Tin Phân Tích Đánh Giá & Nhận Định Thị Trường
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Trang 11 của 11 Đầu tiênĐầu tiên ... 9 10 11
    Kết quả 201 đến 206 của 206
    1. #201
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định TTCK Việt Nam: liệu có phải đang tạo đáy?



      TTCK Việt Nam: liệu có phải đang tạo đáy?

      Thứ năm, 19.06.2008, 08:00am (GMT+7)


      (TCK)Trong bối cảnh thị trường đang oi bức, sự tăng điểm vừa qua trên TTCK
      là cơn mưa vàng, đánh thức thị trường và kêu gọi nhà đầu tư trở lại,
      phân tích của Ths Nguyễn Anh Tuấn.





      Liên
      tục trong cả tháng năm 2008 và kéo dài sang tuần đầu tháng sáu, thị
      trường liên tục một màu đỏ rực lửa. Những ngưỡng cản liên tục bị xuyên
      phá. Tại sàn HOSE, VN-index giảm từ mức điểm 521.28 ngày 5/5 xuống còn
      414.1 điểm ngày 30/5 và xuống còn 370.45 điểm ngày 11/6.

      Tính
      thanh khoản của thị trường thấp, khối lượng giao dịch thấp và có những
      phiên, khối lượng giao dịch thấp kỷ lục, phiên ngày 2/6 tại sàn HOSE
      chỉ có gần 370.000 cổ phiếu được giao dịch trên thị trường (không tính
      đến giao dịch thỏa thuận).

      Tại sàn Hastc, tình hình cũng không
      có gì sáng sủa, Hastc giảm liên tục, từ mức 167 điểm ngày 5/5 xuống mức
      119 điểm ngày 30/5 và giảm xuống đến mức 107,76 điểm ngày 10/6. Phiên
      giao dịch ngày 22/5 chỉ có hơn 272.000 cổ phiếu được giao dịch.

      Có thể nói TTCK Việt Nam là điểm tối nhất trên TTCK khu vực châu Á và thế giới.


      Trong bối cảnh thị trường ngày càng oi bức, cơn mưa
      đầu tiên rồi cũng đến. Từ ngày 9/6 đến ngày 18/6/2008, thị trường chứng
      khoán Việt Nam đã đón nhận những giọt mưa mát lành đầu tiên.


      HaSTC-index tăng liên tiếp trong 5 phiên từ ngày
      11/6 đến ngày 17/6, tăng lên mức điểm 115,95 điểm và đến ngày 18/6 thì
      cơn mưa lại tạnh, HaSTC-index giảm xuống còn 113,95 điểm nhưng khối
      lượng giao dịch tăng mạnh, đạt hơn 8,5 triệu cổ phiếu với giá trị giao
      dịch hơn 193 tỷ VNĐ.





      [table]













      Diễn biến giao dịch trên sàn HOSE và HASTC. Nguồn : Sở giao dịch HOSE và Trung tâm HASTC


      [/table]
      Tại sàn HOSE, cơn mưa giải nhiệt đến chậm hơn, ngày
      12/6 VN-index tăng 0,1 điểm từ mức 370.45 điểm lên mức 370.55 điểm,
      VN-index tiếp tục tăng trong 4 phiên từ ngày 12/6 đến ngày 17/6 đạt
      384,71 điểm, mầu xanh đã trở lại, chấm dứt chuỗi ngày dài giảm điểm
      trên sàn HOSE, khối lượng giao dịch tăng mạnh, đạt trung bình 9,5 triệu
      cổ phiếu phiên.

      Tính thanh khoản của thị trường tăng, đạt
      trung bình 257 tỷ đồng phiên. Đến ngày 18/6, giống như sàn HASTC,
      VN-index lại giảm điểm, xuống còn 382,07 điểm, khối lượng giao dịch
      tăng đột biến, đạt hơn 24 triệu CP, giá trị giao dịch đạt hơn 630 tỷ
      VND.


      Đợt phục hồi ngắn ngủi vừa qua là rất có ý nghĩa đối
      với tương lai của thị trường. Có ba lý do chính có thể giải thích cho
      đợt phục hồi bất thành này, bao gồm:


      1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô và doanh nghiệp vẫn còn
      rất nhiều bất ổn. Dự kiến thời điểm khó khăn nhất của nền kinh tế và
      doanh nghiệp sẽ vào quý III/2008. Do vậy, thị trường chưa có động lực
      để gia tăng ổn định. Xu hướng chung vẫn là giảm giá.


      2. Giá cổ phiếu hiện nay đã đủ rẻ để đầu tư dài hạn
      an toàn, ngoại trừ khả năng nền kinh tế có biến động rất lớn theo hướng
      tiêu cực.


      3. Nguy cơ khủng hoảng tài chính hoặc tiền tệ đã
      được loại trừ cơ bản khỏi tâm lý của các nhà đầu tư. Do vậy, các nhà
      đầu tư dài hạn, với số vốn lớn, đã chính thức giải ngân, và tạo ra đợt
      phục hồi vừa qua.


      Dưới đây sẽ phân tích lần lượt từng nguyên nhân.


      Điều xấu nhất vẫn đang ở phía trước


      Đáng lo ngại là thời điểm xấu nhất dường như vẫn ở
      phía trước. Bối cảnh kinh tế vĩ mô chưa có nhiều điểm sáng, nỗ lực
      chống lạm phát chưa đem lại những kết quả như mong muốn. Lạm phát tiếp
      tục tăng cao, tháng 5 CPI tăng 3,91%, tính chung cả 5 tháng đầu năm
      2008 CPI tăng 15,96%. So với tháng 5-2007, CPI tháng 5/2008 đã tăng
      25,2%.

