Tin Phân Tích Đánh Giá & Nhận Định Thị Trường
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Trang 10 của 11 Đầu tiênĐầu tiên ... 8 9 10 11 CuốiCuối
    Kết quả 181 đến 200 của 206
    1. #181
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định “Sáng” cổ phiếu trung và dài hạn!



      “Sáng” cổ phiếu trung và dài hạn!

      Thứ bảy, 03.05.2008, 05:14am (GMT+7)


      Theo
      các chuyên gia, khi cổ phiếu giảm giá như hiện tại thì thị trường trở
      nên rất an toàn và là cơ hội cho các nhà đầu tư theo trường phái giá
      trị chứng khoán trung và dài hạn.


      Tuy vậy, theo các chuyên gia, TTCK Việt Nam
      sẽ tiếp tục điều chỉnh, ít nhất là trong vòng 3 - 4 năm tới, tuy nhiên,
      mức độ điều chỉnh không còn mạnh như thời gian qua. Và trong những đợt
      điều chỉnh giảm như vậy, nhà nước vẫn sẽ có những biện pháp hỗ trợ...


      Vốn còn nhiều!


      Kế hoạch CPH của
      nhà nước từ nay đến năm 2010 CPH xong 950 DNNN với số vốn lên tới hàng
      ngàn tỷ đồng. Với lượng cung lớn như vậy liệu thị trường có hấp thu
      được không? Theo các chuyên gia, vốn hấp thu vừa qua bị thất bại chẳng
      qua là do giá khởi điểm của nhiều CP đưa ra chưa hợp lý. Còn hiện tại,
      nhiều NĐT không phải đã ôm hết CP mà có một lượng tiền rất lớn ở bên
      ngoài, trông chờ thị trường có "hàng ngon" là ôm. Trong khi đó, theo
      một quan chức Ngân hàng NN thì hiện số tiền lưu thông bên ngoài ngân
      hàng chiếm khoảng 50% tổng số tiền trong dân. Bên cạnh đó, vốn đầu tư
      của NĐT nước ngoài rất lớn, hiện 4 - 5 tỷ USD của các NĐT nước ngoài
      đang chờ rót vào VN đã được hoãn lại ở trong giai đoạn vừa rồi và chỉ
      chiếm 0,05% tổng số vốn có thể sử dụng của các quỹ ở trên thế giới. Như
      vậy vài chục nghìn tỷ của Việt Nam chưa là gì so với vốn của nước ngoài.


      Chỉ cần chọn đúng


      Trong khi việc
      giảm tăng trưởng kinh tế cũng như lạm phát tác động trực tiếp đến các
      ngành tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản... thì nhiều
      ngành khác như cao su tự nhiên, dược, điện, nước... vẫn được coi là
      những ngành đầu tư hiệu quả.


      Ngành cao su là
      một ví dụ. Trong khi giá trị vốn hoá lao động phổ thông tăng giá bán
      hàng hoá trên 70% mà trong tình hình hiện nay thì khả năng tăng lương
      của công nhân cao su rất khó. Mặt khác, cao su cũng cũng không bị ảnh
      hưởng nhiều quá bởi máy móc thiết bị, hay sử dụng nhiều đến dầu,
      điện... mà giá cao su theo thống kê vẫn có được sức tăng trưởng đều
      đặn. Mặt khác, đầu ra sản phẩm này lại được đảm bảo, đặc biệt là nhu
      cầu nhập khẩu rất lớn của Trung Quốc. Đầu vào cũng không bị ảnh hưởng
      bởi lạm phát. Rủi ro duy nhất đối với cao su là thời tiết, trồng cây
      cao su phải mất 8 năm mới được khai thác, và 25 năm thì khai thác hết.
      Vì vậy, "ác mộng" chỉ xảy ra với CP cao su khi không may xảy ra thiên
      tai, hoả hoạn...


      CP ngành dược
      cũng là một trong những loại CP ngành đáng chú ý. Tuy nhiên, nếu chọn
      CP dược thì NĐT cũng nên chọn những CP của những DN đạt tiêu chuẩn GMP
      vì theo quy định, sau năm 2009 những Cty nào không có thực hành thuốc
      tốt, kho bãi tốt... thì sẽ không được gia công thuốc cho nước ngoài.


      Điện, nước cũng
      luôn được đánh giá là những ngành có sự phát triển ốn định lâu dài
      nhưng có rủi ro là bị khống chế giá đầu ra bởi vì nhà nước muốn kiềm
      chế lạm phát.


      Tuy nhiên, nếu
      xác định đây là cơ hội cho dài hạn thì NĐT phải xét các CP mang yếu tố
      dài hạn, có nghĩa là các Cty có được đội ngũ lãnh đạo tốt. Nói như vậy
      có vẻ như rất mơ hồ bởi không phải NĐT nào cũng tiếp cận trực tiếp với
      lãnh đạo khẳng định xem họ giỏi thế nào. Nhưng qua các nguồn khác nhau,
      nhà đầu tư có thể tìm hiểu hoặc căn cứ qua kết quả kinh doanh trong quá
      khứ, và những quyết định chuyển hướng kinh doanh có tạo đột biến cho
      Cty. Bên cạnh đó, phải tìm những Cty có mức độ lợi nhuận ổn định trong
      ít nhất 3- 5 năm, có thương hiệu mạnh. Ngoài ra có hệ thống phân phối,
      xuất khẩu lớn... Từ đó, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của mỗi CP, có giả
      định để xác định giá trị thực của CP. Từ đó có quyết định đầu tư hợp
      lý. Ông Bùi Ngọc Long, giám đốc marketing Cty CK IRS cho rằng: nhiều
      NĐT hiện nay nhiều khi quá quan tâm đến quá nhiều yếu tố của thị trường
      nên rất khó tự phân tích để chọn thời điểm ra vào hợp lý. Trong khi đó
      chỉ cần một yếu tố "đập vào mắt" cũng có hiệu quả quyết định. Chẳng
      hạn, nếu nhìn ở bảng lãi suất huy động vốn, lãi suất qua đêm... quá cao
      là dấu hiệu "báo động". Đây chính là công cụ cho NĐT để chọn điều chỉnh
      thời điểm “vào” hay “ra” hợp lý.


      Những điều trên
      để khẳng định với việc giá CP đã về mức độ hợp lý, với nhiều đợt IPO
      của nhiều DNNN lớn, sức hút với các NĐT nước ngoài... triển vọng "sáng"
      của TTCK VN ở phía trước.



      http://TinChungKhoan.Com



    2. #182
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định TTCK tuần 5-9/5: Cơ hội đầu tư cổ phiếu tăng trưởng



      Hầu
      hết các nhà đầu tư đều chấp nhận thực tế là thị trường đã đi vào thời
      kỳ giảm giá trường kỳ, tuy nhiên cơ hội đầu tư không phải là không có
      trên thị trường.


      Liên
      tục trong các báo cáo gần đây, chúng tôi cho rằng thị trường đã có
      nhiều cơ hội giải ngân thật sự an toàn nhằm vào các cổ phiếu vốn nhỏ,
      kết quả kinh doanh khả quan và thuộc các ngành ít bị ảnh hưởng của lạm
      phát, suy thoái kinh tế. Những cổ phiếu này đã tăng điểm mạnh trong
      thời gian vừa qua.


      Ngược
      lại, các nhà đầu tư nhỏ cần tiếp tục tránh xa các cổ phiếu bluechips,
      đặc biệt là cổ phiếu của các công ty có tỷ trọng đầu tư tài chính lớn
      trong tổng tài sản.


      Dự đoán, sự phân hóa cổ phiếu tốt, xấu sẽ ngày càng rõ nét, khi tâm lý các nhà đầu tư ngày càng ổn định.


      Tỷ
      lệ tiền mặt – cổ phiếu tiếp tục cần được giữ ở mức 50-50. Tỷ lệ giải
      ngân có thể gia tăng mạnh nếu giá dầu thô thế giới giảm xuống dưới
      110USD/thùng.


      Ngoài
      các ngành đã được khuyến nghị như vật liệu xây dựng và thực phẩm, có
      một số cơ hội đầu tư đang xuất hiện tại các ngành thủy sản, vận tải
      đường biển và cao su.


      * Khuyến cáo: Phân
      tích nêu trên chỉ có giá trị tham khảo. Nhóm tác giả không chịu trách
      nhiệm về mọi hoạt động đầu tư của bạn đọc

      http://tinchungkhoan24h.com/News/Pha...anh-Gia/19056/






    3. #183
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re: TTCK tuần 5-9/5: Cơ hội đầu tư cổ phiếu tăng trưởng



      Phân tích kỹ thuật tuần 05-09/05/2008

      Thứ hai, 05.05.2008, 06:00am (GMT+7)

      http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Theo-Ngay/19044/








      http://TinChungKhoan.Com

    4. #184
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Lướt sóng với dòng tiền "nóng"



      Lướt sóng với dòng tiền "nóng"

      Thứ tư, 07.05.2008, 07:42am (GMT+7)


      (TCK)Thị trường trên
      cả hai sàn giao dịch hiện đang trong tình trạng èo uột và chỉ số giá
      đều đặn suy giảm mỗi ngày. Tuy nhiên, cơ hội "kiếm ăn" không phải là
      không có và thị trường luôn có sự luân chuyển của một dòng tiền "cần
      mẫn" để "lượm lặt" những chênh lệch giá dù là rất nhỏ.



      Nếu nhanh tay nhanh mắt, NĐT vẫn có thể tìm thấy một chút niềm vui.

      Dấu hiệu của CP "nóng"

      Một
      điều dễ nhận thấy trong khoảng 3 tuần gần đây, kể từ khi biên độ giá
      được mở rộng hơn, là sự phân hóa rõ rệt về giá. Trong khi đa số CP rơi
      vào tình trạng sụt giảm sàn liên tục thì vẫn có những mã tăng giá, thậm
      chí là tăng kịch trần.

      Nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng giá
      này là chênh lệch cung cầu: Lượng chào mua lớn hơn chào bán. Đó là biểu
      hiện của dòng tiền đang chảy vào với nhiều kỳ vọng khác nhau và đây
      chính là cơ hội kiếm lời.

      Với CP dạng này, một đặc điểm dễ nhận
      thấy là nhu cầu mua thực tế mạnh, thể hiện ở lệnh đặt mua trần và lệnh
      tự động (ATO) ngay những phút đầu tiên. Dấu hiệu mua đầu phiên có độ
      tin cậy cao hơn vì trong đợt khớp lệnh liên tục hoặc đóng cửa khối
      lượng chào mua chào bán có thể bị sai lệch do các lệnh mua cố tình đặt
      giá cao khi biết chắc chắn bên đối ứng không có đủ khối lượng tương ứng
      - một hình thức kích động tâm lý. Các CP càng có khối lượng mua/bán tập
      trung lớn ở hai mức giá cao nhất và thấp nhất càng đáng chú ý.

      Trong
      hoàn cảnh nhà nhà bán tháo, bất kỳ mã nào có lượng bán thấp đều đáng
      lưu ý. Vì khi đó có thể có hai nguyên nhân: Thứ nhất, giá quá thấp, NĐT
      không muốn bán nữa và thứ hai, người nắm giữ CP cho rằng giá khó có thể
      giảm sâu hơn và kiên trì không bán ra. Cả hai trường hợp trên đều cho
      thấy lượng bán ra cạn kiệt, đồng nghĩa với việc giá CP có dấu hiệu
      chững lại hoặc sẽ tăng. Cần chú ý lượng bán phải được so sánh với khối
      lượng giao dịch để loại ra các mã có tính thanh khoản quá thấp.

      Tuy
      nhiên đó chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là sức mua phải lớn, mặc dù
      xác định thế nào là lớn phải linh hoạt trong từng hoàn cảnh. Cũng cần
      phân biệt khối lượng giao dịch thấp xuất phát từ việc bán ít rất khác
      với khối lượng thấp do không có người mua. Do đó, các CP "nóng" trong
      tầm ngắm phải được theo dõi.
      Cẩn trọng khi lướt sóng

      Đầu
      tư ngắn hạn kiểu lướt sóng không tuân theo những phân tích cơ bản mà
      chủ yếu phụ thuộc vào cung cầu. Điểm cần lưu ý khi lướt sóng là đừng
      mong chờ một mức sinh lời hàng chục phần trăm, nhất là trong biên độ
      hẹp như hiện nay.

      Thông thường ngày CP về tài khoản (T+4) có
      tác động lớn đến cung cầu vì xu hướng chốt lãi sẽ mạnh hơn. Mặt khác,
      do CP tăng giá kiểu này không hẳn đã là CP tốt nên cần tránh suy nghĩ
      nếu thua lỗ sẽ chuyển sang đầu tư dài hạn.

      Phản ứng của NĐT
      lướt sóng phải hết sức nhanh nhạy và quyết định ngay, tuyệt đối không
      được tham vì cung cầu có thể đảo ngược sang tình trạng mất tính thanh
      khoản và muốn bán cũng không có người mua.

      Bên cạnh kỹ năng đọc
      bảng giao dịch là điều kiện quan trọng quyết định sự thắng lợi trong
      mỗi lần lướt sóng, điều cuối cùng là NĐT lướt sóng phải biết chấp nhận
      rủi ro. Rủi ro lớn nhất là giá đổi chiều khi CP chưa kịp về tài khoản.

      Với
      tình trạng thị trường yếu như hiện tại, các lệnh chặn lỗ (stoploss)
      cũng có thể mất tác dụng khi CP đó mất tính thanh khoản. Tham lam và hi
      vọng là hai yếu tố không tồn tại với NĐT lướt sóng.


      http://TinChungKhoan24h.Com
      http://TinChungKhoan.Com


    5. #185
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Chứng khoán & Quốc hội



      http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/19454/



      Chứng khoán & Quốc hội

      Thứ tư, 07.05.2008, 10:18pm (GMT+7)


      ( TinChungKhoan.Com )Theo
      định kỳ, quốc hội sẽ họp gần 1 tháng, với tình hình đất nước đang đứng
      trước nhiều thách thức như hiện nay, dự báo, kỳ họp quốc hội này sẽ
      không chỉ "nóng" như thông lệ. Con đường đất nước sẽ đi trong 2 năm
      tới, theo nhận định của chúng tôi, chịu nhiều ảnh hưởng từ những quyết
      định, tư duy được khai thông, tại kỳ họp này. Số phận của thị trường
      chứng khoán cũng không nằm ngoài qui luật đó.

      Hơn 1 năm
      trước, chúng ta hào hứng với những thành công mang tính bước ngoặt như:
      gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO) và trở thành thành viên
      không chính thức Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc. Tưởng rằng, tất cả chỉ
      có màu hồng? Tưởng rằng, chúng ta đã sẵn sàng đối diện với tất cả?
      Đáng
      tiếc, chúng ta đã không dự báo được tình hình. Và điều chúng ta không
      thể làm hoặc không dự định làm trong kỳ họp cùng kỳ của quốc hội vào
      năm 2007. Chúng ta, không chỉ là đại biểu quốc hội, mà cả hệ thống quản
      lý, giới truyền thông, cộng đồng kinh doanh, cũng như toàn xã hội, sẽ
      phải làm trong kỳ họp này.

