[table] VCB sẽ xem xét việc mua lại nhiều ngân hàng |








|
Thị
trường tài chính Việt Nam được dự báo sẽ có làn sóng sáp nhập và mua
lại trong tương lai gần, điều này đang hối thúc nhiều ngân hàng, nhất
là khối thương mại cổ phần chạy đua liên kết để trở thành liên minh. |






Tuy
nhiên, không loại trừ các nhà băng lớn cũng nhanh chân chuẩn bị cho quá
trình mua lại để hình thành mô hình tập đoàn.Sauđây là cuộc trao đổi
với ông Vũ Viết Ngoạn, Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
(VCB) về vấn đề này.
Xin ông cho biết nội dung cụ thể về việc hợp tác giữa VCB và Ngân hàng TMCP Gia Định (GiaDinh Bank)? Đây
là bước mở đầu cho đề án hợp tác lâu dài và toàn diện giữa VCB
GiaDinh Bank. Tỷ lệ vốn góp vào GiaDinh Bank lần này của VCB là 11% và
VCBF là 19%, đồng thời, với việc đầu tư chiến lược này, VCB sẽ hỗ trợ
GiaDinh Bank nâng cao năng lực quản trị, điều hành và tài chính bằng
việc cung cấp cho GiaDinh Bank các trợ giúp kỹ thuật trong nhiều lĩnh
vực như: quản trị ngân hàng; dịch vụ ngân hàng bán lẻ, bán buôn; quản
lý rủi ro; công nghệ thông tin và nguồn nhân lực. Các trợ giúp kỹ thuật
sẽ được thiết kế và thực hiện trên quan điểm nhằm phát triển GiaDinh
Bank thành một ngân hàng có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường
Việt Nam.
Nhiều người cho rằng, việc mua lại 30% cổ phần của Gia Dinh Bank không nằm ngoài ý định thôn tính của VCB?

VCB đang trong quá trình tái cấu trúc và đổi mới, do vậy Ngân hàng có
chủ trương mở rộng quy mô hoạt động cũng như nâng cao năng lực tài
chính. [table]
Sau
khi hoàn tất bán 30% cổ phần cho VCB và VCBF, vốn điều lệ của GiaDinh
Bank sẽ tăng lên 500 tỷ đồng, trong đó 36 tỷ đồng vốn điều lệ của
GiaDinh Bank sẽ được đem đấu giá thông qua CTCK VCBS. Dự kiến, vốn điều
lệ của GiaDinh Bank sẽ tăng lên 1.000 tỷ đồng trong năm 2008. Ngoài các
cổ đông cá nhân, tính đến nay GiaDinh Bank còn có 14 cổ đông pháp nhân,
trong đó có VCB, Incombank, SaigonBank, DongA Bank, Eximbank, ACB,
HDBank, VIB Bank và Ngân hàng TMCP Thái Bình Dương.

|
[/table]
Theo tôi, để cạnh tranh tốt trên thị trường tài chính đang dần mở rộng
cửa đón ngân hàng ngoại, cách tốt nhất đối với ngân hàng trong nước là
xây dựng liên minh vững mạnh cho mình. Mặt khác, để xây dựng một mạng
lưới giao dịch vững mạnh thì việc hợp tác luôn được đặt lên hàng đầu.
Tuy nhiên, đối với GiaDinh Bank, hiện nay vẫn còn quá sớm để chúng tôi
nghĩ đến việc mua lại hay sáp nhập, mặc dù VCB đã tính đến những bước
đi chiến lược về sau. Trước mắt, chúng tôi chỉ nghĩ đến việc hợp tác,
hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển. GiaDinh Bank là một ngân
hàng có quy mô vốn nhỏ nên tiềm năng phát triển còn rất lớn, chúng tôi
tin rằng, với khoản đầu tư này, VCB sẽ thu về một khoản lợi nhuận cao. Xin
ông cho biết, VCB đã nghĩ đến việc xây dựng chiến lược mua lại một số
ngân hàng cổ phần khi xu hướng sáp nhập trên thị trường tài chính Việt
Nam xảy ra?


Tôi cho rằng, trong vài năm tới, VCB cũng phải tính đến xu hướng sáp
nhập và mua lại một số ngân hàng vì trong điều kiện thị trường tài
chính Việt Nam phát triển, có nhiều ngân hàng lớn sẽ mạnh thêm. Bên
cạnh đó, một số ngân hàng nhỏ khó có thể loại trừ được khó khăn khi sự
thôn tính bùng bổ, đây chính là quy luật cạnh tranh của thị trường. Do
vậy, vì lợi ích của các bên nên sự liên minh, liên kết hoặc sáp nhập,
mua lại cũng cần tính tới. Chúng tôi đang trong quá trình xây dựng
những bước đi chiến lược của mình.
Đến nay, VCB đã góp vốn vào bao nhiêungân hàng cổ phần và kế hoạch sắp tới sẽ ra sao, thưa ông?

VCB đã đầu tư góp vốn vào gần 10 ngân hàng như: Eximbank, VIB Bank,
OCB, MB… Trong thời gian tới, VCB sẽ cơ cấu và xem xét lại danh mục để
tập trung vào một số ngân hàng có điều kiện nhằm tạo bước đột phá cho
ngân hàng đó cũng như cho chính bản thân VCB. Do vậy, không chỉ có
GiaDinh Bank mà trong tương lai gần, VCB còn liên kết thêm nhiều ngân
hàng cổ phần khác
[/table]