      Các ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục siết chặt tín
      dụng cho vay trong khi đẩy mạnh huy động tín dụng thông qua tăng lãi
      suất huy động sau khi NHNN bỏ quy định về lãi suất trần và công bố lãi
      suất cơ bản.

      Nguy cơ lạm phát lại bùng nổ từ sau tháng 7, với
      việc Chính phủ giảm trợ cấp một số mặt hàng quan trọng như xăng dầu,
      điện, than... Lạm phát sẽ tăng tới 22-30% trong cả năm 2008. Các yếu tố
      cơ bản hiện chưa thuận lợi để hỗ trợ sự hồi phục của thị trường.


      Thời điểm công bố kết quả kinh doanh của các công ty
      niêm yết trong vòng 3 tuần tới, nếu không có nhiều bất ngờ thì kết quả
      lợi nhuận quý 2 của nhiều công ty sẽ có sự giảm sút đáng kể, phản ánh
      khó khăn về vĩ mô hiện tại. Quý 3 năm nay sẽ là thời điểm khó khăn nhất
      của thị trường.


      Với việc “neo giá” các mặt hàng thiết yếu được dần
      rỡ bỏ vào tháng 7-8/2008 và các doanh nghiệp đã tính đủ chi phí vào giá
      thành sản phẩm, đà tăng giá sẽ giảm và lạm phát từng bước được kiềm chế
      sau tháng 8.


      Đỉnh của lạm phát sẽ là đáy của TTCK. Do vậy, đáy
      của thị trường sẽ vào khoảng tháng 8/2008. TTCK dự báo sẽ tăng trưởng
      ổn định đến cuối năm 2008 và có sức bật trong năm sau.


      Giá cổ phiếu đã ở mức rất rẻ


      Rất nhiều cổ phiếu đang ở mức sát mệnh giá, và tỷ lệ
      P/E trung bình của thị trường hiện nay ở mức 7,8 lần, rất thấp so với
      thời điểm thị trường ở mức đỉnh cao đầu năm 2007, P/E trung bình của
      thị trường lúc đó lên tới 40 lần, cao gấp nhiều lần các thị trường
      chứng khoán khác.


      Nếu như thị trường đã không thể ở mức quá cao phi
      bền vững vào đầu năm 2007, thì thị trường cũng không thể lâu dài ở mức
      quá thấp phi lô gíc như hiện nay.


      Ngoại trừ các cổ phiếu trong lĩnh vực ngân hàng,
      chứng khoán và các ngành liên quan đến bảo hiểm, vẫn có những công ty
      có kết quả kinh doanh tốt, kể cả trong môi trường lạm phát cao và lãi
      suất lớn như hiện nay.


      Thậm chí, một số cổ phiếu có P/E forward cho năm
      2008 chỉ ở mức 2-3 lần. Đây là những mức an toàn tuyệt đối cho đầu tư
      dài hạn. Rõ ràng, thời điểm này đã là lúc có thể lựa chọn và mua những
      cổ phiếu tốt với giá rẻ.


      Với những quỹ lớn, và đặc biệt các nhà đầu tư nước
      ngòai, có số vốn lớn và khả năng phân tích thị trường ở trình độ cao,
      việc giải ngân phải được bắt đầu ngay từ thời điểm hiện nay, cho dù thị
      trường có thể sẽ còn xấu đi đôi chút trong tháng Bảy.


      Đợt tăng giá báo hiệu sự thay đổi của thị trường


      Chuỗi ngày tăng điểm ngắn ngủi vừa qua không đủ sức
      làm thị trường quay đầu, nhưng đã là một chỉ báo quan trọng cho thấy
      tâm lý của các nhà đầu tư đã được cải thiện về cơ bản.


      Những tin đồn đại thất thiệt về khả năng khủng hoảng
      ngân hàng hay khủng hoảng tiền tệ đã không còn lan truyền trên các diễn
      đàn đầu tư. Gần như đã có một sự đồng thuận trên thị trường rằng các
      biện pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô đang đi đúng
      hướng. Vấn đề là cần có thời gian để những biện pháp đó phát huy hiệu
      quả trên thực tế.


      Theo nhận định chung của các thành viên thị trường,
      đợt tăng điểm vừa qua thật sự là một cơn mưa vàng trên TTCK, có thể
      chưa phải là cơn mưa chuyển mùa nhưng cơn mưa có ý nghĩa rất quan
      trọng. Trận mưa giúp giải tỏa không khí oi ngạt trên thị trường, giúp
      các thành viên thị trường có được những cơn gió mát và những giọt nước
      quý giá giữa những ngày khô hạn oi bức.

      Cơn mưa thực sự là
      bước ngoặt trên TTCK Việt Nam, nó đánh thức thị trường và gọi những ai
      đã rời bỏ thị trường quay lại thị trường..


      Những ngày tới, cũng chưa thể dự đoán được điều gì
      đến với TTCK Việt Nam, dường như giai đoạn khó khăn của thị trường đang
      được vượt qua được. Quá trình tạo đáy của thị trường, có thể kéo dài từ
      1-2 tháng, đã bắt đầu được khởi động.






      http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/22221/

    2. #202
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Có nên quỹ bình ổn TTCK?



      Có nên quỹ bình ổn TTCK?

      Thứ tư, 25.06.2008, 12:47am (GMT+7)


      (TCK)Nhiều ý kiến lo ngại hoạt động của quỹ bình ổn thị trường chứng khoán sẽ lặp lại “vết xe đổ” của SCIC

      Để đưa thị trường chứng khoán (TTCK) đi vào phát triển bền vững,
      đồng thời hỗ trợ thị trường trong các thời điểm khó khăn như hiện nay,
      Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) đang nghiên cứu việc thành lập quỹ
      bình ổn TTCK theo đề xuất được đưa ra tại cuộc họp của SSC với các quỹ
      đầu tư và các công ty chứng khoán tại TPHCM mới đây. Tuy nhiên, xung
      quanh việc có nên thành lập quỹ bình ổn TTCK vẫn còn nhiều ý kiến trái
      chiều.





























































































































      Sẽ không hiệu quả?












































      Hầu hết các ý kiến không đồng tình với việc thành lập quỹ này
      đều cho rằng hoạt động can thiệp của quỹ này đối với TTCK sẽ lại mang
      tính chất mệnh lệnh giống như hoạt động “cứu” chứng khoán của Tổng Công
      ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Nếu can thiệp quá sâu, sẽ
      bóp méo thị trường. Thậm chí còn có ý kiến e ngại rằng nó cũng chỉ có
      tác động về mặt tâm lý, “đánh lừa” nhà đầu tư.











































      Một chuyên gia phân tích, cơ chế hoạt động của quỹ bình ổn TTCK
      là dựa trên nguyên tắc vốn góp của Nhà nước và các thành viên tham gia
      thị trường là các công ty chứng khoán và các quỹ đầu tư. Tuy nhiên,
      hiện cả quỹ đầu tư và công ty chứng khoán đều đang lâm vào tình trạng
      khó khăn đặc biệt nghiêm trọng. “Vậy thì hà cớ gì phải ép người ta đóng
      tiền thành lập quỹ. Mà có ép họ cũng không có tiền để đóng. Hơn nữa,
      nếu thành lập, hoạt động của quỹ bình ổn TTCK sẽ không đạt được hiệu
      quả. Bởi nó cũng mua vào cổ phiếu, cũng “cứu” chứng khoán giống như
      SCIC đã từng làm. Mà bài học về “phương thuốc” SCIC vẫn còn đó. Dù cho
      quỹ này có trong tay cả 5.000 tỉ đồng hay 10.000 tỉ đồng thì khi mua
      vào cổ phiếu để cứu thị trường, cũng chỉ như muối bỏ biển mà thôi.
      Chúng ta cứ thử hình dung, nếu TTCK đi xuống liên tục như thời gian
      qua, quỹ bình ổn TTCK buộc phải can thiệp vào thị trường thì vài ngàn
      tỉ đồng đó có nghĩa lý gì, chỉ một tuần là sẽ hết veo” – một chuyên gia
      khẳng định. Ông này cho rằng mặc dù chưa thành lập nhưng nguyên tắc và
      chức năng hoạt động của quỹ này bộc lộ khá nhiều bất ổn.











































      Quỹ bình ổn TTCK sẽ độc lập hơn SCIC












































      Theo ông Vũ Bằng, Chủ tịch SSC, mặc dù chưa phải là một đề án
      nhưng SSC đang nghiên cứu rất nghiêm túc về việc thành lập quỹ bình ổn
      TTCK và tác động của nó đối với thị trường. Nếu được thành lập, hoạt
      động của quỹ này sẽ tách ra thành một tổ chức độc lập, cũng kinh doanh
      một cách bình thường như các tổ chức kinh tế khác. Khi có lời, số tiền
      đó sẽ tiếp tục để đầu tư. Khi thị trường gặp khó khăn, cần thiết phải
      có sự hỗ trợ thì quỹ này sẽ can thiệp. Tuy nhiên, cách can thiệp thị
      trường của quỹ này khác với cách can thiệp của SCIC.











































      “Mỗi tổ chức có một tiêu chí hoạt động khác nhau. Một tổ chức mà
      có quá nhiều mục tiêu, nhiệm vụ phải làm thì khó có thể thực hiện được
      tốt tất cả các mục tiêu. Không ai có thể làm được nhiều việc cùng một
      lúc mà lại đạt được kết quả cao. Chức năng chính của SCIC là một cơ
      quan quản lý phần vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp. Việc mua vào của
      SCIC trong thời gian qua chỉ là hành động hỗ trợ thị trường về mặt tâm
      lý, khích lệ tinh thần nhà đầu tư. Riêng về quỹ bình ổn TTCK, hoạt động
      chỉ tập trung vào mục tiêu kinh doanh và hỗ trợ thị trường. Hơn nữa,
      quỹ bình ổn TTCK độc lập hơn SCIC rất nhiều trong các quyết định mua –
      bán và can thiệp” – ông Bằng khẳng định.











































      Theo các ý kiến ủng hộ việc thành lập quỹ bình ổn TTCK, kinh
      nghiệm quốc tế cho thấy quỹ bình ổn TTCK có vai trò rất lớn trong việc
      điều tiết và hỗ trợ thị trường. Tại Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan...
      quỹ này cũng đã được thành lập và đạt được một số kết quả nhất định
      trong việc hỗ trợ thị trường tại những thời điểm khó khăn.


































      Tăng cường quản lý TTCK


      Theo website Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn
      Dũng vừa có chỉ thị chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện một số biện
      pháp cấp bách nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng xấu đến thị TTCK.
      Thủ tướng chỉ đạo: Việc chào bán chứng khoán ra công chúng, phát hành
      cổ phiếu riêng lẻ phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc cơ
      quan quản lý cấp phép hoạt động. Việc phát hành chứng khoán riêng lẻ,
      phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, luồng ngoại tệ vào ra của
      các nhà đầu tư phải được giám sát chặt chẽ. Các công ty đại chúng phải
      thực hiện chế độ kiểm toán, công bố thông tin và quản trị công ty theo
      quy định của Luật Chứng khoán.

      Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban
      Chứng khoán Nhà nước xây dựng đề án tổ chức giao dịch chứng khoán cho
      các công ty đại chúng trong năm 2008 nhằm mở rộng TTCK có tổ chức.





      http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/22379/

    3. #203
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Lập quỹ bình ổn chứng khoán liệu có ổn?