      Cụ thể:
      Một là, dư luận xã hội
      cũng như quốc hội sẽ yêu cầu chính phủ "trả lời" câu hỏi: trách nhiệm
      của chính phủ, trách nhiệm của từng bộ - ngành - địa phương, trách
      nhiệm của từng người đứng đầu như thế nào trước công tác dự báo tình
      hình cực kỳ yếu kém?Không thể và không được tái diễn tình trạng, nhận
      trách nhiệm về yếu kém để xoa dịu xã hội, để rồi "bình mới rượu cũ".


      Hai là, từ bài học đắt giá do dự báo yếu kém, chính phủ sẽ hành động
      như thế nào? Đưa ra giải pháp kèm chế tài hữu hiệu như thế nào để Đảm
      bảo khả năng dự báo là "đáng đồng tiền bát gạo" mà dân đã "nuôi" bộ máy
      tham mưu - dự báo - xây dựng chính sách?

      Ba là, đích thân thủ
      tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thừa nhận công tác điều hành của chính phủ
      chưa hiệu quả khiến những yếu kém trong "hệ thống" phát tác mạnh mẽ.
      Vậy, trách nhiệm của thủ tướng với dân sẽ như thế nào? Cũng như, xã hội
      - quốc hội, cần tăng thêm "sức mạnh" cho người đứng đầu chính phủ những
      gì để "thuyền trưởng" lèo lái "con tàu" Việt Nam vượt khỏi "tâm bão"?


      Bốn là, quốc hội cần làm rõ phương thức phát huy "trí tuệ" của toàn xã
      hội để không chỉ thúc đẩy "đồng thuận xã hội" mà cần khích thích tư duy
      chinh phục, tư duy toàn cầu để những cá nhân - tổ chức phát huy tài
      năng vươn ra ngoài biên giới quốc gia? Đồng thời hiện thực hoá mục tiêu
      Pháp trị, cũng như toàn dân giám sát xã hội đúng nghĩa trong đó có cả
      hệ thống chính quyền.

      Khi đó, rất nhiều vấn đề hiện tại như:
      kiềm chế lạm phát như thế nào? Thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng
      ra sao cho hiệu quả? Cải cách hành chính - tinh gọn bộ máy, bắt đầu từ
      đâu, để không chỉ là khẩu hiệu? Chống tham nhũng, bất công xã hội có
      kết quả không?Giám sát các "quyền lực đen - tập đoàn kinh tế nhà nước"
      sao để tiềm lực quốc gia được phát huy cao độ?

      Tất cả những vấn đề trên đều ảnh hưởng trực diện đến chứng khoán hoặc làm cộng đồng đầu tư "đoán già đoán non".


      Lấy ví dụ, phải đến khi xử dụng rất nhiều biện pháp ngắn hạn, hành
      chính, can thiệp "thô bạo" vào thị trường.Với mục tiêu: ổn định thị
      trường tức thì. Nhưng kết quả đạt được là: thị trường chứng khoán giảm
      nhanh dần đều, thị trường bị "méo mó" tạo "đất" cho "đại gia", các nhà
      đầu tư nhỏ chán nản...Thì cơ quan quản lý thị trường "mới" đưa ra "khái
      niệm" về khả năng thị trường gặp khủng hoảng sẽ được xử lý thế nào?


      Theo chúng tôi, tỷ lệ sở hữu ( Room) cho nhà đầu tư nước ngoài là một
      động lực quan trọng của thị trường. Nhưng một thị trường phát triển chỉ
      khi nào cơ quan quản lý thị trường chuyên nghiệp, tức "kiểm soát được
      tình hình" thông qua Quyền - Khả năng Giám sát và chiến lược cho thị
      trường. Đáng tiếc, uỷ ban chứng khoán nhà nước không có điều này, "bố"
      và "mẹ" của uỷ ban là ngân hàng nhà nước và bộ tài chính không có một
      "nhạc trưởng" điều phối. Thử hỏi, vấn đề mang tính "chiến lược" của
      trái tim 1 nền kinh tế phát triển là thị trường chứng khoán, có đáng để
      kỳ họp này thảo luận và đưa ra một giải pháp?

      Đó là chưa nói
      đến Quyền của uỷ ban hiện nay với các tập đoàn kinh tế nhà nước, trong
      khi các tập đoàn vừa là thành viên của thị trường ( là doanh nghiệp
      niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức đầu tư chuyên nghiệp) lại vừa là
      những thực thể "không dễ sờ đến". Vì các tập đoàn này, "bố" và "mẹ" của
      uỷ ban còn khó "giám sát" thì nói gì đến uỷ ban.

      Đến ngày
      7/5/2008, thị trường chứng khoán Việt Nam thể hiện bộ mặt "nhợt nhạt"
      khi VN - Index đang "trở về" 500, còn HaSTC - Index đã "xa" mốc 165.
      Trong khi nhiều "kênh" có tìm lý do để trả lời câu hỏi: Vì sao thị
      trường tiếp tục "tụt dốc"? Hoặc 1 bộ phận khác thì "bơm" lạc quan cho
      cộng đồng đầu tư với thông tin mở "room" hay tiềm năng dài hạn. Thì một
      thực tế không thể chối cãi: Cung chứng khoán vẫn ào ào "đổ" ra.

      Chúng
      tôi nhận định, thị trường rất khó khăn ít nhất đến hết tuần này. Đó như
      1 sức ép đáng sợ từ thị trường lên tất cả xã hội, trong đó có các đại
      biểu đang bàn thảo về tình hình đất nước. Chúng tôi khuyến cáo, các nhà
      đầu tư không nên "nghe" và "tin" thông tin "nội bộ" các tổ chức niêm
      yết cần nhận diện "khủng hoảng tin đồn" để dập tắt. Ví dụ, sàn HaSTC
      đang "nguy" khi ACB cứ "đỏ" mà đằng sau "đỏ" này là sự "bán tín bán
      nghi" với "thông tin": ACB sẽ như REE, tức là "chết" với "đầu tư tài
      chính".

      http://TinChungKhoan24h.Com
      http://TinChungKhoan.Com


    6. #186
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Room,chuyện tăng giảm



      http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/19596/

      Room,chuyện tăng giảm

      Thứ năm, 08.05.2008, 09:00pm (GMT+7)




      Các cơ quan Nhà Nước lâu nay đã và đang còn tính toán chuyện
      tăng,giảm room cho nhà đầu tư nước ngoài.Xung
      quanh vấn đề tăng,giảm room đang có nhiều ý kiến bàn luận khác nhau,có lẽ chỉ một
      thời gian ngắn nữa các cơ quan Nhà nước sẽ cho ra quyết định chính thức và nhiều
      khả năng sẽ có sự thay đổi nhất định so với hiện tại.Chuyện tăng hay giảm,tăng
      giảm thế nào thì đang còn nhiều bàn cãi.





      Có ý kiến so sánh với thị trường chứng khoán Trung Quốc và
      cho rằng room của nước ta còn là cao vì thị trường chứng khoán Trung Quốc chỉ dành
      room là 10% cho nhà đầu tư nước ngoài còn ở Việt Nam mình thì tỉ lệ đang là 49%
      đối với các doanh nghiệp có loại hình kinh doanh thông thường và 30% đối với một
      số loại hình doanh nghiệp có nghành nghề kinh doanh đặc thù.Có ý kiến lại cho rằng
      room hiện tại đang còn bé cần được mở rộng hơn nữa.





      Nhìn vào thực tế có thể thấy rằng hiện nay chỉ một số lượng
      nhỏ các doanh nghiệp được các nhà đầu tư nước ngoài mua hết room cho phép còn số
      nhiều doanh nghiệp vẫn còn room cho họ tiếp tục mua vào.Vậy tỉ lệ 49% có phải là
      thấp không đủ cho nhà đầu tư nước ngoài
      rải ngân không.Tất nhiên là khi đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó họ phải phân
      tích kĩ lưỡng,phải nhìn thấy tương lai làm ăn tốt chứ không phải đâm đầu vào đầu
      tư vô tội vạ.Vì thế hiển nhiên có công ty được họ mua hết room có công ty họ chẳng
      thèm đoái hoài tới.Tuy nhiên nếu xét kĩ ra thì 49% cũng đã là một tỉ lệ sở hữu
      cao của họ đối với một doanh nghiệp vì nếu có thể sở hữu với tỉ lệ cao hơn họ
      hoàn toàn có thể nắm quyền kiểm soát công ty.Giả sử tỉ lệ sở hữu cho họ lên tới
      60% chẳng hạn thì vẫn có những doanh nghiệp chỉ được họ mua vào rất ít nhưng vẫn
      sẽ có doanh nghiệp được họ mua hết room.





      Như vậy nếu tăng room lên thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ có thêm
      cơ hội để mua vào nhiều hơn cho mình những cổ phiếu tốt còn những cổ phiếu xấu
      thì tất nhiên họ sẽ vẫn chẳng coi trọng cho dù room có là cao bao nhiêu đi chăng
      nữa.Vậy nếu tăng room thì qua tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài chúng ta có
      thể một phần đánh giá được khả năng kinh doanh của doanh nghiệp một cách chính
      xác hơn nhưng bên cạnh đó cũng sẽ giúp nhà đầu tư nước ngoài nắm đi phần nhiều
      cổ phiếu của những doanh nghiệp tốt và do đó lợi nhuận từ đó chui vào túi của họ
      nhiều hơn,thiệt thòi cho nhà đầu tư trong nước.Nếu bây giờ tăng room cho nhà đầu
      tư nước ngoài thì liệu nhà đầu tư nước ngoài có tăng thêm lượng sở hữu cổ phiếu
      của họ đối với những doanh nghiệp làm ăn kém cỏi hay không trong khi hiện tại room
      của họ ở những doanh nghiệp đó vẫn còn.





      Nếu bây giờ mở room thì dòng vốn của nhà đầu tư nước ngoài sẽ
      đổ vào thị trường chứng khoán nước ta nhiều hơn nhưng chắc chắn nó sẽ biết chạy
      vào những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả chứ không chảy tràn lan ra toàn thị trường.Vậy
      việc mở room có hoàn toàn tốt đối với tất cả các doanh nghiệp.Việc mở room tất
      yếu sẽ thu hút thêm vốn của nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường từ đó làm
      tăng thêm lực cầu cho thị trường tuy nhiên liệu lực cầu đó tăng lên nhiều hay ít,có
      đủ khả năng làm ổn định thị trường ,làm thị trường tăng trưởng tốt không.





      Mở thêm room sẽ có cái lợi là làm tăng lực cầu đấy nhưng phải
      tính toán kĩ xem liệu lực cầu tăng lên đó có thực sự hiệu quả hay không hay lợi lại bất cập hại.Liệu mở room
      có hại gì không hay chỉ toàn lợi và lợi,chắc chắn việc gì cũng có hai mặt của nó
      và tăng room hay không cần tính đến cái lợi lâu dài là phải giúp thị trường ổn định
      hơn,tăng trưởng tốt hơn,tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp trong hoạt động
      kinh doanh của mình.Những cái hại khi tăng room thì có lẽ là vấn đề phức tạp cần
      nhiều tính toán nhưng có thể nhìn thấy một số khó khăn sẽ gặp phải khi tăng room.Chẳng
      hạn khi tăng room thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ có cái cửa to hơn để đi vào thị
      trường chứng khoán Việt Nam và do dó họ trở nên mạnh hơn trên thị trường.Ai cũng
      biết họ có tiềm lực tài chính mạnh và với tỷ lệ sở hữu hiện tại họ cũng đã và đang
      làm khuynh đảo thị trường khi mà nhiều người đã nói đến việc dẫn dắt thị trường
      của họ trong thời gian lâu nay,nhiều nhà đầu tư trong nước đã chạy theo họ
      trong kế hoạch đầu tư của mình,nhiều ý kiến đã cho rằng thị trường chứng khoán
      Việt Nam bị phía nước ngoài làm giá,dìm giá.



      Vậy với cái cửa to hơn họ trở nên mạnh hơn thì những gì họ có
      thể làm sẽ là nhiều hơn.Với tỉ lệ sở hữu cao hơn họ có thể thanh toán đứt những
      công ty nhỏ rồi thích làm gì với nó thì làm mà tất nhiên điều họ làm sẽ chỉ nhắm
      đến cái lợi của họ chứ không hoàn toàn là giúp công ty làm ăn tốt hơn.Với tỉ lệ
      sở hữu cao hơn họ có thể bỏ tiền ra làm giá với nhiều cổ phiếu nhỏ trên thị trường,
      điều đó là tốt hay xấu cho thị trường.Với tỉ lệ sở hữu cao hơn họ sẽ rải được
      nhiều tiền của họ vào thị trường hơn trước và liệu thị trường mình còn nhỏ bé,non
      yếu như hiện tại mà để nhà đầu tư nước ngoài đem quá nhiều tiền vào thì những
      nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước hiện đang chiếm số đông trên thị trường có được đảm
      bảo lợi ích của mình không trong khi vấn đề bảo vệ quyền lợi của họ đang là vấn
      đề được nhiều người nói đến trong cái thị trường còn quá nhiều bất cập như hiện
      nay.Với việc đem nhiều tiền hơn vào thị trường thì nhà nước mình đã có đủ khả năng
      để kiểm soát,quản lý hay không.





      Một vấn đề nữa có thể nhận thấy là nhà đầu tư nước ngoài thường
      đầu tư dài hạn trong nhiều năm chứ ít lướt sóng ngắn hạn như nhiều nhà đầu tư
      trong nước,do đó họ không quá lo sợ trong việc thị trường giảm sâu như hiện nay
      mà họ còn coi đó là cơ hội để mua được cổ phiếu với giá rất rẻ để rồi ăn lợi
      nhuận cao khi thị trường tăng trưởng cao trong nhiều năm tới.Vậy có phải là chúng
      ta mở thêm room để giúp nhà đầu tư nước ngoài dễ bề làm ăn kiếm lợi cho họ hay
      không.





      Tất nhiên là họ có thể giúp thị trường tăng trưởng tốt hơn
      nhưng tại sao vốn trong dân chúng còn rất nhiều ta không huy động để đem lại lợi
      nhuận cho chính nhà đầu tư trong nước mà phải mở cửa cho phía nước ngoài hưởng
      lợi.Rõ ràng vốn nội lực trong dân còn rất lớn chưa được huy động vào thị trường
      chứng khoán,tại sai chúng ta không nghĩ cách để thu hút vốn đó vào thị trường mà
      phải nhờ phía nước ngoài nhảy thêm vào nâng đỡ để rồi họ ăn đi phần kha khá lợi
      nhuận sau này còn dân mình thì phải để vốn đứng im hoặc đầu tư vào những lĩnh vực
      khác kém lợi nhuận hơn.Phải chăng việc nâng room cho nhà đầu tư nước ngoài là cái
      nhìn thiển cận,chỉ tính đến chuyện để cho họ được đổ thêm tiền vào được nhiều hơn
      để nhờ họ nâng đỡ thị trường không giảm sâu thêm trong thời gian trước mắt mà
      chưa tính đến hết những thiệt hơn sau này trong khi thực tế vẫn còn nhiều room
      cho họ ở nhiều doanh nghiệp trên thị trường.





      Đã có nhiều ý kiến phàn nàn về phía nước ngoài trên thị trường
      về chuyện họ lũng đoạn thị trường,về chuyện họ làm giá,về chuyện họ dìm giá thị
      trường để mua cổ phiếu IPO với giá rẻ.Chúng ta không hoàn toàn khẳng định những
      điều này và cũng khó mà tính được chính xác nó đến đâu,tuy nhiên những điều đó
      hoàn toàn có thể xảy ra và tại sao họ như vậy chúng ta không tìm cách hạn chế họ
      mà lại còn giúp họ mạnh thêm bằng cách tăng room.





      Hiện tại thị trường đã giảm rất sâu và còn nhiều khả năng còn
      tiếp tục giảm thêm,chúng ta có thể thấy rằng trong giai đoạn xuống này nhà đầu
      tư nước ngoài đang tăng mua và giảm bán, đó chẳng phải là hoạt động gom hàng dần
      dần của họ để thị trường không tăng nóng để từ đó họ có thể mua được cổ phiếu với
      giá rẻ nhằm kiếm lợi nhuận lớn trong thời gian sau.Nếu bây giờ tăng room cho họ
      thì họ có thể tăng thêm lực mua nhiều hơn nữa đủ mạnh để kéo thị trường đi lên
      không hay họ sẽ vẫn tiếp tục nhẹ nhàng gom cổ phiếu để mua được giá rẻ và đợi
      chờ thị trường tăng sau này.Rõ ràng khi mở thêm room cho họ thì họ sẽ có thể
      mua vào nhiều hơn giúp thị trường sôi động hơn nhưng nếu nhà đầu tư trong nước vẫn thiếu kì vọng vào thị trường
      thì liệu thị trường có thể đi lên được chỉ nhờ vào việc tăng room cho nhà đầu tư
      nước ngoài.





      Thiết nghĩ còn có nhiều cách để có thể giúp thị trường sôi động
      hơn,chặn đứng đà giảm sút và đi lên hay hơn việc mở room cho nhà đầu tư nước
      ngoài.Chẳng hạn như thực hiện các chính sách để thu hút vốn từ trong dân như thành
      lập thêm các quỹ đầu tư,quỹ tương hỗ,các công ty đầu tư tài chính hút vốn trong
      dân rồi đầu tư vào chứng khoán;ban hành ra các chính sách để xây dựng thị trường
      phát triển lành mạnh trong sạch hơn;tiếp tục xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng
      cho thị trường phát triển…





      Việc mở room hay không,mở như thế nào còn đợi vào những tính
      toán và quyết định cuối cùng từ phía các cơ quan quản lý,chúng ta mong rằng họ
      sẽ đưa ra giải pháp hợp lý cho thị trường phát triển lành mạnh,lâu dài và có lợi
      cho tất cả các nhà đầu tư chứ không tiếp tục đưa ra những chính sách chộp giật,chạy
      theo,bất hợp lý,thiếu sót như những gì mà nhiều người đã phàn nàn trong giai đoạn
      vừa qua.



      http://TinChungKhoan24h.Com
      http://TinChungKhoan.Com


    7. #187
      Ngày tham gia
      Oct 2006
      Bài viết
      1,703
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: TTCK tuần 5-9/5: Cơ hội đầu tư cổ phiếu tăng trưởng



      [quote user="hoanghaitmdtno1"]

      Phân tích kỹ thuật tuần 05-09/05/2008

      Thứ hai, 05.05.2008, 06:00am (GMT+7)

      http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Theo-Ngay/19044/








      http://TinChungKhoan.Com


      [/quote]

      Bác tính giùm em xem hổ trợ nào mà VNIndex <=250?

    8. #188
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re: TTCK tuần 5-9/5: Cơ hội đầu tư cổ phiếu tăng trưởng



      Giải pháp nào cho Chứng khoán Việt Nam?

      Chủ nhật, 11.05.2008, 10:24am (GMT+7)


      (TCK)Trong bài viết "Chứng khoán & Quốc hội"
      chúng tôi đã nhận định, chứng khoán Việt Nam sẽ "trở về" "mốc" 500.
      Đáng tiếc là nhận định này chính xác! Điều đó minh chứng cho một nhận
      định khác, nguy hiểm hơn đối với thị trường chứng khoán Việt Nam hiện
      nay, là: Thị trường đang gặp Khủng hoảng khá nghiêm trọng. Vì "khủng
      hoảng" là một khái niệm "nghiêm trọng" nên các thành phần tham gia thị
      trường, cơ quan quản lý thị trường và chính phủ "cố tránh". Do đó,
      ngoài đi tìm nguyên nhân của "khủng hoảng" chúng tôi đề nghị: Hãy chung
      sức tìm Giải pháp trước mắt cũng như lâu dài cho thị trường.

      Trước hết, chúng ta hãy "nhìn" trong "ngắn hạn" về thị trường chứng khoán Việt Nam. Đó là, tuần giao dịch từ 5/5 đến 9/5:
      Khởi
      đầu tuần giao dịch sau một kỳ nghỉ khá dài, nhiều thành phần liên quan
      đến thị trường hy vọng một "động lực" mới sẽ xuất hiện. Khái niệm "động
      lực" mà chúng tôi sử dụng không ngoài "giải pháp mạnh" từ cơ quan quản
      lý thị trường từng "loan báo". Nhưng "động lực" chưa xuất hiện thì
      "sóng thần" đã đến. Từ những bài báo đưa thông tin về "đầu tư tài
      chính" của các ngân hàng thương mại cổ phần, đã đưa thị trường đến
      "cuộc tháo chạy" đến mức "hoảng loạn" trên thị trường.


      Dưới góc độ Giải pháp trong "ngắn hạn" với một thị
      trường đang tiềm ẩn nguy cơ "rủi ro" như chứng khoán Việt Nam, thì
      "giải pháp" quan trọng số 1 là: Không để những cuộc "khủng hoảng mini"
      xảy ra.Vì bất cứ một cuộc "khủng hoảng mini" nào cũng đưa thị trường
      đến "giới hạn cuối cùng". Mà, chuyện đó không may xảy ra, thì "dập tắt"
      khủng hoảng nhanh chóng là yêu cầu bắt buộc.


      Chính vì các thành phần liên quan đến thị trường
      chưa được "chuẩn bị" hoặc chưa "chuyên nghiệp" trong việc "dập tắt"
      khủng hoảng mini, nên thị trường chứng khoán Việt Nam đã "trở về" 500,
      "mốc" nguy hiểm đối với tâm lý của nhà đầu tư.

      Sẽ không có
      "cuộc tháo chạy" nào hết khi các nhà báo của chúng ta "chuyên nghiệp",
      tức là "viết" và đưa ra "nhận định" thật "trung thực" và "khách quan".
      Một trong những "vấn đề" của báo chí Việt Nam là "uy tín và khả năng
      ảnh hưởng" của báo chí vô cùng lớn. Nên báo chí sẽ là "rủi ro" thị
      trường khi "viết" và "nhận định" không chuyên nghiệp.Nhà báo, cần và
      nên tham vấn các chuyên gia "hẹp" khi "viết" và đưa ra "nhận định"
      những vấn đề nhạy cảm, như "đầu tư tài chính" của các ngân hàng thương
      mại cổ phần vừa qua.


      Cuộc tháo chạy, có thể được ngăn chặn trong "trứng
      nước" khi chính các ngân hàng thương mại "trong cuộc", ngân hàng nhà
      nước và uỷ ban chứng khoán vào cuộc sớm. Tại sao, các ngân hàng "trong
      cuộc" không cùng tổ chức họp báo ngay sau khi những bài báo "không
      chính xác" xuất hiện? Xuất hiện trong họp báo không chỉ có người của
      các ngân hàng, bao gồm đại diện của ngân hàng nhà nước và uỷ ban chứng
      khoán, những cơ quan quản lý của cả thị trường và các tổ chức tín dụng.
      Như vậy, tính chính xác, minh bạch, khách quan của thông tin họp báo
      đưa ra sẽ thuyết phục cộng đồng đầu tư hơn rất nhiều "kiểu" ACB hay một
      vài ngân hàng đã làm.

      Phải chăng, các ngân hàng đã quen với
      cung cách "kêu" nên các cơ quan quản lý hay công luận một cách thụ động
      như vậy của thời bao cấp?


      Phải chăng, ngân hàng nhà nước và uỷ ban chứng
      khoán, quá bận rộn với những cuộc họp, với những "câu hỏi" của công
      luận về "trách nhiệm" với thị trường nên không có con người và thời
      gian "chung sức" giải quyết khủng hoảng với doanh nghiệp?


      Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm sâu, tất cả các
      thành phần liên quan đều bị "thiệt hại" đều cần "chuyên nghiệp" và
      "trách nhiệm". Nếu không như vậy, các nhà đầu tư sẽ "tháo chạy" thực sự
      khỏi thị trường, bởi nhà đầu tư thực sự gặp quá nhiều rủi ro, trong khi
      đó, nhà đầu tư cần được bảo vệ cao nhất.



      http://TinChungKhoan24h.Com
      http://TinChungKhoan.Com




    9. #189
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re: TTCK tuần 5-9/5: Cơ hội đầu tư cổ phiếu tăng trưởng



      Chứng khoán & Quốc hội

      Thứ hai, 12.05.2008, 03:18pm (GMT+7)


      (TCK)Theo
      định kỳ, quốc hội sẽ họp gần 1 tháng, với tình hình đất nước đang đứng
      trước nhiều thách thức như hiện nay, dự báo, kỳ họp quốc hội này sẽ
      không chỉ "nóng" như thông lệ. Con đường đất nước sẽ đi trong 2 năm
      tới, theo nhận định của chúng tôi, chịu nhiều ảnh hưởng từ những quyết
      định, tư duy được khai thông, tại kỳ họp này. Số phận của thị trường
      chứng khoán cũng không nằm ngoài qui luật đó.

      Hơn 1 năm
      trước, chúng ta hào hứng với những thành công mang tính bước ngoặt như:
      gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO) và trở thành thành viên
      không chính thức Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc. Tưởng rằng, tất cả chỉ
      có màu hồng? Tưởng rằng, chúng ta đã sẵn sàng đối diện với tất cả?
      Đáng
      tiếc, chúng ta đã không dự báo được tình hình. Và điều chúng ta không
      thể làm hoặc không dự định làm trong kỳ họp cùng kỳ của quốc hội vào
      năm 2007. Chúng ta, không chỉ là đại biểu quốc hội, mà cả hệ thống quản
      lý, giới truyền thông, cộng đồng kinh doanh, cũng như toàn xã hội, sẽ
      phải làm trong kỳ họp này.

      Cụ thể:
      Một là, dư luận xã hội
      cũng như quốc hội sẽ yêu cầu chính phủ "trả lời" câu hỏi: trách nhiệm
      của chính phủ, trách nhiệm của từng bộ - ngành - địa phương, trách
      nhiệm của từng người đứng đầu như thế nào trước công tác dự báo tình
      hình cực kỳ yếu kém?Không thể và không được tái diễn tình trạng, nhận
      trách nhiệm về yếu kém để xoa dịu xã hội, để rồi "bình mới rượu cũ".


      Hai là, từ bài học đắt giá do dự báo yếu kém, chính phủ sẽ hành động
      như thế nào? Đưa ra giải pháp kèm chế tài hữu hiệu như thế nào để Đảm
      bảo khả năng dự báo là "đáng đồng tiền bát gạo" mà dân đã "nuôi" bộ máy
      tham mưu - dự báo - xây dựng chính sách?

      Ba là, đích thân thủ
      tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thừa nhận công tác điều hành của chính phủ
      chưa hiệu quả khiến những yếu kém trong "hệ thống" phát tác mạnh mẽ.
      Vậy, trách nhiệm của thủ tướng với dân sẽ như thế nào? Cũng như, xã hội
      - quốc hội, cần tăng thêm "sức mạnh" cho người đứng đầu chính phủ những
      gì để "thuyền trưởng" lèo lái "con tàu" Việt Nam vượt khỏi "tâm bão"?


      Bốn là, quốc hội cần làm rõ phương thức phát huy "trí tuệ" của toàn xã
      hội để không chỉ thúc đẩy "đồng thuận xã hội" mà cần khích thích tư duy
      chinh phục, tư duy toàn cầu để những cá nhân - tổ chức phát huy tài
      năng vươn ra ngoài biên giới quốc gia? Đồng thời hiện thực hoá mục tiêu
      Pháp trị, cũng như toàn dân giám sát xã hội đúng nghĩa trong đó có cả
      hệ thống chính quyền.

      Khi đó, rất nhiều vấn đề hiện tại như:
      kiềm chế lạm phát như thế nào? Thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng
      ra sao cho hiệu quả? Cải cách hành chính - tinh gọn bộ máy, bắt đầu từ
      đâu, để không chỉ là khẩu hiệu? Chống tham nhũng, bất công xã hội có
      kết quả không?Giám sát các "quyền lực đen - tập đoàn kinh tế nhà nước"
      sao để tiềm lực quốc gia được phát huy cao độ?

      Tất cả những vấn đề trên đều ảnh hưởng trực diện đến chứng khoán hoặc làm cộng đồng đầu tư "đoán già đoán non".


      Lấy ví dụ, phải đến khi xử dụng rất nhiều biện pháp ngắn hạn, hành
      chính, can thiệp "thô bạo" vào thị trường.Với mục tiêu: ổn định thị
      trường tức thì. Nhưng kết quả đạt được là: thị trường chứng khoán giảm
      nhanh dần đều, thị trường bị "méo mó" tạo "đất" cho "đại gia", các nhà
      đầu tư nhỏ chán nản...Thì cơ quan quản lý thị trường "mới" đưa ra "khái
      niệm" về khả năng thị trường gặp khủng hoảng sẽ được xử lý thế nào?


      Theo chúng tôi, tỷ lệ sở hữu ( Room) cho nhà đầu tư nước ngoài là một
      động lực quan trọng của thị trường. Nhưng một thị trường phát triển chỉ
      khi nào cơ quan quản lý thị trường chuyên nghiệp, tức "kiểm soát được
      tình hình" thông qua Quyền - Khả năng Giám sát và chiến lược cho thị
      trường. Đáng tiếc, uỷ ban chứng khoán nhà nước không có điều này, "bố"
      và "mẹ" của uỷ ban là ngân hàng nhà nước và bộ tài chính không có một
      "nhạc trưởng" điều phối. Thử hỏi, vấn đề mang tính "chiến lược" của
      trái tim 1 nền kinh tế phát triển là thị trường chứng khoán, có đáng để
      kỳ họp này thảo luận và đưa ra một giải pháp?

      Đó là chưa nói
      đến Quyền của uỷ ban hiện nay với các tập đoàn kinh tế nhà nước, trong
      khi các tập đoàn vừa là thành viên của thị trường ( là doanh nghiệp
      niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức đầu tư chuyên nghiệp) lại vừa là
      những thực thể "không dễ sờ đến". Vì các tập đoàn này, "bố" và "mẹ" của
      uỷ ban còn khó "giám sát" thì nói gì đến uỷ ban.

      Đến ngày
      7/5/2008, thị trường chứng khoán Việt Nam thể hiện bộ mặt "nhợt nhạt"
      khi VN - Index đang "trở về" 500, còn HaSTC - Index đã "xa" mốc 165.
      Trong khi nhiều "kênh" có tìm lý do để trả lời câu hỏi: Vì sao thị
      trường tiếp tục "tụt dốc"? Hoặc 1 bộ phận khác thì "bơm" lạc quan cho
      cộng đồng đầu tư với thông tin mở "room" hay tiềm năng dài hạn. Thì một
      thực tế không thể chối cãi: Cung chứng khoán vẫn ào ào "đổ" ra.

      Chúng
      tôi nhận định, thị trường rất khó khăn ít nhất đến hết tuần này. Đó như
      1 sức ép đáng sợ từ thị trường lên tất cả xã hội, trong đó có các đại
      biểu đang bàn thảo về tình hình đất nước. Chúng tôi khuyến cáo, các nhà
      đầu tư không nên "nghe" và "tin" thông tin "nội bộ" các tổ chức niêm
      yết cần nhận diện "khủng hoảng tin đồn" để dập tắt. Ví dụ, sàn HaSTC
      đang "nguy" khi ACB cứ "đỏ" mà đằng sau "đỏ" này là sự "bán tín bán
      nghi" với "thông tin": ACB sẽ như REE, tức là "chết" với "đầu tư tài
      chính".http://TinChungKhoan24h.Com
      http://TinChungKhoan.Com


    10. #190
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Chứng khoán: Tồn tại hay không tồn tại?



      Chứng khoán: Tồn tại hay không tồn tại?

      Thứ ba, 13.05.2008, 09:21pm (GMT+7)


      Với trên 48 tỷ đồng giá trị giao dịch trên sàn HoSE và trên 17 tỷ
      đồng giá trị giao dịch trên sàn HaSTC, chứng khoán Việt Nam đang đứng
      trước lựa chọn không thể không có lời giải: Tồn tại hay không tồn tại?


      Tất nhiên, trong hoàn cảnh đất nước gặp muôn vàn khó khăn như hiện
      nay, vẫn có một luồng quan điểm cả chính thống và dư luận là: có thể
      "lựa chọn" hay "bảo vệ" lợi ích của 300.000 tài khoản chứng khoán,
      trước "nhiệm vụ" chăm lo cho 84 triệu công dân Việt Nam hay không?



      Theo nhận định của chúng tôi, cách đặt vấn đề như trên vô cùng nguy
      hiểm. Vì, cách "suy diễn" trên đã "quên" mất hiệu ứng dây chuyền của
      "khủng hoảng mini", nếu chúng ta thẳng thắn thừa nhận, chứng khoán đang
      khủng hoảng và khái niệm "khủng hoảng mini" nên hiểu là "khủng hoảng"
      một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam.



      Sự thật là chứng khoán đã "khủng hoảng". Không thể nói là bình
      thường khi một thị trường luôn luôn đi xuống trong một thời gian dài và
      nguy hiểm hơn là cơ quan quản lý phải thừa nhận "thần dược" tức thời
      cho thị trường là không thể.



      Vâng! có thể, số nhà đầu tư chứng khoán đã không là 300.000 tài
      khoản theo hướng giảm đi, vì tình trạng thị trường sụp giảm kéo dài.
      Nhưng, chúng tôi nhận định, chứng khoán sẽ ngày càng ảnh hưởng đến nền
      kinh tế Việt Nam.



      Tại sao ư?


      Ngoài hàng trăm nghìn nhà đầu tư cá nhân, còn có các nhà đầu tư tổ
      chức, như: tổ chức phát hành và niêm yết chứng khoán, công ty tài
      chính, công ty chứng khoán, ngân hàng...Đặc biệt đáng quan tâm là sự
      hình thành vội vã, được hưởng quá nhiều đặc quyền đặc lợi, của các tập
      đoàn kinh tế nhà nước. Đây là sự "khác biệt" quan trọng của thị trường
      chứng khoán Việt Nam so với thị trường thời điểm 2005, khi mở "room"
      lên 49% cho nhà đầu tư nước ngoài.




      Do đặc điểm về kinh tế - xã hội Việt Nam, cùng nhưng "kỳ vọng"
      quá lớn mà chính phủ đặt nên các tập đoàn kinh tế nhà nước. Có thể nói,
      các tập đoàn này được chính phủ "bảo lãnh" nên các tập đoàn ra sức
      "bành trướng", tiến hành đầu tư chéo. Cộng thêm vào đó là sự hình thành
      "nền kinh tế thân hữu" là sự cấu kết chặt chẽcủa 1 bộ phận các quan
      chức - doanh nghiệp nhà nước có nhiều "ảnh hưởng" với các "đại gia" tư
      nhân, cũng như khát vọng kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân.



      Các tập đoàn kinh tế nhà nước, "nền kinh tế thân hữu" và sự vươn lên
      kiểu trăm hoa đua nở của các tập đoàn kinh tế tư nhân, khiến "đòn bẩy"
      tài chính, công cụ chứng khoán hoá, trở thành "chìa khoá" cho bài toán
      Vốn và sự "phình lên" một cách nhanh chóng.Nhưng nền tảng quản trị yếu
      kém, thiếu hành lang giám sát đủ mạnh cùngnhững "kỳ vọng" thái quá đã
      đẩy các "ông lớn" của nền kinh tế cùng các "vệ tinh" trước nguy cơ "nổ
      bong bóng".



      Đằng sau "vực thẳm" giữa 2 thời điểm, thị trường chứng khoán trên
      1100 và thời điểm hiện nay, thị trường dưới 500 điểm, quả "bong bóng"
      chứng khoán hoá đã nổ đến đâu? Không có cơ quan quản lý nào đưa ra được
      số liệu chính xác - đáng thuyết phục cộng đồng đầu tư. Nhưng chắc chắn
      rằng, những thành phần liên quan của "bong bóng" đang thấu hiểu: chụp
      giật phải trả giá như thế nào?

      Ngoài tiền cứ giảm qua từng ngày về giá trị, nhưng đáng sợ hơn là những
      giấy tờ có giá như chứng khoán đang ngày càng giảm tính thanh khoản.Thử
      hỏi, những người chủ của các giấy tờ có giá trên có tập trung được tâm
      trí vào cộng việc? Liệu năng suất lao động và tâm lý xã hội đã biến
      động xấu đến mức nào do chứng khoán giảm giá?



      Rất mong các nhà nghiên cứu vào cuộc cho những vấn đề "nóng bỏng"
      nói trên. Vì kinh nghiệm đối mặt với "khủng hoảng mini" của Việt Nam là
      vô cùng hạn chế, những nghiên cứu trên sẽ trở thành tài liệu tham khảo
      quan trọng để chính sách hay giải pháp chống "khủng hoảng mini" thực sự
      hiệu quả.



      Vậy, chúng ta phải "lựa chọn" cái gì trong thời điểm "nhạy cảm" này
      để chứng khoán "tồn tại" cũng với đó là nhiều thực thể của nền kinh tế
      phải "điều tiết" lại.


      Theo chúng tôi, từ cơ quan quản lý, đến các thành phần tham gia thị
      trường và nhà đầu tư phải "chấp nhận": Những thông tin "không đẹp" về
      thị trường chứng khoán và nền kinh tế Việt Nam, cần được công khai hoá,
      với sự sát thực về thông tin. Có thể, một bộ phận sẽ "sốc" những "đau"
      để "đại phẫu" để lành mạnh, để lấy niềm tin của những người kinh doanh
      chân chính. Trách nhiệm công bố thông tin thuộc về các cơ quan quản lý
      nhà nước và chính phủ cần chỉ định 1 "nguồn" chịu trách nhiệm.




      Tiếp đó, quốc hội, cần yêu cầu chính phủ báo cáo về giai đoạn
      thử nghiệm 8 tập đoàn kinh tế nhà nước, đồng thời ngừng thành lập tập
      đoàn kinh tế nhà nước mới. Cần đưa các tập đoàn kinh tế nhà nước vào
      chương trình "giám sát đặc biệt" nhằm minh bạch hoá và loại bỏ vị trí
      "độc quyền" hay "vị thế thống lĩnh" của không chỉ các tập đoàn kinh tế
      nhà nước.




      Quốc hội cũng cần bổ sung nội dung thảo luận về thị trường chứng
      khoán vào chương trình hoạt động của kỳ họp quốc hội này. Qua đó, xác
      định trách nhiệm điều hành thị trường của chính phủ, bộ tài chính, ngân
      hàng nhà nước, cũng như người đứng đầu 2 cơ quan nói trên, khi không
      "kiểm soát" được thị trường.Quốc hội cũng cần quyết định, mô hình uỷ
      ban chứng khoán nhà nước thích hợp với tình hình mới, vì cơ quan này
      đang thiếu thực quyền, tác động không nhỏ đến lòng tin của cộng đồng
      đầu tư với cơ quan điều hành thị trường.



      Chúng tôi cũng nhận định rằng: các nhà đầu tư, giới truyền thông
      không nên "kêu cứu" cơ quan quản lý. Vì thực tế, "cứu" là một hành động
      can thiệp thị trường đưa đến tâm lý ỉ lại vào nhà nước mà "cứu" trong
      giai đoạn vừa qua thế nào chúng ta đã rõ.




      Trách nhiệm của cơ quan quản lý, không ngoài tạo ra môi trường
      minh bạch cho thị trường hoạt động. Riêng trong trường hợp khủng hoảng,
      vai trò của các thành viên thị trường sẽ quyết định tất cả.Tại sao,
      trong tình cảnh hiện nay, không thấy các hiệp hội, các tổ chức phát
      hành - niêm yết, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư "ngồi lại" với nhau
      cùng nâng đỡ thị trường. Vì các thiết chế này cũng không thể "khoẻ" nếu
      không nói là "nguy cập" nếu tình trạng hiện nay của thị trường tiếp
      diễn.




      Mặt khác, chúng ta không nên nhắc đi nhắc lại giọng điệu: chứng
      khoán đã rất hấp dẫn, hay về dài hạn triển vọng nền kinh tế Việt Nam là
      sáng sủa, hoặc lạm phát có dấu hiệu được "hãm phanh" để "khuyên" nhà
      đầu tư bình tĩnh, không bán tháo hoặc "khuyên" nhà đầu tư mua vào.Thông
      tin như vậy không giúp được nhiều cho thị trường mà càng khiến cộng
      đồng đầu tư thiếu tin tưởng, càng "lạnh lùng" với thị trường.




      Nếu các thành viên thị trường không "chung sức" vì mình và vì
      thị trường. Nếu từng lĩnh vực của nền kinh tế không chủ động "tái cấu
      trúc" thì đừng nói đến tương lai.






      http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/20006/

    11. #191
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re: Chứng khoán: Tồn tại hay không tồn tại?



      Lo ngại cho tính thanh khoản

      Thứ tư, 14.05.2008, 08:20am (GMT+7)


      (TCK)Thị trường chứng
      khoán bước sang phiên thứ 7 liên tiếp với sức cầu ngày một yếu. Giá cổ
      phiếu đã giảm rất mạnh nhưng tại sao chưa hấp dẫn nguồn vốn mới tham
      gia?



      Rủi ro lớn nhất

      Câu
      chuyện sức cầu hiện tại đang gắn liền với mối quan ngại lớn nhất hiện
      nay: Rủi ro thanh khoản. Thông thường thị trường luôn xuất hiện giao
      dịch trong mọi hoàn cảnh và sự dao động giá của các CK hấp dẫn một dòng
      tiền tích cực vận động để tìm kiếm lợi nhuận trong sự dao động đó.

      Mặc
      dù dòng tiền này không chiếm đa số về sức cầu trên thị trường và khó có
      thể làm biến đổi xu hướng giá nhưng khối lượng chuyển nhượng hàng ngày
      tạo ra "nhiệt" cho thị trường và giữ NĐT ở lại.

      Tuy nhiên,
      thực tế những phiên giao dịch gần đây, diễn biến một chiều chỉ có người
      bán mà không có người mua đã làm nản lòng bất kỳ NĐT nào, kể cả ngắn
      hạn lẫn dài hạn.

      "Tính thanh khoản là yếu tố quan trọng hàng đầu
      của một thị trường. Khi mất tính thanh khoản hoặc tính thanh khoản quá
      kém, các kế hoạch đầu tư dễ dàng bị đảo lộn", một NĐT lướt sóng chuyên
      nghiệp cho biết.

      Nguyên nhân rất đơn giản: Bất kỳ kế hoạch đầu
      tư ngắn hạn nào cũng phải xác lập được hai yếu tố: Thời điểm mua vào và
      thời điểm bán ra. Các giao dịch được bảo đảm bằng lệnh cắt lỗ
      (stoploss) khi giá giảm đến một mức xác định nào đó.

      "Tuy nhiên
      hiện nay việc cắt lỗ gần như không có ý nghĩa gì vì mức độ thanh khoản
      quá thấp. Đây là một trong những lý do khiến giới đầu tư ngắn hạn đành
      đứng ngoài cuộc", NĐT này cho biết.

      Bản thân anh cũng đang trở
      thành NĐT dài hạn bất đắc dĩ. Mặc dù xác định rõ ràng là phải thoát ra
      khỏi một CP trong khoảng giá nhất định nhưng đã 3 phiên liên tục, lệnh
      bán của anh phải xếp hàng chờ mà vẫn chưa bán hết.

      Hai ví dụ rất
      cụ thể gần đây là trường hợp của VNM tại sàn TPHCM và MIC tại sàn Hà
      Nội. Đợt tăng giá bất thường của hai CP này có nhiều nguyên nhân, nhưng
      trực tiếp là sự vận động của dòng vốn ngắn hạn đầu cơ giá lên.

      VNM
      tăng giá liên tục tròn một tháng với tỉ suất sinh lời trên dưới 30%.
      MIC cũng tăng trên 90% trong vòng 30 phiên liên tục. Không ít NĐT đã bị
      cuốn theo vòng xoáy tăng giá và phải gánh chịu rủi ro lớn khi CP mất
      tính thanh khoản.

      Phiên ngày 13.5, các lệnh bán đều bị tắc
      nghẽn vì gần như không có giao dịch mua nào. Như vậy, NĐT chưa kịp
      thoát ra sẽ phải xếp hàng bán ngày này qua ngày khác. Mất tính thanh
      khoản, thị trường sơ cấp sẽ không còn hoạt động đúng tính chất nữa.

      Lo ngại sức cầu

      Hiện
      đang có hai luồng ý kiến trái ngược nhau về chuyện biên độ dao động
      giá. Có ý kiến cho rằng nên co hẹp lại thành 1% như trước để tìm lại
      "ánh hào quang" của 10 phiên kịch trần liên tục.

      Cũng có ý
      kiến cho rằng biên độ hẹp làm méo mó cung cầu, không khuyến khích dòng
      vốn ngắn hạn tham gia, làm mất tính thanh khoản của thị trường và nên
      trả lại biên độ 5%, thậm chí là mở hoàn toàn. Trả lời báo chí mới đây,
      thông tin từ UBCKNN cho biết trước mắt sẽ không có sự thay đổi biên độ
      nào.

      Tuy nhiên, câu hỏi về căn cứ nào để duy trì biên độ hiện
      tại và duy trì đến bao lâu lại không có câu trả lời rõ ràng. Việc co
      hẹp biên độ từ 5% xuống 1% thời điểm tháng 3.2008 có tác dụng tốt là
      trấn an tâm lý. NĐT cần một khoảng thời gian tĩnh lặng để phân tích các
      vấn đề tác động đến thị trường và ra quyết định hợp lý.

      Biên
      độ hẹp đã làm tròn nhiệm vụ của nó. Câu chuyện giảm giá hiện tại không
      còn liên quan nhiều đến cú sốc tâm lý nữa. Nếu trước đây biên độ nhỏ
      tạo niềm hưng phấn thì nay đang cọ xát vào nỗi đau hàng ngày, nguy hiểm
      hơn là nó khiến tâm lý càng nặng nề và chán nản hơn.

      Khi CTCK
      giảm mạnh phí giao dịch, biên độ nhỏ vẫn có thể kiếm lời thì nay chắc
      chắn những người đầu tư ngắn hạn cũng phải chào thua khi tính thanh
      khoản gần như không có. Chỉ có khối lượng giao dịch hàng ngày lớn thì
      thị trường dù đi xuống vẫn thu hút được NĐT tham gia. Còn hiện tại đầu
      cơ giá xuống cũng rủi ro cực lớn vì không chắc đã bán được theo kế
      hoạch.

      Điều mà thị trường cần lúc này là tìm đến điểm cân bằng
      về cung cầu. Điều đó chỉ có được khi thị trường thu hút thêm một lượng
      tiền mặt lớn tham gia. Nếu nguồn tiền sẵn có đã cạn kiệt thì phải có
      nguồn vốn từ bên ngoài bổ sung.

      Thống kê quy mô dư bán giá
      thấp nhất của 5 phiên gần đây cho thấy, giá trị dư mua trung bình
      khoảng 388 tỉ đồng/phiên, tương đương 10,22 triệu CK/phiên. Trong khi
      đó giá trị dư mua giá cao nhất trung bình chỉ có 3,8 tỉ/phiên, tương
      đương 96.000 CK/phiên.

      Để tiêu thụ lượng bán sàn lớn như vậy,
      giá CK phải đủ rẻ để hấp dẫn lòng tham của NĐT cầm tiền. Tuy nhiên đó
      chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là cơ hội cắt lỗ phải lớn và đi liền
      với đó là tính thanh khoản cao. Việc sửa sai trong đầu tư bằng cách cắt
      lỗ là chuyện thường xuyên đồng thời là nguyên tắc hàng đầu với NĐT ngắn
      hạn.

      Song hiện rủi ro này quá lớn, do đó việc tham gia thị
      trường được cân nhắc hơn. Ngay cả với các tổ chức, hoạt động cơ cấu lại
      danh mục đầu tư cũng không dễ dàng vì bán không có người mua.



      http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/20040/

      http://TinChungKhoan24h.Com
      http://TinChungKhoan.Com


    12. #192
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định HSBC vẫn lạc quan về chứng khoán Việt Nam!



      http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/20104/



      HSBC vẫn lạc quan về chứng khoán Việt Nam!

      Thứ tư, 14.05.2008, 03:34pm (GMT+7)



      (TCK)Tập
      đoàn Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) vừa đưa ra báo cáo thường
      kỳ về tình hình và triển vọng nền kinh tế nói chung cũng như dự báo về
      thị trường tài chính - chứng khoán Việt Nam nói riêng. Thái độ lạc quan
      về thị trường là điểm nổi bật trong báo cáo lần này của HSBC.



      Nhìn lại các báo cáo thường kỳ của HSBC về thị trường chứng khoán Việt
      Nam thời gian qua, có thể thấy, các chuyên gia của ngân hàng này luôn
      đánh giá thị trường Việt Nam là một thị trường hấp dẫn trong dài hạn và
      đa phần là khuyến nghị mua vào.



      Trong bản báo cáo gây nhiều tranh cãi ngày 7/4 vừa qua về chiến lược
      đầu tư vào thị trường châu Á trong quý 2/2008, HSBC cho rằng Việt Nam,
      cùng với Nhật Bản, Philippines và Australia, là thị trường “nên tránh”
      (better avoided) do những bất ổn trong chính sách vĩ mô. Báo cáo đó
      cũng gây sốc khi dự báo VN-Index bị hạ từ mức 1.100 điểm vào cuối năm
      nay như trong các báo cáo trước, xuống còn có 600 điểm.



      Tuy nhiên, không vì thế mà HSBC thay đổi cách nhìn về thị trường Việt
      Nam. Lý do là, cũng ngay trong báo cáo đó, HSBC vẫn coi Việt Nam là một
      thị trường nhiều tiềm năng trong dài hạn do giá cổ phiếu đã ở mức rẻ,
      đồng thời đề nghị nâng tỷ lệ phân bổ vốn vào thị trường này từ mức 0,5%
      lên 1%.



      Trong bản báo cáo lần này, HSBC tiếp tục duy trì quan điểm lạc quan về
      tương lai của thị trường Việt Nam trong dài hạn. Bên cạnh đó, một điểm
      đáng chú ý là HSBC tin rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đã chạm
      đáy.



      Được công bốngày 8/5, bản báo cáo có đoạn viết: “Ít nhất thì thị
      trường chứng khoán Việt Nam đã ngừng đi xuống. Sau khi Chính phủ đưa ra
      các biện pháp hỗ trợ thị trường vào tháng 3… VN-Index hiện có vẻ như đã
      tìm thấy đáy ở mức 500 điểm”. Tuy nhiên, ngay sau khi HSBC đưa ra nhận
      định trên, VN-Index vẫn tiếp tục lập thêm đáy mới, và đến ngày hôm nay
      (14/5), chỉ số này còn có 475,5 điểm (!). Liều "kháng sinh" này cho thị
      trường đã bị "kháng thuốc"?



      Điểm lại tình hình thị trường tháng 4, các số liệu mà HSBC đưa ra cho
      thấy, VN-Index trong tháng này đã tăng, nhưng mức tăng chỉ là 1%, thấp
      hơn nhiều so với mức tăng 8% của chỉ số MSCI của thị trường khu vực
      châu Á - Thái Bình Dương trừ Nhật Bản và 14% của các cổ phiếu H trên
      thị trường chứng khoán Trung Quốc. Về tính thanh khoản, khối lượng giao
      dịch trung bình hàng ngày của thị trường cũng còn rất khiêm tốn, chỉ
      đạt 21 triệu USD, bằng chưa đầy 1/3 so với ở thời điểm cuối năm 2007.



      Như thường lệ, khối ngoại vẫn tiếp tục mua ròng các loại cổ phiếu Việt
      Nam, với lượng mua ròng trong tháng 4 là 122 triệu USD, so với mức 59
      triệu USD trong tháng 3.



      Dự báo về triển vọng thị trường, cũng như những báo cáo đã công bố từ
      trước, HSBC tiếp tục cho rằng, nhiều rủi ro vẫn còn tồn tại trong ngắn
      hạn, một khi những bất ổn trong chính sách vĩ mô còn chưa được giải
      quyết. Nhìn lại có thể thấy, quan điểm này đã được HSBC duy trì trong
      loạt báo cáo công bố từ đầu năm đến nay về thị trường Việt Nam.



      Lạm phát trên 21% so với cùng kỳ năm ngoái, thặng dư thương mại tiếp
      tục tăng, và việc Chính phủ đề xuất hạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế sẽ
      là những nhân tố khiến các nhà đầu tư trong nước tiếp tục “đứng ngồi
      không yên”. Lần này, các chuyên gia của HSBC cũng đề cập đến một kênh
      đầu cơ mới ở Việt Nam kể từ khi thị trường chứng khoán đổ dốc và thị
      trường bất động sản trở nên kém sôi động hơn, đó là đầu tư vào vàng.



      Theo HSBC, một nhân tố then chốt có ảnh hưởng tới thị trường trong
      những tháng tới đây là liệu lợi nhuận của các công ty niêm yết có chịu
      ảnh hưởng từ tình hình kinh tế hiện nay. Với giả định tăng trưởng EPS
      năm nay và năm tới cùng đạt mức 20%, chỉ số P/E của các cổ phiếu niêm
      yết trên sàn Tp.HCM trong 12 tháng tới sẽ là 11,8 lần - đại diện cho
      một mức giá rẻ trên một thị trường có triển vọng dài hạn. Những con số
      dự báo này vẫn được duy trì từ báo cáo ngày 7/4.



      Tuy nhiên, bản báo cáo này cũng lưu ý, Dragon Capital dự báo mức tăng
      trưởng EPS trong năm nay chỉ là 3% và năm tới là 7%. Mà nếu tăng trưởng
      EPS giảm xuống thì những nhận định về giá trị của thị trường như đã nói
      ở trên sẽ không còn chính xác nữa.



      Một lý do nữa để tin tưởng vào thị trường là tới thời điểm này, lợi
      nhuận của các công ty niêm yết vẫn rất khả quan. Đa phần trong số 15
      công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất đều có mức tăng trưởng
      lợi nhuận cao trong quý 1, trừ các công ty chứng khoán. Đứng đầu là HPG
      với mức tăng trưởng EPS đạt mức 451%, tiếp đó là nhóm cổ phiếu năng
      lượng, đặc biệt là DPM có mức tăng trưởng EPS là 77% và VSH có mức tăng
      trưởng EPS là 72%. “Thê thảm” nhất là cổ phiếu SSI với mức tăng trưởng
      EPS âm 75%.



      Lần này, HSBC một lần nữa khuyên các nhà đầu tư nước ngoài gom cổ phiếu
      Việt Nam để tích lũy dài hạn, vì những khó khăn sẽ còn tiếp tục trong
      ngắn hạn nhưng xét về dài hạn, cơ hội tại thị trường Việt Nam là rất
      lớn.



      Một điểm đáng chú ý khác là HSBC cho rằng, những công ty niêm yết có
      chất lượng tốt - những công ty tập trung vào lĩnh vực chính của mình và
      không mở rộng sang các lĩnh vực khác như ngân hàng hay kinh doanh vàng,
      như Vinpearl, Vinamilk... - đang nổi lên trở thành những công ty có cổ
      phiếu hấp dẫn.



      Trong báo cáo lần này, HSBC không đưa ra dự báo nào về VN-Index. Có lẽ,
      các chuyên gia của ngân hàng này vẫn duy trì mức dự báo 600 điểm cho
      chỉ số này ở thời điểm cuối năm nay như bản báo cáo lần trước.














      http://TinChungKhoan24h.Com
      http://TinChungKhoan.Com


    13. #193
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re: “Sáng” cổ phiếu trung và dài hạn!



      http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/20162/



      Chứng khoán đi xuống, kế hoạch cũng “đổi thay”

      Thứ năm, 15.05.2008, 09:18am (GMT+7)


      (TCK)Huy động vốn qua thị trường chứng
      khoán khó, lãi vay ngân hàng cao,nhiều doanh nghiệp niêm yết xoay đâu
      ra lời giải cho “bài toán” thiếu vốn này?



      Diễn biến bất lợi của thị trường chứng khoán từ đầu năm đến nay đã đẩy
      nhiều doanh nghiệp niêm yết rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”.



      Vốn đầu tư để mở rộng sản xuất ngày càng khan hiếm, huy động vốn qua
      thị trường chứng khoán gặp nhiều khó khăn do thị trường sụt giảm, lãi
      vay ngân hàng quá cao, thậm chí nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được
      với nguồn vốn ngân hàng bởi chính sách thắt chặt tín dụng nhằm kiềm chế
      lạm phát...



      Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc nhiều dự án đầu tư của doanh nghiệp phải hoãn “vô thời hạn”.



      Tại cuộc họp đại hội cổ đông thường niên 2008, nhiều doanh nghiệp niêm
      yết đã phải xin phép điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh năm 2008, ngưng
      triển khai một số dự án, ngưng kế hoạch chuyển sàn, thậm chí ngưng cả
      việc phát hành thêm cổ phiếu...



      Hoãn phát hành cổ phiếu hàng loạt



      Theo thống kê từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, từ đầu năm đến nay, trong
      số 30 công ty nộp đơn xin phát hành cổ phiếu thì có đến gần 10 công ty
      đã xin hoãn phát hành.Việc xin hoãn phát hành cổ phiếu được các công ty
      lý giải là do thị trường không thuận lợi, huy động vốn qua việc phát
      hành cổ phần không thành công, nhiều đối tác chiến lược từ chối mua cổ
      phiếu.



      Cụ thể, đợt phát hành hơn 10 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu, người
      lao động và đối tác chiến lược của Công ty Cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài
      Gòn - Savico để tăng vốn điều lệ lên 250 tỷ đồng đã không thành công do
      cổ đông chiến lược và các nhà đầu tư lớn đã từ chối mua vì diễn biến
      thị trường không thuận lợi. Và trong tổng số hơn 10 triệu cổ phần phát
      hành, Savico chỉ phát hành được gần 5,5 triệu cổ phần (cho cổ đông hiện
      hữu với giá 20.000 đồng/cổ phần và người lao động trong công ty với giá
      30.000 đồng/cổ phần).



      Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông năm 2008 của Công ty Cổ phần Đầu tư
      Thương mại thuỷ sản - Incomfish (ICF) vừa thông qua phương án tạm dừng
      triển khai 3 dự án đầu tư (đã được thông qua tại Đại hội cổ đông bất
      thường vào tháng 8/2007). Đó là các dự án: Nhà máy chế biến cá Đại
      dương đông lạnh tại Tp.HCM, dự án nhà máy chế biến cá đông lạnh và đóng
      hộp tại tỉnh Phú Yên và các dự án bất động sản khác tại Tp.HCM.



