Cơ chế nào cho hoạt động của SCIC?

Thứ ba, 17.06.2008, 01:44am (GMT+7)


(TCK)Hiện SCIC đang quản lý hàng ngàn tỉ đồng vốn
Nhà nước, nhưng do cơ chế không rõ ràng nên hoạt động không hiệu quả.
Cần tạo môi trường pháp lý rõ ràng, quy định chế độ tự chịu trách nhiệm
đầy đủ...





































































































































































































Có vai trò rất lớn là quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp
(DN) Nhà nước đã được cổ phần hóa, nhưng cơ chế hoạt động của Tổng Công
ty Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đang được đặt lại.




































































































Chỉ quản lý vốn trên sổ sách!





































































































Thực tế thời gian qua, vai trò đầu tư theo nguyên tắc thị trường
của SCIC khá mờ nhạt. Nhận định về hiệu quả hoạt động của SCIC, chuyên
gia kinh tế cao cấp Lê Đăng Doanh cho rằng vốn SCIC được chuyển nhận
bàn giao đều là vốn sổ sách, phân tán ở gần 900 DN Nhà nước và tỉ lệ
tập trung dưới sự trực tiếp điều hành của SCIC rất thấp. Quy mô vốn sổ
sách thì lớn nhưng thanh khoản thực tế lại rất hạn chế. Đại diện chủ sở
hữu tại các DN Nhà nước cổ phần hóa hiện nay là người của chủ sở hữu cũ
bổ nhiệm, SCIC đã tiếp nhận nguyên cả gói, chưa có khả năng thay đổi
gì. Như vậy, trong không ít trường hợp, đại diện chủ sở hữu là đại diện
cho DN nhiều hơn là đại diện cho SCIC.




































































































Theo ông Hoàng Nguyên Học, Phó Tổng Giám đốc SCIC, trở ngại lớn
nhất của SCIC hiện nay là phần vốn Nhà nước trong các DN đang được đầu
tư quá dàn trải. Do đó, cần bán bớt hoặc bán hết phần vốn ở các công ty
Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần. Số tiền thu được sẽ dùng để đầu tư
vào các dự án có hiệu quả hơn. Tính theo giá trị sổ sách, vốn tiếp nhận
của SCIC khoảng 7.500 tỉ đồng, tính theo giá thị trường đạt hơn 20.000
tỉ đồng. Trong thời điểm thị trường chứng khoán phát triển tốt, mức vốn
hóa đạt khoảng 40.000 tỉ đồng.




































































































Vướng cả thủ tục và cơ chế





































































































Ông Học cho biết, đến nay, SCIC mới thực hiện thoái vốn đầu tư
tại 85 DN do chỉ được bán theo hình thức đấu giá cổ phần hoặc bán trên
sàn đối với DN niêm yết. Thời gian chuẩn bị cho một đợt bán đấu giá
nhanh nhất cũng mất 3 tháng. Có trường hợp chi phí thuê tư vấn “ngốn”
hết tổng số vốn của DN được tiếp nhận. SCIC đề xuất được phép bán vốn
thỏa thuận và căn cứ vào giá niêm yết trên thị trường chứng khoán để
đàm phán bán vốn cho nhà đầu tư. Mới đây, có nhà đầu tư chiến lược trả
cao hơn giá sàn nhiều lần để mua 10% cổ phiếu của Bảo Minh nhưng SCIC
không thể bán vì cơ chế chưa cho phép. Theo ông Học, việc đa dạng các
phương án sẽ tạo thuận lợi hơn trong các kế hoạch bán bớt cổ phần Nhà
nước. SCIC cũng xem xét phương án thuê chuyên gia định giá chất lượng
các DN hoạt động theo ngành, để có thể “bán cả lô”. Hiện SCIC đang lựa
chọn một số công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ tư vấn, bán phần vốn
Nhà nước tại các DN cổ phần hóa.




































































































Xung quanh đề xuất mở rộng hình thức bán vốn của SCIC đang có
những ý kiến khác nhau. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, Viện
Nghiên cứu Kinh tế Xã hội Hà Nội, cho rằng việc cho phép SCIC bán vốn
thỏa thuận có thể nảy sinh hình thức tham nhũng mới và tình trạng
xin-cho nếu không có cơ chế giám sát phù hợp. Còn theo TS Nguyễn Đình
Cung, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, SCIC là công ty đại
diện quản lý vốn Nhà nước nên cần được Chính phủ giao toàn quyền. Chính
phủ chỉ cần xây dựng cơ chế kiểm soát cho SCIC. SCIC làm gì không cần
phải xin phép, miễn sao đúng luật và lợi ích của “ông chủ” được bảo
đảm.








































































TS Lê Đăng Doanh:


Ý tưởng tốt nhưng thiết kế dở dang


Tính tự chủ của SCIC chưa được xác định rõ bằng
văn bản pháp luật. Chủ tịch HĐQT của SCIC hiện nay là bộ trưởng Bộ Tài
chính kiêm nhiệm, khi quyết định SCIC phải can thiệp để cứu thị trường
chứng khoán thì không rõ đấy là quyết định của bộ trưởng hay của chủ
tịch HĐQT. Như vậy, Nhà nước lập ra SCIC với ý tưởng tốt nhưng thiết kế
rất dở dang, SCIC muốn làm cũng không làm được. Cần tạo môi trường pháp
lý rõ ràng, quy định chế độ tự chịu trách nhiệm đầy đủ để SCIC thực sự
hoạt động có hiệu quả.

SCIC dùng tiền Nhà nước cứu thị trường chứng
khoán, lỗ lãi thế nào, không ai biết. Nếu tình trạng thiếu công khai,
minh bạch như trên tiếp diễn, không thể loại trừ khả năng SCIC dùng
tiền Nhà nước phục vụ cho nhóm lợi ích nào đó, lãi thì nhóm đó được, lỗ
thì ngân sách chịu. Không thể coi SCIC là bài thuốc tiên, bệnh gì cũng
đem dùng. Việc bán cổ phiếu, tìm cổ đông chiến lược trong nước và ngoài
nước phải theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, tránh cách
làm vừa qua có màu sắc duy ý chí muốn tối đa hóa lợi nhuận, đặt giá quá
cao đến mức các cổ đông chiến lược dự kiến đều rút hết.





http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/22080/