      Lập quỹ bình ổn chứng khoán liệu có ổn?

      Thứ sáu, 27.06.2008, 09:22am (GMT+7)


      (TCK)Trong
      thời điểm này, đề xuất thành lập quỹ bình ổn thị trường chứng khoán
      được đón nhận với cả ý kiến đồng tình lẫn phản đối.



      Quỹ bình ổn chứng khoán là một mô hình góp vốn bằng tiền mặt của các
      thành viên thị trường nhằm ổn định thị trường chứng khoán khi có những
      chuyển biến mạnh.



      Số tiền đóng góp vào quỹ có thể chỉ là nguồn vốn của Nhà nước hoặc bao
      gồm cả nguồn đóng góp của các chủ thể tham gia thị trường.



      Quỹ tham gia hỗ trợ bình ổn thị trường bằng cách mua vào hoặc bán ra khi thị trường quá lạnh hoặc quá nóng.



      Mô hình của các nước



      Tại Hàn Quốc, mô hình này đã từng xuất hiện năm 1968. Singapore, Hồng
      Kông, Đài Loan cũng có mô hình quỹ bình ổn thị trường theo hình thức
      này. Nhật Bản đã hình thành quỹ này từ những năm 60 của thế kỷ trước.



      Theo lời kể của ông Hideki Kondo, Trưởng đại diện Công ty chứng khoán
      Daiwa tại Hà Nội, năm 1964, khi chỉ số Nikkei của thị trường chứng
      khoán Nhật Bản từ đỉnh cao trên 1800 điểm rơi xuống gần 1000 điểm, nền
      kinh tế Nhật Bản cũng gặp một số khó khăn tương tự nền kinh tế Việt Nam
      hiện nay.



      Đó là, thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, cán cân thanh toán thâm
      hụt, lạm phát tăng cao. Chính phủ Nhật Bản đã phải tăng lãi suất để
      kiềm chế lạm phát và thành lập một công ty chứng khoán, hoạt động như
      mô hình một quỹ bình ổn.



      Các thành viên góp vốn cho công ty này thuộc lĩnh vực tư nhân, bao gồm
      các ngân hàng, các công ty môi giới chứng khoán. Số vốn huy động được
      khoảng 10 tỷ Yên. Sau hơn 1 năm, thị trường chứng khoán Nhật đã có phần
      hồi phục.


      Lập quỹ bình ổn ở Việt Nam liệu có ổn?


      Khi thị trường chứng khoán Việt Nam đi xuống trong giai đoạn vừa qua, ý
      tưởng hình thành quỹ bình ổn thị trường được nhìn nhận là một hướng đi
      tích cực.



      Theo ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội kinh doanh chứng khoán
      Việt Nam (VASB): “Về lý thuyết, đây là một mô hình rất tốt và là hướng
      đi phù hợp để cứu thị trường. VASB không kỳ vọng quỹ này sẽ mua hết
      nhưng sẽ góp phần giúp nhà đầu tư yên tâm hơn”.



      Tán đồng với việc hình thành quỹ, ông Phan Minh Tuấn, Giám đốc Quỹ
      Dragon Capital, Văn phòng Hà Nội, nói: “Mục tiêu của Quỹ là bình ổn thị
      trường. Vì vậy, quỹ có tác động ổn định thị trường trong ngắn hạn và
      phát triển thị trường trong dài hạn. Trong ngắn hạn, các thành viên
      tham gia quỹ có thể gặp một số khó khăn khi phải hy sinh lợi ích ngắn
      hạn để phục vụ mục tiêu dài hạn”.



      Ông Tuấn cũng cho biết, vì Dragon là một quỹ lớn, chúng tôi tin tưởng
      vào thị trường Việt Nam và có cảm giác phải có trách nhiệm với thị
      trường nên chúng tôi sẵn sàng tham gia.



      Ông Lê Hồ Khôi, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty
      Cổ phần Chứng khoán Tràng An, nêu quan điểm: “Những chủ thể tham gia
      thị trường như chúng tôi sẽ sẵn sàng đóng góp vào quỹ nếu thấy rõ được
      hiệu quả hoạt động của quỹ, tính minh bạch, công bằng đối với các thành
      viên thị trường”.



      Tuy nhiên, lo lắng lớn nhất về quỹ này là cơ chế điều hành và quản trị
      nguồn vốn như thế nào để đảm bảo lợi ích công bằng của các chủ thể thị
      trường.



      Ông Kỳ bày tỏ ý kiến quan ngại: “Đây là một vấn đề phức tạp và khó
      khăn. Mua bán như thế nào, lỗ lại được tính toán ra sao đều là những
      vấn đề khó khăn cần xem xét kỹ lưỡng và cần có sự đồng thuận giữa các
      thành viên. Thêm vào đó, ở Việt Nam vẫn có tình trạng đầu cơ và thao
      túng nên việc vận hành quỹ là một vấn đề rất phức tạp”.



      Ông Kỳ cũng cho rằng việc hình thành quỹ dù sao vẫn rất cần sự hỗ trợ
      của Chính phủ và các tổ chức. Theo đó, Nhà nước có thể trích một phần
      thặng dư trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn để
      đóng góp vào quỹ.



      Về cách điều hành của Quỹ, ông Minh Tuấn đề xuất, Chính phủ phải có
      đóng góp vào quỹ nhưng không nên tham gia điều hành. Việc điều hành nên
      để các thành viên thị trường bầu chọn, không chỉ dựa trên tiêu chí về
      số vốn mà quan trọng hơn là tiêu chí về đạo đức. Đồng thời, Chính phủ
      nên đối thoại với quỹ về hoạt động của quỹ.



      Ngược lại, quỹ cũng có thể thỏa thuận với Chính phủ về những điều kiện
      để tuân thủ các mệnh lệnh của Chính phủ, đồng thời, yêu cầu chính phủ
      minh bạch công khai thông tin để phục vụ các hoạt động bình ổn của quỹ.




      Nhiều ý kiến phản đối việc hình thành quỹ trong thời điểm hiện nay vì e ngại tính công bằng và hiệu quả của việc góp vốn.



      Một số ý kiến cho rằng không nên bắt công ty chứng khoán góp vốn vì khả
      năng tài chính hiện tại của nhiều công ty chứng khoán là rất khó khăn,
      thay vào đó, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) nên
      mua vào những cổ phiếu mà nhà đầu tư ngoài đã mua hết “phần” của mình,
      sau đấy bán lại cho nhà đầu tư nước ngoài dưới dạng chứng chỉ quỹ.



      Ngoài ra, một số ý kiến khác cho rằng đây tiếp tục là một công cụ phi
      thị trường. “Chứng khoán là một loại thị trường đặc biệt, nhất là trong
      thời điểm này, khi thị trường đã phát triển đến một mức độ tương đối
      lớn, không thể áp dụng cách thức bình ổn như những thị trường khác”
      giám đốc một quỹ đầu tư bình luận.



      Ông Hideki Kondo cho biết, lần thứ hai Nhật Bản hình thành quỹ bằng quỹ
      hưu trí của Nhà nước, nhưng sau đấy thị trường lại bị sụt giảm trong
      vài năm liền và kết quả từ hai lần can thiệp hành chính của Chính phủ
      Nhật Bản đối với thị trường chứng khoán thực chất là tương đồng với với
      tình trạng sức khỏe của nền kinh tế và các doanh nghiệp.



      “Thực ra, quỹ này chỉ có tác động trì hoãn sự sụt giảm của thị trường.
      Vì vậy, nên để thị trường vận hành một cách tự do, theo đúng chức năng.
      Tuy nhiên, vẫn có thể thành lập quỹ này khi thị trường có nguy cơ sụp
      đổ. Đây là một cách làm rất nguy hiểm, và cần đặc biệt xem xét đối với
      những thị trường chưa phát triển” ông Hideki Kondo nói.



      http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/22544/

    4. #204
      Ngày tham gia
      Mar 2008
      Bài viết
      106
      Được cám ơn 10 lần trong 6 bài gởi

      Mặc định Re: Lập quỹ bình ổn chứng khoán liệu có ổn?



      Tiền nhàn rỗi lại đổ dồn vào cổ phiếu15:34' 05/07/2008
      (GMT+7)





      Trong bối cảnh giá vàng đang đứng ở
      mức cao, thị trường bất động sản trầm lắng, đầu tư vào ngoại tệ không còn sốt…
      một lượng tiền nhàn rỗi lớn dường như đang được đổ trở lại vào thị trường chứng
      khoán.






      Tuần 30/6 - 4/7: Thị trường sôi động




      Trái ngược hoàn toàn với tình trạng ảm đạm,
      vắng bóng các nhà đầu tư kéo dài trong nhiều tháng liên tiếp trước đó, trong 2
      tuần gần đây thị trường đã sôi động hẳn trở lại.



      Sự giảm giá mạnh tới hơn 60% kể từ đầu năm
      của các cổ phiếu trên cả sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội đã kéo một lượng lớn các nhà đầu tư mới bước vào thị trường



      Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư trước đây rời
      bỏ thị trường nay cũng đã quay lại sàn.



      Tại hầu hết các sàn giao dịch chứng khoán tại
      Hà Nội như An Bình, SeABank, Kim Long, Habubank, Tân Việt… ngay từ đầu các
      phiên giao dịch từ 30/6-4/7 các nhà đầu tư đã ngồi chật kín sàn với rất nhiều
      gương mặt quen thuộc.



      Sự quay trở lại thị trường của các nhà đầu tư
      diễn ra trong bối cảnh nhiều định chế nước ngoài công bố các bản báo cáo nhận
      định kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng đã vượt qua thời điểm
      khó khăn nhất. Các chỉ số kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm được Chính phủ công bố
      cũng khá khả quan.



      Cầu tăng đột biến, cung tăng nhẹ



      Ngay từ cuối tuần trước, với các báo khá tích
      cực của nhiều tổ chức tài chính nước ngoài công bố dồn dập, một số nhà đầu tư
      đã rục rịch mua vào khiến lượng đặt mua cổ phiếu trên Sàn chứng khoán TP.HCM
      tăng lên đáng kể.



      Tuy nhiên, phải sang tới tuần 30/6-4/7, lượng
      mua mới tăng đột biến.



      Cụ thể, trong phiên giao dịch đầu tuần
      (30/6), lượng đặt mua các cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trên Sàn chứng khoán TP.HCM bất ngờ tăng thêm gần 10 triệu đơn vị, lên gần 21,2 triệu đơn vị.



      Sức cầu liên tiếp tăng mạnh trong các phiên
      tiếp theo: 28,8 triệu đơn vị trong ngày thứ Ba (1/7); 36,3 triệu trong ngày thứ
      Tư (2/7); 40,5 triệu đơn vị (thứ Năm 3/7) và 47,5 triệu đơn vị (thứ 6 4/7).



      Trong khi đó, lượng đặt bán cổ phiếu chỉ bất
      ngờ tăng mạnh trong ngày giữa tuần (thứ Tư 2/7) còn lại có chiều giảm do hầu
      hết các nhà đầu tư đều dự đoán thị trường vẫn đang nằm trong xu hướng tăng
      (bull market).



      Cụ thể, lượng cầu trong phiên đầu tuần (30/6)
      là 13,3 triệu đơn vị; đến giữa tuần (2/7) là 18,4 triệu đơn vị; và tới cuối
      tuần giảm xuống chỉ còn 11,9 triệu đơn vị.



