Kính chào các bác. Em xin admin tí đất để mở diễn đàn bình loạn về Mua bán sát nhập doanh nghiệp (M&A) một chút. Cốt nâng cái tầm hiểu biết hạn hẹp về chủ đề này.


Qua theo dõi thời sự gần đây em thấy nổi lên vấn đề M&A. Nó cũng liên hệ trực tiếp tới TTCK và ảnh hướng tới giá cả của các loại cp liên quan. Vậy nếu nghiên cứu và bàn luận về nó một cách nghiêm túc phải chăng là cóích.


Em xin tóm tắt mấyđiểmđáng lưuý về thị trường M&A của VN sauđây:


1.Có thể nói M&A tại VN chỉ thực sựđược quan tâm sauviệcTCT vốn NN (SCIC) thành công trong việc bán 30% Pacific cho Quatas và bán một phần (quên mất rồi)Bảo Minh cho Daiichi.Pacific vàBảo Minh từ chỗ sắp phásản thành làmăn có lãi công với khoản thặng dư vốn vật vã. Giới DN trong nước bắtđầuđểý tới M&A và coi là mộtđịnh hướng phát triển quan trọng.Quý II.06 KinhĐô mua TRI khiến giá cp này tăng vọt, một loạt các NHTMCPvà cty chứng khoán được NH nước ngoài quan tâm nhưSTB,Eximbank,Techcombank, SSI, BVS ..., rồi các ngành viễn thông, CNTT, BĐS, thực phẩm, dược, cao su...đều dính tới M&Aở mộtmứcđộ nàođấy. Các bác chắc cũng biết việc Nhựa BM có ý định mua lại nhựa Đà Nẵng mà cp này giữ được giá tốt (dù tin gần đây cho thấy BMP ko đàm phán được).


2. Theo thống kê từ CụcQLCT - Bộ CT thì số vụ sát nhật tính từ đầu năm tới nay là 46 vụ (30 vụ có yếu tố nước ngoài) với tổng giá trị 626 triệu USD. Lớn gấp 2 lần tổng 2006 và 15 lần 2005. Rõ ràng M&A đang có dấu hiệu tăng đột biến, nhất là khi TTCK trở thành một kênh mua bán, sát nhập rất hiệu quả vì tính minh bạch. Nếu thống kê các DN niêm yết trên sàn HO thì cũng thấy tới hơn 10% DN dính dáng tới M&A, hoạt động M&A cũng rất sôi nổi đối với những DN trên OTC.


3. Hiện nay có4 hướng tiến hành M&A, chịu sự điều chỉnh của4 lĩnh vực pháp luật khá độc lập: M&A giữa các DN nội địa (do Luật DN điều chỉnh), có yếu tố nước ngoài (do luật ĐT quản lý), qua sàn CK (do Luật CK), thôn tính thương hiệu (được cho là do pháp luật về sở hữu trí tuệ điều chỉnh). Do tính phân tán của các quy định pháp lý, CP đang tính việc dự thảo một Nghị định chuyên về M&A (sẽ cụ thể hóa các quy định rải rác trong các luật liên quan trên). NĐ mới cũng sẽ xây dựng cơ chế quản lý rõ ràng (xácđịnh cơ quan quản lý, quyđịnh chức năng-quyền hạn cụ thể ...). Pháp luật và cơ chế quản lý chắc sẽ sớm hoàn thành trong 2008. Như vậytương lai M&A VN hứa hẹnsẽrất sôiđộng.


4. Hiện nay các ngành hứa hẹn sẽ có M&A sôi động nhất là Ngân hàng (do nhu cầu tăng khả năng cạnh tranh và phù hợp với định hướng chỉ hỗ trợ 20 NH hàng đầu của CP), ngành dược (do ưu tiên chỉ hỗ trợ những DN đầu ngành của CP). Các ngành khác cũng có nhu cầu tự thân là để tăng cường khả năng cạnh tranh sau khi các quy định của WTO có hiệu lực.


Theo thống kê trên thế giới thì mỗi khi có M&A thì các cđ có thể kỳ vọng giá cp tăng 50-100%, cá biệt có những cty giá cp tăng nhiều lần. Em nghĩ nếu dựđoánđược xu hướng M&A trong tương laitại các ngành và phát hiện ra cp nào dễ có khả năng bị mua lại nhất thì chắc chắn sẽ trúng độc đắc đấy.


Bác nào có thông tin thêm thì bổ sung nhé.