      Theo ông Trịnh Bá Hoàng, Tổng giám đốc Công ty Incomfish, việc tạm dừng
      các dự án này do khó khăn huy động vốn và các dự án chưa thực sự phát
      huy hiệu quả ngay. Việc triển khai trở lại các dự án này phụ thuộc vào
      tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty.



      Đồng thời, Incomfish cũng hoãn phát hành gần 24 triệu cổ phiếu và lên
      kế hoạch lựa chọn các tổ chức tài chính để huy động theo hình thức vay
      vốn để thực hiện các dự án đầu tư trong năm 2008.



      Trước đó, trong tháng 4 vừa qua, Công ty Cổ phần Xuyên Thái Bình (PAN)
      cũng vừa tuyên bố hoãn vô thời hạn việc phát hành 7,2 triệu cổ phiếu để
      tăng vốn điều lệ từ 70 tỷ đồng lên 140 tỷ đồng do giá của công ty rớt
      quá mạnh. Ông Nguyễn Văn Khải, Tổng giám đốc công ty, cho biết, Công ty
      đang phải cân đối lại nguồn vốn, dừng thực hiện các dự án còn nằm trong
      kế hoạch cần vốn lớn và chỉ ưu tiên cho những dự án đã triển khai đến
      giai đoạn cuối.



      Mới đây nhất, Công ty Cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa - Bibica cũng có công
      văn gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xin hoãn kế hoạch phát hành
      4.630.000 cổ phiếu của đợt hai cho cổ đông hiện hữu do nhận thấy thị
      trường không thuận lợi.



      Đại hội cổ đông của Công ty Cổ phần Dệt lưới Sài Gòn (SFN) cũng vừa
      nhất trí việc không tăng vốn điều lệ lên 80 tỷ và đồng ý giao cho Hội
      đồng Quản trị chọn thời điểm và thực hiện việc rút tên giao dịch SFN
      của công ty tại sàn Tp.HCM và đăng ký giao dịch chứng khoán tại sàn Hà
      Nội theo đúng quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.



      Điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch năm 2008



      Trước tình hình khó khăn này, ngoài việc hoãn phát hành cổ phiều, nhiều
      công ty còn điều chỉnh kế hoạch 2008. Chẳng hạn, Công ty Cổ phần Tấm
      lợp - VLXD Đồng Nai (DCT) vừa điều chỉnh kế hoạch doanh thu và lợi
      nhuận 2008. Theo đó, doanh thu năm 2008 của công ty ước đạt 220 tỷ
      đồng, lợi nhuận 25 tỷ đồng, cổ tức tối thiểu là 12%, nộp ngân sách 11,5
      tỷ đồng. So với thực hiện năm 2007, kế hoạch lợi nhuận năm 2008 đã được
      điều chỉnh giảm hơn 30%. Cụ thể, doanh thu năm 2007 đạt 157,45 tỷ đồng,
      lợi nhuận đạt 33,57 tỷ đồng; cổ tức 15%.



      Công ty Savico (SVC) cũng đã điều chỉnh lợi nhuận trước thuế năm 2008
      xuống còn 80 tỷ đồng, trước đó kế hoạch dự kiến từ đầu năm 2008 là 120
      tỷ đồng.



      Theo ông Nguyễn Vĩnh Thọ, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Savico, khi
      đưa ra kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2008 là 80 tỷ đồng, công ty đã
      tính đến những rủi ro xấu nhất của nền kinh tế thế giới cũng như Việt
      Nam như suy thoái, lạm phát, giá hàng hóa tăng cao, và chính phủ có
      những chỉ đạo thắt chặt tài chính; tình hình thị trường chứng khoán,
      bất động sản giảm sút mạnh.



      Nhiều doanh nghiệp đã thừa nhận thời gian còn lại của năm 2008 vẫn còn
      nhiều khó khăn cho họ trong việc huy động vốn để phát triển sản xuất,
      kinh doanh, mở rộng đầu tư.



      Diễn biến này có thể khiến nhiều công ty khó khăn trong việc tìm được
      nguồn vốn bổ sung hợp lý cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mặt khác,
      nhiều công ty còn bị áp lực của cổ đông đòi chia cổ tức bằng tiền mặt,
      khiến cho việc khan hiếm vốn càng trở nên trầm trọng hơn.



      Đã qua rồi thời thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn hiệu quả
      cho các doanh nghiệp, giờ đây là cảnh cổ phiếu trên sàn toàn một màu,
      giao dịch nhỏ giọt và nghiêng hẳn về phía cung. Có lối ra nào cho các
      doanh nghiệp niêm yết trong thời điểm này không? Đây là câu hỏi vẫn
      chưa có lời đáp!

      http://TinChungKhoan24h.Com
      http://TinChungKhoan.Com


    14. #194
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re: “Sáng” cổ phiếu trung và dài hạn!



      http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/20380/



      TTCK tuần 19-23/5: Hy vọng mong manh

      Thứ hai, 19.05.2008, 06:04am (GMT+7)


      (TCK)Chuỗi ngày giảm giá khủng khiếp của thị trường vẫn chưa có dấu hiệu
      dừng lại. Mười phiên giảm mạnh liên tục sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đã
      đẩy lùi VN-Index xuống mức 460,04 điểm vào cuối tuần qua. So với thời
      điểm cách đây một năm, VN-Index đã giảm 60,5%.





      Đa phần các nhà đầu tư cá nhân đã thua lỗ
      từ 50-70% tổng tài sản đầu tư, và không hề dễ dàng cho họ khi muốn bán
      lỗ số cổ phiếu đang nắm giữ bởi vì tính thanh khoản của thị trường đã
      rất cạn kiệt.

      Giá trị mỗi phiên giao dịch trong tuần qua chỉ
      vào khoảng 50-100 tỷ đồng trên sàn giao dịch TP. Hồ Chí Minh và 10-30
      tỷ đồng trên sàn Hà Nội.






      [table]






      TTCK vắng bóng các nhà đầu tư. Ảnh LAD


      [/table]
      Trước
      nguồn tin Chính phủ sẽ ban hành các chính sách mới về tài chính – tín
      dụng, trong đó có việc dỡ bỏ trần lãi suất huy động, phiên giao dịch
      cuối tuần đã cho thấy dấu hiệu lạc quan. Mức giảm của VN-Index đã chững
      lại đi kèm với khối lượng giao dịch tăng đột biến. Tuy nhiên, chưa có
      cơ sở để nói luồng tiền đang quay trở lại thị trường.
      Các
      nhà đầu tư nước ngoài vẫn mua vào nhiều hơn bán ra. Tuy nhiên, lượng
      mua vào của khối nước ngoài đã giảm đáng kể (1 triệu cổ phiếu/ngày so
      với 2,3 triệu cổ phiếu/ngày của tuần trước). Những mã cổ phiếu được
      khối nước ngoài mua nhiều nhất là DPM (1,3 triệu cổ phiếu), SSI (374
      nghìn cổ phiếu), PVD (242 nghìn cổ phiếu) và VHG (214 nghìn cổ phiếu).


      Hệ thống ngân hàng thương mại cần được tái cơ cấu


      Vào
      cuối tuần qua, Ngân hàng nhà nước đã quyết định dỡ bỏ trần lãi suất huy
      động đồng thời với việc gia tăng lãi suất cơ bản lên 12%.

      Ảnh hưởng gộp của hai chính sách này là trần lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại được tăng từ mức 12% lên 18%/năm.

      Trong
      bối cảnh thiếu thanh khoản hiện nay, lãi suất huy động của các ngân
      hàng thương mại sẽ được điều chỉnh tăng lên đang kể trong tuần tới. Đây
      là một chính sách rất đúng đắn, tiếc rằng được ban hành quá chậm khi
      tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã ở tình trạng báo động.


      Chính
      sách này, cùng với chính sách tăng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất
      chiết khấu, sẽ có 4 tác động chính, bao gồm cả tích cực và tiêu cực tới
      thị trường chứng khóan:


      - Trợ giúp
      các ngân hàng thương mại cổ phần vượt qua khó khăn về tính thanh khoản,
      giảm thiểu khả năng sụp đổ dây chuyền của hệ thống ngân hàng


      - Giúp kìm hãm lạm phát


      - Làm tăng
      lãi suất cho vay, gây thêm khó khăn ngắn hạn cho đà tăng trưởng của
      doanh nghiệp và nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ là đối


      - Luồng tiền của các nhà đầu tư bị hút bớt khỏi thị trường chứng khoán để chuyển vào hệ thống ngân hàng.



      là một chính sách tốt trong bối cảnh hiện nay, nhưng khó có thể đánh
      giá được những tác động ngắn hạn của nó tới thị trường chứng khoán,
      nhất là trong khi tâm lý của các nhà đầu tư tiếp tục bất ổn trước mối
      lo ngại về những khó khăn kinh tế sẽ gia tăng trong nửa cuối năm 2008.






      [table]






      Trần lãi suất đã được điều chỉnh. Ảnh minh họa: VNN


      [/table]
      Trong
      trung hạn, đang có một nhu cầu cấp thiết về tái cơ cấu hệ thống ngân
      hàng thương mại cổ phần theo hướng giảm bớt số lượng ngân hàng bằng
      cách sáp nhập hoặc thậm chí dừng hoạt động những ngân hàng yếu kém.

      Việc
      cho phép thành lập quá nhiều ngân hàng trong các năm vừa qua đã là một
      sai lầm, và bây giờ đã đến lúc phải sửa chữa sai lầm đó.
      Giá dầu tăng, sức ép lạm phát và bong bóng BĐS


      Giá
      dầu liên tục tự phá kỷ lục và đã đạt mức trên 127 USD/thùng. Trước sự
      bất ổn chính trị đang diễn ra tại Nigeria, quyết định không tăng thêm
      sản lượng của OPEC và sự tập trung của giới đầu cơ nên giá dầu leo
      thang từng ngày.

      Nhiều dự báo cho rằng giá dầu còn tiếp tục tăng mạnh và ngưỡng 150 USD/thùng sẽ dễ dàng bị phá vỡ.


      Nếu
      giá dầu thế giới tiếp tục ở mức cao như hiện nay, giá xăng dầu trong
      nước nhiều khả năng sẽ được điều chỉnh tăng sau khi các biện pháp hành
      chính chỉ kìm giá đến hết tháng 6 này.


      Việc
      tăng giá dầu sẽ kéo theo phản ứng tăng giá dây chuyền của nhiều loại
      hàng hóa khác, bao gồm các hàng hóa thiết yếu như thép, điện, xi măng,
      phân bón... Lạm phát có thể sẽ tăng tốc trở lại trong hai tháng 6 và 7
      và giảm dần vào cuối năm dưới sức ép của chính sách thắt chặt tiền tệ.


      Sức
      ép lạm phát thực ra không nguy hiểm bằng sự đổ vỡ của khu vực đầu tư,
      kinh doanh bất động sản. Trong năm 2007, một lượng vốn lớn của ngân
      hàng đã được dành đề đầu tư cho vay các dự án bất động sản. Đa phần
      nguồn vốn đầu tư bất động sản được tài trợ bởi vốn vay ngân hàng.

      Theo thông tin từ các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, nhiều khoản nợ bất động sản sẽ đáo hạn trong 3 tháng tới.

      Trong
      bối cảnh trầm lắng và đóng băng dài hạn hiện nay của thị trường bất
      động sản, một lượng lớn các khoản cho vay này sẽ không thể được hoàn
      trả đúng hạn và trở thành nợ xấu.

      Nếu không được xử lý kịp
      thời, một số ngân hàng nhỏ đầu tư quá nhiều cho bất động sản và chứng
      khoán có thể sẽ lâm vào tình cảnh rất khó khăn.


      Do
      lạm phát và vỡ nợ luôn là kẻ thù của doanh nghiệp và thị trường chứng
      khóan, khó có khả năng thị trường sẽ hồi phục trước tháng 6.


      Tuần tới thị trường đón nhận nhiều tin tức tích cực


      Theo
      nguồn tin từ UBCKNN, sẽ không có những giải pháp dành riêng cho thị
      trường chứng khoánmà là những giải pháp tổng thể, liên quan đến vấn đề
      lạm phát, tăng giá cũng như ổn định kinh tế vĩ mô. Dù vậy, những chính
      sách


      Thông
      tin tích cực tiếp theo là bản báo cáo mới được đưa ra của HSBC. Bản báo
      cáo này cho thấy một cái nhìn lạc quan với thị trường chứng khoán Việt
      Nam.

      HSBC khuyên các nhà đầu tư nước ngoài nên đầu tư dài hạn
      vào cổ phiếu Việt Nam vì cho rằng tuy những khó khăn của Việt Nam chưa
      thể được giải quyết trong ngắn hạn. Về dài hạn đầu tư vào Việt Nam có
      thể mang lại những cơ hội lớn.


      Một
      số thông tin tươi sáng nữa cũng được đưa ra thị trường vào giữa tuần.
      Trước hết là thông tin một loạt Ngân hàng (VPBank, Techcombank, ABBank)
      vừa được các tổ chức tài chính nước ngoài có uy tín đặt kế hoạch nâng
      tỷ lệ sở hữu lên 15-20% với mức giá cao gấp nhiều lần giá trên OTC. Mức
      giá này khẳng định niềm tin của đối tác chiến lược vào triển vọng phát
      triển của các ngân hàng trên trong bối cảnh khó khăn chung.


      Kết luận và khuyến nghị


      Chúng
      tôi cho rằng trong tuần tới đà sụt giảm của VN-Index sẽ giảm dần và có
      thể sẽ xuất hiện một số phiên hồi phục của thị trường. Tuy nhiên xu
      hướng tăng giá chỉ có thể xuất hiện khi những yếu tố cơ bản của nền
      kinh tế được cải thiện.

      Và những dấu hiệu cải thiện đầu tiên
      của nền kinh tế có lẽ chỉ bắt đầu xuất hiện từ nửa cuối năm 2008, khi
      những rủi ro hệ thống của nền kinh tế được nhận biết rõ hơn và được kìm
      hãm.


      Tuy
      nhiên, tại thời điểm hiện nay, sau khi đồng loạt mọi cổ phiếu trên thị
      trường đã giảm rất mạnh, đang có một số cơ hội đầu tư khá tốt nhằm vào
      các công ty có triển vọng kinh doanh ổn định trong năm 2008.


      Đảm bảo nguyên tắc cẩn trọng, tỷ lệ tiền mặt vẫn cần chiếm ít nhất 50-60% tổng danh mục đầu tư.


      * Khuyến cáo: Phân tích nêu trên chỉ có giá trị tham
      khảo. Nhóm tác giả không chịu trách nhiệm về mọi hoạt động đầu tư của
      bạn đọc





      http://TinChungKhoan24h.Com

    15. #195
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Chúng ta cần phải chờ đợi TT đén bao h ????




      Lại một phiên giao dịch nữa của thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ số
      chứng khoán trên 2 sàn lại giảm thảm hại.Hai phiên giao dịch đầu tuần
      được nhiều người trông đợi chút khởi sắc tuy nhiên những gì xảy ra lại
      làm chúng ta thêm thất vọng.Giá trị giao dịch đã tăng cao hơn một chút
      vào ngày cuối tuần trước thì 2 phiên đầu tuần này lại giảm xuống rất
      thấp.Mặc dù thị trường đã có thêm chút màu xanh trên bảng giao dịch tuy
      nhiên những gì còn lại vào cuối phiên vẫn là sự giảm điểm mạnh của cả 2
      chỉ số.Bây giờ người ta đang nói tới sự phân kì,liệu điều đó có phải là
      thực hay chỉ là một chút lửa nhỏ nhoi không làm nóng lại thị
      trường.Chúng ta có thể nhận thấy rằng xu hướng giảm sàn hàng loạt đã
      giảm bớt sức mạnh của nó,thị trường đã có những cổ phiếu tăng điểm,khối
      lượng giao dịch vẫn ở mức thấp tuy nhiên đã tăng cao hơn so với tuần
      trước.Phiên giao dịch cuối tuần trước đã mang lại nhiều hy vọng le lói
      cho nhà đầu tư khi mà thị trường đã bớt giảm kết hợp với khối lượng
      giao dịch tăng cao hơn nhiều.Người ta vì thế đã nghĩ rằng đang có mầm
      mống xuất hiện lòng tham mạnh hơn trong nhà đầu tư và kì vọng vào tuần
      này lòng tham đó sẽ tăng lên.Hai phiên giao dịch đầu tuần vẫn cho thấy
      mầm mống của lòng tham tuy nhiên nó không cho thấy sự tăng lên đó.Một
      điều làm chúng ta có thể hy vọng là thị trường đang đi vào điểm đáy khi
      mà bắt đầu có sự phân hoá dù là nhỏ trên bảng giao dịch. Để thị trường
      đi vào xu hướng tăng thì yếu tố tất yếu là cầu phải tăng cao hơn
      cung,liệu chúng ta có thể tìm ra điểm đảo chiều trong cung - cầu hay
      không.Có lẽ trước khi thay đổi xu hướng thì phải có giai đoạn nối tiếp
      giữa 2 xu hướng và chúng ta cần dò tìm điểm nối tiếp đó.Liệu hiện tại
      thị trường đang ở điểm nối tiếp hay vẫn đang còn trong xu hướng giảm
      giá.



      Hiện
      tại khi mà nhà đầu tư đang rất mong mỏi vào những chính sách của các cơ
      quan quản lý thì mãi vẫn chưa thấy họ đưa ra chính sách gì mà vẫn còn
      trong giai đoạn họp bàn,thảo luận.Nếu như các cơ quan quản lý không sử
      dụng quá nhiều các biện pháp hành chính đối với thị trường thì có lẽ
      nhà đầu tư đã không quá mong mỏi,trông cậy vào các chính sách của Nhà
      Nước đến vậy. Đến bây giờ khi mà gần như ai cũng tin rằng chính sách sẽ
      tạo ra thay đổi và không chỉ là thay đổi mà còn có thể là bước ngoặt
      thì những gì họ đang làm là đoán định chính sách mà Nhà Nước sẽ ban ra
      và tác động của chính sách đó đối với thị trường như thế nào.Các cơ
      quan Nhà Nước không khẳng định là sẽ ban ra chính sách mạnh nhưng cũng
      không khẳng định rằng sẽ không tác động đến thị trường nữa mà để nó
      tuận theo quy luật vốn có của nó.Vì thế nhà đầu tư đang rất phân vân
      không biết nên quyết định theo hướng nào.Nếu Nhà Nước hứa hẹn chắc chắn
      sẽ ban hành chính sách thực sự mạnh đối với thị trường để làm thị
      trường đi lên thì nhà đầu tư sẽ an tâm hơn rất nhiều và có thể vì thế
      mà giúp thị trường đi lên ngay từ trước khi chính sách được ban ra.Còn
      nếu cơ quan quản lý khẳng định rằng sẽ không can thiệp thêm vào thị
      trường nữa, hoặc ít ra là không can thiệp trong nhiều tháng tới thì
      điều đó sẽ làm cho nhà đầu tư không quá ngóng trông vào các chính sách
      và họ đành phải nhìn vào thực tế thị trường mà dứt khoát quyết định cho
      mình một hướng đi rõ ràng hơn.

      Hiện
      tại đối với nhà đầu tư,những người đã quá thua lỗ thì gần như không còn
      cảm thấy sợ thị trường xuống thêm nữa,họ gần như đang khoanh tay đứng
      nhìn vì không có mất thêm cũng không còn đáng sợ nữa;những người thua
      lỗ chưa nhiều vì nhận định sai đáy của thị trường mà mua vào trong thời
      gian gần đây thì đang cố gắng cắt lỗ vì xu hướng đi xuống còn quá rõ
      ràng;những người đang cầm tiền thì chưa giám mua vào vì đang còn đợi
      chờ động thái từ các cơ quan quản lý hơn nữa thị trường còn giảm là
      điều quá dễ nhận thấy đối với họ.

      Trong
      khi các yếu tố cơ bản chưa cho thấy sự ổn định, đi lên thì thị trường
      chứng khoán cũng khó có thể tăng trưởng mạnh được,tuy nhiên không có
      nghĩa khi nền kinh tế còn những khó khăn nhất định thì thị trường chứng
      khoán không thể đi lên.Nếu chúng ta cho rằng thị trường chứng khoán
      Việt Nam sẽ không thể tăng trở lại cho đến khi các yếu tốt kinh tế vĩ
      mô được cải thiện thì đó là nhận định quá sai lầm,chúng ta chỉ có thể
      nói rằng thị trường sẽ khó có thể tăng cao mà thôi.Cái cần thiết cho
      thị trường chứng khoán nước ta tăng trưởng cao là trong thời gian tới
      các khó khăn của nền kinh tế được giải quyết đáng kể còn điều cần thiết
      cho thị trường chứng khoán của ta ngừng giảm giá và có thể tăng trưởng
      dù có thể là không nhiều đó chính là các chính sách rõ ràng ngay bầy
      giờ của các cơ quan quản lý.Nếu các cơ quan quản lý không đưa ra thêm
      chính sách nào nữa trong thời điểm này thì một điều dễ được mọi người
      nhận thấy là thị trường sẽ còn tiếp tục đi xuống còn nếu họ đưa ra
      chính sách nào đó thì tác dụng của nó phụ thuộc vào tính chất và mức độ
      của biện pháp.

      Liệu
      Nhà nước sẽ có chính sách đối với thị trường hay sẽ không can thiệp
      thêm gì nữa,chắc chắn là sẽ có can thiệp tuy nhiên can thiệp như thế
      nào và vào lúc nào thì thật khó ai có thể đoán được. Khi quyết định của
      Nhà nước còn chưa rõ ràng thì thị trường sẽ còn đi xuống;khi chính sách
      đưa ra không hợp lý,không đủ mạnh thì thị trường sẽ còn đi xuống.Thiết
      nghĩ nếu các cơ quan quản lý buông cho thị trường đi tự do theo quy
      luật cung cầu thì hãy mở biên độ cho thị trường,khi can thiệp vào thị
      trường bằng cách siết biên độ là cách can thiệp khá thô bạo,không hiệu
      quả và càng không thích hợp vào thời điểm này nữa thì tại sao lại không
      nghĩ rằng cứ để biên độ hiện tại là cách tốt.Rõ ràng là các cơ quan
      quản lý không nên đưa ra quá nhiều chính sách tác động đối với thị
      trường nhất là những chính sách mang tính chụp giật,ngắn hạn vì điều đó
      sẽ làm cho nhà đầu tư thiếu an tâm đối với rủi do chính sách,nhà đầu tư
      sẽ trở nên lệ thuộc nhiều hơn vào các cơ quan quản lý mỗi khi gặp khó
      khăn.Cách tốt nhất là các cơ quan quản lý hãy cố gắng để xây dựng thị
      trường lành mạnh,tiên tiến,có đủ các công cụ cần thiết để rồi nhà đầu
      tư khi đi đến cái chợ đó sẽ chỉ chú ý đến các hàng hoá trong chợ chứ
      không quá chú ý đến những người trong ban quản lý chợ như hiện nay.

      http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/20557/

    16. #196
      Ngày tham gia
      Oct 2007
      Bài viết
      332
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: Chúng ta cần phải chờ đợi TT đén bao h ????



      Toàn là những tay tham ăn, sợ trách nhiệm , mặt gà mái ko thì làm sao mà thoát khỏi tình trạng này nhanh chóng . Ăn thì dám mà làm thì sợ !

    17. #197
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Giải cứu thị trường chứng khoán



      Giải cứu thị trường chứng khoán

      Thứ tư, 21.05.2008, 08:37am (GMT+7)


      (TCK)TTCK
      Việt Nam đã xuống quá sâu và rất nhiều cổ phiếu đã xuống dưới giá trị
      thực, thậm chí dưới cả giá trị sổ sách. Trong khi đó tình hình hoạt
      động của DN trong quý I và dự đoán cả năm nay tình hình chung vẫn tăng
      trưởng so với năm trước. Kinh tế vĩ mô có vấn đề về lạm phát và nhập
      siêu nhưng tăng trưởng vẫn đạt mức cao và xuất khẩu mạnh.

      TTCK
      suy yếu là do dòng vốn đầu tư kém chất lượng, biểu hiện ở dòng vốn mang
      tính đầu cơ và đầu tư ngắn hạn nhiều, vốn vay kinh doanh chiếm tỷ lệ
      đáng kể, trình độ và tâm lý của các nhà đầu tư nội chưa cao, việc giới
      hạn room làm méo mó thị trường. Bên cạnh đó công tác quản lý điều hành
      thị trường chưa theo kịp thực tiễn.

      Hiện tại đang có nhiều ý
      kiến về việc mở room các doanh nghiệp niêm yết để kích cầu thị trường
      nhưng lại sợ về lâu dài các DN làm ăn hiệu quả sẽ bị thâu tóm với giá
      rẻ. Cũng có lo ngại là khi nâng room thì công tác quản lý dòng vốn FII
      sẽ khó khăn hơn và cũng có cả viêc đảo chiều của dòng vốn.

      Vấn
      đề quan trọng là phải tạo ra một mặt bằng giá chứng khoán hợp lý trên
      thị trường, nghĩa là TTCK tập trung phải là thước đo giá CK trên thị
      trường vốn nói chung. Để giải bài toán này cần cơ cấu lại TTCK theo
      hướng sau:

      Chia sàn chứng khoán TP HCM thành hai mảng, theo đó
      chọn 50 công ty có tính thanh khoản cao, minh bạch trong kinh doanh xếp
      lên phía trên của bảng giao dịch để lập thành nhóm A. Trong số đó phải
      hội đủ đại diện của các nhóm ngành KD như ngân hàng, chứng khoán, dược,
      hàng tiêu dùng, vận tải, thông tin...Các CP khác trên sàn chuyển xuống
      phía dưới của bảng giao dịch. 50 cổ phiếu thuộc nhóm A này sẽ là sàn
      điển hình cho thị trường. Các CP trong sàn A sẽ được đặc cách mở Room
      với tỷ lệ cao ví dụ như ngành ngân hàng lên 49%, các ngành khác lên
      70%, thậm chí có thể mở room với tỷ lệ cao hơn nữa hoặc không cần quy
      định về room. Như vậy ở đây sẽ diễn ra giao dich rất sôi động và mục
      đích chính của việc làm này là tạo ra một sàn chuẩn tắc về giá cả cho
      toàn thị trường. Các CP còn lại trên sàn HOSE và HASTC vẫn giao dịch
      bình thường như hiện nay và mở room theo lộ trình.

      Đối với
      biên độ giao dịch, về cơ bản và lâu dài nó không tạo ra sức mạnh cho
      thị trường nhưng trong ngắn hạn là có tác dụng. Đặc biệt là đối với thị
      trường VN đã xuống quá sâu, tâm lý đầu tư chưa vững nên sử dụng biên độ
      lệch sẽ có tác dụng tốt. Theo tôi hiểu thì việc điều hành TTCK vừa mang
      tính khoa học lại vừa là nghệ thuật nên các cơ quan quản lý cần linh
      hoạt hơn trong việc sử dụng biện pháp để hỗ trợ thị trường.



      http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/20583/

    18. #198
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định "Thang thuốc" chữa bệnh từ gốc cho TTCK



      "Thang thuốc" chữa bệnh từ gốc cho TTCK

      Thứ tư, 21.05.2008, 08:37pm (GMT+7)




      (TCK)Với thị
      trường chứng khoán (TTCK) hiện nay thì không thuốc gì có thể đặc trị hơn là
      "thang thuốc" chữa bệnh từ gốc, tức là phải ổn định và phát triển nền
      kinh tế chứ không phải bằng cách nhà nước bỏ tiền ra mua cổ phiếu để
      "cứu" giá.






      Trao
      đổi với VTC News, ông Vũ Viết Ngoạn, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính -
      Ngân sách của Quốc hội cho biết.





      - Theo
      ông, việc ban hành cơ chế lãi suất mới của NHNN và hoạt động sôi động tại thị
      trường vàng có phải là nguyên nhân dẫn đến việc các nhà đầu tư “bỏ sàn” chứng
      khoán?




      - Về
      mặt lý thuyết, khi lãi suất tiền gửi tăng cao, sẽ thu hút các nhà đầu tư thiên
      về gửi tiền vào ngân hàng và phần nào ảnh hưởng đến TTCK.



      Hiện TTCK
      Việt Nam
      cũng đang ở trong giai đoạn chịu nhiều tác động. Chính sách ưu tiên hàng đầu
      của Chính phủ hiện nay là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Và một
      trong những biện pháp nhằm hạn chế lạm phát đó là cơ chế điều hành thị trường
      tiền tệ. Vì vậy, tác động của cơ chế này đến TTCK là điều đã được tính tới.





      Để hạn
      chế sự suy giảm của thị trường chứng khoán khi lãi suất tiền gửi tăng cao,
      chúng ta có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ khác như hỗ trợ về thuế, cải cách
      thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp bớt khó khăn, hoạt động thuận lợi hơn...





      - Hiện
      một sốý kiến cho rằng, thời gian vừa qua, Chính phủ đã quá “lạm dụng” các
      biện pháp hành chính để can thiệp sâu vào TTCK, quan điểm của ông về vấn đề này
      như thế nào?






      - Vào
      những tình huống nhất định, những biện pháp hành chính như vậy cũng nên sử
      dụng.





      Nền kinh
      tế của chúng ta đang trong giai đoạn chuyển đổi, nên đây là những biện pháp để
      làm thị trường tốt hơn. Nền kinh tế của chúng ta chưa phải là nền kinh tế thị
      trường hoàn hảo, mà khi chưa có được nền kinh tế thị trường hoàn hảo thì phải
      có một số công cụ, biện pháp hành chính để can thiệp, xử lý nhằm bình ổn thị
      trường.





      - Nhưng
      những biện pháp hành chính đó đã không đạt được hiệu quả như mong muốn, ngược
      lại dường như nó còn làm cho thị trường “lún” sâu hơn do tác động xấu đến tâm
      lý của nhà đầu tư?






      - Trong
      điều kiện thị trường chứng khoán của Việt Nam ta chưa có quy mô và sự phát
      triển nhất định, đầu tư chứng khoán ở nước ta vẫn đang mang tính chất "bầy
      đàn", phong trào. Vì vậy thì để giảm bớt việc các nhà đầu tư bị thua thiệt
      nhiều khi thị trường sụt giảm, việc Chính phủ đưa ra những biện pháp hành chính
      là cần thiết. Bởi nếu thị trường biến động quá lớn sẽ gây ra tác động không
      tốt.





      Nhưng
      tôi vẫn nhấn mạnh rằng đây không phải biện pháp gốc, mà cơ bản vẫn phải là ổn
      định và phát triển nền kinh tế.





      Với thị
      trường hiện nay thì không thuốc gì có thể “đặc trị” hơn là thang thuốc chữa
      bệnh từ gốc, tức là phải ổn định và phát triển nền kinh tế chứ không phải bằng
      cách nhà nước bỏ tiền ra mua cổ phiếu để "cứu" giá.





      - Có
      ý kiến cho rằng nếu cứ để thị trường vận động theo quy luật của nó thì nó sẽ
      hồi phục nhanh hơn là Chính phủ can thiệp bằng các biện pháp hành chính như
      thời gian vừa qua, ông nghĩ thế nào?






      - Một
      nền kinh tế bao giờ và bất cứ ở nơi đâu cũng đều có sự quản lý của Nhà nước.
      Vai trò quản lý này rất quan trọng. Cái chính là nhà nước tiếp cận thị trường
      này như thế nào để thay vì sử dụng những biện pháp hành chính thì chúng ta dùng
      các biện pháp kinh tế để tác động vào nền kinh tế, vào thị trường.





      -
      Ông có lo ngại, với đà suy giảm liên tục như hiện nay, thị trường chứng khoán
      Việt Nam có nguy cơ "đổ vỡ"?






      - Vấn
      đề chúng ta coi khái niệm đổ vỡ là thế nào. Nếu nền kinh tế của chúng ta phục
      hồi tốt hơn, nền tảng kinh tế được kiểm soát tốt hơn, lạm phát giảm đi thì thị
      trường chứng khoán không có lý do gì mà không đi lên.





      -
      Nhưng liệu các nhà đầu tư có chờ được đến khi thị trường phục hồi?






      - Cũng
      phải nói rằng, để đảm bảo thị trường hoạt động ổn định và phát triển là mong
      muốn của các nhà quản lý cũng như các nhà đầu tư. Nhưng thị trường có ổn định
      hay không lại phụ thuộc vào nền tảng nhất định của nền kinh tế.





      Chúng ta
      phải nhìn nhận tất cả giá cả trên thị trường đều phụ thuộc vào cung-cầu, đối với
      thị trường chứng khoán thì cung-cầu này vừa là trước mắt, vừa là tương lai - sự
      kỳ vọng - mà sự kỳ vọng này cũng phụ thuộc vào yếu tố cơ bản là nền tảng của
      nền kinh tế. Nếu chúng ta hồi phục được nền kinh tế thì thị trường chứng khoán
      sẽ phát triển.







      Xin
      cám ơn ông!




      http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/20702/

    19. #199
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re: “Sáng” cổ phiếu trung và dài hạn!



      Nhà đầu tư tự cứu

      Thứ tư, 11.06.2008, 05:42am (GMT+7)


      (TCK)Những
      phiên giao dịch đầu tiên mở màn cho tháng 6 vẫn chưa có bất kỳ tín hiệu
      khả quan nào "hâm nóng" niềm tin cho các nhà đầu tư (NĐT). Không ít NĐT
      đã thiệt hại lớn do giá nhiều loại CP đã sụt giảm tới 80% so với thời
      điểm cuối năm 2007. Song không ít NĐT thời điểm này vẫn âm thầm gom vốn
      chờ đợi "ôm" được CP giá rẻ.




      Mặc dù thị trường đang trong thời kỳ ảm
      đạm, song trên cả hai sàn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhiều loại CP vẫn
      thu hút được sự quan tâm của các NĐT do liên tục tăng điểm. Sau 5 phiên
      giao dịch đầu tháng 6, các mã CP: L62, CJC, KBC, LUT, CID, CSG, SNG,
      HUT, BHV, B82 đã lọt vào top 10 CP tăng giá mạnh nhất. Mỗi phiên giao
      dịch vẫn mang màu sắc khác nhau. Tại cả hai sàn Hà Nội và TP Hồ Chí
      Minh, khối lượng giao dịch trong các phiên liên tục thay đổi. Trong 4
      phiên đầu tháng, tính thanh khoản trên sàn Hà Nội rất kém, trong khi
      đó, phiên thứ 5 lại ghi nhận lượng giao dịch tăng mạnh. Điều này cho
      thấy, các NĐT đang cân nhắc liên tục về việc đặt lệnh mua, bán CP trong
      thời điểm hiện tại.





      Chị Thanh Hương - một NĐT ở quận Hoàng
      Mai (Hà Nội) cho biết: Hiện tại, giá CP đã giảm trung bình 60%, có CP
      giảm tới 80% so với năm 2007. Vì vậy, cách tốt nhất lúc này là bình
      tĩnh giữ CP và chờ thị trường đảo chiều, tăng giá trở lại.


      Anh Nguyễn Văn Sinh - một NĐT tại quận
      Hoàn Kiếm (Hà Nội) cũng phân tích: Nếu bán số CP đang nắm giữ lúc này,
      tôi sẽ lỗ tới 75% tổng số vốn. Vì vậy, tôi tạm thời "quên" số CP này.
      Trong vài phiên tới, nếu giá một số CP blue-chips tiếp tục giảm sàn, có
      thể tôi sẽ gom thêm để đầu tư dài hạn.


      Bao giờ thị trường đảo chiều?


      Trong bối cảnh thị trường đang đà suy
      giảm, các NĐT nước ngoài vẫn kiên trì mua vào trên cả hai sàn. Điều này
      cho thấy, niềm tin của họ vào thị trường vẫn không hề mất đi. Trong 5
      phiên đầu tháng, các NĐT nước ngoài đã mua vào nhiều nhất 10 mã CP:
      SD6, PVI, HNM, BVS, BCC, SDC, NCL, PAN, VTLVC7. NĐT nước ngoài đã
      mua vào 123.510 CP và bán ra 42.200 CP. Trong đó, họ mua vào nhiều nhất
      là mã CP SD6 với hơn 26,5 nghìn CP. Bên cạnh đó, họ cũng bán ra hơn
      12,7 nghìn CP VFR.


      Việc NĐT nước ngoài vẫn kiên trì mua
      vào, bán ra CP trong bối cảnh thị trường sụt giảm hiện tại cho thấy,
      vẫn còn rất nhiều cơ hội cho các NĐT biết bình tĩnh, chờ thời điểm khi
      thị trường đảo chiều, tăng giá trở lại. Ông Vũ Hoàng Hải - Tổng Thư ký
      Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) cho rằng: Để chặn đà đi xuống
      của thị trường, tất cả các NĐT chứng khoán là tổ chức hay cá nhân cần
      chung tay khôi phục thị trường bằng cách đồng tâm hiệp lực mua vào và
      không bán CP ra khi mặt bằng giá CP đang ở mức quá thấp như hiện nay.


      Mặc dù cuối tháng 5, Ủy ban Chứng khoán
      nhà nước đã có tờ trình đề nghị Bộ Tài chính thực hiện một số biện
      pháp: nới lỏng biên độ giao dịch, giảm thuế thu nhập và phí giao dịch
      cho các Cty chứng khoán. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có
      bất kỳ biện pháp nào được hiện thực hóa.


      Việc trông chờ giải pháp từ các cơ quan
      chức năng là cần thiết tuy nhiên, các NĐT cũng cần tự cứu mình bằng
      cách bình tĩnh và đưa ra những quyết định hợp lý, tránh tình trạng bán
      tháo CP với giá thấp, gây tác động tiêu cực đến thị trường.



      http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/21800/




    20. #200
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Cơ chế nào cho hoạt động của SCIC?



      Cơ chế nào cho hoạt động của SCIC?

      Thứ ba, 17.06.2008, 01:44am (GMT+7)


      (TCK)Hiện SCIC đang quản lý hàng ngàn tỉ đồng vốn
      Nhà nước, nhưng do cơ chế không rõ ràng nên hoạt động không hiệu quả.
      Cần tạo môi trường pháp lý rõ ràng, quy định chế độ tự chịu trách nhiệm
      đầy đủ...





































































































































































































      Có vai trò rất lớn là quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp
      (DN) Nhà nước đã được cổ phần hóa, nhưng cơ chế hoạt động của Tổng Công
      ty Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đang được đặt lại.




































































































      Chỉ quản lý vốn trên sổ sách!





































































































      Thực tế thời gian qua, vai trò đầu tư theo nguyên tắc thị trường
      của SCIC khá mờ nhạt. Nhận định về hiệu quả hoạt động của SCIC, chuyên
      gia kinh tế cao cấp Lê Đăng Doanh cho rằng vốn SCIC được chuyển nhận
      bàn giao đều là vốn sổ sách, phân tán ở gần 900 DN Nhà nước và tỉ lệ
      tập trung dưới sự trực tiếp điều hành của SCIC rất thấp. Quy mô vốn sổ
      sách thì lớn nhưng thanh khoản thực tế lại rất hạn chế. Đại diện chủ sở
      hữu tại các DN Nhà nước cổ phần hóa hiện nay là người của chủ sở hữu cũ
      bổ nhiệm, SCIC đã tiếp nhận nguyên cả gói, chưa có khả năng thay đổi
      gì. Như vậy, trong không ít trường hợp, đại diện chủ sở hữu là đại diện
      cho DN nhiều hơn là đại diện cho SCIC.




































































































      Theo ông Hoàng Nguyên Học, Phó Tổng Giám đốc SCIC, trở ngại lớn
      nhất của SCIC hiện nay là phần vốn Nhà nước trong các DN đang được đầu
      tư quá dàn trải. Do đó, cần bán bớt hoặc bán hết phần vốn ở các công ty
      Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần. Số tiền thu được sẽ dùng để đầu tư
      vào các dự án có hiệu quả hơn. Tính theo giá trị sổ sách, vốn tiếp nhận
      của SCIC khoảng 7.500 tỉ đồng, tính theo giá thị trường đạt hơn 20.000
      tỉ đồng. Trong thời điểm thị trường chứng khoán phát triển tốt, mức vốn
      hóa đạt khoảng 40.000 tỉ đồng.




































































































      Vướng cả thủ tục và cơ chế





































































































      Ông Học cho biết, đến nay, SCIC mới thực hiện thoái vốn đầu tư
      tại 85 DN do chỉ được bán theo hình thức đấu giá cổ phần hoặc bán trên
      sàn đối với DN niêm yết. Thời gian chuẩn bị cho một đợt bán đấu giá
      nhanh nhất cũng mất 3 tháng. Có trường hợp chi phí thuê tư vấn “ngốn”
      hết tổng số vốn của DN được tiếp nhận. SCIC đề xuất được phép bán vốn
      thỏa thuận và căn cứ vào giá niêm yết trên thị trường chứng khoán để
      đàm phán bán vốn cho nhà đầu tư. Mới đây, có nhà đầu tư chiến lược trả
      cao hơn giá sàn nhiều lần để mua 10% cổ phiếu của Bảo Minh nhưng SCIC
      không thể bán vì cơ chế chưa cho phép. Theo ông Học, việc đa dạng các
      phương án sẽ tạo thuận lợi hơn trong các kế hoạch bán bớt cổ phần Nhà
      nước. SCIC cũng xem xét phương án thuê chuyên gia định giá chất lượng
      các DN hoạt động theo ngành, để có thể “bán cả lô”. Hiện SCIC đang lựa
      chọn một số công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ tư vấn, bán phần vốn
      Nhà nước tại các DN cổ phần hóa.




































































































      Xung quanh đề xuất mở rộng hình thức bán vốn của SCIC đang có
      những ý kiến khác nhau. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, Viện
      Nghiên cứu Kinh tế Xã hội Hà Nội, cho rằng việc cho phép SCIC bán vốn
      thỏa thuận có thể nảy sinh hình thức tham nhũng mới và tình trạng
      xin-cho nếu không có cơ chế giám sát phù hợp. Còn theo TS Nguyễn Đình
      Cung, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, SCIC là công ty đại
      diện quản lý vốn Nhà nước nên cần được Chính phủ giao toàn quyền. Chính
      phủ chỉ cần xây dựng cơ chế kiểm soát cho SCIC. SCIC làm gì không cần
      phải xin phép, miễn sao đúng luật và lợi ích của “ông chủ” được bảo
      đảm.








































































      TS Lê Đăng Doanh:


      Ý tưởng tốt nhưng thiết kế dở dang


      Tính tự chủ của SCIC chưa được xác định rõ bằng
      văn bản pháp luật. Chủ tịch HĐQT của SCIC hiện nay là bộ trưởng Bộ Tài
      chính kiêm nhiệm, khi quyết định SCIC phải can thiệp để cứu thị trường
      chứng khoán thì không rõ đấy là quyết định của bộ trưởng hay của chủ
      tịch HĐQT. Như vậy, Nhà nước lập ra SCIC với ý tưởng tốt nhưng thiết kế
      rất dở dang, SCIC muốn làm cũng không làm được. Cần tạo môi trường pháp
      lý rõ ràng, quy định chế độ tự chịu trách nhiệm đầy đủ để SCIC thực sự
      hoạt động có hiệu quả.

      SCIC dùng tiền Nhà nước cứu thị trường chứng
      khoán, lỗ lãi thế nào, không ai biết. Nếu tình trạng thiếu công khai,
      minh bạch như trên tiếp diễn, không thể loại trừ khả năng SCIC dùng
      tiền Nhà nước phục vụ cho nhóm lợi ích nào đó, lãi thì nhóm đó được, lỗ
      thì ngân sách chịu. Không thể coi SCIC là bài thuốc tiên, bệnh gì cũng
      đem dùng. Việc bán cổ phiếu, tìm cổ đông chiến lược trong nước và ngoài
      nước phải theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, tránh cách
      làm vừa qua có màu sắc duy ý chí muốn tối đa hóa lợi nhuận, đặt giá quá
      cao đến mức các cổ đông chiến lược dự kiến đều rút hết.





      http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/22080/

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Nhận định thị trường ngày
      By Dưluận in forum Thông báo - Góp ý
      Trả lời: 123
      Bài viết cuối: 22-06-2009, 12:40 AM
    2. Trả lời: 15
      Bài viết cuối: 16-06-2008, 11:46 AM
    3. nhận định giá cả thị trường
      By in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình