[table] “Mở room” cứu thị trường? (2007-09-24 ) |








|
Theo
quy định cam kết gia nhập WTO, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được tăng
tỷ lệ sở hữu tại các DN VN mà Nhà nước không cần khống chế điều kiện.
Điều này có nghĩa là sau khi VN gia nhập WTO, “room” sẽ được “nới
rộng”. Tuy nhiên, do đầu 2007, thị trường chứng khoán phát triển quá
nóng, nên Chính phủ đã yêu cầu duy trì “room” 30% với các DN chưa niêm
yết và 49% với những DN niêm yết. Điều này khiến cho quan điểm về việc
“mở room” cho các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn đang gây nhiều tranh
cãi.

|






Thống
kê của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính VN cho biết: Hơn 30 mã chứng
khoán nhà đầu tư ngoại “ưa thích” hiện đã “dùng” hết tỷ lệ (...) cho
phép

Giải pháp cuối cùng

Liên
tiếp 4 tháng qua, thị trường chứng khoán VN trong giai đoạn điều chỉnh,
chỉ số VN-Index trồi sụt quanh 900 điểm, giá trị giao dịch giảm mạnh.
Một điểm dễ nhận thấy là sức cầu từ khối nhà đầu tư ngoại giảm rõ rệt.
Trong bối cảnh như vậy, cộng thêm một số chính sách được ban hành hoặc
đang trong dự thảo như thắt chặt cho vay kinh doanh chứng khoán, đánh
thuế thu nhập từ kinh doanh chứng khoán... càng làm cho tâm lý các nhà
đầu tư trong nước chán nản. Tuy chưa có thống kê chính xác, nhưng với
khối lượng giao dịch giảm mạnh tại các sàn chứng khoán, có thể thấy rất
nhiều nhà đầu tư đã rời sàn.

Nhiều
thông tin đưa ra để "kích cầu" thị trường đã được áp dụng triệt để
nhưng không đem lại kết quả như mong muốn. Điển hình có thể thấy báo
cáo kết quả kinh doanh quý 2 của nhiều DN rất khả quan, đặc biệt là của
khối ngân hàng, sản xuất, kinh doanh... như STB, REE, NKD... cũng như
dự án phát triển hết sức tiềm năng cũng không thể khiến giá các cổ
phiếu này bứt phá như đã từng xảy ra vào đầu năm 2007. Thậm chí 4 đại
gia có sức ảnh hưởng lớn đến chỉ số VN - Index là REE, NKD, GMD, SAM
trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM đã có buổi gặp mặt "trấn an" các
nhà đầu tư, nhưng chỉ số này cũng chỉ "nhảy nhót" quanh ngưỡng 900
điểm.

[table]
Tại
VN, Luật Cạnh tranh đã quy định việc thâu tóm một DN bằng cách mua cổ
phần trên thị trường chứng khoán không được thực hiện nếu tạo ra DN mới
nắm trên 50% thị phần trong một lĩnh vực; nếu nắm 30% thị phần thì phải
báo cáo. Còn theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các DN có vốn nước
ngoài dưới 49% được coi là DN “nội”, trên mức này là DN “ngoại”.




|
[/table] "Phép
thử" gần đây nhất đã khiến giới đầu tư càng tin chắc rằng "mở room" sẽ
là biện pháp cuối cùng giúp thị trường vượt qua "sóng gió". Đó là Trung
tâm Lưu ký do sai sót trong tính toán đã đưa tỷ lệ sở hữu của cổ phiếu
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), mã STB từ
30% lên 49% khiến nhà đầu tư ngoại ào ào đặt mua với giá trần ở mấy
chục phút đầu của phiên đầu tiên ngày 21/8. Tiếp theo ngày 5/9, Trung
tâm Lưu ký chứng khoán, chi nhánh TP HCM đã tính nhầm "room" cho nhà
đầu tư ngoại được phép sở hữu cổ phiếu đối với Cty cổ phần Xuất nhập
khẩu thủy sản Bến Tre, mã ABT lên đến 777.555 đơn vị. "Nhờ" sự sai sót
này, nhà đầu tư nước ngoài đã nhân cơ hội đặt mua vượt 0,01% tỷ lệ cho
phép.

Một
nhà đầu tư lâu năm trên sàn BSC khẳng định: "phép thử mở room trong bối
cảnh hiện nay có lẽ hiệu quả nhất, bởi nhà đầu tư nội vẫn chưa bỏ thói
quen “theo" bước đi của nhà đầu tư ngoại. Trên thị trường hiện nay,
hàng tốt có rất nhiều, chỉ cần có cầu ngoại phát tín hiệu là các nhà
đầu tư nội sẽ phấn chấn quay trở lại sàn".

Còn nhiều lo ngại

Một
số chuyên gia khác thì lại cho rằng nên tăng tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu
tư nước ngoài, nhưng hạn chế họ tham gia hoạt động DN bằng cách phát
hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết. Tuy nhiên, theo TS Trịnh An
Huy – Chủ tịch Câu lạc bộ các nhà đầu chứng khoán (CSI) thì khi nhà đầu
tư ngoại bỏ vốn để đầu tư dài hạn, họ đương nhiên muốn có quyền biểu
quyết, tham gia những kế hoạch phát triển của DN được trình bày tại đại
hội cổ đông.

Trong
khi các nhà đầu tư nóng lòng chờ kế hoạch “mở room” của Chính phủ, thì
một số chuyên gia lại bày tỏ lo ngại việc các DN "ngon" có thể bị nhà
đầu tư nước ngoài thao túng nếu họ được tăng tỷ lệ sở hữu.

Nhiều
DN niêm yết trên sàn lại bày tỏ quan điểm đồng tình với cơ quan quản lý
về vấn đề này. Bà Nguyễn Thị Mai Thanh – Tổng Giám đốc Cty cổ phần cơ
điện lạnh (REE) thẳng thắn cho biết: "Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước
ngoài ở mức 49% là vừa phải. Nếu nhìn những thị trường lân cận thì thấy
chỉ số này có thể cao hơn. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh kinh tế của VN,
chúng ta đang bắt đầu phát triển, tôi nghĩ chúng ta phải giành cơ hội
thoả đáng, hợp lý cho các nhà đầu tư trong nước. Do vậy, tỷ lệ 49% hiện
nay không phải là thấp. Nếu nhìn lại sự điều chỉnh trong thời gian vừa
qua là có một vài tác động từ bên ngoài và những tác động đến hơi bất
ngờ, do vậy làm cho nhà đầu tư không có thời gian chuẩn bị sắp xếp
nguồn vốn của mình. Trên thực tế, trên thị trường còn rất nhiều hàng
tốt với mức giá hợp lý để đầu tư".

Những “nước cờ” khác

Cũng
theo TS Huy, việc mở "room" chưa hẳn là cứu cánh đối với thị trường
chứng khoán VN hiện nay. Bởi Chính phủ sẽ phải cân nhắc việc mở "room",
mở bao nhiêu, lộ trình mở như thế nào...

Tuy
nhiên trước mắt, có 2 phép tính khác có thể cân nhắc để "cứu" sự ảm đạm
của thị trường. Thứ nhất, đó là việc IPO Ngân hàng Ngoại thương VN
(VCB). Nếu giá cổ phiếu này được tính toán ở mức hợp lý, bán cho đối
tác chiến lược trước, thì nhà đầu tư trong nước sẽ có giá tham khảo để
đặt mức giá không quá cao như đã từng xảy ra với cổ phiếu của tập đoàn
Bảo Việt. Mức giá của VCB sẽ có tác động rất lớn đến mặt bằng giá cổ
phiếu trên thị trường cả tập trung và phi tập trung. Thứ 2, nếu Chỉ thị
03 về thắt chặt cho vay kinh doanh chứng khoán được nới lỏng biên độ 3%
sẽ tạo tâm lý tốt cho các nhà đầu tư quay trở lại thị trường. Trên thực
tế, chỉ các ngân hàng thương mại quốc doanh mới "vướng" nhiều với giới
hạn này, còn các ngân hàng quốc doanh hầu như chưa vượt mức giới hạn
cho vay.




[/table]