Đạm Phú Mỹ (DPM – Hose): thanh khoản tăng nhờ giao dịch của khối ngoại.
Trong bản tin ngày 14/2 chúng tôi đã đưa tin việc Deutsche Bank nâng tỷ lệ sở
hữu cổ phiếu DPM lên 5,02% và đăng ký vừa mua vừa bán 6 triệu cổ phiếu trong
thời gian từ 15/2/2011 đến 15/4/2011 sẽ là yếu tố làm tăng thêm tính thanh khoản
cho cổ phiếu DPM trong thời gian tới. Thực tế, từ lúc công bố thông tin đến nay,
khối lượng giao dịch bình quân hàng ngày của DPM tăng lên hơn 800 ngàn cổ
phiếu so với khoảng 600 ngàn trước đó. Trong đó, giao dịch của khối nước ngoài
chiếm 34,8% tổng khối lượng khớp lệnh cổ phiếu DPM. Khối nước ngoài đã mua
ròng 313 ngàn cổ phiếu, tương đương 14,3 tỷ đồng.
 Đáng chú ý là từ 15/2 đến 21/2 thì khối ngoại mua ròng. Ngay sau khi VN-Index
giảm mạnh -20,24 điểm (21/2) thì khối ngoại bán ròng 391 ngàn cổ phiếu DPM.
Chúng tôi cho rằng giao dịch khối nước ngoài giúp cổ phiếu DPM tăng thanh
khoản, nhưng chiến lược mua hay bán của nước ngoài không phải là kim chỉ
nam cho nhà đâu tư cá nhân. Giá cổ phiếu DPM đã giảm hơn 20% theo xu
hướng chung của thị trường (VN-Index giảm 21.5%). Tuy nhiên, chúng tôi vẫn
cho rằng triển vọng kinh doanh của DPM khá tốt trong năm 2011. LNST của DPM
năm 2010 tăng 26,3% đạt 1.703 tỷ đồng.
 Chúng tôi kỳ vọng DPM tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ở mức 20%
cho năm 2011. Tuy nhiên chúng tôi cũng sẽ xem xét lại dự báo của mình khi
DPM có thông tin mới về lộ trình tăng giá gas đầu vào, nguyên liệu chiếm hơn
50% chi phí sản xuất của công ty. DPM đang được giao dịch ở mức P/E kỳ vọng
7,3x, thấp hơn khá nhiều so với các công ty cùng ngành trong khu vực 15,4x.
Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA, giá mục tiêu 51.000 đồng.



Tăng trưởng mạnh ngay trong tháng đầu năm.Công nghiệp: PNJ (HOSE).
Ngay sau khi công bố thông tin quỹ Deutsche bank mua thành công 644.930 cổ
phiếu PNJ, nâng tổng tỷ lệ sở hữu lên gần 6,1% hôm qua, PNJ đã công bố kết
quả kinh doanh tháng đầu của năm 2011 hết sức ấn tượng. Trong tháng 1,
doanh thu hợp nhất đạt 1,620 tỷ đồng, tăng 40% n/n và lợi nhuận trước thuế đạt
44 tỷ đồng, tăng 46% n/n. Đáng chú ý là doanh thu từ mảng trang sức bạc của
PNJ đã tăng 250% so với cùng kỳ, nhờ sức mua tăng cao trong dịp Valentin 14/2
vừa qua. Trang sức bạc vốn là thế mạnh của PNJ do mẫu mã đa dạng, chất
lượng tốt. Hiện PNJ chiếm khoảng 67,0% thị phần của nữ trang bạc. PNJ đang
giao dịch ở mức P/E 8,8 lần, thấp hơn P/E trung bình của các công ty cùng
ngành trong khu vực (11,6 lần). Khuyến nghị MUA ngắn hạn.

Huy động vốn lãi suất thấp. CTCP đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM (CII) phê
duyệt phương án phát hành riêng lẻ trái phiếu chuyển đổi (TPCĐ) cho Goldman
Sachs Asset Management trong quý 1/2011. Đợt phát hành TPCĐ lần này có
tổng giá trị là 15 triệu USD, lãi trái phiếu 4%/năm và thời hạn 5 năm, có thể
chuyển đổi bắt đầu từ năm thứ hai. Trước đó, vào cuối tháng 1/2011 CII cũng đã
phát hành riêng lẻ thành công hơn 570 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cho hai nhà
đầu tư, gồm 25 triệu USD cho Goldman Sachs Asset Management với các điều
khoản tương tự và 71 tỷ đồng cho Công ty đầu tư tài chính nhà nước TPHCM
(HFIC) với thời hạn 5 năm, lãi suất 13%/năm.
 Trong bối cảnh lãi suất cao và khó khăn tín dụng, việc phát hành thành công trái
phiếu chuyển đổi với lãi suất thấp đem lại lợi thế cho CII về nguồn lực và chi phí
vốn giảm, góp phần cải thiện lợi nhuận đáng kể trong năm 2011 và các năm tới.
Bên cạnh việc phát hành thêm 15 triệu USD TPCĐ, CII cũng có kế hoạch tất toán
toàn bộ các khoản vay khoảng 678 tỷ chịu biến động lãi suất trong vòng quý 1.
Như vậy, nếu cả hai kế hoạch được thực hiện thành công thì sẽ không có ảnh
hưởng đáng kể đến tỷ lệ nợ vay/VCSH của CII (ở mức 125% vào cuối năm
2010). Cổ phiếu CII đang được giao dịch ở mức PE 7.5x thấp hơn trung bình
ngành là 9,4x. Khuyến nghị MUA ngắn hạn.

ICG:
ICG mất đi động lực tăng giá và liên tiếp tạo ra các đỉnh và đáy sau kể từ
giữa tháng 12/2010, cho thấy xu thế hiện tại đang là giảm giá.
 Hỗ trợ tại đường số 1 bị phá vỡ, chuyển thành một kháng cự mạnh trong
ngắn hạn.
 Các chỉ báo kỹ thuật cho tín hiệu xấu hơn với ICG, trong đó MACD
Histogram và RSI tiếp tục suy giảm, trong đó RSI đứng dưới giá trị 30.
 Chúng tôi gọi bán cổ phiếu ICG tại mức giá hiện tại, 16.000. Giá mục tiêu
tại 14.200. Dừng lỗ tại 17.800. BÁN


KSS: (Phân tích theo yêu cầu từ môi giới và nhiều NĐT quan tâm)
 Tổng Công ty CP Khoáng sản Nari Hamico (KSS) đang có một vùng
kháng cự rất mạnh như trên hình, rất nhiều CP bị “kẹt hàng” ở vùng giá
28-30 cho thấy trong ngắn hạn CP này khó có thể bật mạnh được, tín
hiệu mua chưa có.
 Ngoài ra do không có dữ liệu khi KSS ở trên OTC nên việc tính sóng
KSS bị hạn chế phần nào tuy nhiên khả năng KSS phải quay về vùng đáy
cũ (vùng 21) và xuất hiện tín hiệu mua đi kèm với lực đỡ lớn thì các NĐT
mới có thể tham gia được