việt
      Nam. Hiện tượng này được xác định với hai điều kiện. Thứ nhất, số lượng
      CP lưu hành trên thị trường quá ít và được nhiều NĐT kỳ vọng; Thứ hai,
      lượng cầu lớn hơn nhiều lượng cung, khiến người nắm giữ CP càng không
      muốn bán ra để kéo dài quá trình tăng giá.

      Tiến
      sỹ Nguyễn Văn Thuận, Trưởng khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, Đại
      học mở TP.HCM cho biết, để “làm giá”, NĐT phải có vốn lớn, nhiều tài
      khoản khác nhau, có mối quan hệ với nhân viên CTCK. Đối với giao dịch
      khớp lệnh định kỳ, việc làm giá tương đối đơn giản. Với phương thức
      khớp lệnh liên tục, việc làm giá vẫn có thể xảy ra nhưng khó khăn hơn.
      Nếu như trước đây, NĐT có thể làm giá trong một phiên thì nay họ có thể
      bỏ tiền mua CP trong nhiều phiên liên tiếp nhằm tránh sự phát hiện của
      cơ quan chức năng.

      Theo
      một số NĐT, việc làm giá trên TTCK Việt Nam diễn ra thường xuyên. Biểu
      hiện rõ nhất là giá một số CP khi thị trường mở cửa được đẩy lên cao,
      nhưng khi giao dịch thì thấp hơn nhiều. Nhiều lệnh đặt mua bán lớn và
      được huỷ vào những phút cuối của đợt khớp lệnh. Có trường hợp, NĐT tung
      tin tốt về một CP nào đó, sau đó đặt mua với giá trần trong vài phiên
      liên tiếp khiến các NĐT khác giao dịch theo. Khi CP đang trên đà tăng,
      NĐT này đột ngột bán ra với số lượng lớn hơn rất nhiều số mua vào. Việc
      làm giá không chỉ diễn ra với các CP đã niêm yết mà còn với cả những CP
      trên OTC hoặc chuẩn bị niêm yết.

      Lời kết

      Hệ
      thống pháp luật giám sát, điều chỉnh của TTCK Việt Nam chưa thật sự
      chặt chẽ, phương thức đầu tư còn theo phong trào… là những điều kiện
      thuận lợi cho các hoạt động thao túng thị trường. Thiết nghĩ, UBCKNN
      cần sớm có những giải pháp đồng bộ nhằm phòng ngừa và ngăn chặn các
      hoạt động trên để TTCK Việt Nam không sản sinh ra những NĐT như Hình
      Kiếm Phong, Thiết Thục Ngọc.




      [/table]

    4. #4
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re:Tin Phân Tích Đánh Giá

      [table] Bình mới, rượu phải... ngon |








      |
      Thực
      tế, TTCK đã qua những cơn nóng, lạnh. Nhiều nhà phân tích nhận định:
      Thời gian đầu là đất của nhà đầu cơ thì đến bây giờ, khi thị trường dần
      ổn định, đó sẽ là mảnh đất màu mỡ của những nhà kinh doanh “cày sâu
      cuốc bẫm”. |






      Vậy nên, khi thị trường là “bình mới”, NĐT như “rượu”, phải... ngon! TTCK không phải là chỗ để đùa.

      Đó
      là tâm sự của Thanh Lan, NĐT trên sàn Đông Á có thâm niên chơi cổ phiếu
      được 3 năm. Chị cho biết: “Thời điểm gần đây, tôi có ôm nhiều cổ phiếu,
      nhưng không ngờ ngay sau đó VN-Index sụt giảm nhanh chóng. Và hiện tại
      tôi lỗ tới 25%. Quả thật, không thể đùa với diễn biến thị trường.”

      Còn
      nhớ cách đây không lâu, khi giá vàng tăng giá lên 12 triệu đồng/lượng,
      người dân ùn ùn kéo nhau mua khiến giá tăng lên đến 14 triệu
      đồng/lượng. Nhưng chỉ qua một đêm, vàng đột ngột hạ giá, NĐT vàng phải
      bán tống bán tháo. Nhiều người mất trắng hàng chục tỷ đồng. Và bây giờ
      đến lượt cổ phiếu.

      Tất
      nhiên, về mặt lý thuyết, người ta có thể tự trả lời ngay rằng, các chỉ
      số chứng khoán bắt buộc phải nhích dần lên chứ không thể sụt giảm mãi
      được. Thế nhưng, khó ai có thể chắc chắn được khi nào thì TTCK sẽ trở
      lại đỉnh cao tháng 2/2007. Nhất là xu hướng chung, giá cổ phiếu vẫn
      phải giảm về gần giá trị thực của nó.

      Hiện
      nay, giá trị của chứng khoán trên thị trường tại Việt Nam bằng khoảng
      25% GDP, so với Trung Quốc 33%, Pháp 79%, Đức là 43%, Nhật là 79% và Mỹ
      là 140%. Theo các chuyên gia kinh tế, tỷ lệ giá trị này ở Việt Nam như
      vậy là quá lớn. Nó phản ánh tính đầu cơ hơn giá trị thực. Tính chất
      đánh bạc trên thị trường là quá rõ, vì thế khi thị trường sụt giảm,
      chuyện thất bát của NĐT là “chuyện thường ngày ở huyện”. Và bóng dáng
      nhà đầu cơ xuất hiện rõ nét trên thị trường trong cả những đợt cao trào
      và thoái trào của thị trường.

      Đặc
      biệt, nhà đầu cơ nước ngoài với trường vốn và kinh nghiệm có thể tạo ra
      những cuộc khan hiếm giả, tăng giá giả dẫn đến những cuộc giảm giá đồng
      loạt.

      Họ
      sử dụng chiêu thức mua vào rồi bán ra với giá cao hơn, rồi lại mua vào
      với giá cao hơn nữa. Bằng cách này, họ “nhử” được vô số những NĐT non
      nghề lao theo kiếm tiền. Những người này lập tức tạo ra một sự kích
      thích dây chuyền khiến hàng loạt người khác nhập cuộc. Bởi tâm lý “đám
      đông” ngự trị hành vi mua bán chứng khoán của thành viên mới trong cuộc
      chơi.

      Khi
      giá cổ phiếu lên tới đỉnh điểm, các nhà đầu cơ mới tung ra bán hết cho
      các “con mồi” đang lên cơn say. Và lúc họ đã ôm một bọc tiền lớn ra đi
      thì cầu sẽ trở về con số không. NĐT trong nước sẽ ngồi trên một đống cổ
      phiếu như một đống quần áo lỗi mốt, mặc không được mà bán chẳng ai mua.
      Họ trắng tay. Chỉ có những NĐT sành sỏi và mạnh vốn mới cố tiếp tục ôm
      cổ phiếu để chờ một ngày mai tươi sáng.

      Thời thế, thế thời phải thế!

      “Thời
      nào thế ấy”, câu nói của cổ nhân lại một lần nữa được chứng minh giá
      trị. TTCK Việt Nam đã trải qua các cơn nóng, lạnh. NĐT cũng phát sốt,
      phát rét theo nhiệt độ thị trường. Thời NĐT như các “cao bồi viễn tây”
      chiến đấu bằng vận may, “chộp giật” những cơ hội đã qua rồi. NĐT giờ
      đây phải nhìn nhận lại bản thân và tìm cho ra một “thế” mới phù hợp với
      “thời” nay.

      Không
      thể “bầy đàn” chạy theo người khác. Không thể mang cái “lý của người
      Mèo”, hay những cảm tính nhất thời vào chuyện bán mua. Cần một cái đầu
      lạnh, một cái nhìn dài hạn, một tầm nhìn xa, trên nền tảng kiến thức
      vững vàng để nhìn nhận đánh giá đúng xu thế thị trường, để không trở
      thành “sóng cho người ta lướt”. Chân giá trị rồi cũng “xuất tướng”,
      quan trọng là làm sao để mình không phải là người chịu thiệt hại trước
      sự thất thường của thị trường.

      Cổ
      phiếu là một cuộc chơi không mang tính khoan nhượng. Cái không khí phập
      phù, không ổn định của thị trường tạo những rủi ro có thể báo trước đối
      với NĐT.

      Họ
      nhìn nhận được rằng, rủi ro thường đi với lợi nhuận, lợi nhuận càng cao
      thì mức độ rủi ro càng lớn, chính vì thế nhiều NĐT nhỏ lẻ say máu phải
      tiếp tục đổ tiền thật để mua lấy những cổ phiếu được ảo hoá giá trị.
      Đặc biệt, trong thị trường hôm nay, khó ai có thể biết được giá trị
      thật của các loại cổ phiếu và thực chất của các doanh nghiệp niêm yết
      là thế nào? Thị trường thiếu tính minh bạch, hoạt động đầu cơ vừa tự
      phát, vừa có tổ chức, ngày càng rộng và có quy mô khiến TTCK trở thành
      một trường học, biến NĐT nhỏ lẻ trở thành nhà đầu cơ.

      Theo
      Benjamin-NĐT chứng khoán nổi tiếng, NĐT phải có bản lĩnh để thoát được
      sự hấp dẫn khi giá lên và sự sợ hãi khi giá xuống quá nhiều của thị
      trường. Nếu không thoát được, NĐT sẽ bị biến thành nhà đầu cơ chứng
      khoán.


      đầu cơ sẽ thất bại trên đường dài. Vì thế, NĐT phải có tầm nhìn chiến
      lược, phải chọn đúng cổ phiếu và suy nghĩ trung và dài hạn về sự phát
      triển của công ty tương ứng, về các yếu tố chính trị, chính sách tài
      chính của Chính phủ và của NHNN đã, đang và sẽ thực hiện. Sự phát triển
      của TTCK, cũng như nền kinh tế sẽ phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của
      NĐT mà chúng ta đang có. Vì vậy, nhập cuộc thị trường xin hãy là NĐT
      thông minh và cẩn trọng!




      [/table]

    5. #5
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re:Tin Phân Tích Đánh Giá

      http://tinchungkhoan24h.com/stock/us...3314&lang=

      [table] Những cái đầu treo giá “triệu đô” |







      |
      Đang
      là Giám đốc chi nhánh TP. HCM của một trong những CTCK thành công nhất,
      anh quyết rời bỏ cương vị nhiều người mơ ước để làm một việc thật khó
      hiểu là gồng mình xây dựng một CTCK mới toe. Cũng chính anh, trong một
      bài phỏng vấn trên ĐTCK vào đầu năm 2005, đã khẳng định rằng, ít có
      việc làm nào có thể cơ hội kiếm tiền dễ dàng, nhiều và nhanh như nhân
      viên của anh.

      |






      Tại sao anh ra đi?

      “Một
      khi đã mất động lực, hãy để người khác làm”, anh giải thích cho việc
      dứt áo ra đi không vì động cơ kinh tế của mình. Thôi thì phải tôn trọng
      cái lý do cá nhân để hiểu cho việc anh ra đi lúc này, chứ không phải là
      lúc nước sôi lửa bỏng vài tháng trước khi CTCK Bảo Việt đứng trước nguy
      cơ “bể nồi cơm” do trách nhiệm trong hợp đồng bảo lãnh phát hành cho
      Quỹ VF1. Khi ấy, nhiều khách hàng của anh chấp nhận bỏ ra hàng chục tỷ
      đồng để ủng hộ và vui lòng chịu lỗ từ ngày đó đến tận hôm nay. Trước sự
      ra đi của anh, người viết bài này có suy nghĩ rằng, chính sách nhân sự
      dựa trên ưu đãi về quyền lợi kinh tế không hẳn đã thích hợp đối với lớp
      nhân sự cao cấp trong lĩnh vực chứng khoán. Có lần tâm sự bên cốc bia,
      anh bảo sẽ nghỉ hưu vào năm 45 tuổi hoặc khi tài sản đã vượt quá một
      con số hàng chục triệu USD (xin không nêu ra ở đây).

      Lại
      có trường hợp “hưu non” ở độ tuổi 30 của một nhân viên tư vấn của CTCK
      Sài Gòn khi tài sản đầu tư của anh chàng này được giới trong nghề ước
      đoán là xấp xỉ số tuổi, nhưng tính bằng triệu USD. Ba năm trước, anh về
      SSI với vốn liếng vài trăm triệu đồng, nhưng đồng nghiệp của anh cho
      biết, mức lương mà anh đề nghị với SSI trước ngày “nghỉ hưu” chỉ là 1
      USD. Vấn đề của anh ngày hôm nay có lẽ là cần một công việc không ăn
      lương với điều kiện rằng, công tác chuyên môn thuộc hàng ưu tiên thứ 2.


      Những
      trường hợp trên không phải là cá biệt. Lãnh đạo của nhiều CTCK cho hay,
      nhiều nhân viên dù được đánh giá có tinh thần làm việc tốt nhưng làm
      việc cũng rất tùy hứng, thỉnh thoảng nghỉ một vài ngày nếu họ chỉ đơn
      giản cảm thấy không vui. Lẽ thường là DN phải xử lý nhân viên vô kỷ
      luật, nhưng hỡi ôi, lo giữ họ còn chưa xong thì nói gì đến chuyện kỷ
      luật hay đuổi việc.

      Ai
      cũng biết giá trị tạo nên thành công của một công ty quản lý quỹ có
      đến 9 phần là uy tín cá nhân của ban lãnh đạo và vì thế câu chuyện thay
      đổi nhân sự của quỹ mới nhạy cảm làm sao. Tuy nhiên, thị trường vẫn có
      chuyện nhân sự cao cấp quản lý một quỹ đang niêm yết đã chuyển sang làm
      chức vụ tương tự tại một công ty quản lý quỹ khác… Câu chuyện liên quan
      đến việc “đổi quân” không hẳn đã làm vui lòng kẻ ở, người đi giữa các
      tổ chức tài chính, nhưng người ta nhìn thấy hệ quả của cơn sốt thành
      lập CTCK, ngân hàng và công ty quản lý quỹ đã và đang diễn ra khiến cho
      vấn đề đã vốn rối lại ngày càng rối hơn (xem bài Dòng xoáy nhân sự tài
      chính - ĐTCK số ra ngày 17/9/2007).



      Chi triệu đô để săn đầu người

      Cuối
      năm 2006, một công ty bảo hiểm lớn có trụ sở tại TP. HCM có kế hoạch
      thành lập CTCK và kế hoạch này lập tức được cổ đông tán thành 100%. Tuy
      nhiên, muốn thành một CTCK, điều kiện đầu tiên là ban lãnh đạo trù bị
      phải có chứng chỉ đào tạo do Trung tâm Nghiên cứu khoa học và đào tạo
      của UBCK cấp. Không lâu sau đó, một gương mặt mới đang công tác tại
      CTCK khác được mời về với nhiều quyền lợi về cổ phần. Và rắc rối đã nảy
      sinh khi chủ nhà (công ty bảo hiểm) và khách mời (nhân sự được mời về)
      có một số bất đồng dẫn đến chuyện chia tay ngoài ý muốn. “Củ cà rốt” đã
      đưa ra không dễ đòi lại trong khi đề án thành lập CTCK mới xúc tiến lại
      khoảng một tháng nay, chưa biết khi nào có thể trình làng.

      “Nhân
      viên tư vấn thuộc dạng kém năng lực bên công ty tôi được cất nhắc lên
      làm giám đốc của CTCK, vậy mà họ cứ than phiền là CTCK mới bây giờ ít
      đất sống và khó cạnh tranh”, giám đốc một CTCK tại Hà Nội tâm sự. Vị
      giám đốc này còn cho biết, kể từ đầu năm 2007 đến nay, nhiều nhân viên
      mới của DN đã ra đi, mặc dù họ mới ra trường và chưa có kinh nghiệm làm
      việc quá 1 năm, nhưng đã bị CTCK khác lôi kéo về với mức lương trên
      1.000 USD/tháng, chức vụ quản lý và quyền mua hàng trăm triệu đồng mệnh
      giá cổ phần. Với nhân viên ở vị trí quản lý của các CTCK có tiếng như
      SSI hay BVSC, tài sản bằng cổ phiếu của các cá nhân cũng đã lên con số
      nhiều triệu USD, thì cái giá mà CTCK mới bỏ ra để “săn về” còn cao hơn
      nhiều. Theo nguồn tin riêng của ĐTCK, lượng cổ phần mà nhiều CTCK mới
      đã bỏ ra để làm “củ cà rốt” cho các nhân sự được săn về nhiều khi lên
      đến 20% - 30% tổng lượng cổ phần.


      không chỉ ở các CTCK, câu chuyện về những nhân sự có giá chuyển nhượng
      tính bằng triệu USD đang ngày càng phổ biến khi mốt nâng cấp ngân hàng
      nông thôn thành ngân hàng đô thị trở nên thời thượng, tổng công ty nào
      cũng muốn thành lập ngân hàng và hàng chục công ty quản lý quỹ đang
      chuẩn bị thành lập.



      Đến lúc tỉnh táo hơn

      Cơn
      sốt thành lập CTCK thực sự chỉ bắt đầu tư nửa cuối năm 2006, tính đến
      hôm nay là hơn 1 năm. Mặc dù hôm nay nhiều CTCK mới vẫn tiếp tục ra
      đời, nghĩa là cơn sốt vẫn chưa hạ nhiệt, nhưng các CTCK mới hoạt động
      trong vòng một năm trở lại đã gặp hàng loạt rắc rối xuất phát từ nhân
      sự, từ hàng quản lý cao cấp đến chuyên viên làm công việc sự vụ.


      hàng quản lý cao cấp, ĐTCK ghi nhận có đến gần 20 thông báo trong vòng
      hơn 1 tháng qua với nội dung thay đổi nhân sự cao cấp ở các CTCK, công
      ty quản lý quỹ và công ty niêm yết. Trong khi đó, hàng chục nhân sự cấp
      chuyên viên nghiệp vụ đã thay đổi nơi làm việc lần thứ 3 chỉ trong vòng
      1 năm. Đối với những CTCK bảo toàn được lực lượng, thách thức về “quân
      lương” cũng không nhỏ.

      “Tiền
      phí môi giới hiện không quá 50 triệu đồng mỗi ngày trong khi quỹ lương
      tháng đã xấp xỉ 1 tỷ đồng. Đừng nghĩ đơn giản là lập CTCK rồi bán cổ
      phần để thu lãi”, Giám đốc một CTCK mới thành lập nuối tiếc về thời
      điểm hốt bạc đầu năm 2007 khi quyền góp vốn của cổ đông sáng lập cũng
      bán được giá gấp 3 - 5 lần mệnh giá. Còn hôm nay, cổ phiếu của CTCK Đại
      Việt - CTCK sáng giá nhất trong nhóm CTCK thành lập trong 18 tháng qua
      hiện đang được chào bán với giá chỉ hơn 3 lần mệnh giá, dù mức lãi gần
      50 tỷ đồng trong 8 tháng đầu năm 2007 không phải là thấp.

      Trong
      bức tranh nhân sự tài chính, bên cạnh những mảng tối không thiếu những
      mảng sáng. Bên cạnh hàng ngàn nhà đầu tư đang thua lỗ là hàng trăm nhà
      đầu tư cá nhân đạt đến giá trị triệu USD. Vẫn có những SSI, BVSC… và
      những CTCK có vốn hàng tỷ đồng với lợi nhuận hàng chục triệu USD và
      tăng trưởng ở mức 3 con số. Đằng sau những điển hình thành công này,
      người ta nhìn thấy những khoản đầu tư cho nhân sự lên đến hàng triệu
      USD, nhưng mang lại hiệu quả, trong khi trên thị trường cũng không
      thiếu những khoản đầu tư đưa DN đến bờ vực phá sản. Do đó, vấn đề nhân
      sự cần được cân nhắc thận trọng hơn bao giờ hết vì thắng hay bại cũng
      một phần ở chiến lược ưu đãi là đúng hay sai. Được biết, nhiều công ty
      quản lý quỹ có yếu tố vốn nước ngoài đã nghĩ ra biện pháp chống khủng
      hoảng về nhân sự bằng việc thỏa thuận ngầm với đối thủ về việc không sử
      dụng nhân sự của nhau.




      [/table]

    6. #6
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re:Tin Phân Tích Đánh Giá

      [table] VCB sẽ xem xét việc mua lại nhiều ngân hàng |








      |
      Thị
      trường tài chính Việt Nam được dự báo sẽ có làn sóng sáp nhập và mua
      lại trong tương lai gần, điều này đang hối thúc nhiều ngân hàng, nhất
      là khối thương mại cổ phần chạy đua liên kết để trở thành liên minh. |






      Tuy
      nhiên, không loại trừ các nhà băng lớn cũng nhanh chân chuẩn bị cho quá
      trình mua lại để hình thành mô hình tập đoàn.Sauđây là cuộc trao đổi
      với ông Vũ Viết Ngoạn, Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
      (VCB) về vấn đề này.
      Xin ông cho biết nội dung cụ thể về việc hợp tác giữa VCB và Ngân hàng TMCP Gia Định (GiaDinh Bank)? Đây
      là bước mở đầu cho đề án hợp tác lâu dài và toàn diện giữa VCB
      GiaDinh Bank. Tỷ lệ vốn góp vào GiaDinh Bank lần này của VCB là 11% và
      VCBF là 19%, đồng thời, với việc đầu tư chiến lược này, VCB sẽ hỗ trợ
      GiaDinh Bank nâng cao năng lực quản trị, điều hành và tài chính bằng
      việc cung cấp cho GiaDinh Bank các trợ giúp kỹ thuật trong nhiều lĩnh
      vực như: quản trị ngân hàng; dịch vụ ngân hàng bán lẻ, bán buôn; quản
      lý rủi ro; công nghệ thông tin và nguồn nhân lực. Các trợ giúp kỹ thuật
      sẽ được thiết kế và thực hiện trên quan điểm nhằm phát triển GiaDinh
      Bank thành một ngân hàng có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường
      Việt Nam.
      Nhiều người cho rằng, việc mua lại 30% cổ phần của Gia Dinh Bank không nằm ngoài ý định thôn tính của VCB?

      VCB đang trong quá trình tái cấu trúc và đổi mới, do vậy Ngân hàng có
      chủ trương mở rộng quy mô hoạt động cũng như nâng cao năng lực tài
      chính. [table]
      Sau
      khi hoàn tất bán 30% cổ phần cho VCB và VCBF, vốn điều lệ của GiaDinh
      Bank sẽ tăng lên 500 tỷ đồng, trong đó 36 tỷ đồng vốn điều lệ của
      GiaDinh Bank sẽ được đem đấu giá thông qua CTCK VCBS. Dự kiến, vốn điều
      lệ của GiaDinh Bank sẽ tăng lên 1.000 tỷ đồng trong năm 2008. Ngoài các
      cổ đông cá nhân, tính đến nay GiaDinh Bank còn có 14 cổ đông pháp nhân,
      trong đó có VCB, Incombank, SaigonBank, DongA Bank, Eximbank, ACB,
      HDBank, VIB Bank và Ngân hàng TMCP Thái Bình Dương.

      |
      [/table]
      Theo tôi, để cạnh tranh tốt trên thị trường tài chính đang dần mở rộng
      cửa đón ngân hàng ngoại, cách tốt nhất đối với ngân hàng trong nước là
      xây dựng liên minh vững mạnh cho mình. Mặt khác, để xây dựng một mạng
      lưới giao dịch vững mạnh thì việc hợp tác luôn được đặt lên hàng đầu.
      Tuy nhiên, đối với GiaDinh Bank, hiện nay vẫn còn quá sớm để chúng tôi
      nghĩ đến việc mua lại hay sáp nhập, mặc dù VCB đã tính đến những bước
      đi chiến lược về sau. Trước mắt, chúng tôi chỉ nghĩ đến việc hợp tác,
      hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển. GiaDinh Bank là một ngân
      hàng có quy mô vốn nhỏ nên tiềm năng phát triển còn rất lớn, chúng tôi
      tin rằng, với khoản đầu tư này, VCB sẽ thu về một khoản lợi nhuận cao. Xin
      ông cho biết, VCB đã nghĩ đến việc xây dựng chiến lược mua lại một số
      ngân hàng cổ phần khi xu hướng sáp nhập trên thị trường tài chính Việt
      Nam xảy ra?


      Tôi cho rằng, trong vài năm tới, VCB cũng phải tính đến xu hướng sáp
      nhập và mua lại một số ngân hàng vì trong điều kiện thị trường tài
      chính Việt Nam phát triển, có nhiều ngân hàng lớn sẽ mạnh thêm. Bên
      cạnh đó, một số ngân hàng nhỏ khó có thể loại trừ được khó khăn khi sự
      thôn tính bùng bổ, đây chính là quy luật cạnh tranh của thị trường. Do
      vậy, vì lợi ích của các bên nên sự liên minh, liên kết hoặc sáp nhập,
      mua lại cũng cần tính tới. Chúng tôi đang trong quá trình xây dựng
      những bước đi chiến lược của mình.
      Đến nay, VCB đã góp vốn vào bao nhiêungân hàng cổ phần và kế hoạch sắp tới sẽ ra sao, thưa ông?

      VCB đã đầu tư góp vốn vào gần 10 ngân hàng như: Eximbank, VIB Bank,
      OCB, MB… Trong thời gian tới, VCB sẽ cơ cấu và xem xét lại danh mục để
      tập trung vào một số ngân hàng có điều kiện nhằm tạo bước đột phá cho
      ngân hàng đó cũng như cho chính bản thân VCB. Do vậy, không chỉ có
      GiaDinh Bank mà trong tương lai gần, VCB còn liên kết thêm nhiều ngân
      hàng cổ phần khác
      [/table]

    7. #7
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re:Tin Phân Tích Đánh Giá

      [table] Không nên khống chế |






      |
      Dự
      thảo Thông tư mới để sửa đổi, bổ sung Thông tư số 18/2007/TT-BTC ngày
      13-3-2007 về việc hướng dẫn mua, bán lại cổ phiếu và một số trường hợp
      phát hành thêm CP của công ty đại chúng, theo tôi nên bỏ quy định khống
      chế giá cổ phần cho người lao động. Nhà nước không nên quy định cứng
      nhắc về số lượng CP khống chế hay giá bán khống chế mà nên để doanh
      nghiệp tự quyết định. Tuy nhiên, khi lấy ý kiến tại đại hội cổ đông thì
      hội đồng quản trị cần lên một phương án chi tiết để đại hội cổ đông cho
      ý kiến biểu quyết, không nên lấy biểu quyết bằng thư vì hình thức này
      có thể không kiểm soát được những hành vi lạm dụng.

      |






      Một
      trong những điểm mới được đưa vào dự thảo là việc qui định về khống chế
      giá bán CP cho người lao động theo chương trình lựa chọn. Tôi cho rằng
      quy định này không hợp lý. Thực tiễn đã chỉ ra rằng giá CP trên thị
      trường chứng khoán thường hay biến động, có những thời điểm biến động
      rất nhanh, có nhiều loại CP giảm giá 30%-60% chỉ trong vài tháng. Nếu
      vừa khống chế giá bán không thấp hơn 40% giá thị trường tại thời điểm
      phát hành, cộng với điều kiện không được chuyển nhượng trong vòng 1 năm
      thì e rằng người lao động mua CP “ưu đãi” sẽ phải đối mặt với rủi ro
      lớn về thua lỗ. Và như vậy chính sách bán cổ phần cho người lao động
      nhằm mục đích thu hút nhân tài, giữ chân người lao động sẽ phá sản, vì
      đa phần người lao động sẽ không tham gia chương trình này.

      Bên
      cạnh đó, việc cho người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước cổ phần
      hóa được mua cổ phiếu ưu đãi giảm giá 40% so với giá đấu bình quân
      trong nhiều trường hợp không còn hấp dẫn, thậm chí người lao động bị
      thua lỗ so với giá thực tế khi giá giảm nhiều so với thời điểm bán đấu
      giá, như các trường hợp của PVI, PV Trans, Khách sạn Kim Liên, Khí hóa
      lỏng miền Nam... Chính vì vậy, quy định về khống chế giá bán cổ phần ở
      mức tối thiểu cho người lao động là không hợp lý, trái với Luật Doanh
      nghiệp, không theo quy tắc quản trị doanh nghiệp.


      [/table]

    8. #8
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re:Tin Phân Tích Đánh Giá

      [table] Sẽ thu hẹp thị trường chứng khoán tự do |








      |
      Theo
      bà Nguyễn Thị Liên Hoa, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước- Bộ
      Tài chính,hiệncó trên 800 loại cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường
      tự do.Ủy ban CKNN sẽ thu hẹp thị trường tự donhằmchuyên nghiệp hóa
      thị trường chứng khoán trong nước.

      |






      Thu hẹp thị trường tự do

      BàHoa
      cho biết,việc thu hẹp thị trường tự do để tiến tới phát triển thành
      một thị trường CK chuyên nghiệp hơn là rất quan trọng.

      Để
      làm được điều này,UBCKNN phải quản lý cáccông ty đại chúng theo quy
      định của Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán thông qua chế độ báo cáo
      thông tin, quản trị doanh nghiệp.


      Hoa cho biết, TTCK trong nước hiện nay phát triển nhanh và mạnh.Đến
      cuối tháng 7/2007,thị trường cổ phiếu có 197 công ty niêm yết và đăng
      ký giao dịch vớitổng vốn hóa là 276,8 nghìn tỷ đồng; vàthị trường
      trái phiếu có 557 loại trái phiếu với tổng vốn hóa113,6653 tỷ đồng.

      Lượng
      nhà đầu tư tham gia TTCK ngày càng đông với tổng cộng 244.000 tài khoản
      đăng ký và5.568 tài khoản của các nhà đầu tư ngoại đến thời điểm hiện
      nay.


      Cũng theo bà Hoa, quy mô của thị trường tự do ước tính lớn gấp nhiều
      lần so với thị trường quản lý. Các giao dịch ở thị trường tự do không
      tập trung và khó kiểm soát, còn nhiều cổ phiếu của NHTMCP, công ty cổ
      phần, doanh nghiệp cổ phần hóa... không bị rằng buộc bởi các quy định
      minh bạch hóa.

      Những
      vướng mắc của TTCK Việt Nam hiên nay là năng lực quản lý giám sát của
      UBCK còn hạn chế, các công ty chứng khoán dễ bị thâu tóm, nguy cơ bong
      bóng giá và rút vốn ra khỏi thị trường là rất lớn,bà Hoa cho biết.

      Phát triển mạnh thị trường trái phiếu

      Ông
      Đào Việt Ánh Trưởng phòng Thị Trường Vốn, Vụ Tài chính Ngân Hàng và Tổ
      chứcTài chính - Bộ tài chính cho biết,TTCK trong nước đặt mục tiêu
      đến năm 2010 sẽlà kênh huy động vốn trung và dài hạn lớn với ưu
      tiêntập trung vaothị trường trái phiếu.

      Theo
      ông Ánh, việc phát triển thị trường trái phiếu chính là để đa dạng các
      các kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển. Cần phải gắn việc phát
      hành trái phiếu với phát triển thị trường vốn và TTCK. Năm 2006 trái
      phiếu doanh nghiệp đã phát hành 8000 tỷ đồng và 8 tháng đầu năn 2007 đã
      là 9000 tỷ đồng

      Việc
      xây dựng thị trường trái phiếu chính phủ chuyên biệt là rất cần thiết
      điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu nói chung
      và nên kinh tế của cả nước ở thời điểm này.


      [/table]

    9. #9
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re:Tin Phân Tích Đánh Giá

      [table] Cổ đông nhỏ đang bị tổn thương quyền lợi và tình cảm |






      |
      Nhà
      đầu tư nhỏ, mặc dù không phải là tất cả, nhưng họ đại diện cho đại đa
      số nhà đầu tư cá nhân trên TTCK. Chính nhà đầu tư nhỏ tạo nên sự sôi
      động tại các sàn giao dịch, họ đại diện cho số lớn tài khoản giao dịch
      và tạo ra một lượng lớn lệnh mua, bán mỗi ngày.

      |






      Họ cũng chính là những tuyên truyền viên tích cực cho TTCK mà không đòi hỏi thù lao.

      Còn
      gì tệ hơn nếu chúng ta muốn phát triển TTCK mà không có biện pháp thiết
      thực bảo vệ nhà đầu tư nhỏ trong khi đối tượng này là nhân tố rất quan
      trọng trong sự phát triển và lớn mạnh của TTCK, nhất là với TTCK quy mô
      còn rất khiêm tốn và non trẻ như tại Việt Nam?

      Trước
      hết, xin cùng xem xét quyền nhận cổ phiếu thưởng hoặc quyền mua cổ
      phiếu ưu đãi để hiểu họ - những cổ đông thiểu số - được HĐQT công ty
      đối xử như thế nào. Hai năm gần đây, trong hầu hết các phương án phát
      hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, quyền được mua cổ phiếu lẻ
      (nhỏ hơn 10 cổ phiếu) của nhà đầu tư nhỏ bị tước bỏ và quyền phân chia
      số cổ phiếu lẻ chưa phân phối hết lại được trao cho HĐQT. Chỉ có một
      vài phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu, cổ đông nhỏ được nhận số tiền
      bằng mệnh giá cho mỗi cổ phiếu lẻ, trong khi thị giá của nó lớn gấp
      nhiều lần, thậm chí vài chục lần mệnh giá. Đối với phương án phát hành
      chung một đợt cho việc chi trả cổ tức và mua cổ phiếu với giá ưu đãi,
      nhà đầu tư nhỏ có thể bị thiệt kép vì số cổ phiếu lẻ của hai nội dung
      phát hành cộng lại có thể lớn hơn hay bằng 10 cổ phiếu, nhưng riêng
      từng nội dung phát hành thì lại là lẻ, nên nhà đầu tư nhỏ không được sở
      hữu. Điều bất công nữa là tổng số cổ phiếu lẻ này tạo nên một lượng cổ
      phiếu không nhỏ, nhưng không được đưa vào làm cổ phiếu quỹ để sau này
      được bán theo giá thị trường tạo thặng dư vốn cho công ty, mà lại được
      phân phối theo cách của HĐQT.

      Ủng
      hộ cho việc làm trên chỉ có một lý do duy nhất là người ta muốn các con
      số trở nên gọn gàng, tròn trĩnh, dễ tính toán và dễ quản lý hơn theo
      lối tư duy xưa cũ khi việc tính toán được làm một cách thủ công. Trên
      phương diện quản lý, lý lẽ này không đủ sức thuyết phục vì Trung tâm
      Lưu ký đang được trang bị các phần mềm quản lý hiện đại. Việc tính toán
      quyền mua và quản lý số cổ phiếu lẻ trên các tài khoản đối với Trung
      tâm là không có trở ngại hoặc khác biệt nào so với phương án số chẵn.
      Nhà đầu tư nhỏ nhiều khi muốn hỏi: “Tại sao khi chia cổ tức bằng tiền
      tôi có quyền lợi ngang bằng với các cổ đông lớn, còn khi chia cổ tức
      bằng cổ phiếu tôi lại bị thua thiệt?”. Tại một số kỳ Đại hội đồng cổ
      đông, các phương án phát hành thêm cổ phiếu thường chỉ được thông qua
      về mặt nguyên tắc. Chi tiết phát hành thường được ủy quyền cho HĐQT
      quyết định vào thời điểm thích hợp. Nhà đầu tư nhỏ, do đó, không có
      điều kiện để tự bảo vệ quyền lợi của mình, dẫn đến một thực tế là các
      phương án phát hành thêm cổ phiếu gần đây vô tình hay hữu ý đã làm tổn
      thương quyền lợi và tình cảm của nhà đầu tư nhỏ đối với công ty. Để
      tránh cung cách đối xử bất bình đẳng này, UBCK nên cụ thể hóa quy định
      về phát hành thêm và trả cổ tức bằng cổ phiếu bằng văn bản pháp lý.
      Theo chúng tôi, phương án công bằng và minh bạch nhất là để nhà đầu tư
      hưởng trọn quyền mua và nhận số cổ phiếu lẻ hàng đơn vị trong các đợt
      phát hành thêm. Số cổ phiếu này sẽ đủ điều kiện giao dịch sau khi nhà
      đầu tư tích lũy dần cho đủ lô.

      Một
      trở ngại và cũng là thiệt thòi lớn đối với nhà đầu tư nhỏ là quy định
      giao dịch theo lô 100 cổ phiếu tại sàn Hà Nội và sắp tới, từ đầu năm
      2008 là tại cả sàn TP. HCM. Với quy định này, nhà đầu tư nhỏ có số
      lượng vài chục cổ phiếu xem như tồn kho và đọng vốn lâu dài. Lý lẽ từng
      được nêu ra nhằm biện minh cho việc chuyển giao dịch sang lô 100 là sự
      quá tải đối với nhân viên nhập lệnh khi có quá nhiều lệnh giao dịch với
      khối lượng nhỏ. Tuy nhiên, tình hình hiện nay đã thay đổi nhiều bởi
      những lý do sau:

      1. Khối lượng giao dịch trên các sàn hiện thấp hơn nhiều so với thời cao điểm quý I/2007;

      2. Số CTCK được cấp phép và số bàn nhập lệnh tương ứng đang gia tăng;

      3.
      Xu hướng giao dịch trực tuyến, dẫn đến việc giảm tải cho nhân viên nhập
      lệnh, đang được các CTCK tích cực nghiên cứu và triển khai.

      Theo
      chúng tôi, để dung hòa giữa việc hạn chế số lượng lệnh giao dịch với
      khối lượng quá nhỏ mà vẫn hỗ trợ tốt cho nhà đầu tư nhỏ thanh lý được
      lô 10 cổ phiếu, đề nghị UBCK quy định các sàn giao dịch thực hiện khớp
      lệnh lô 10 cổ phiếu với lệnh tối thiểu 100 cổ phiếu, tức là nhà đầu tư
      có thể đặt lệnh 100, 110, 120, 130 cổ phiếu… Chắc chắn rằng, quy định
      này nếu được triển khai trên sàn Hà Nội và TP. HCM sẽ được nhà đầu tư
      nhỏ hoan nghênh nhiệt liệt.




      [/table]

    10. #10
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re:Tin Phân Tích Đánh Giá & Nhận Định Thị Trường

      [table] Xu thế mới trên thị trường chứng khoán Hà Nội |







      |
      Tuần
      qua, sàn Hà Nội tăng mạnh cả về khối lượng giao dịch và giá trị giao
      dịch. Mặc dù hai phiên cuối tuần HASTC-Index giảm nhẹ, nhưng có thể
      thấy, thị trường đã thật sự thoát khỏi thời kỳ suy thoái và đang hình
      thành một xu thế mới có biên độ dao động sẽ lớn hơn.

      |






      HASTC-Index tăng đột biến

      Ðỉnh
      cao là phiên giao dịch ngày 19-9, HASTC-Index tăng 7,96 điểm. Có tới 71
      mã cổ phiếu (CP) tăng giá. Trong phiên này, KLGD của thị trường tăng
      110,03% so với phiên trước, đạt 2,715 triệu CP, giá trị giao dịch lên
      đến 222,636 tỷ đồng. Ðây là phiên giao dịch đầu tiên của SCJ (CP của
      Công ty cổ phần xi-măng Sài Sơn). Mặc dù là CP xi-măng thứ năm trên sàn
      Hà Nội và có quy mô không lớn, nhưng trong phiên chào sàn, đã có
      208.200 CP được giao dịch với mức tăng giá rất mạnh 25.000đồng/CP. Ðây
      cũng là một minh chứng cho thấy, CP ngành xây dựng, vật liệu xây dựng
      vẫn giữ vai trò chủ chốt trên sàn Hà Nội.

      Như
      vậy, tính đến ngày 19-9, HASTC-Index đã tăng 10 phiên liên tiếp với mức
      tăng khá cao, hơn 23 điểm. Mặc dù đã được dự báo từ tuần trước đó khi
      cả chỉ số HASTC-Index lẫn khối lượng giao dịch (KLGD) tăng nhẹ đều đều
      qua từng phiên, nhưng việc HASTC-Index tăng đột biến trong hai ngày
      18-9 và 19-9 đã vượt quá dự đoán của nhiều nhà đầu tư (NÐT) cũng như
      chuyên gia.

      Thị trường sẽ đảo chiều?

      Sau
      10 phiên tăng liên tiếp, hai phiên cuối tuần (ngày 20-9 và 21-9), sàn
      Hà Nội có sự điều chỉnh. HASTC-Index giảm nhẹ 3,03 điểm và 1,11 điểm.
      Cùng với một loạt mã CP đảo chiều giảm giá trong hai phiên cuối tuần,
      nhiều NÐT lo ngại rằng, tuần tới, có thể thị trường sẽ giảm mạnh. Tuy
      nhiên, điều này rất ít khả năng xảy ra. Bởi vì, HASTC-Index chỉ giảm ở
      mức nhẹ tập trung chủ yếu ở những CP có giá thị trường nhỏ và KLGD của
      thị trường vẫn còn ở mức cao gần 2 triệu CP/phiên. Trong các phiên, dư
      mua vẫn cao hơn dư bán.

      Trên
      các sàn giao dịch, nhìn chung NÐT vẫn còn tâm lý hào hứng, ít người bán
      vội CP đi khi thị trường điều chỉnh. Phần đông vẫn giữ CP đợi thị
      trường đi lên và tìm mua vào những CP ở mức giá hợp lý. Một nguyên nhân
      khiến HASTC-Index chững lại là bởi nhiều NÐT đã đầu cơ theo hình thức
      lướt sóng, bán CP đi khi cho rằng giá đã sắp ở mức đỉnh.

      Trong
      hai phiên cuối tuần, hầu hết CP "họ" Sông Ðà giảm giá. Trong đó giảm
      mạnh nhất là SSS, dừng ở mức 56.700 đồng/CP. Tuy nhiên, sự điều chỉnh
      về giá của nhóm CP này là một biểu hiện bình thường, không có gì nghiêm
      trọng. Một nguyên nhân khiến nhóm CP này kém "nhiệt" là bởi tuần qua,
      thị trường đổ dồn vào hai CP chào sàn là CSJ và PVS. Ðiều này cho
      thấy, sức cầu trên sàn Hà Nội vẫn rất lớn, luôn sẵn sàng chào đón những
      CP có chất lượng.

      Trong
      tuần tới, có thể thị trường sẽ tiếp tục điều chỉnh nhẹ, nhưng xu thế
      tăng giá vẫn khá chắc chắn, nhưng chỉ số HASTC-Index sẽ không có sự
      tăng đột biến. Với diễn biến này, rất khó để NÐT đưa ra dự báo chính
      xác nên lời khuyên của các chuyên gia là nên tập trung vào những CP
      blue-chip và kiên trì, không vội vàng bán CP ra khi thị trường giảm vài
      ba phiên.




      [/table]

    11. #11
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re:Tin Phân Tích Đánh Giá & Nhận Định Thị Trường

      [table] “Mở room” cứu thị trường? (2007-09-24 ) |








      |
      Theo
      quy định cam kết gia nhập WTO, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được tăng
      tỷ lệ sở hữu tại các DN VN mà Nhà nước không cần khống chế điều kiện.
      Điều này có nghĩa là sau khi VN gia nhập WTO, “room” sẽ được “nới
      rộng”. Tuy nhiên, do đầu 2007, thị trường chứng khoán phát triển quá
      nóng, nên Chính phủ đã yêu cầu duy trì “room” 30% với các DN chưa niêm
      yết và 49% với những DN niêm yết. Điều này khiến cho quan điểm về việc
      “mở room” cho các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn đang gây nhiều tranh
      cãi.

      |






      Thống
      kê của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính VN cho biết: Hơn 30 mã chứng
      khoán nhà đầu tư ngoại “ưa thích” hiện đã “dùng” hết tỷ lệ (...) cho
      phép

      Giải pháp cuối cùng

      Liên
      tiếp 4 tháng qua, thị trường chứng khoán VN trong giai đoạn điều chỉnh,
      chỉ số VN-Index trồi sụt quanh 900 điểm, giá trị giao dịch giảm mạnh.
      Một điểm dễ nhận thấy là sức cầu từ khối nhà đầu tư ngoại giảm rõ rệt.
      Trong bối cảnh như vậy, cộng thêm một số chính sách được ban hành hoặc
      đang trong dự thảo như thắt chặt cho vay kinh doanh chứng khoán, đánh
      thuế thu nhập từ kinh doanh chứng khoán... càng làm cho tâm lý các nhà
      đầu tư trong nước chán nản. Tuy chưa có thống kê chính xác, nhưng với
      khối lượng giao dịch giảm mạnh tại các sàn chứng khoán, có thể thấy rất
      nhiều nhà đầu tư đã rời sàn.

      Nhiều
      thông tin đưa ra để "kích cầu" thị trường đã được áp dụng triệt để
      nhưng không đem lại kết quả như mong muốn. Điển hình có thể thấy báo
      cáo kết quả kinh doanh quý 2 của nhiều DN rất khả quan, đặc biệt là của
      khối ngân hàng, sản xuất, kinh doanh... như STB, REE, NKD... cũng như
      dự án phát triển hết sức tiềm năng cũng không thể khiến giá các cổ
      phiếu này bứt phá như đã từng xảy ra vào đầu năm 2007. Thậm chí 4 đại
      gia có sức ảnh hưởng lớn đến chỉ số VN - Index là REE, NKD, GMD, SAM
      trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM đã có buổi gặp mặt "trấn an" các
      nhà đầu tư, nhưng chỉ số này cũng chỉ "nhảy nhót" quanh ngưỡng 900
      điểm.

      [table]
      Tại
      VN, Luật Cạnh tranh đã quy định việc thâu tóm một DN bằng cách mua cổ
      phần trên thị trường chứng khoán không được thực hiện nếu tạo ra DN mới
      nắm trên 50% thị phần trong một lĩnh vực; nếu nắm 30% thị phần thì phải
      báo cáo. Còn theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các DN có vốn nước
      ngoài dưới 49% được coi là DN “nội”, trên mức này là DN “ngoại”.




      |
      [/table] "Phép
      thử" gần đây nhất đã khiến giới đầu tư càng tin chắc rằng "mở room" sẽ
      là biện pháp cuối cùng giúp thị trường vượt qua "sóng gió". Đó là Trung
      tâm Lưu ký do sai sót trong tính toán đã đưa tỷ lệ sở hữu của cổ phiếu
      Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), mã STB từ
      30% lên 49% khiến nhà đầu tư ngoại ào ào đặt mua với giá trần ở mấy
      chục phút đầu của phiên đầu tiên ngày 21/8. Tiếp theo ngày 5/9, Trung
      tâm Lưu ký chứng khoán, chi nhánh TP HCM đã tính nhầm "room" cho nhà
      đầu tư ngoại được phép sở hữu cổ phiếu đối với Cty cổ phần Xuất nhập
      khẩu thủy sản Bến Tre, mã ABT lên đến 777.555 đơn vị. "Nhờ" sự sai sót
      này, nhà đầu tư nước ngoài đã nhân cơ hội đặt mua vượt 0,01% tỷ lệ cho
      phép.

      Một
      nhà đầu tư lâu năm trên sàn BSC khẳng định: "phép thử mở room trong bối
      cảnh hiện nay có lẽ hiệu quả nhất, bởi nhà đầu tư nội vẫn chưa bỏ thói
      quen “theo" bước đi của nhà đầu tư ngoại. Trên thị trường hiện nay,
      hàng tốt có rất nhiều, chỉ cần có cầu ngoại phát tín hiệu là các nhà
      đầu tư nội sẽ phấn chấn quay trở lại sàn".

      Còn nhiều lo ngại

      Một
      số chuyên gia khác thì lại cho rằng nên tăng tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu
      tư nước ngoài, nhưng hạn chế họ tham gia hoạt động DN bằng cách phát
      hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết. Tuy nhiên, theo TS Trịnh An
      Huy – Chủ tịch Câu lạc bộ các nhà đầu chứng khoán (CSI) thì khi nhà đầu
      tư ngoại bỏ vốn để đầu tư dài hạn, họ đương nhiên muốn có quyền biểu
      quyết, tham gia những kế hoạch phát triển của DN được trình bày tại đại
      hội cổ đông.

      Trong
      khi các nhà đầu tư nóng lòng chờ kế hoạch “mở room” của Chính phủ, thì
      một số chuyên gia lại bày tỏ lo ngại việc các DN "ngon" có thể bị nhà
      đầu tư nước ngoài thao túng nếu họ được tăng tỷ lệ sở hữu.

      Nhiều
      DN niêm yết trên sàn lại bày tỏ quan điểm đồng tình với cơ quan quản lý
      về vấn đề này. Bà Nguyễn Thị Mai Thanh – Tổng Giám đốc Cty cổ phần cơ
      điện lạnh (REE) thẳng thắn cho biết: "Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước
      ngoài ở mức 49% là vừa phải. Nếu nhìn những thị trường lân cận thì thấy
      chỉ số này có thể cao hơn. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh kinh tế của VN,
      chúng ta đang bắt đầu phát triển, tôi nghĩ chúng ta phải giành cơ hội
      thoả đáng, hợp lý cho các nhà đầu tư trong nước. Do vậy, tỷ lệ 49% hiện
      nay không phải là thấp. Nếu nhìn lại sự điều chỉnh trong thời gian vừa
      qua là có một vài tác động từ bên ngoài và những tác động đến hơi bất
      ngờ, do vậy làm cho nhà đầu tư không có thời gian chuẩn bị sắp xếp
      nguồn vốn của mình. Trên thực tế, trên thị trường còn rất nhiều hàng
      tốt với mức giá hợp lý để đầu tư".

      Những “nước cờ” khác

      Cũng
      theo TS Huy, việc mở "room" chưa hẳn là cứu cánh đối với thị trường
      chứng khoán VN hiện nay. Bởi Chính phủ sẽ phải cân nhắc việc mở "room",
      mở bao nhiêu, lộ trình mở như thế nào...

      Tuy
      nhiên trước mắt, có 2 phép tính khác có thể cân nhắc để "cứu" sự ảm đạm
      của thị trường. Thứ nhất, đó là việc IPO Ngân hàng Ngoại thương VN
      (VCB). Nếu giá cổ phiếu này được tính toán ở mức hợp lý, bán cho đối
      tác chiến lược trước, thì nhà đầu tư trong nước sẽ có giá tham khảo để
      đặt mức giá không quá cao như đã từng xảy ra với cổ phiếu của tập đoàn
      Bảo Việt. Mức giá của VCB sẽ có tác động rất lớn đến mặt bằng giá cổ
      phiếu trên thị trường cả tập trung và phi tập trung. Thứ 2, nếu Chỉ thị
      03 về thắt chặt cho vay kinh doanh chứng khoán được nới lỏng biên độ 3%
      sẽ tạo tâm lý tốt cho các nhà đầu tư quay trở lại thị trường. Trên thực
      tế, chỉ các ngân hàng thương mại quốc doanh mới "vướng" nhiều với giới
      hạn này, còn các ngân hàng quốc doanh hầu như chưa vượt mức giới hạn
      cho vay.




      [/table]

    12. #12
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re:Tin Phân Tích Đánh Giá & Nhận Định Thị Trường

      [table] Tỉ lệ 3% sẽ được điều chỉnh? (2007-09-24 ) |








      |
      Hơn
      một tháng nay, tin đồn Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét, sửa đổi tỉ lệ
      3% giới hạn cho vay đầu tư CK đã lan rộng trong giới đầu tư. Liệu điều
      đó có thể xảy ra hay không, bởi đã có một vài cơ sở để người ta tin
      rằng NHNN sẽ có điều chỉnh sớm.

      |






      Khó khả thi


      Điều này không nằm ngoài dự đoán của những ai hiểu rõ tình hình của một
      số NH cổ phần. Làm sao chỉ trong vài tháng có thể hạ được 30%-40% dư
      nợ?

      Nếu hạ được thì tình trạng của các NH này sẽ ra sao, vì
      hầu hết NH có dư nợ cho vay CK lớn là NH mới chuyển hoạt động từ mô
      hình NH nông thôn lên đô thị, chưa thể mở rộng cho vay SX-KD được vì ít
      khách hàng.

      Mặc dù vừa qua, một số NH cổ phần tuyên bố là
      giảm được tỉ lệ cho vay CK về mức gần hoặc dưới 3%. Chưa biết độ tin
      cậy của những con số này đến đâu.

      Một cán bộ theo dõi, quản
      lý các NH ở một chi nhánh NHNN cho biết: "Có những NH đang ở mức 6-7%
      thông báo đã hạ xuống chỉ còn hơn 1%. Làm sao mà có thể nhanh thế được?
      Nhiều khả năng là thay đổi mục đích vay.

      Chỉ thị 03 chỉ
      khống chế chiết khấu chứng từ có giá (CTCG) để đầu tư kinh doanh CK,
      chứ không khống chế để thực hiện các mục đích khác. Vì vậy, những hợp
      đồng vài chục tỉ đồng thì khó sửa, còn dưới 10 tỉ đồng chỉ cần hai bên
      thoả thuận là sửa được ngay!".

      Sau khoảng 2 tháng thực hiện
      Chỉ thị 03, một số NH đã phản ánh là không thể thực hiện đúng lộ trình
      cắt giảm vào thời điểm cuối năm, đề nghị cho kéo đến cuối tháng 6.2008.


      Bên cạnh đó, tình trạng thừa vốn khả dụng trong hệ thống vẫn tiếp tục
      diễn ra. NH ngày càng khó khăn trong việc mở rộng tín dụng vì một số DN
      sau CPH đã nhiều vốn tự có để hoạt động, giảm vay NH.

      Đó là chưa kể những tác động ảnh hưởng của việc khống chế tỉ lệ đến TTCK, đến tiến độ CPH...


      Tình hình như vậy sẽ đặt NHNN trước tình huống nếu vẫn giữ nguyên quyết
      định khống chế 3% thì cũng chỉ là hình thức, mà lại mang tiếng là không
      phù hợp với thực tiễn.

      Phải thay đổi cả quan điểm quản lý


      Không kể ngoài ngành, theo một số thông tin thì ngay trong nội bộ NHNN,
      tuy mọi người vẫn nhất trí là Chỉ thị 03 là cần thiết và thời gian qua
      cũng đã có những tác dụng nhất định, nhưng ngày càng xuất hiện nhiều ý
      kiến nên xem xét và có sự điều chỉnh tỉ lệ 3%.

      Nhất là khi mở
      rộng kênh tham khảo từ quốc tế cho thấy ở hầu hết các nước (trừ Ấn Độ
      khống chế 5%), cơ quan giám sát tài chính hoặc NHTƯ không có quy định
      hoặc giám sát đặc biệt với cho vay đầu tư, kinh doanh CK của các TCTD
      nói chung, trừ từng NH cụ thể và trong từng trường hợp nhất định có yêu
      cầu giám sát.

      Trước đây khi giải thích lý do khống chế dưới
      3% một số đại diện NHNN trích lời một chuyên gia nước ngoài cho rằng
      hầu hết các nước không cho vay cầm cố CK để đầu tư CK và rằng VN gần
      như là một nước duy nhất mà NH lại cho cầm cố CK để vay tiền đi đầu tư
      CK?

      Vừa qua trên báo ngành, một vụ trưởng NHNN cũng đã nêu ý
      kiến cần phải sửa lại Chỉ thị 03 vì TTCK có thể sẽ suy giảm kéo dài (cả
      khi các DN lớn, các NH mới phát hành thêm một lượng CP khổng lồ) và các
      NĐTTN vẫn phải tiếp tục bán tháo CP để trả nợ NH, gây ra sự thua thiệt
      ngay trên "sân nhà" cho các NĐT và NH nội địa. Việc thay đổi và phân
      công lại ban lãnh đạo NHNN cũng là một yếu tố khiến một số người cho
      rằng "tân quan tân chính sách".

      Khi nào và như thế nào?


      Mặc dù sớm hay muộn thì tỉ lệ 3% cũng sẽ phải sửa đổi như các chính
      sách khác phải thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp thực tiễn, nhưng khó
      có thể dự đoán chính xác khi nào NHNN sẽ sửa và sửa ra sao.


      Trên cơ sở một số tình hình, dự đoán việc sửa Chỉ thị 03 nếu có trong
      năm thì cũng không diễn ra trong thời gian từ nay đến hết tháng 10. Lý
      do lần này NHNN sẽ phải có sự khảo sát kỹ càng và đồng thuận trong quan
      điểm để vẫn phải đảm bảo an toàn hệ thống NH, nhưng không "gây khó" cho
      TTCK.

      Việc điều chỉnh (nếu có) sẽ diễn ra trước thời điểm
      31.12.2007. Ba phương án có thể đặt ra: Một là gia hạn thời gian về 3%
      thêm 6 tháng nữa; hai là điều chỉnh nâng tỉ lệ cho vay CK lên mức cao
      hơn hoặc quy định mức đối với từng NH cụ thể; ba là vừa lùi thời hạn
      vừa nâng mức khống chế.

      Dù điều chỉnh theo phương án nào thì
      quyết định của NHNN cũng sẽ tác động khá mạnh vào chiều hướng của
      VN-Index. Nhiều NĐT và các tổ chức kinh doanh CK đang rất quan tâm,
      nghe ngóng động thái sắp tới của NHNN.

      Biết đâu cũng như hành
      động của FED trong ngày 18.9 khi giảm 0,5% lãi suất cho vay ngắn hạn,
      NHNN VN lại ra một quyết định bất ngờ nâng tỉ lệ đầu tư, cho vay kinh
      doanh CK lên một mức ngoài dự đoán?




      [/table]

    13. #13
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re:Tin Phân Tích Đánh Giá & Nhận Định Thị Trường

      http://tinchungkhoan24h.com/stock/us...3428&lang=

      [table] Dự báo tuần 24-28/9: Đón đầu thông tin nội gián (2007-09-24 ) |








      |
      Ngày
      thứ Ba, 18/9, đã thực sự là một ngày phán quyết quan trọng đối với TTCK
      toàn cầu, trong đó có thị trường non trẻ của Việt Nam.

      |






      Phần
      lớn nhờ ảnh hưởng từ quyết định cắt giảm lãi suất của FED, thị trường
      Việt Nam đã có 2 phiên tăng giá mạnh vào thứ Tư và thứ Năm, qua đó đưa [url="http://mst.24h.com.vn/news.php/161/162816" target="_blank">VN-Index đóng cửa cuối

    14. #14
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re:Tin Phân Tích Đánh Giá

      [table] Có sóng! (2007-09-24 ) |






      |
      Mặc
      dù giảm nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần, nhưng diễn biến giao dịch
      tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM tuần qua đã phát đi tín hiệu mới,
      củng cố phần nào niềm tin cho những người tâm huyết với thị trường đang
      trên đường tìm lại ánh sáng chói lọi của một thời chưa xa. |






      Cả
      tuần có 4/5 phiên tăng điểm, nhất là hai phiên thứ Tư và thứ Năm tăng
      thật là tăng. Sẽ là một tuần đầy đặn nếu VN-Index tiếp tục giữ đà tăng
      điểm cho đến hết tuần, nhưng những gì đã thể hiện được cũng đủ giúp cho
      tâm trạng nhà đầu tư vui trở lại.

      Tiếp
      sau phiên thứ Tư 19/9 tăng 11,05 điểm, VN-Index tiếp tục có phiên tăng
      điểm tích cực vào ngày thứ Năm 20/9. Với 80 mã chứng khoán tăng giá, 14
      mã giảm giá và 23 mã đứng giá, VN-Index tăng thêm 17,39 điểm, tương
      đương 1,84%, vượt qua mức 960 điểm (sau nhiều ngày) để đạt 963,61 điểm.

      Các
      cổ phiếu lớn trong phiên này đồng loạt tăng giá, tái khẳng định chắc
      chắn về vai trò "làm nên chuyện" của mình trong mọi trường hợp. Một
      điểm khác biệt nữa của thị trường so với những phiên "lình xình" trước
      đó là khối lượng và giá trị tăng vọt. Trong phiên khớp lệnh, khối khớp
      thành công của cả cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đạt gần 11 triệu đơn vị,
      giá trị xấp xỉ 900 tỷ đồng. Có cái gì đó hao hao như "hơi thở" của
      những phiên giao dịch sôi động hồi đầu năm.

      Sang
      phiên cuối tuần, thứ Sáu 21/9, chỉ số thị trường sau đợt khớp lệnh mở
      cửa còn nhích thêm một chút, nhưng đóng cửa cuối ngày giảm nhẹ 4,94
      điểm, tương đương 0,51%, xuống còn 958,67 điểm. Chung cuộc, toàn thị
      trường chỉ có 24 mã chứng khoán tăng giá, 72 mã giảm giá và 21 mã đứng
      giá.

      STB
      sau 5 phiên tăng giá liên tiếp, góp công không nhỏ vào việc duy trì
      điểm số tăng của thị trường, đến hôm thứ Sáu có phiên giảm giá đầu tiên
      trong những hồi hộp liên quan đến việc cổ phần hóa và giá cổ phần của
      "anh cả" trong ngành ngân hàng là Vietcombank. Vai trò lớn được đặt lên
      vai của FPT với phiên hồi phục thứ ba liên tiếp, khi mà nhiều cổ phiếu
      lớn khác lại có một phiên bỏ lơi nhiệm vụ. Trong tuần, cổ phiếu mới VIC
      của CTCP Vincom chính thức gia nhập cuộc chơi chuyên nghiệp và có sự
      thể hiện không tồi khi tăng từ mức 125.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 19/9
      lên 137.000 đồng/cổ phiếu vào ngày cuối tuần 21/9 với lượng giao dịch
      tăng từ trên 300.000 cổ phiếu lên gần 800.000 cổ phiếu và hơn 1,2 triệu
      cổ phiếu.

      Phiên
      giảm điểm cuối tuần vẫn có sự sôi động khiến niềm âu lo được giảm bớt
      khi dự đoán về những diễn biến tiếp theo của thị trường. Vẫn gần 11
      triệu đơn vị chứng khoán được giao dịch khớp lệnh thành công với giá
      trị còn cao hơn phiên trước, lên đến 940 tỷ đồng.

      Nhà
      đầu tư không còn quá kỳ vọng vào việc có thể lặp lại một giai đoạn thị
      trường đi lên theo chiều thẳng đứng. Tăng, giảm là điều bình thường, và
      tăng nhiều hơn giảm có nghĩa thị trường vẫn đi lên. Quan trọng nhất là
      thị trường bắt đầu có xu hướng chuyển động, bắt đầu có sóng…!




      [/table]

    15. #15
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re:Tin Phân Tích Đánh Giá

      [table] Có sóng! (2007-09-24 ) |






      |
      Mặc
      dù giảm nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần, nhưng diễn biến giao dịch
      tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM tuần qua đã phát đi tín hiệu mới,
      củng cố phần nào niềm tin cho những người tâm huyết với thị trường đang
      trên đường tìm lại ánh sáng chói lọi của một thời chưa xa. |






      Cả
      tuần có 4/5 phiên tăng điểm, nhất là hai phiên thứ Tư và thứ Năm tăng
      thật là tăng. Sẽ là một tuần đầy đặn nếu VN-Index tiếp tục giữ đà tăng
      điểm cho đến hết tuần, nhưng những gì đã thể hiện được cũng đủ giúp cho
      tâm trạng nhà đầu tư vui trở lại.

      Tiếp
      sau phiên thứ Tư 19/9 tăng 11,05 điểm, VN-Index tiếp tục có phiên tăng
      điểm tích cực vào ngày thứ Năm 20/9. Với 80 mã chứng khoán tăng giá, 14
      mã giảm giá và 23 mã đứng giá, VN-Index tăng thêm 17,39 điểm, tương
      đương 1,84%, vượt qua mức 960 điểm (sau nhiều ngày) để đạt 963,61 điểm.

      Các
      cổ phiếu lớn trong phiên này đồng loạt tăng giá, tái khẳng định chắc
      chắn về vai trò "làm nên chuyện" của mình trong mọi trường hợp. Một
      điểm khác biệt nữa của thị trường so với những phiên "lình xình" trước
      đó là khối lượng và giá trị tăng vọt. Trong phiên khớp lệnh, khối khớp
      thành công của cả cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đạt gần 11 triệu đơn vị,
      giá trị xấp xỉ 900 tỷ đồng. Có cái gì đó hao hao như "hơi thở" của
      những phiên giao dịch sôi động hồi đầu năm.

      Sang
      phiên cuối tuần, thứ Sáu 21/9, chỉ số thị trường sau đợt khớp lệnh mở
      cửa còn nhích thêm một chút, nhưng đóng cửa cuối ngày giảm nhẹ 4,94
      điểm, tương đương 0,51%, xuống còn 958,67 điểm. Chung cuộc, toàn thị
      trường chỉ có 24 mã chứng khoán tăng giá, 72 mã giảm giá và 21 mã đứng
      giá.

      STB
      sau 5 phiên tăng giá liên tiếp, góp công không nhỏ vào việc duy trì
      điểm số tăng của thị trường, đến hôm thứ Sáu có phiên giảm giá đầu tiên
      trong những hồi hộp liên quan đến việc cổ phần hóa và giá cổ phần của
      "anh cả" trong ngành ngân hàng là Vietcombank. Vai trò lớn được đặt lên
      vai của FPT với phiên hồi phục thứ ba liên tiếp, khi mà nhiều cổ phiếu
      lớn khác lại có một phiên bỏ lơi nhiệm vụ. Trong tuần, cổ phiếu mới VIC
      của CTCP Vincom chính thức gia nhập cuộc chơi chuyên nghiệp và có sự
      thể hiện không tồi khi tăng từ mức 125.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 19/9
      lên 137.000 đồng/cổ phiếu vào ngày cuối tuần 21/9 với lượng giao dịch
      tăng từ trên 300.000 cổ phiếu lên gần 800.000 cổ phiếu và hơn 1,2 triệu
      cổ phiếu.

      Phiên
      giảm điểm cuối tuần vẫn có sự sôi động khiến niềm âu lo được giảm bớt
      khi dự đoán về những diễn biến tiếp theo của thị trường. Vẫn gần 11
      triệu đơn vị chứng khoán được giao dịch khớp lệnh thành công với giá
      trị còn cao hơn phiên trước, lên đến 940 tỷ đồng.

      Nhà
      đầu tư không còn quá kỳ vọng vào việc có thể lặp lại một giai đoạn thị
      trường đi lên theo chiều thẳng đứng. Tăng, giảm là điều bình thường, và
      tăng nhiều hơn giảm có nghĩa thị trường vẫn đi lên. Quan trọng nhất là
      thị trường bắt đầu có xu hướng chuyển động, bắt đầu có sóng…!




      [/table]

    16. #16
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re:Tin Phân Tích Đánh Giá & Nhận Định Thị Trường

      [table] Thấy gì qua khối lượng giao dịch đột biến? (2007-09-24 ) |






      |
      Diễn
      biến thị trường hết sức sôi động tuần qua đã kết thúc với việc chỉ số
      VN-Index tăng tổng cộng 28,21 điểm. Đặc biệt khối lượng giao dịch tính
      riêng khớp lệnh CP đã đạt mức cao nhất trong vòng 6 tháng qua.

      |






      Sức mua tăng mạnh


      Thống kê tuần cho thấy khối lượng khớp lệnh đạt 38.250.450 đơn vị,
      tương đương mức giao dịch gần 7,88 triệu CP/phiên, tăng 37% so với mức
      trung bình tuần trước. Đặc biệt trong hai phiên ngày 21 và 22.9, lượng
      giao dịch lên tới 9,98 triệu CP/phiên, tăng đột biến 78% so với mức
      trung bình 20 phiên trước đó.

      - Khối lượng giao dịch đặc biệt
      lớn cho thấy nguồn tiền chờ giải ngân trên thị trường vẫn còn rất dồi
      dào, thậm chí không loại trừ nguồn tiền mới tham gia thị trường. Điều
      này loại bỏ những lo ngại về khả năng thiếu hụt sức mua trong điều kiện
      thị trường điều chỉnh quá dài trong hơn 3 tháng làm NĐT bị chôn vốn do
      mua bình quân giảm hay để dành vốn cho các đợt IPO sắp tới.

      -
      Việc NĐT tích cực giao dịch trở lại, đặc biệt là sức cầu lớn cho thấy
      mức đáy đã được xác lập và thị trường không thể rớt thêm. Sức mua lớn
      cũng giúp tiêu thụ hết lượng cung ngắn hạn.

      Thực tế diễn
      biến ở một số CP chủ chốt như STB, REE cho thấy lượng bán ra đã tăng
      vọt do trải qua đợt phục hồi khá mạnh. Thống kê lượng bán ra tuần qua
      cũng tăng 24,6%, đạt 13,86 triệu đơn vị/phiên. Đặc biệt trong phiên
      điều chỉnh giảm cuối tuần, mức cung lên tới 20,23 triệu đơn vị.


      Lượng cung lớn chủ yếu là do hoạt động hiện thực hoá lợi nhuận ngắn hạn
      khi giá tăng gặp ngưỡng kháng cự. Tuy nhiên lượng dư bán giá thấp cuối
      phiên không nhiều, đồng thời khối lượng giao dịch thành công đạt kỷ lục
      10,35 triệu CP cho thấy khả năng hấp thụ rất tốt.

      Cầu ngoại lấy lại phong độ


      - Giao dịch mua vào của NĐTNN tăng rất mạnh tuần qua cho thấy những tác
      động của TTCK quốc tế tới VN lớn hơn nhiều người tưởng. Với mức giá
      tăng cao nhưng NĐTNN vẫn mua vào trong khi khối này lại "ém quân" trước
      thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tuyên bố cắt giảm lãi suất và
      là lúc giá CP thấp hơn nhiều. Do đó những biến động trên thị trường thế
      giới sắp tới có khả năng sẽ tác động nhiều hơn đến VN.

      - Khối
      lượng mua vào trong tuần của NĐTNN đạt 6.877.120 CK, bán ra đạt
      2.104.890 CK, tương đương khối lượng mua ròng 4.772.230 CK. Đây là
      lượng mua ròng lớn nhất kể từ đầu tháng 7 đến nay. Tỉ trọng khớp lệnh
      mua của khối này chiếm khoảng 15% tổng khối lượng khớp lệnh toàn thị
      trường trong tuần.




      [/table]

    17. #17
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re:Tin Phân Tích Đánh Giá & Nhận Định Thị Trường

      [table] Không có chủ trương sửa Chỉ thị 03” (2007-09-24 ) |








      |
      Đây là khẳng định của một quan chức Ngân hàng Nhà nước khi trả lời VnEconomy sáng nay, 24/9. |






      Đã
      ban hành và đi vào thực hiện nhưng Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN (về kiểm
      soát quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư kinh doanh chứng
      khoán nhằm kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế) vẫn là tâm
      điểm bàn luận của thị trường trong suốt hai tháng nay, trong đó có
      những tin đồn và hy vọng sẽ có sự điều chỉnh liên quan đến hạn mức dư
      nợ 3%.

      Những tin đồn và hy vọng đó được đẩy cao trong tuần
      qua, khi nhiều nhà đầu tư gửi thư và gọi điện tới VnEconomy để tìm hiểu
      khả năng này. Báo chí cũng hy vọng sẽ có giải đáp cụ thể từ Ngân hàng
      Nhà nước, đặc biệt là trong một cơ hội tiếp xúc với Thống đốc Ngân hàng
      Nhà nước cuối tuần qua.

      Thế nhưng hiện nhiều câu hỏi vẫn còn
      để ngỏ. Trước hết, đó là khả năng một số ngân hàng sẽ không kịp hồi vốn
      về 3% theo Chỉ thị vào cuối năm nay; khi đó, hướng xử lý sẽ như thế
      nào?

      Thứ hai, tin đồn về khả năng nới rộng hạn mức 3% ít
      nhiều đang tác động đến tâm lý nhà đầu tư vẫn đang cần một phản hồi
      chính thức từ cơ quan quản lý. Mới nhất, một số nguồn tin đề cập đến
      khả năng “dù sớm hay muộn cũng sẽ phải sửa đổi”, càng thắp thêm hy vọng
      với nhiều nhà đầu tư, cũng như với một số ngân hàng đang có dư nợ loại
      này cao.

      Trước những tin đồn này, một quan chức Ngân hàng
      Nhà nước từ chối bình luận khi trả lời VnEconomy, ngoài khẳng định
      “hiện Thống đốc Ngân hàng Nhà nước không có chủ trương sửa đổi Chỉ thị
      03”.

      Nếu Chỉ thị 03 tiếp tục giữ nguyên các quy định từ nay
      đến cuối năm, liệu đà phục hồi của thị trường chứng khoán có tiếp tục
      bị níu kéo? Những phiên giao dịch gần đây cho thấy lực của thị trường
      vẫn rất lớn; nhà đầu tư đang trở lại và thị trường đang hướng tới những
      phiên sôi động gần 1.000 tỷ đồng giá trị giao dịch.

      Trong
      một khảo sát của VnEconomy mới đây, kết quả cho thấy phần lớn nhà đầu
      tư vẫn đang chủ động nguồn vốn của mình. Chỉ 14% trong số 3.200 ý kiến
      tham gia cho rằng vốn của họ đang phụ thuộc ở nguồn vay ngân hàng
      thương mại.

      Chỉ thị 03 là văn bản được xây dựng và ban hành
      theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, được sự đồng thuận của Hội đồng
      Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia (theo nguyên Thống đốc
      Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy).

      Bởi vậy, vẫn có một sốý
      kiếnlo ngại việc văn bản vừa được thực hiện, nếu thay đổi ngay sẽ tạo
      tiền lệ xấu trong công tác điều hành, nhất là khi có ảnh hưởng lớn tới
      một thị trường nhạy cảm là chứng khoán.


      [/table]

    18. #18
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re:Tin Phân Tích Đánh Giá & Nhận Định Thị Trường

      [table] Xu thế mới trên thị trường chứng khoán (2007-09-24 ) |








      |
      Tiếp
      tục những tín hiệu sáng sủa về nền kinh tế vĩ mô, thông tin tích cực về
      thị trường chứng khoán thế giới với động thái cắt giảm lãi suất (0,5%)
      của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, hơn hết là triển vọng tăng trưởng của các
      công ty niêm yết 8 tháng đầu năm... đã tác động tích cực đến TTCK VN.

      |






      Nhiều
      NĐT đã mạnh tay mua vào khiến khối lượng và giá trị giao dịch thị
      trường tăng lên rất nhanh. Đây cũng là điểm nhấn của thị trường tuần
      qua.

      So
      với phiên cuối tuần trước, đến tuần này, giá trị giao dịch đã tăng
      68,84%, lên tới 720 tỷ đồng/phiên. Số lượng CK được mua bán cũng tăng
      mạnh mẽ (47,65%) - từ mức 5,69 triệu đơn vị khớp lệnh/phiên lên tới
      8,41 triệu đơn vị/phiên tuần này.

      Tuy
      có sụt nhẹ 4,94 điểm trong phiên giao dịch đóng cửa tuần nhưng tính
      chung, với 4 phiên tăng điểm liên tiếp trong tuần đã giúp chỉ số giá VN
      Index tăng được 28,21 điểm (tương đương mức 3,03%) so với cuối tuần
      trước, lên 958,67 điểm.

      Thống
      kê toàn sàn cho thấy, có 67 mã tăng giá, 25 mã giảm giá và chỉ 1 mã
      đứng giá. Hiện tượng của tuần này thuộc về CP Ngân hàng STB (Sài gòn
      Thương Tín) và CP mới VIC (CTCP Vincom). Đầu tuần, STB đứng ở 55.000
      đ/CP, sau 4 phiên tăng liên tục đã lên tới 64.500 đ/CP. Kết quả tăng
      trưởng của ngành ngân hàng nói chung và STB đều rất tốt, hoàn thành hơn
      70% kế hoạch năm nên NĐT ồ ạt mua CP nhóm này.

      Với
      VIC, chào sàn vào ngày 19/9 song CP này đã đóng cửa tuần ở mức
      137.000đ/CP, cao hơn nhiều so với mức giá dự kiến ban đầu. Đặc biệt,
      khối lượng giao dịch của VIC tăng mạnh qua từng phiên.

      Từ
      hiệu ứng tăng điểm của STBVIC đã khiến giới ĐT tin tưởng vào sự
      phục hồi của thị trường nên đã mạnh tay đầu tư vào nhóm CP bluechip
      REE, SAM, PVD, KDC, NKD... Hai tháng qua, nhóm CP này nằm trong trạng
      thái tích luỹ, nay được các NĐT chú ý nên đã trỗi dậy. Mặc dù vậy,
      nhiều CP hạng nhỏ và trung cũng đã góp một phần đáng kể vào kết quả
      chung của chỉ số thị trường.

      NĐT
      nước ngoài đã tăng gấp đôi số tiền đầu tư của họ so với tuần trước,
      khoảng 800 tỷ đồng - một mức vốn kỷ lục trong suốt 2 tháng qua - để mua
      gần 7 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ. Trong khi đó họ chỉ bán ra 2,1
      triệu chứng khoán, thu về 184,2 tỷ đồng.

      Cũng
      tương tự như sàn HCM, sàn Hà Nội cũng đóng cửa phiên giao dịch cuối
      tuần qua với mức điểm cộng 13,01 điểm, tương đương mức 5% lên 272,49
      điểm. Biên độ tăng giá CK lớn, kèm theo đó là quy mô giao dịch tăng
      mạnh trong nhiều phiên liên tiếp. Tính chung cho cả 5 phiên giao dịch
      trong tuần, có tổng cộng 10,42 triệu đơn vị CP được chuyển nhượng với
      giá trị đạt 916,81 tỷ đồng, tăng 39,55% về khối lượng và 43,91% về giá
      trị so với tuần giao dịch trước. Toàn sàn ghi nhận 69 mã tăng giá, 34
      mã giảm giá và 14 mã đứng giá.

      Tâm
      lý NĐT đang "hưng phấn". Đánh giá của các chuyên gia trong thời gian
      tới thị trường dần sẽ ổn định hơn với việc quy mô của TTCK tập trung
      của Việt Nam tăng mạnh cùng với sự xuất hiện các CP doanh nghiệp đầu
      ngành tại Việt Nam, đặc biệt là sự kiện Vietcombank IPO, thì khả năng
      luồng vốn gián tiếp lớn vào Việt Nam là một dự báo có cơ sở.

      Tuy
      nhiên, nhiều NĐT quan ngại, TTCK VN vẫn còn nhạy cảm với thông tin như:
      Bộ Tài chính nhất quán thực hiện Chỉ thị 03 về giới hạn cho vay cầm cố
      CK và Dự thảo thuế đấu tư CK... do đó khả năng tăng đột biến trong ngắn
      hạn vẫn chưa rõ nét. Vào lúc thị trường chớm hồi phục thì những thông
      tin trên vẫn là ngưỡng cản. "Thị trường có thể đảo chiều nếu có thêm
      những thông tin bất lợi", - một chuyên gia CK nhận xét. Bên cạnh đó,
      việc giá vàng thế giới và trong nước quay đầu tăng trở lại có thể sẽ
      làm nản quyết định đầu tư vào chứng khoán của nhiều NĐT trong tuần tới.

      Một
      tuần tăng điểm khá mạnh, cộng với khối lượng giao dịch tăng liên tục
      sau chuỗi ngày thị trường uể oải có thể là tín hiệu tích cực cho một xu
      thế mới. Quý III cũng sắp kết thúc, điều đó đồng nghĩa với việc báo cáo
      kết quả kinh doanh sẽ được công bố. Đây sẽ là động lực quyết định thị
      trường nóng, lạnh trong thời gian tới.




      [/table]

    19. #19
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re:Tin Phân Tích Đánh Giá & Nhận Định Thị Trường

      http://tinchungkhoan24h.com/stock/us...3471&lang=

      [table] VALC- “để ngỏ” 21% cổ phần (2007-09-24) |








      |
      Nhà
      nước sẽ sở hữu 79% vốn Công ty cổ phần cho thuê máy bay VN (VALC), 21%
      còn lại vẫn đang “để ngỏ” cho các nhà đầu tư trong nước- Tổng Giám đốc
      Ngân hàng Đầu tư và Phát triển- một trong bốn cổ đông lớn sáng lập
      VALC- ông Trần Bắc Hà thông báo. |






      Đề
      án thành lập Công ty cổ phần cho thuê máy bay VN (VALC) của bốn “ông
      lớn”: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN, Vietnam Airlines, Petro
      Vietnam và Tổng công ty Phong Phú vừa chính thức được Thủ tướng Chính
      phủ phê duyệt.

      Việc chính
      thức ra đời mô hình công ty cho thuê máy bay lần đầu tiên xuất hiện ở
      VN theo đánh giá của Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN
      (BIDV)- ông Trần Bắc Hà- là đã góp phần “tạo thêm tính năng động cho
      thị trường hàng không VN, nâng cao thương hiệu của Hàng không VN trong
      hội nhập và giảm bớt tính lệ thuộc vào thị trường cung cấp máy bay quốc
      tế”.

      VALC có phạm vi hoạt
      động đa dạng: mua, thuê và cho thuê lại máy bay, đầu tư kinh doanh vận
      tải taxi hàng không, kinh doanh khai thác các sân bay, cho thuê kho phụ
      tùng máy bay, đầu tư tài chính, cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng, bảo
      hiểm máy bay...


      [/table]...
      .........
      ...........

    20. #20
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re:Tin Phân Tích Đánh Giá & Nhận Định Thị Trường

      [table] Sẽ cạnh tranh bình đẳng với quốc tế (2007-09-25 ) |








      |
      Lần
      đầu tiên tại VN sẽ có một Cty đứng ra thực hiện đầu tư mua máy bay cho
      các hãng hàng không trong nước và khu vực thuê, khai thác nhằm giảm bớt
      sự lệ thuộc vào thị trường cung ứng máy bay quốc tế, tăng ưu thế của
      VN. Đó là Cty cổ phần cho thuê máy bay VN (VALC) do các sáng lập viên:
      Vietnam Airlines, BIDV, Petro Vietnam, Vinashin. Với vai trò là đầu
      mối, ông Trần Bắc Hà - TGĐ Ngân hàng đầu tư và phát triển đã có buổi
      trao đổi với báo giới về vấn đề này.

      |






      - Xin ông cho biết ý tưởng và mục đích thành lập VALC?

      Từ
      tháng 4/2007, trên cơ sở báo cáo đề xuất của BIDV và được sự ủng hộ của
      Thủ tướng Chính phủ, BIDV dã chính thức làm việc với Vietnam Airlines
      và thống nhất mời thêm một số đối tác là các tập đoàn kinh tế mạnh để
      cùng nhau nghiên cứu, xem xét khả năng thành lập một Cty chuyên để cho
      Vietnam Airlines và các hãng khác mua hoặc thuê lại. Đến tháng 9/2007,
      Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt đề án tại Văn bản số
      1251/TTg-KHTH. Các khách hàng mục tiêu của VALC sẽ là Vietnam Airlines;
      các hãng hàng không nội địa; các DN và tổ chức có nhu cầu bay thăm dò,
      khai thác, đi thực địa, tìm kiếm, cứu nạn, chuyên chở hàng hóa vì mục
      đích đặc biệt (qua hoạt động taxi hàng không); các hãng hàng không
      trong khu vực.

      - Ông có thể cho biết định hướng hoạt động của VALC sau khi thành lập?

      Ngay
      sau khi đi vào hoạt động, VALC tiếp tục đàm phán với Airbus, Boeing và
      một số hãng hàng không khác để ký hợp đồng mua máy bay và hợp đồng cho
      thuê với nhà cung ứng và VNA. Trước mắt là một số máy bay tầm trung và
      tầm xa theo kế hoạch phát triển đội bay của VNA tới năm 2015 đã được
      Thủ tướng Chính phê duyệt. Đồng thời tìm kiếm các đơn đặt hàng thuê máy
      bay mới, xác định nhu cầu thị trường để tiếp tục đặt mua, thuê và cho
      thuê lại máy bay cho khách hàng. Chúng tôi cũng đã đề xuất một số dự án
      như: trở thành nhà đầu tư để sửa chữa và nâng cấp sân bay Cam Ranh và
      Phú Quốc; tổ hợp nhà ga dịch vụ cho sân bay Long Thành; taxi hàng
      không: mua máy bay tầm ngắn để phục vụ các tuyến bay đêm Sài Gòn - Phú
      Quốc; Sài Gòn – Nha Trang...

      Giai
      đoạn phát triển tiếp theo, VALC sẽ chú trọng đẩy mạnh các hoạt động
      kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính, năng lực tiếp thị quảng bá với
      nước ngoài. Mở rộng thành phần cổ đông tham gia, chú ý các nhà đầu tư
      nước ngoài có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực
      hàng không và cho thuê máy bay...

      -
      Ông nói rằng trong tương lai, VALC sẽ mở rộng thành phần cổ đông tham
      gia. Vậy hiện cơ cấu cổ đông của VALC như thế nào, lộ trình mở rộng cổ
      đông là bao giờ?


      VALC
      là Cty cổ phần, trong đó các DN NN chiếm cổ phần chi phối (79%) gồm:
      Vietnam Airlines, BIDV, Petro Vietnam, Vinashin, 21% còn lại là dành
      cho các pháp nhân, thành phần kinh tế trong nước. Vốn điều lệ trong
      giai đoạn đầu (2007 – 2014) tối thiểu là 200 triệu USD. Đến giai đoạn 2
      (từ 2015 – 2025) vốn điều lệ tối thiểu là 1 tỷ USD. VALC sẽ phát hành
      tăng vốn điều lệ và tỷ lệ 21% sẽ dành cơ hội cho các nhà đầu tư nước
      ngoài có tiềm năng như đã nói ở trên.

      -
      Trong thành phần cổ đông sáng lập có cả Vietnam Airlines. Liệu như vậy
      có khiến các hãng quốc tế hoạt động trong cùng lĩnh vực đặt câu hỏi về
      sự độc quyền về giá cho thuê - mua?


      Tôi
      khẳng định là không có chuyện tạo ra thế độc quyền khi Vietnam Airlines
      là cổ đông sáng lập. Câu chuyện về giá là câu chuyện của thị trường.
      VALC sẽ phải cạnh tranh bình đẳng với các hãng quốc tế khác khi đưa ra
      giá chào của sản phẩm. VALC chỉ được ưu tiên chọn khi có cùng mức giá
      với các hãng khác trong cùng một dịch vụ, sản phẩm.

      - Xin cảm ơn ông!




      [/table]

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Nhận định thị trường ngày
      By Dưluận in forum Thông báo - Góp ý
      Trả lời: 123
      Bài viết cuối: 22-06-2009, 12:40 AM
    2. Trả lời: 15
      Bài viết cuối: 16-06-2008, 11:46 AM
    3. nhận định giá cả thị trường
      By in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình