Trích dẫn Gửi bởi Ban Tuot Xem bài viết
Chú này làm nhân thọ hay phi nhân thọ? Thấy in đầy tài liệu để ở các chi nhánh BIDV mà chẳng ai thèm xem. Mang tiếng bán qua các CN ngân hàng mà chẳng thấy nhân viên nào để ý.
Ngành Bảo hiểm để nước ngoài đầu tư chiến lược dài hạn vậy, Em ko chơi
Trích dẫn Gửi bởi downdown235 Xem bài viết
Ờhh, vài bữa nữa xả hàng như tháo cống vni đỏ rực thì các chú còn hận chính cả...bản thân...hố hố
Thứ 2, 12/09/2011, 15:33
Khối ngoại bán ròng mạnh nhất trong hơn 1 tháng qua


Trong phiên tăng điểm thứ 12 liên tiếp, khối ngoại trên HOSE bán ra nhiều hơn mua vào gần 58 tỷ đồng.
Trên toàn thị trường, xét theo giá trị giao dịch, khối ngoại thực hiện mua ròng tại 81 cổ phiếu, tương đương 47,2 tỷ đồng và bán ròng tại 63 cổ phiếu, tương đương 105,8 tỷ đồng.
Cổ phiếu bị bán ra mạnh nhất hôm nay là cổ phiếu Nhựa Tân Tiến (mã CK: TTP) với giá trị ròng đạt 16,5 tỷ. Trong đó lượng bán ra đạt 1,3 triệu đơn vị và mua vào đạt 1,85 triệu đơn vị, đều là những mức cao kỷ lục từ khi TTP niêm yết vào cuối năm 2006.
TTP cũng có chuỗi tăng giá ấn tượng với 5 phiên trần liên tiếp và đóng cửa hôm nay tại mức 30.400 đồng/cp.
Tại sàn HOSE, khối ngoại mua vào 5,47 triệu đơn vị và bán ra 8,4 triệu đơn vị. Chênh lệch giá trị bán ròng trong phiên đạt gần 58 tỷ đồng. Chỉ số VN-Index tại HOSE đã có phiên tăng điểm thứ 12 liên tiếp.

Diễn biến VN-Index và GTGD ròng của khối ngoại từ 1/7/2011
Tại sàn Hà Nội, tình hình trầm lắng hơn khi khối ngoại chỉ mua vào 793 nghìn đơn vị đồng thời bán ra 602 nghìn đơn vị. Tuy vậy giá trị bán lại lớn hơn giá trị mua 786 triệu đồng.
Các cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất hôm nay đều là các Bluechip hàng đầu, như MSN (8,1 tỷ), DPM (5,7 tỷ), BVH (5 tỷ) và SJS (3,7 tỷ).
Ở chiều ngược lại, sau TTP trong top bán ròng là 2 cổ phiếu có "tên tuổi", là FPT (13 tỷ) và VIC (11,2 tỷ).
Bảng thống kê top 15 cổ phiếu có giá trị mua/bán ròng lớn nhất trong phiên 12/9:

Thứ 2, 12/09/2011

Nhiều “DVD” dần lộ diện


Sự cố DVD chính là bài học nhãn tiền đối với NĐT đang nắm giữ những mã CP sống dở chết dở. Phần lớn những mã này đều giao dịch ở mức giá rất thấp, thậm chí dưới 2.000 đồng/CP.
Tóm tắt:
Thực tế, rất ít NĐT chú ý đến sự kiện CP bị đưa vào diện cảnh báo vì CP được gắn 2 ký tự này vẫn được giao dịch không khác gì những mã CP bình thường.
Ngập trong thua lỗ
Cách đây vài năm, việc CTCP Bông Bạch Tuyết (BBT) bị hủy niêm yết vì thua lỗ kéo dài là sự kiện khá hy hữu. Nhưng trong thời gian gần đây việc doanh nghiệp (DN) niêm yết rơi vào tình trạng thua lỗ kéo dài đang có chiều hướng gia tăng. Phần lớn DN bị đưa vào diện cảnh báo hay kiểm soát trên cả 2 sàn đều bắt nguồn từ chuyện hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ.
So với BBT, CTCP Nước giải khát Sài Gòn (TRI) hẳn không thua kém về khoản lỗ trong thời gian khá dài (từ quý IV-2008). Tưởng sau khi được CTCP Kinh Đô (KDC) “cứu”, TRI sẽ hoạt động khởi sắc hơn, nhưng kết quả kinh doanh quý II vừa được công bố cho thấy DN này tiếp tục lỗ 9,1 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2011 TRI lỗ 18,07 tỷ đồng. Mã CP TRI bị đưa vào diện kiểm soát từ ngày 22-6-2010 đến nay và chỉ được giao dịch trong 15 phút cuối.
CTCP Chế biến và Xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex (CAD) công bố báo cáo tài chính (BCTC) cho thấy riêng quý II, CAD đạt 80 tỷ đồng doanh thu thuần và lỗ 6,1 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước đạt 201,95 tỷ đồng doanh thu thuần và mức lãi 1,06 tỷ đồng, mức doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý II-2011 giảm mạnh.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2011, CAD lỗ 15,6 tỷ đồng, cùng kỳ năm 2010 lỗ 4,77 tỷ đồng. Trước đó, do CAD thua lỗ trong 2 năm liên tiếp, căn cứ các BCTC năm 2009 và năm 2010 đã được kiểm toán, mã CP CAD bị tạm ngừng giao dịch từ ngày 2-6. Sau đó, HOSE chấp thuận cho CP CAD giao dịch trở lại từ ngày 24-6 dưới dạng bị kiểm soát.
Lập lờ BCTC
Thua lỗ kéo dài nên không ít DN cố tình lờ đi những chi tiết quan trọng nhằm che bớt con số thua lỗ trong BCTC. Chẳng hạn, CTCP Đầu tư và Xây dựng Bưu điện (PTC) thông báo kết quả kinh doanh 6 tháng của công ty mẹ đã qua soát xét đạt 73,64 tỷ đồng doanh thu thuần và lỗ 6,02 tỷ đồng sau thuế.
So với mức lỗ 5,01 tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2010, mức lỗ 6 tháng đầu năm 2011 tăng thêm 1,01 tỷ đồng. Tổng lỗ sau thuế chưa phân phối tại thời điểm 30-6 của công ty mẹ PTC là 13,34 tỷ đồng.
Điều đáng nói, trong bối cảnh hoạt động kinh doanh không hiệu quả, DN này lại có vấn đề trong việc thực hiện BCTC. Đơn vị kiểm toán cho PTC là Công ty Kiểm toán A&C cho biết một phần chi phí lãi vay và chi phí quản lý DN phát sinh trong kỳ là 5,22 tỷ đồng được phản ánh vào chỉ tiêu chi phí trả trước ngắn hạn, thay vì phản ánh vào báo cáo kết quả kinh doanh.
Nếu thực hiện kết chuyển khoản chi phí này vào kết quả kinh doanh trong kỳ, lợi nhuận sau thuế và lỗ lũy kế giảm thêm tương ứng với con số này. Ngoài ra, PTC cũng chưa trích lập dự phòng tổn thất khoản đầu tư vào công ty con với số tiền 1,03 tỷ đồng.
Đặc biệt, A&C cũng lưu ý việc Nhà máy Vật liệu viễn thông 1 (đơn vị trực thuộc) đã ngừng hoạt động từ ngày 9-11-2009, nhưng số liệu BCTC của nhà máy đang được phản ánh theo nguyên tắc hoạt động liên tục, trong đó toàn bộ tài sản cố định hữu hình là dây chuyền sản xuất tại nhà máy có nguyên giá và giá trị còn lại lần lượt là 59,75 tỷ đồng và 24,57 tỷ đồng, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản mở rộng giá trị 9,04 tỷ đồng không còn phát huy hiệu quả. Nhiều khả năng mã PTC sẽ bị dưa vào diện cảnh báo sau khi kết thúc năm tài chính 2011.
Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học TPHCM (AISC) cũng vừa lên tiếng với CTCP Vận tải và Bất động sản Việt Hải (VSP) về việc chưa lập dự phòng tổn thất đầu tư tài chính trong báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2011. Như vậy, so với mức lỗ 230,58 tỷ đồng trước soát xét, mức lỗ sau soát xét tăng thêm 17,35 tỷ đồng.
Điều đáng nói, VSP hiện đang giao dịch dưới dạng bị kiểm soát kể từ ngày 18-4 do hoạt động thua lỗ liên tiếp trong 2 năm 2009 và 2010. Xem ra, khả năng mã này bị tạm ngưng giao dịch là rất lớn, nếu không có hướng khắc phục tình trạng thua lỗ trong năm nay.
Nổi cộm nhất là ý kiến của đơn vị kiểm toán về CTCP Nhựa Tân Hóa (VKP). Theo đánh giá của công ty kiểm toán, căn cứ các số liệu thống kê, dư nợ ngắn hạn của VKP hiện lớn hơn tài sản ngắn hạn sau khi trừ đi các khoản tài sản tồn đọng khó thu hồi, lỗ hoạt động kinh doanh trong kỳ và lỗ lũy kế đến ngày 30-6 khá lớn.
Điều này gây ra sự nghi ngờ về tính phù hợp của việc giả định về hoạt động liên tục của VKP. Được biết, BCTC cho kỳ kế toán từ ngày 1-1 đến 30-6 của VKP vẫn được lập trên cơ sở giả định hoạt động liên tục và chưa bao gồm bất cứ sự điều chỉnh cần thiết nào đến vấn đề này. VKP công bố BCTC quý II, cho biết lợi nhuận sau thuế của VKP âm 21,26 tỷ đồng (cùng kỳ năm ngoái lỗ 18,68 tỷ đồng).
Tổng lỗ lũy kế tại thời điểm 30-6 là 107,27 tỷ đồng. Trước đó, ĐHCĐ năm 2011 của VKP đặt kế hoạch lỗ 17,8 tỷ đồng nhưng chỉ 2 quý đầu năm 2011 DN này đã lỗ hơn mức ĐHCĐ thông qua. Được biết, 2 năm trước DN này đều bị lỗ khiến mã VKP đã từng bị ngừng giao dịch. Mới đây, HOSE cho giao dịch trở lại nhưng vẫn nằm trong diện diện kiểm soát kể từ 13-5.
Xem lại việc quản lý CP diện cảnh báo
Theo quy định của HOSE, CP chỉ bị kiểm soát khi tổ chức niêm yết không đáp ứng điều kiện niêm yết trên sàn, như: có kết quả kinh doanh lỗ, có nợ quá hạn trên 1 năm, đang tạm ngừng sản xuất kinh doanh, không đáp ứng được số lượng cổ đông công chúng, tổ chức niêm yết vi phạm về công bố thông tin, CK không có giao dịch trong vòng 90 ngày.
Nếu đối chiếu với các quy định này, DVD bị HOSE đưa vào diện kiểm soát là hoàn toàn hợp lý. Nay, việc HOSE đưa những mã CP trên vào diện kiểm soát vẫn tạo ra kẽ hở cho các DN này tiếp tục có những vi phạm nghiêm trọng hơn như đã xảy ra với DVD.
Quay lại với trường hợp DVD, dù bị đưa vào diện kiểm soát nhưng vẫn có một lượng lớn CP DVD được giao dịch bình thường ở 15 phút cuối cùng của phiên giao dịch.
Theo thống kê, trong khoảng thời gian từ ngày 10-5 (thời điểm ANZ chính thức đệ đơn) đến khi thông tin được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, DVD có tổng cộng 79 phiên giao dịch với khoảng 3,76 triệu CP được chuyển nhượng, đạt tổng giá trị lên đến 24,27 tỷ đồng. Bình quân có khoảng 48.000 CP DVD được chuyển nhượng mỗi phiên. Đây là con số rất lớn nếu so với những CP vẫn đang giao dịch bình thường hiện nay.
Do vậy biện pháp khác là thay đổi cách đưa CP vào diện cảnh báo. Thực tế, rất ít NĐT chú ý đến sự kiện CP bị đưa vào diện cảnh báo vì CP được gắn 2 ký tự này vẫn được giao dịch không khác gì những mã CP bình thường. Theo các chuyên gia, cơ quan chức năng nên xem xét lại vấn đề này.
Đã là cảnh báo thì nên có biện pháp riêng cho cảnh báo. Chẳng hạn, có thể nhóm các CP cùng bị cảnh báo sang bảng giao dịch riêng. Thậm chí, có thể quy định kỹ hơn về các trường hợp rút ngắn thời gian giao dịch đối với những mã cảnh báo.
Nếu cảnh báo do làm ăn thua lỗ, có thể vẫn cho giao dịch bình thường trong diện bị cảnh báo. Khi công ty niêm yết rơi vào tình trạng chờ công bố thông tin bất thường cũng nên rút ngắn thời gian giao dịch như CP nằm trong diện kiểm soát. Nghiêm trọng hơn thì tạm ngừng giao dịch lập tức.

Theo Hải Hồ - Kim Giang
Sài gòn đầu tư tài chính
Chủ Nhật, 11/09/2011 | 21:03


Đại gia bất động sản “oằn mình” chịu đựng nợ vay – Bài 2
(Vietstock) – Đánh giá áp lực trả nợ vay của các công ty xây dựng, bất động sản MCG, VCG, KDH, QCGHQC.
* Đại gia bất động sản “oằn mình” chịu đựng nợ vay – Bài 1

CTCP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (HOSE: MCG): Tổng nợ vay của MCG tính đến cuối tháng 6 năm 2011 là 829 tỷ đồng, trong đó gồm 597 tỷ đồng vay ngắn hạn và 232 tỷ đồng vay dài hạn.
Áp lực trả lãi vay của MCG không phải là ít khi trong 6 tháng đầu năm EBIT chỉ đạt hơn 53 tỷ đồng, trong khi chi phí lãi vay trong kỳ là hơn 38 tỷ đồng, khiến hệ số trả lãi vay đang ở mức 1.39 lần.
Áp lực trả nợ gốc đối với các khoản vay ngắn hạn của MCG trong năm nay đã giảm bớt ít nhiều, khi 594 tỷ đồng vay đầu năm đã được “thay máu” bằng hơn 552 tỷ đồng vay mới trong kỳ. Tuy vậy, gánh nặng lãi vay của MCG tiếp tục không hề nhỏ trong thời gian tới.
Đang chú ý là trong khoản vay dài hạn 232 tỷ đồng có 50.9 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi. 50.9 tỷ đồng trái phiếu này sẽ được chuyển đổi dần sang cổ phiếu với tỷ lệ 1 trái phiếu mệnh giá 100,000 đồng được chuyển đổi thành 10 cổ phiếu phổ thông như cam kết khi phát hành 80 tỷ đồng trái phiếu vào cuối năm 2009. Lãi suất trái phiếu là 12%/năm, thời gian chuyển đổi: 20% sau 12 tháng, 30% sau 24 tháng và 50% sau 36 tháng.

Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (HNX: VCG): Kết thúc 6 tháng đầu năm 2011, tổng nợ vay của VCG là 12,876 tỷ đồng, trong đó nợ vay ngắn hạn là 7,571 tỷ đồng và dài hạn là 5,304 tỷ đồng. Tổng số nợ của VCG đã giảm bớt 605 tỷ đồng so với đầu kỳ.
Khoản vay ngắn hạn của VCG gồm 3,439 tỷ đồng vay ngân hàng, cá nhân, vay ngắn hạn khác và 4,132 tỷ đồng vay dài hạn đến hạn phải trả.
Khoản vay dài hạn gồm 3,304 tỷ đồng vay ngân hàng bằng VND, USD, EUR, JPY và 2,000 tỷ đồng trái phiếu.
Đối với các khoản vay dài hạn của ngân hàng bằng đồng nội tệ, tài sản thế chấp của VCG là quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất, bên cạnh đó còn có bất động sản của Nhà máy Xi măng Cẩm Phả và Trạm nghiền Xi măng Cẩm Phả. Cần chú ý là VCG đang tiến hành chuyển nhượng 51% cổ phần tại Nhà máy Xi măng Cẩm Phả cho Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem).
Các khoản vay bằng ngoại tệ đều được Chính phủ thông qua Bộ Tài chính bảo lãnh.
Cơ cấu nguồn vốn của VCG hiện khá rủi ro khi các tỷ lệ nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu (4.81 lần) và nợ vay trên vốn chủ sở hữu (2.55 lần), cao nhất trong ngành.
Bên cạnh đó, khoản nợ vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ vay sẽ tạo áp lực lớn cho VCG về dòng tiền khi các khoản nợ vay này đáo hạn.
VCG cũng đang có một số khoản nợ tiềm tàng do phải nộp tiền cho giá trị quyền sử dụng đất của một số mảnh đất hiện có.
Sẽ không có gì ngạc nhiên khi VCG đang “khao khát” muốn tăng vốn điều lệ thành công từ 3,000 tỷ đồng lên 5,000 tỷ đồng (được VCG lên kế hoạch thực hiện trong suốt mấy năm nay), hay VCG thông báo bán bớt tài sản, cổ phiếu và trì hoãn một số dự án đầu tư…
CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HOSE: KDH): Cuối tháng 6/2011, tổng số nợ của KDH là 848 tỷ đồng, tăng gần 102 tỷ đồng so với đầu kỳ; trong đó bao gồm 195 tỷ đồng vay ngắn hạn và 653 tỷ đồng vay dài hạn.
Trong 195 tỷ đồng vay ngắn hạn có gần 20 tỷ đồng sẽ đáo hạn vào ngày 31/08/2011 và 90 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn vào ngày 13/09/2011. Ngoài ra còn 70 tỷ đồng vay dài hạn đến hạn phải trả và 15 tỷ đồng vay trong quý 2/2011 với lãi suất khá cao 24.8 - 25%/năm.
Các khoản vay dài hạn của KDH được thế chấp bằng quyền sử dụng đất, cổ phần tại một số công ty đang sở hữu.
Khả năng trả lãi vay hiện tại của KDH là khá tốt 2.24 lần; tuy nhiên cần chú ý KDH vẫn còn khoản “chi phí lãi vay vốn hóa” với giá trị 51 tỷ đồng.
CTCP Quốc Cường Gia Lai (HOSE: QCG): Tổng nợ của QCG vào cuối tháng 6/2011 là 1,083.8 tỷ đồng, tăng thêm hơn 135 tỷ đồng so với đầu năm.
Tổng nợ vay ngắn hạn của QCG là hơn 132 tỷ đồng. Lãi suất các khoản nợ vay này khoảng 12% - 17%, tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất của công ty, và một số tài sản của bà Nguyễn Thị Như Loan. Sẽ có khoảng 51 tỷ đồng nợ vay đáo hạn từ trong 6 tháng cuối năm. Đáng chú ý là khoản vay 50 tỷ đồng với thời gian đáo hạn là tháng 4/2011, nhưng tới thời điểm cuối tháng 6/2011 vẫn còn tồn tại trên bảng cân đối kế toán.
Cơ cấu nợ của QCG có sự dịch chuyển từ nợ vay ngắn hạng sang dài hạn. Khoản vay dài hạn 986 tỷ đồng gồm 756 tỷ đồng vay ngân hàng, 195 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi và nợ khác 35 tỷ đồng.
Lãi suất các khoản vay ngân hàng dao động khá lớn từ 6.9% - 25.5%/ năm. 195 tỷ đồng trái phiếu gồm 136.5 tỷ đồng phát hành trong năm 2010 và 58.5 tỷ đồng trong năm 2011, kỳ hạn trái phiếu là 2 năm. Cần chú ý đó là 195 tỷ đồng trái phiếu mà trái chủ có quyền lựa chọn chuyển đổi hay không chuyển đổi. Nếu chuyển đổi thì lãi suất trái phiếu sẽ bằng 0% và giá chuyển đổi sẽ là 31,500/cp, còn ngược lại lãi suất sẽ là 15% và được thanh toán 1 lần khi đáo hạn. Giá cổ phiếu QCG ngày 09/09/2011 là 23,000 đồng/cp; vì vậy khả năng trái chủ không chuyển đổi là rất cao.
Tổng nợ vay phải trả trong kỳ của QCG là 78.5 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay là 38.6 tỷ và “chi phí vay vốn hóa” là 39.9 tỷ đồng. Cũng cần để ý là số lãi vay này chưa bao gồm lãi vay trái phiếu nếu trái chủ không thực hiện chuyển đổi.
Trong kỳ, QCG đã phát sinh khoản lợi nhuận khác lên tới 72 tỷ đồng chủ yếu do việc đánh giá lại giá trị đất góp vốn. Như vậy, nếu loại bỏ bớt 72 tỷ lợi nhuận bất thường này ra khỏi EBIT thì hệ số nợ vay của QCG chỉ còn 1.27 lần và như vậy trên thực tế, QCG cũng đang “trầy trật” với gánh nặng lãi vay.
CTCP Tư Vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HOSE: HQC): Tính đến cuối tháng 6/2011, tổng nợ vay của HQC là 650 tỷ đồng gồm 237 tỷ đồng vay ngắn hạn và 413 tỷ đồng vay dài hạn.
Khoản vay ngắn hạn tại thời điểm 30/06 tiếp tục tăng mạnh so với mức 180 tỷ đồng vào cuối năm 2010. Khoản vay ngắn hạn gồm vay ngân hàng 152 tỷ đồng, vay cá nhân 25 tỷ đồng và nợ dài hạn đến hạn phải trả 60 tỷ đồng.
Nợ vay dài hạn đến cuối tháng 6/2011 chủ yếu gồm 89 tỷ đồng từ ngân hàng SeABank TPHCM và 323.5 tỷ đồng từ BIDV Vĩnh Long. Số dư các khoản vay dài hạn cuối năm 2010 chỉ là 90 tỷ đồng.
BCTC hợp nhất 6 tháng đầu năm (chưa soát xét) không cung cấp chi tiết về các khoản vay này.
Dựa vào báo cáo kiểm toán năm 2010 thì các khoản vay ngắn hạn của HQC được thế chấp bằng quyền sử dụng đất ở một số dự án và các hợp đồng mua nhà và chung cư.
Các khoản vay dài hạn được thế chấp bằng quyền sử dụng đất ở dự án và khu công nghiệp; ngoài ra còn có quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của các cá nhân là thành viên trong Hội đồng Quản trị.
Hệ số trả lãi vay của HQC trong 6 tháng đầu năm 2011 khá cao, ở mức 3.25 lần. Tuy nhiên, BCTC quý 2 cho thấy hoạt động kinh doanh chính của HSC đang gặp nhiều khó khăn khi lợi nhuận chủ yếu dựa vào doanh thu tài chính 47.6 tỷ đồng (lãi vay, đầu tư chứng khoán…) và dòng tiền được tài trợ chủ yếu từ các khoản vay tăng thêm trong kỳ.
Dòng tiền 6 tháng đầu năm từ hoạt động kinh doanh và đầu tư tiếp tục âm, trong khi dòng tiền tài chính dương 6.6 tỷ đồng chủ yếu nhờ dòng tiền từ khoản đi vay mới tăng thêm gần 10 tỷ đồng.
Tổng cộng Tiền mặt và Đầu tư ngắn hạn tại cuối quý 2/2011 vào khoảng 26 tỷ đồng, là rất thấp so với quy mô các khoản nợ của HQC. Trong khi đó, các khoản phải thu của HQC là rất lớn (trên 2,000 tỷ đồng), đặc biệt là khoản phải thu khác lên tới 1,172 tỷ đồng (chủ yếu là cho cá nhân và các tổ chức mượn, theo thuyết minh BCTC năm 2010) và mục đích sử dụng, khả năng thu hồi là dấu hỏi lớn. Tài sản của HQC cũng bị ứ đọng rất lớn tại khoản Hàng tồn kho lên đến 742 tỷ đồng vào cuối quý 2.
Có thể thấy khả năng thanh toán của HQC đã có dấu hiệu khó khăn trong thời gian gần đây. Nếu tình trạng này tiếp tục thì khả năng trả nợ lãi vay và nợ gốc ngân hàng của HQC là vấn đề cần được quan tâm.
Cần để ý rằng tổng nợ phải trả hiện nay của HQC đã gấp 2.57 lần so với vốn chủ sở hữu.