      VN-Index tăng trọn cả tuần,
      HASTC-Index cũng vui lây




      Với sức cầu cổ phiếu tăng đột biến, áp đảo
      hoàn toàn sức cung, đa số các cổ phiếu có mặt trên cả 2 sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội đều tăng rất mạnh kéo chỉ số VN-Index và HASTC-Index tăng điểm ngoạn mục trong tuần.



      Trên sàn chứng khoán TP.HCM, chỉ số VN-Index
      đã tăng cả 5 phiên trong tuần với tổng số điểm tăng thêm là 47,07 điểm (tương
      đương tăng 11,99%) lên 439,68 điểm.



      Tính chung trong cả 10 phiên liên tiếp vừa
      qua (2 tuần), chỉ số VN-Index đã tăng 73,66 điểm (tương đương tăng 20,12%).



      Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số
      HASTC-Index cũng có 4 trong 5 phiên tăng điểm với tổng số điểm có thêmlà
      12,87 điểm (tương đương tăng 11,42%) lên 125,55 điểm.



      Cổ phiếu vẫn là lựa chọn?



      Cho dù thị trường vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu
      tố có tác động tiêu cực tới thị trường nhưng nhiều nhà đầu tư cho rằng trong
      bối cảnh giá chứng khoán đã giảm quá sâu và hiện tại có khá ít cơ hội để đầu tư
      thì chứng khoán vẫn là một trong những lựa chọn được ưu tiên.



      Trên thực tế, trong gần 6 tháng đầu năm 2008,
      chỉ số đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam đã giảm tới hơn 60%, trong
      đó có rất nhiều mã cổ phiếu chủ chốt trên thị trường như SSI, FPT, STB… đã giảm
      tới 70-80%.



      “Giá cổ phiếu đã giảm mạnh như vậy là do
      trước đó tăng mạnh và nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như lạm phát cao, giá
      nguyên nhiên liệu đầu vào liên tục tăng, ngân hàng và các công ty chứng khoán
      giải chấp cổ phiếu cầm cố… Tuy nhiên, dường các cổ phiếu đã giảm giá quá đà và
      việc tăng trở lại là một điều không thể tránh khỏi”, một nhà đầu tư tên Việt
      trên sàn SeABank nói trong phiên giao dịch cuối tuần.



      Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay, rất nhiều
      người có tiền nhàn rỗi đang rất phân vân không biết đầu tư vào đâu.



      “Thị trường bất động sản thì trầm lắng và
      không biết khi nào sẽ hồi phục khi mà các ngân hàng mới bắt đầu thặt chặt cho
      vay; giá vàng thì luôn đứng ở mức cao xung quanh ngưỡng 19 triệu đồng lượng;
      gửi ngân thì có khả năng không có lãi do lạm phát cao. Trong khi đó, mua USD
      bây giờ cũng không phải là một giải pháp tốt”, anh Việt nói.



      Dường như chứng khoán lại đang được các nhà
      đầu tư lựa chọn là kênh đầu tư trong thời điểm hiện tại cho dù các doanh nghiệp
      đang gặp rất nhiều khó khăn trước mắt cũng như lâu dài. Đó là chi phí đầu vào
      liên tục tăng cao và chưa có dấu hiệu ngừng tăng.



      “Nguyên nhiên liệu đầu vào liên tục tăng cao
      trong khi đó sản phẩm bán ra rất khó tăng giá. Lãi vay ngân hàng cũng ở mức khó
      lòng kinh doanh có lãi. Trong khi đó, một mặt hàng tối quan trong đối với tất
      cả các nền kinh tế là dầu thì không ngừng lập kỷ lục mới”, chị Thu Thảo, một
      nhà đầu tư nói.



      Thực tế, sáng 4/7, giá dầu thô trên thế giới
      đã tăng vọt lên một mức cao kỷ lục mới là trên 145 USD/thùng, cao gấp hơn 2 lần
      so với cùng kỳ năm trước.



      Hiện tại, trong nước, giá xăng dầu vẫn đang
      được Nhà nước hỗ trợ nhưng nếu giá dầu thô thế giới mà vẫn tiếp tục tăng (có dự
      báo lên tới 170 USD/thùng vào cuối 2008) thì rất có thể ngân sách sẽ không gánh
      nổi.



      Việc giá dầu tăng có tác động rất mạnh tới
      sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp. Trên thế giới, các thị trường
      chứng khoán chính như Mỹ, Nhật, Hồng Kông và châu Âu đều đã chảo đảo trong tuần
      vừa qua. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản thậm chí tuần qua đã chứng kiến đợt
      giảm kéo dài nhất trong 54 năm qua với 12 phiên liên tiếp.



      Trên các sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam trong tuần qua, rất nhiều người đã mua vào cổ phiếu.
      Tuy nhiên, cũng có không ít người liên tục bám sàn với một mục tiêu duy nhất là
      để bán ra khi thị trường có dấu hiệu đảo chiều.



      Đây là trước hết là những người đã mua vào ở
      mức giá quá cao trước đó đợi thị trường lên thêm vài phiên để cắt lỗ, hoặc là
      những người “lướt sóng” mua được cổ phiếu ở mức giá rẻ cách đây hơn 2 tuần.

      Nhất Linh[/list]
      http://vietnamnet.vn/kinhte/2008/07/792134/




    5. #205
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re: Lập quỹ bình ổn chứng khoán liệu có ổn?



      “Nên tiếp tục cổ phần hóa có cân nhắc”

      Thứ hai, 07.07.2008, 10:00am (GMT+7)


      (TCK)Quan điểm của chuyên gia tài chính
      trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) ở Việt Nam, ông Norikata Akamatsu, về
      tiến trình cổ phần hóa thời gian tới.



      Ông nhận định như thế nào về ý kiến cho rằng việc trì hoãn cổ phần
      hóa sẽ gây ra nhiều tác động không tốt đối với họat động của các doanh
      nghiệp Nhà nước?



      Cổ phần hóa xét về dài hạn là chiến lược Việt Nam phải thực hiện theo
      các cam kết quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là trong ngắn hạn quá
      trình này cần được xem xét một cách cụ thể.



      Hiện nay, nền kinh tế đang gặp một số khó khăn vì lạm phát, thâm hụt
      cán cân thương mại... điều này có thể gây lo ngại cho cả nhà đầu tư
      trong và ngoài nước. Để đạt được mục tiêu cổ phần hóa và huy động được
      nguồn vốn dồi dào, giá cổ phiếu cao là khó.



      Tuy nhiên, lợi nhuận tối đa trước mắt không phải là mục đích duy nhất
      của cổ phần hóa mà quá trình này còn nhiều mục đích khác. Đó là, thông
      qua cổ phần hóa, Chính phủ sẽ thực hiện các cam kết với quốc tế về việc
      xúc tiến cải tổ nền kinh tế.



      Xét về khía cạnh này, Việt Nam không nên dừng hoàn toàn quá trình cổ
      phần hóa, thậm chí là cần tiếp tục thực hiện. Mặc dù vậy, trong bối
      cảnh nền kinh tế đang gặp một số khó khăn nhất định, Chính phủ Việt Nam
      cần suy xét, tính toán chắc chắn loại doanh nghiệp nào và lĩnh vực nào
      nên tiếp tục cổ phần hóa.


      Chọn đối tác chiến lược trước và sau IPO vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi, ý kiến của ông là gì?



      Khi công ty lựa chọn đối tác chiến lược trước IPO, đối tác chiến lược
      có thể giúp đỡ công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao giá trị
      tài sản của công ty, đồng thời, các nhà đầu tư chiến lược này sẽ giúp
      công ty thu hút được đông đảo nhà đầu tư công chúng, đây là việc làm
      rất hợp lý.



      Nhưng không thể nói đấy là yêu cầu hay cách làm duy nhất. Nếu công ty
      đang hoạt động tốt, lợi nhuận cao mà chưa có đối tác chiến lược nước
      ngoài, công ty vẫn có thể tiến hành đấu giá ra công chúng rồi lựa chọn
      đối tác chiến lược sau. Một số công ty cũng cho rằng họ không cần phải
      có đối tác chiến lược. Điều này còn phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động.



      Đôi khi, việc có đối tác chiến lược trước là hợp lý, ví dụ trong lĩnh
      vực tài chính ngân hàng. Mặc dù đã tồn tại nhiều năm nhưng tại Việt
      Nam, đây vẫn là lĩnh vực “mới” nếu so sánh với xu thế, tiêu chuẩn của
      các nước đã phát triển, so sánh với môi trường cạnh tranh.



      Xét theo khía cạnh này, những doanh nghiệp trong ngành này rất cần có
      các đối tác chiến lược nước ngoài, để nâng cấp doanh nghiệp của mình,
      nâng cao khả năng sinh lợi của doanh nghiệp và sau đấy mới chào bán ra
      công chúng, đây là quá trình tốt và hợp lý.


      Quan điểm của ông về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (room) hiện nay?



      Mặc dù, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không phải là vấn đề
      quyết định nhưng đó vẫn là một yếu tố quan trọng để thu hút nhà đầu tư
      nước ngoài.



      “Room” hiện nay đang ở mức khá chặt đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là những nhà đầu tư chiến lược.



      Nếu tiếp tục, quá trình cổ phần hóa nên được thúc đẩy theo hướng nào để đạt hiệu quả cao hơn?



      hai nhóm nhà đầu tư, một là những nhà đầu tư chiến lược và thứ hai
      là những nhà đầu tư công chúng. Các nhà đầu tư chiến lược tìm đến với
      chiến lược dài hạn, họ là những nhà đầu tư đáng chú ý đối với các doanh
      nghiệp cổ phần hóa. Vấn đề hiện nay là cách thức tiến hành cổ phần hóa
      của các bạn, việc đấu giá ra công chúng chủ yếu dành cho các nhà đầu tư
      công chúng. Trong khi đó, các nhà đầu tư chiến lược cần thương lượng.



      Vì vậy, Chính phủ nên tạo thêm nhiều kênh khác nhau để các nhà đầu tư
      nước ngoài có thể tham gia thị trường. Việc IPO thông qua đấu giá không
      cho phép các nhà đầu tư chiến lược tham gia vào doanh nghiệp, đấy là
      vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay. cổ phần hóa nên được tiến hành theo
      cách thức chào đón các nhà đầu tư chiến lược.



      Tuy nhiên, vấn đề này còn tùy thuộc vào việc Chính phủ có sẵn sàng áp
      dụng các cách thức cổ phần hóa khác không. Ngoài ra, khi áp dụng cách
      thức cổ phần hóa khác, Chính phủ cần xem xét xây dựng khung pháp lý cần
      thiết. Điều này, tốn một thời gian nhất định và khiến nhiều doanh
      nghiệp không muốn áp dụng hình thức cổ phần hóa khác ngoài IPO.



      Điều này có đòi hỏi các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ phải được nâng cấp lên không, thưa ông?



      Nâng chuẩn các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ là điều nên
      làm. Hiện nay, một số công ty chứng khoán nước ngoài vẫn cần đến những
      công ty môi giới trong nước để hỗ trợ hoạt động của mình.



      Tuy nhiên, nhiều công ty trong nước vẫn chưa tận dụng được cơ hội này
      để nâng cao năng lực của mình, đặc biệt khi xét đến năng lực đảm nhận
      những nghiệp vụ mới của một thị trường đã phát triển. Những công ty
      chứng khoán cần phải lớn lên không chỉ ở quy mô mà mỗi công ty cần đạt
      tiêu chuẩn cao về các nghiệp vụ kinh doanh của mình.

      http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/22581/

    6. #206
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Vì sao thị trường chứng khoán đảo chiều?



      Vì sao thị trường chứng khoán đảo chiều?

      Thứ ba, 08.07.2008, 02:30am (GMT+7)


      (TCK)Sau 10 phiên tăng điểm liên tục,
      thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã đảo chiều mạnh sáng 7-7 với
      khối lượng giao dịch khớp lệnh thành công đạt gần 25,32 triệu cổ phiếu
      và chứng chỉ quỹ. VN-Index giảm 3,79 điểm xuống còn 435,89 điểm.



      [table]






      Thị trường chứng khoán đang thu hút nhiều nhà đầu tư trẻ. Ảnh: LÃ ANH


      [/table]
      Ông Trần Tuấn Vinh, giảng viên
      Đại học Ngân hàng, nhận định, việc TTCK tăng điểm 10 phiên vừa qua là
      do giá cổ phiếu Việt Nam đã rớt quá sâu (VN-Index mất hơn 60% trong 6
      tháng). Vì vậy, thị trường xuất hiện nhiều cổ phiếu tốt với giá rẻ và
      điều này hấp dẫn các nhà đầu tư quay trở lại TTCK. Thêm nữa, cuối tháng
      6, các thông tin kinh tế vĩ mô về dự trữ ngoại tệ, vốn đầu tư nước
      ngoài FDI được công bố đầy lạc quan đã kích thích cho TTCK tăng. Tuy
      nhiên, khi thị trường kéo dài chuỗi tăng giá thì gặp phải không ít
      thông tin bất lợi.

      Theo ông, giá chứng khoán nếu không giảm
      ngày 7-7 thì cũng phải điều chỉnh giữa tuần vì có đến 3 lý do để xảy ra
      điều này. Thứ nhất, 10 phiên tăng liên tiếp đã giúp các nhà đầu tư đạt
      lợi nhuận từ 10% đến hơn 20%, mức rất hấp dẫn trong bối cảnh hiện nay
      nên đã đến điểm họ phải hiện thực hóa lợi nhuận.

      Thứ hai,
      những ngày qua TTCK khắp thế giới chao đảo và giảm điểm (riêng Việt Nam
      là ngoại lệ!), trong khi giá dầu vẫn tăng cao có thể lại tạo ra lạm
      phát cao trên toàn cầu. Thứ ba, tâm lý e ngại của giới đầu tư trong
      nước về báo cáo tài chính quý 2-2008 sắp công bố của các công ty niêm
      yết. Do thực hiện trích lập dự phòng cho các khoản rủi ro đầu tư tài
      chính, nhiều công ty dự báo lỗ và nhà đầu tư muốn bán sớm cổ phiếu
      trước thời điểm công bố.


      Dù không thể duy trì đà tăng,
      nhưng những gì CK làm được 2 tuần qua rất đáng quan tâm. Trong lúc TTCK
      tăng, thị trường vàng, ngoại tệ lập tức hạ nhiệt, giảm hẳn sự sôi động,
      điển hình như giá trị giao dịch tại Sàn giao dịch vàng Sài Gòn của ACB
      giảm thấp.


      Trong khi đó, bất động sản (BĐS)
      cũng chịu ảnh hưởng nhất định. Do các ngân hàng không còn cho vay mạnh
      vào BĐS, những người đầu tư muốn vào thị trường này là nhà đầu tư cá
      nhân với vốn tự có đã nhanh chóng chuyển vốn vào CK khi thấy dấu hiệu
      tăng. Tuy nhiên, BĐS dịch chuyển vốn rất khó và chậm nên hiện tượng này
      không rõ ràng như vàng hoặc ngoại tệ.


      Các chuyên gia từ Phòng Đầu tư
      của Công ty quản lý quỹ An Phúc (API) đưa ra khuyến nghị, do bối cảnh
      kinh tế vĩ mô thế giới và Việt Nam còn nhiều thách thức, nên các nhà
      đầu tư dài hạn cần đợi thêm thông tin chính sách mới về giá cả các mặt
      hàng thiết yếu, đặc biệt là xăng dầu, để phân tích rõ hơn các yếu tố
      ảnh hưởng đến TTCK và các công ty niêm yết.


      Với nhà đầu tư ngắn hạn, API cho
      rằng không nên tranh mua, đặc biệt ở các cổ phiếu đã tăng quá nóng hơn
      15%; nếu VN-Index có thể vượt qua mốc 450 điểm mới tham gia thị trường
      vào các phiên điều chỉnh, ưu tiên cho cổ phiếu của các doanh nghiệp
      thuộc ngành sản xuất - dịch vụ thiết yếu. Khuyến cáo của API tỏ ra khá
      phù hợp khi sáng 7-7, VN-Index có thời điểm tiến đến rất sát ngưỡng 450
      điểm nhưng không thể vượt qua và cuối ngày tụt sâu về 435,89 điểm.


      “Nhà đầu tư nên sẵn sàng chốt lãi hoặc cắt lỗ khi VN-Index đảo chiều với khối lượng giao dịch suy giảm” - API nhấn mạnh.



      http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/22660/



    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Nhận định thị trường ngày
      By Dưluận in forum Thông báo - Góp ý
      Trả lời: 123
      Bài viết cuối: 22-06-2009, 12:40 AM
    2. Trả lời: 15
      Bài viết cuối: 16-06-2008, 11:46 AM
    3. nhận định giá cả thị trường
      By in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình