Threaded View
-
14-05-2008 02:24 PM #10
Senior Member- Ngày tham gia
- Sep 2007
- Bài viết
- 528
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
Re: Chứng khoán: Tồn tại hay không tồn tại?
Lo ngại cho tính thanh khoản
Thứ tư, 14.05.2008, 08:20am (GMT+7)
(TCK)Thị trường chứng
khoán bước sang phiên thứ 7 liên tiếp với sức cầu ngày một yếu. Giá cổ
phiếu đã giảm rất mạnh nhưng tại sao chưa hấp dẫn nguồn vốn mới tham
gia?
Rủi ro lớn nhất
Câu
chuyện sức cầu hiện tại đang gắn liền với mối quan ngại lớn nhất hiện
nay: Rủi ro thanh khoản. Thông thường thị trường luôn xuất hiện giao
dịch trong mọi hoàn cảnh và sự dao động giá của các CK hấp dẫn một dòng
tiền tích cực vận động để tìm kiếm lợi nhuận trong sự dao động đó.
Mặc
dù dòng tiền này không chiếm đa số về sức cầu trên thị trường và khó có
thể làm biến đổi xu hướng giá nhưng khối lượng chuyển nhượng hàng ngày
tạo ra "nhiệt" cho thị trường và giữ NĐT ở lại.
Tuy nhiên,
thực tế những phiên giao dịch gần đây, diễn biến một chiều chỉ có người
bán mà không có người mua đã làm nản lòng bất kỳ NĐT nào, kể cả ngắn
hạn lẫn dài hạn.
"Tính thanh khoản là yếu tố quan trọng hàng đầu
của một thị trường. Khi mất tính thanh khoản hoặc tính thanh khoản quá
kém, các kế hoạch đầu tư dễ dàng bị đảo lộn", một NĐT lướt sóng chuyên
nghiệp cho biết.
Nguyên nhân rất đơn giản: Bất kỳ kế hoạch đầu
tư ngắn hạn nào cũng phải xác lập được hai yếu tố: Thời điểm mua vào và
thời điểm bán ra. Các giao dịch được bảo đảm bằng lệnh cắt lỗ
(stoploss) khi giá giảm đến một mức xác định nào đó.
"Tuy nhiên
hiện nay việc cắt lỗ gần như không có ý nghĩa gì vì mức độ thanh khoản
quá thấp. Đây là một trong những lý do khiến giới đầu tư ngắn hạn đành
đứng ngoài cuộc", NĐT này cho biết.
Bản thân anh cũng đang trở
thành NĐT dài hạn bất đắc dĩ. Mặc dù xác định rõ ràng là phải thoát ra
khỏi một CP trong khoảng giá nhất định nhưng đã 3 phiên liên tục, lệnh
bán của anh phải xếp hàng chờ mà vẫn chưa bán hết.
Hai ví dụ rất
cụ thể gần đây là trường hợp của VNM tại sàn TPHCM và MIC tại sàn Hà
Nội. Đợt tăng giá bất thường của hai CP này có nhiều nguyên nhân, nhưng
trực tiếp là sự vận động của dòng vốn ngắn hạn đầu cơ giá lên.
VNM
tăng giá liên tục tròn một tháng với tỉ suất sinh lời trên dưới 30%.
MIC cũng tăng trên 90% trong vòng 30 phiên liên tục. Không ít NĐT đã bị
cuốn theo vòng xoáy tăng giá và phải gánh chịu rủi ro lớn khi CP mất
tính thanh khoản.
Phiên ngày 13.5, các lệnh bán đều bị tắc
nghẽn vì gần như không có giao dịch mua nào. Như vậy, NĐT chưa kịp
thoát ra sẽ phải xếp hàng bán ngày này qua ngày khác. Mất tính thanh
khoản, thị trường sơ cấp sẽ không còn hoạt động đúng tính chất nữa.
Lo ngại sức cầu
Hiện
đang có hai luồng ý kiến trái ngược nhau về chuyện biên độ dao động
giá. Có ý kiến cho rằng nên co hẹp lại thành 1% như trước để tìm lại
"ánh hào quang" của 10 phiên kịch trần liên tục.
Cũng có ý
kiến cho rằng biên độ hẹp làm méo mó cung cầu, không khuyến khích dòng
vốn ngắn hạn tham gia, làm mất tính thanh khoản của thị trường và nên
trả lại biên độ 5%, thậm chí là mở hoàn toàn. Trả lời báo chí mới đây,
thông tin từ UBCKNN cho biết trước mắt sẽ không có sự thay đổi biên độ
nào.
Tuy nhiên, câu hỏi về căn cứ nào để duy trì biên độ hiện
tại và duy trì đến bao lâu lại không có câu trả lời rõ ràng. Việc co
hẹp biên độ từ 5% xuống 1% thời điểm tháng 3.2008 có tác dụng tốt là
trấn an tâm lý. NĐT cần một khoảng thời gian tĩnh lặng để phân tích các
vấn đề tác động đến thị trường và ra quyết định hợp lý.
Biên
độ hẹp đã làm tròn nhiệm vụ của nó. Câu chuyện giảm giá hiện tại không
còn liên quan nhiều đến cú sốc tâm lý nữa. Nếu trước đây biên độ nhỏ
tạo niềm hưng phấn thì nay đang cọ xát vào nỗi đau hàng ngày, nguy hiểm
hơn là nó khiến tâm lý càng nặng nề và chán nản hơn.
Khi CTCK
giảm mạnh phí giao dịch, biên độ nhỏ vẫn có thể kiếm lời thì nay chắc
chắn những người đầu tư ngắn hạn cũng phải chào thua khi tính thanh
khoản gần như không có. Chỉ có khối lượng giao dịch hàng ngày lớn thì
thị trường dù đi xuống vẫn thu hút được NĐT tham gia. Còn hiện tại đầu
cơ giá xuống cũng rủi ro cực lớn vì không chắc đã bán được theo kế
hoạch.
Điều mà thị trường cần lúc này là tìm đến điểm cân bằng
về cung cầu. Điều đó chỉ có được khi thị trường thu hút thêm một lượng
tiền mặt lớn tham gia. Nếu nguồn tiền sẵn có đã cạn kiệt thì phải có
nguồn vốn từ bên ngoài bổ sung.
Thống kê quy mô dư bán giá
thấp nhất của 5 phiên gần đây cho thấy, giá trị dư mua trung bình
khoảng 388 tỉ đồng/phiên, tương đương 10,22 triệu CK/phiên. Trong khi
đó giá trị dư mua giá cao nhất trung bình chỉ có 3,8 tỉ/phiên, tương
đương 96.000 CK/phiên.
Để tiêu thụ lượng bán sàn lớn như vậy,
giá CK phải đủ rẻ để hấp dẫn lòng tham của NĐT cầm tiền. Tuy nhiên đó
chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là cơ hội cắt lỗ phải lớn và đi liền
với đó là tính thanh khoản cao. Việc sửa sai trong đầu tư bằng cách cắt
lỗ là chuyện thường xuyên đồng thời là nguyên tắc hàng đầu với NĐT ngắn
hạn.
Song hiện rủi ro này quá lớn, do đó việc tham gia thị
trường được cân nhắc hơn. Ngay cả với các tổ chức, hoạt động cơ cấu lại
danh mục đầu tư cũng không dễ dàng vì bán không có người mua.
http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/20040/
http://TinChungKhoan24h.Com
http://TinChungKhoan.Com
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Nhận định thị trường ngày
By Dưluận in forum Thông báo - Góp ýTrả lời: 123Bài viết cuối: 22-06-2009, 12:40 AM -
thách đấu các cao thủ nhận định đáy của thị trường
By bố tôi in forum CLB Chứng khoánTrả lời: 15Bài viết cuối: 16-06-2008, 11:46 AM -
nhận định giá cả thị trường
By in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM
Bookmarks