Giải cứu thị trường chứng khoán

Thứ tư, 21.05.2008, 08:37am (GMT+7)


(TCK)TTCK
Việt Nam đã xuống quá sâu và rất nhiều cổ phiếu đã xuống dưới giá trị
thực, thậm chí dưới cả giá trị sổ sách. Trong khi đó tình hình hoạt
động của DN trong quý I và dự đoán cả năm nay tình hình chung vẫn tăng
trưởng so với năm trước. Kinh tế vĩ mô có vấn đề về lạm phát và nhập
siêu nhưng tăng trưởng vẫn đạt mức cao và xuất khẩu mạnh.

TTCK
suy yếu là do dòng vốn đầu tư kém chất lượng, biểu hiện ở dòng vốn mang
tính đầu cơ và đầu tư ngắn hạn nhiều, vốn vay kinh doanh chiếm tỷ lệ
đáng kể, trình độ và tâm lý của các nhà đầu tư nội chưa cao, việc giới
hạn room làm méo mó thị trường. Bên cạnh đó công tác quản lý điều hành
thị trường chưa theo kịp thực tiễn.

Hiện tại đang có nhiều ý
kiến về việc mở room các doanh nghiệp niêm yết để kích cầu thị trường
nhưng lại sợ về lâu dài các DN làm ăn hiệu quả sẽ bị thâu tóm với giá
rẻ. Cũng có lo ngại là khi nâng room thì công tác quản lý dòng vốn FII
sẽ khó khăn hơn và cũng có cả viêc đảo chiều của dòng vốn.

Vấn
đề quan trọng là phải tạo ra một mặt bằng giá chứng khoán hợp lý trên
thị trường, nghĩa là TTCK tập trung phải là thước đo giá CK trên thị
trường vốn nói chung. Để giải bài toán này cần cơ cấu lại TTCK theo
hướng sau:

Chia sàn chứng khoán TP HCM thành hai mảng, theo đó
chọn 50 công ty có tính thanh khoản cao, minh bạch trong kinh doanh xếp
lên phía trên của bảng giao dịch để lập thành nhóm A. Trong số đó phải
hội đủ đại diện của các nhóm ngành KD như ngân hàng, chứng khoán, dược,
hàng tiêu dùng, vận tải, thông tin...Các CP khác trên sàn chuyển xuống
phía dưới của bảng giao dịch. 50 cổ phiếu thuộc nhóm A này sẽ là sàn
điển hình cho thị trường. Các CP trong sàn A sẽ được đặc cách mở Room
với tỷ lệ cao ví dụ như ngành ngân hàng lên 49%, các ngành khác lên
70%, thậm chí có thể mở room với tỷ lệ cao hơn nữa hoặc không cần quy
định về room. Như vậy ở đây sẽ diễn ra giao dich rất sôi động và mục
đích chính của việc làm này là tạo ra một sàn chuẩn tắc về giá cả cho
toàn thị trường. Các CP còn lại trên sàn HOSE và HASTC vẫn giao dịch
bình thường như hiện nay và mở room theo lộ trình.

Đối với
biên độ giao dịch, về cơ bản và lâu dài nó không tạo ra sức mạnh cho
thị trường nhưng trong ngắn hạn là có tác dụng. Đặc biệt là đối với thị
trường VN đã xuống quá sâu, tâm lý đầu tư chưa vững nên sử dụng biên độ
lệch sẽ có tác dụng tốt. Theo tôi hiểu thì việc điều hành TTCK vừa mang
tính khoa học lại vừa là nghệ thuật nên các cơ quan quản lý cần linh
hoạt hơn trong việc sử dụng biện pháp để hỗ trợ thị trường.



http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/20583/