Giải pháp nào cho Chứng khoán Việt Nam?

Chủ nhật, 11.05.2008, 10:24am (GMT+7)


(TCK)Trong bài viết "Chứng khoán & Quốc hội"
chúng tôi đã nhận định, chứng khoán Việt Nam sẽ "trở về" "mốc" 500.
Đáng tiếc là nhận định này chính xác! Điều đó minh chứng cho một nhận
định khác, nguy hiểm hơn đối với thị trường chứng khoán Việt Nam hiện
nay, là: Thị trường đang gặp Khủng hoảng khá nghiêm trọng. Vì "khủng
hoảng" là một khái niệm "nghiêm trọng" nên các thành phần tham gia thị
trường, cơ quan quản lý thị trường và chính phủ "cố tránh". Do đó,
ngoài đi tìm nguyên nhân của "khủng hoảng" chúng tôi đề nghị: Hãy chung
sức tìm Giải pháp trước mắt cũng như lâu dài cho thị trường.

Trước hết, chúng ta hãy "nhìn" trong "ngắn hạn" về thị trường chứng khoán Việt Nam. Đó là, tuần giao dịch từ 5/5 đến 9/5:
Khởi
đầu tuần giao dịch sau một kỳ nghỉ khá dài, nhiều thành phần liên quan
đến thị trường hy vọng một "động lực" mới sẽ xuất hiện. Khái niệm "động
lực" mà chúng tôi sử dụng không ngoài "giải pháp mạnh" từ cơ quan quản
lý thị trường từng "loan báo". Nhưng "động lực" chưa xuất hiện thì
"sóng thần" đã đến. Từ những bài báo đưa thông tin về "đầu tư tài
chính" của các ngân hàng thương mại cổ phần, đã đưa thị trường đến
"cuộc tháo chạy" đến mức "hoảng loạn" trên thị trường.


Dưới góc độ Giải pháp trong "ngắn hạn" với một thị
trường đang tiềm ẩn nguy cơ "rủi ro" như chứng khoán Việt Nam, thì
"giải pháp" quan trọng số 1 là: Không để những cuộc "khủng hoảng mini"
xảy ra.Vì bất cứ một cuộc "khủng hoảng mini" nào cũng đưa thị trường
đến "giới hạn cuối cùng". Mà, chuyện đó không may xảy ra, thì "dập tắt"
khủng hoảng nhanh chóng là yêu cầu bắt buộc.


Chính vì các thành phần liên quan đến thị trường
chưa được "chuẩn bị" hoặc chưa "chuyên nghiệp" trong việc "dập tắt"
khủng hoảng mini, nên thị trường chứng khoán Việt Nam đã "trở về" 500,
"mốc" nguy hiểm đối với tâm lý của nhà đầu tư.

Sẽ không có
"cuộc tháo chạy" nào hết khi các nhà báo của chúng ta "chuyên nghiệp",
tức là "viết" và đưa ra "nhận định" thật "trung thực" và "khách quan".
Một trong những "vấn đề" của báo chí Việt Nam là "uy tín và khả năng
ảnh hưởng" của báo chí vô cùng lớn. Nên báo chí sẽ là "rủi ro" thị
trường khi "viết" và "nhận định" không chuyên nghiệp.Nhà báo, cần và
nên tham vấn các chuyên gia "hẹp" khi "viết" và đưa ra "nhận định"
những vấn đề nhạy cảm, như "đầu tư tài chính" của các ngân hàng thương
mại cổ phần vừa qua.


Cuộc tháo chạy, có thể được ngăn chặn trong "trứng
nước" khi chính các ngân hàng thương mại "trong cuộc", ngân hàng nhà
nước và uỷ ban chứng khoán vào cuộc sớm. Tại sao, các ngân hàng "trong
cuộc" không cùng tổ chức họp báo ngay sau khi những bài báo "không
chính xác" xuất hiện? Xuất hiện trong họp báo không chỉ có người của
các ngân hàng, bao gồm đại diện của ngân hàng nhà nước và uỷ ban chứng
khoán, những cơ quan quản lý của cả thị trường và các tổ chức tín dụng.
Như vậy, tính chính xác, minh bạch, khách quan của thông tin họp báo
đưa ra sẽ thuyết phục cộng đồng đầu tư hơn rất nhiều "kiểu" ACB hay một
vài ngân hàng đã làm.

Phải chăng, các ngân hàng đã quen với
cung cách "kêu" nên các cơ quan quản lý hay công luận một cách thụ động
như vậy của thời bao cấp?


Phải chăng, ngân hàng nhà nước và uỷ ban chứng
khoán, quá bận rộn với những cuộc họp, với những "câu hỏi" của công
luận về "trách nhiệm" với thị trường nên không có con người và thời
gian "chung sức" giải quyết khủng hoảng với doanh nghiệp?


Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm sâu, tất cả các
thành phần liên quan đều bị "thiệt hại" đều cần "chuyên nghiệp" và
"trách nhiệm". Nếu không như vậy, các nhà đầu tư sẽ "tháo chạy" thực sự
khỏi thị trường, bởi nhà đầu tư thực sự gặp quá nhiều rủi ro, trong khi
đó, nhà đầu tư cần được bảo vệ cao nhất.



http://TinChungKhoan24h.Com
http://TinChungKhoan.Com