Hybrid View
-
10-01-2011 10:25 AM #1
Những yếu tố ảnh hưởng đến gía vàng.
Trước hết, vàng là một loại hàng hóa, do đó dao động giá của vàng phải được xem xét dựa trên các yếu tố tác động của cung và cầu. Nguồn cung vàng trên thế giới đến từ các quốc gia có trữ lượng vàng lớn và sản lượng xuất khẩu có tầm ảnh hưởng đến thị trường như Nam Phi, Mỹ, Canada, Nga, Úc...
Xét về nhu cầu vàng thì phải thấy rằng, toàn thế giới đều muốn có thứ kim loại này và tùy vào mục đích sử dụng mà có những nhu cầu khác nhau: phục vụ cho hoạt động chế tác trang sức, tích lũy, đầu tư, thanh toán…
Tùy vào từng thời điểm mà nhu cầu tăng cao trong những thời kỳ khác nhau và đôi khi xảy ra cùng lúc, do đó tác động mạnh đến cầu vàng trong cùng thời điểm.
Hiện nay, USD được xem là đồng tiền mang tính thanh toán toàn cầu, do đó theo thông lệ, các loại hàng hóa hay ngoại tệ khi giao dịch trên thế giới thường được định giá theo USD và vàng cũng không ngoại lệ. Chính vì vậy, bất cứ tác động nào ảnh hưởng đến giá trị đồng USD thì cũng tác động trực tiếp đến biến động giá cả của vàng.
Khi xem xét giá trị đồng USD, người ta thường đánh giá thông qua nền kinh tế Mỹ và những yếu tố chính được xem là “chỉ báo” phản ánh sức mạnh hay suy yếu của nền kinh tế Mỹ, đó là tình trạng thị trường nhà ở, thị trường lao động, thị trường tín dụng và thị trường vốn.
Ngoài ra, một chỉ báo không thể không kể đến khi đánh giá giá trị đồng USD, đó là quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Bất kỳ quyết định nào ảnh hưởng đến việc tăng hay giảm, giữ nguyên lãi suất của Mỹ do FED công bố qua các kỳ họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) đều tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến giá trị đồng USD.
Dù quyết định tăng/giảm lãi suất của FED với mục đích kích thích hay kìm hãm tốc độ phát triển của nền kinh tế hay nhằm giải quyết các vấn đề khác thì trong ngắn hạn hay tức thời, quyết định tăng/giảm lãi suất của Mỹ cũng sẽ làm tăng/giảm giá trị của đồng USD do trong ngắn hạn hay tức thời, giá trị của đồng USD được nâng lên/hạ xuống so với các ngoại tệ khác trong mối tương quan so sánh.
Khi giá trị của đồng USD dao động, giá trị các loại hàng hóa được định giá bằng USD cũng dao động tức thời theo quyết định của FED. Ví dụ, trước khi FED cắt giảm lãi suất cơ bản, 1 ounce vàng có giá là 1000 USD nhưng khi FED cắt giảm lãi suất thì vàng “vô tình” bị định giá thấp do USD mất giá nên thị trường sẽ tự động điều chỉnh bằng cách nâng giá vàng lên, trong trường hợp này 1 ounce vàng sẽ có giá là 1050 USD....
Như vậy ý Chúng tôi muốn nói là vàng bị tác động chính bởi USD, mà USD được quyết định bởi FED mà các quyết định bởi FED được dựa trên các tin kinh tế vĩ mô của Mỹ. Như vậy: Những tin Vĩ Mô nào cũng Mỹ ảnh hưởng mạnh nhất đến Vàng???
1. Tin Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ và Tin Tỷ lệ thất nghiệp.
* Ý nghĩa bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ
Đây là một trong những bản báo cáo được mong đợi nhất của Mỹ, Non-farm payrolls là một bản báo cáo kịp thời về bức tranh của thị trường việc làm ở Mỹ : gia tăng, tụt giảm, số giờ làm việc, số lương thưởng ... Những tư liệu trong bản báo cáo được thu thập từ 2 cuộc khảo sát là Household Surveys và Establishment ( payroll) Survey ( Báo cáo theo hộ gia đình và báo cáo theo bảng lương).
Trong đó Establishment Survey được ưa chuộng hơn vì bản báo cáo này đánh giá tình trạng của các doanh nghiệp chứ ko chỉ gói gọn trong các hộ gia đình. Bản báo cáo có những chỉ số đầy ý nghĩa như : Change in nonfarm payrolls, Unemployment, Manufacturing Payrolls, và Average Hourly Earnings.
Trong quá trình khai thác cũng như phân tích về bản báo cáo mình sẽ có cơ hội để mở ra trước mắt các bạn nhiều hơn nữa những news và yếu tố liên quan đến tình trạng lao động.
Nonfarm Payrolls ( NFP)
Nonfarm payrolls (NFP) là một báo cáo về tình hình kinh tế của Mỹ được thông báo hàng tháng.
Tên của bản báo cáo được biên soạn để sử dụng cho những công ty về sản xuất, xây dựng, và các công ty chế tạo sản phẩm. Ban Thống Kê Lao động của bộ Lao động cho ra những tài liệu sơ bộ của cuộc khảo sát dành cho tháng trước đó. Tin ra vào thời điểm 8h30 ET thức đầu tiên của hàng tháng, hoặc theo Ban này bản báo cáo sẽ được đưa ra vào thứ 6 thứ 3 trong tháng sau khi có kết luận về tài liệu của tuần
Các con số về NFP được sử dụng để đại diện cho số công việc gia tăng hay mất đi trong kinh tế trong tháng gần nhất, ko bao gồm những công việc liên quan đến ngành công nghiệp trồng trọt. Vì ngành này thường có tính chất thuê nhân công theo mùa mà điều này sẽ làm cho chỉ số xung quanh thời điểm gặt ko còn chính xác nữa ( vì các nông trang thường tăng thêm số công nhân và sau đó thì chỉ số vào mùa gặt mới được công bố). Bản báo cáo này cũng cho biết về số giờ làm việc trung bình hàng tuần và số thu nhập kiếm được bình theo tuần của tất cả những công nhân thuộc những ngành có trong báo cáo.
NFP bao gồm các thông tin sau :
- Sự thay đổi về chỉ số NFP
- Tỉ lệ thất nghiệp
- Thay đổi về chỉ số Manufacturing Payrolls : chỉ số Payrolls dành riêng cho các ngành sản xuất.
- Thu nhập trung bình tính theo giờ
- Số giờ làm việc trung bình tính theo tuần.
Nói chung báo cáo phản ánh khoảng 80% tổng số công nhân làm việc để tăng sản lượng GDP của Mỹ và đưowjc sử dụng để hỗ trợ các chính khách và các nhà kinh tế đưa ra những chính xác mới để quyết định hiện trạng của kinh tế và phỏng đoán tương lai.
Ý nghĩa của NFP đối với nền kinh tế:
Nói chung, khi chỉ số lao động gia tăng có nghĩa là các công ty đang phát triển và cần tuyển dụng nhân lực và điều đó cũng đồng nghĩa với việc nhiều người sẽ có việc làm và có tiền để chi tiêu vào các sản phẩm hay dịch vụ giúp kích thích phát triển. Điều ngược lại cũng hoàn toàn đúng trong trường hợp NFP hạ.
Ý nghĩa của Nonfarm với thị trường tài chính:
Trong khi tổng số việc làm tăng lên hay giảm đi đối với nền kinh tế là một kim chỉ nam rất quan trọng cho hiện trạng kinh tế thì báo cáo này lãi có những thông kê mà hoàn toàn có ảnh hưởng đến thị trường tài chính:
- Chỉ số thất nghiệp đối với kinh tế như một tỷ lệ của toàn bộ lực lượng lao động. Đây là một phần quan trọng của bản báo cáo vì số người thất nghiệp là một dấu hiệu của tổng thể kinh tế, và đây là một con số được ngân hàng Liên Bang theo dõi rất kĩ vì khi chỉ số này hạ xuống mức qúa thấp ( thường là dứới 5%) thì lạm phát sẽ bắt đầu hình thành vì các doanh nghiệp sẽ phải trả nhiều tiền hơn để thuê những thợ lành nghề và việc giá thành sản phẩm gia tăng cũng là điều đương nhiên.
- Chỉ ra bộ phận nào có sự tăng hay giảm về công việc: Bản baó cáo có thể đưa ra sự cảnh báo cho những trader về mảng kinh tế nào có thể bung nổ phát triển.
- Thu nhập trung bình hàng giờ : Đây là một yếu tố quan trọng vì nếu cùng một lượng nhân công như nhau nhưng lại kiếm nhiều hơn hay ít hơn cho một khối lượng công việc , điều này về căn bản là nói lên việc cần phải tăng hay giảm nhân công cho khối lượng công việc đó.
- Dùng để xem lại chỉ số của lần ra tin NFP trước đó: Một yếu tố quan trọng khác của báo cáo là có thể gây ra những biến động trong thị trường vì traders tự lên khung những chiều hướng phát triển của news dựa vào chỉ số cũ.
2. Tin Lạm phát CPI
3. Tin Nhà đất Mỹ
4. Tin GDP
5. Tin niềm tin tiêu dùng hay tin khảo sát niềm tin
6. Thông tin sản xuất và buôn bán lẻ của Mỹ
===> Nếu 6 thông tin trên Tốt ===> chứng tỏ kinh tế Mỹ dần hồi phục ===> tạo công ăn việc làm cho người dân Mỹ ===> Tỷ lệ thất nghiệp giảm ===> tác động đến chính sách lãi suất Mỹ ===> làm cho USD tăng giá ===> làm cho Vàng giảm.
Do đó, yếu tố thứ 7 chính là FED. Sẽ tác động rất mạnh lên Vàng. Nên mọi lời phát biểu của FED rất đáng lưu ý vì nó sẽ tác động rất mạnh lên vàng.
Song song đó, ngoài những yếu tố thông tin kinh tế Mỹ nêu trên tác động mạnh đến Vàng còn có những yếu tố sau đây!
- Chính sách lãi suất của các nước lớn khác so với Mỹ như Trung quốc, Úc, Canada, Châu Âu....
- Tình hình nợ công của các nước lớn khác, điển hình là Châu Âu.
- Căng thẳng chính trị giữa các nước , làm phức tạp thêm tình hình, gây nguy cơ chiến tranh
- Nguồn cung của Vàng và tâm lí traders
*** Khi Vàng tăng hay giảm mạnh đều có lí do và nguyên nhân, do đó chúng ta phải tự mình đặt ra câu hỏi là " TẠI SAO VÀNG GIẢM MẠNH HAY VÀNG TĂNG MẠNH?", " Và nếu lí do đó được duy trì thì liệu vàng có còn tiếp tục tăng hay nếu nhân tố đó mất đi thì Vàng sẽ thế nào?". Chúng ta phải tìn ra được nguyên nhân và lí do khiến Vàng tăng hay giảm mạnh để từ đó sẽ có câu trả lời chính xác.
Ví dụ cụ thể: Vàng đang tăng mạnh lên $1,400 do những nguyên nhân sau: LSCB Mỹ và 1 số nước như kv Châu Âu thấp ==> lạm phát, chính sách "tung" tiền ra thị trường ===> làm Tiền mất giá ==> vàng trở thành công cụ thay thế, tình hình nợ công châu Âu, kinh tế Mỹ còn yếu thông qua tỷ lệ thất nghiệp cao.
Như vậy nếu các yếu tố trên vẫn còn bền vững thì Vàng sẽ tiếp tục tăng, và ngược lại Vàng phải giảm mạnh do vai trò phònhg thủ đầu tự thay thế của vàng bị mất trước tình hình kinh tế phát triển ===> LSCB được tăng ===> Tiền có gái trị hơn ===> Vàng phải giảm.
Và yếu tố nào giúp ta nhận ra tình hình kinh tế Mỹ hay thế giới đã ổn định và khả quan hay chưa? Đó là các thông tin kinh tế Vĩ Mô của Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Anh, Canada, Úc... công bố hàng tuần.
Tóm lại:
Chúng tôi viết nãy giờ khá dài dòng, nay xin tóm lại thật ngắn gọn như sau:
Vàng bi tác động bở các nhan tố:
1. Tin kinh tế vĩ mô Mỹ (tin lao động việc làm, tin nhà đất, tin sản xuất, tin GDP, Tin niềm tin tiêu dùng và đặc biệt là tin FED)
2. Ảnh hưởng bởi tình hình nợ công các nước
3. Chính sách tiền tệ của các nước lớn khác trên thế gới
4. Căng thẳng chính trị
5. Nguồn cung và cái chính là tâm lí traders.
Dưới đây, Chúng tôi xin trình bày thêm các nhân tố tác động đến đồng USD. Vì thông qua đồng USD mạnh hay yếu sẽ tác động đến Vàng tăng hay giảm
Các nhân tố ảnh hưởng đến đồng USD
Sơ nét một số các chỉ số, thông tin kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng chính của Mỹ thường được sử dụng trong phân tích
a) Thông tin kinh tế
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Bất cứ một quốc gia nào cũng muốn duy trì một nền kinh tế tăng trưởng cùng với sự ổn định tiền tệ và công ăn việc làm cho dân cư mà GDP là một trong những tín hiệu cụ thể của những nỗ lực của chính phủ. Vì thế việc nghiên cứu khuynh hướng của sự tăng trưởng GDP, tỉ lệ thất nghiệp cũng như tỉ lệ lạm phát giúp chính phủ có thể thay đổi chính sách tiền tệ để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Ví dụ khi có thông tin GDP của nước nào đó tăng lên thì đó là tin tốt cho đồng tiền nước đó…
- Chỉ số giá cả tiêu dùng(CPI): Là một trong những chỉ số kinh tế quan trọng của một quốc gia. Vì vậy sự gia tăng nhanh hoặc giảm nhanh của lạm phát là một dấu hiệu cho thấy rất có khả năng có một sự thay đổi trong chính sách tiền tệ.
- Sản lượng công nghiệp (Industrial Production): Vì giá trị của ngành công nghiệp chiếm một tỉ trọng lớn trong GDP nên một sự thay đổi nhỏ của chỉ số này cũng có thể gây ra những thay đổi lớn về tốc độ tăng trưởng GDP và vì thế sẽ ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ của mỗi quốc gia.
- Số lượng hàng hóa bán lẻ (Retail sales): Bằng việc theo dõi số lượng hàng hóa bán lẻ trong một thời gian nhất định chính phủ có thể đánh giá được một cách gần chính xác sự tăng trưởng của việc tiêu dùng cá nhân của dân cư, mà việc tiêu dùng của xã hội đóng góp rất lớn vào giá trị của GDP.
- Hàng tồn kho (Inventories): Tỉ lệ hàng tồn kho là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Ví dụ nếu tỉ lệ tồn kho tăng cao tức là sức mua trong nền kinh tế đang có chiều hướng giảm sút sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế và ngược lại.
……….
- Ngoài ra trên thị trường còn có rất nhiều các chỉ số quan trong khác mà bất cứ một dealer nào cũng quan tâm như: cung tiền M2, chỉ số thất nghiệp, doanh số nhà mới khởi công, doanh số bán nhà hiện có, đơn hàng nhà máy, đơn hàng hoá lâu bền, chi tiêu tiêu dùng, thu nhập cá nhân, bảng lương phi nông nghiệp, chỉ số ISM ngành sản xuất và dịch vụ, cán cân thương mại…
b)- FED-FOMC- Fed fund Rate & Discuont rate
Federal Reserve Bank ( FED): Cục dự trữ liên bang Mỹ.
Được toàn quyền thiết lập chính sách tiền tệ của Mỹ với mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao và lạm phát thấp. chính sách chính của FED được thể hiện ở hoạt động thị trường mở, lãi suất chiết khấu ( Discuont rate), lãi suất mục tiêu (Fed Fund rate).
Federal Open Market Committee ( FOMC): ủy ban điều hành thị trường mở, chịu trách nhiệm ra quyết định điều hành chính sách tiền tệ, quan trọng là công bố lãi suất cơ bản 8 lần/ năm. 12 thành viên của hội đồng bao gồm 7 thành viên của hội đồng thống đốc ( Board of Governors), chủ tịch của ngân hàng dự trữ New York ( Federal Reserve Bank of New York), và 4 thành viên còn lại được luân phiên giữa chủ tịch 11 Ngân hàng dự trữ còn lại.
Fed fund Rate (lãi suất mục tiêu, lãi suất cơ bản của đồng USD): đây là mức lãi suất quan trọng nhất, nó là mức lãi suất mà các tổ chức tài chính sử dụng cho những khoản vay nợ hay gửi tiền qua đêm. Thông thường khi có sự thay đổi trong mức lãi suất này ám chỉ dấu hiệu sự thay đổi trong chính sách tiện tệ của Fed. Những thông báo liên quan tới vấn đề này gây ảnh hưởng rất lớn lên thị trường chứng khoán, trái phiếu, thị trường ngoại hối.
Discuont rate (lãi suất chiết khấu): lãi suất mà Fed áp dụng cho ngân hàng thương mại khi vay lại Fed, sự thay đổi trong mức lãi suất này cũng ám chỉ đến chính sách tiền tệ của Fed. Thông thường discount rate thấp hơn Fed Fund rate.
c) Trái phiếu và lãi suất kỳ hạn 3 tháng của USD
-10 year treasury note: lãi suất trái phiếu 10 năm.
Sau khi phát hành trái phiếu kỳ hạn 30 năm chấm dứt vào tháng 10/2001. Trái phiếu kỳ hạn 10 năm trở thành tiêu chuẩn cho mức lãi suất dài hạn. Đó là dấu hiệu quan trọng nhất trên thị trường về tín hiệu lạm phát. Thông thường thị trường dùng mức lợi tức ( hơn là giá) để xác định mức độ trái phiếu. Giá trái phiếu có tỷ lệ nghịch chiều với tỷ lệ lãi suất.
Không có mối quan hệ rõ ràng giữa trái phiếu dài hạn và đồng USD tuy nhiên có thể sử dụng ý tưởng sau: một sự sụt giảm trong giá trị của trái phiếu ( do lợi tức tăng) thông thường do tác động của lạm phát tăng có thể gây áp lực lên USD.
- Lợi tức 10 năm trái phiếu: thị trường trái phiếu ngoại hối thường đánh giá sự khác biệt giữa lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm với các loại trái phiếu cùng kỳ hạn của các nước khác như Đức ( German 10 year bund), Nhật (10 year JGB), Anh (10 year gilt), sự chênh lệnh có thể tác động đến biến động tỷ giá, thường thì một sự gia tăng của lợi tức 10 năm của trái phiếu Mỹ làm cho đồng USD tăng giá.
- 3 month Eurodollar Deposits: đây là mức lãi suất kỳ hạn 3 tháng của USD tại các ngân hàng ngoài biên giới nước Mỹ.
Thông thường được sử dụng như một tiêu chuẩn trong việc xác định sự chênh lệch lãi suất từ đó có thể dự báo biến động tỷ giá. Ví dụ như trường hợp tỷ giá USDJPY, nếu như lãi suất chênh lệch giữa eursdollar và euryen càng lớn thì khả năng tỷ giá USDJPY bị tác động theo xu hướng tăng lên.
d) Các nhà chính trị hay các lãnh đạo kinh tế
Các thành viên chính phủ hay những người đứng đầu các ngân hàng trung ương, chính những người này có thể gây ảnh hưởng tới giá trị của một loại tiền tệ nào đó qua những gì họ noí, những gì họ làm. Các chức vụ quan trọng như: tổng thống, thủ tướng, thống đốc hay chủ tịch các ngân hàng… luôn có sự thay đổi theo nhiệm kỳ hay có lý do khác. Nhưng chúng luôn được quan tâm chặt chẽ từ các nhà đầu tư, dù ai ngồi vào các vị trí đó thì những quyết sách của họ đều rất quan trọng và đều có những thay đổi, những tác động nhất định tới thị trường ngoại hối.
Ở NHTW, đối với Mỹ là Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) thì khi tỷ giá biến động theo một chiều hướng bất lợi tác động xấu tới nền kinh tế, NHTW có thể can thiệp vào nhằm ổn định tỷ giá và đưa tỷ giá trở về tầm kiểm soát theo hướng có lợi cho chính sách tiền tệ. Việc can thiệp này trong những năm gần đây thường thực hiện bằng hai cách: can thiệp miệng ( verbal intervention) hoặc can thiệp trực tiếp vào thị trường.
e) Những nhân tố chính trị ( ví dụ điển hình)
Những nhân tố chính trị đôi khi có thể tác động và gây ra ảnh hưởng lớn đến biến động tỷ giá. Nó làm tỷ giá biến động khá nhanh và mạnh tùy theo từng trường hợp có thể kéo dài hay chấm dứt nhanh chóng.
- Việc Anh gia nhập EU.
- Việc các nước Châu Âu không ký hiệp ước Châu Âu.
- Việc bầu cử tổng thống Mỹ.
- Việc ông Sarkozy thắng cử tổng thống Pháp.
- Căng thẳng Trung Đông, Bắc Triều Tiên…
- Vấn đề định giá lại CNY.
Ngoài những yếu tố cơ bản trên thì những nguyên nhân sau làm biến động tỷ giá như:
+ Sự gia tăng đáng kể các thành viên tham gia thị trường nhằm mục đích tìm kiếm các cơ hội sinh lới khi tỷ giá biến động. đối với các đối tượng này thì tỷ giá biến động theo hướng nào là không quan trọng cái chính họ cần là thị trường phải biến động.
+ Các luồng vốn di chuyển nhằm thanh toán sự mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế giữa các quốc gia.Các nhà đi vay cũng có xu hướng tìm kiếm các nguồn vốn bằng các đồng tiền khác nhau nhằm giảm chi phí vay, các quỹ đầu tư cũng di chuyển nguồn vốn vào các đồng tiền có lợi nhuận cao nhất. Cộng thêm các biến động về lãi suất càng làm các quá trình trên diễn ra mạnh mẽ.
Các nhà đầu cơ trên thị trường bao gồm:
1.Nhà đầu cơ hay leveraged investor (Hedge fund).
2.Định chề đầu tư (pension fund, thường thông qua các công ty quản lý tài sản, investmen bank)
3.Các công ty
4.Các loại khác (bao gồm cả các NHTW)
+ Tỷ giá chéo: tỷ giá USD và một đồng tiền khác đôi khi bị ảnh hưởng bởi các cặp tỷ giá khác. Ví dụ như một sự gia tăng nhanh chóng của đồng JPY so với EUR (EURJPY) tạo nên một sự mất giá của EUR, bao gồm luôn cả sự sụt giảm EURUSD.
+ Tác động của nhân tố mang tính chu kỳ: Đây là các hoạt động ngoại có tính chất lặp lại hàng năm trong những thời điểm nhất định, có thể gây ra những biến động tỷ giá mà ta có thể định trước, tuy nhiên quá trình này không phải lúc nào cũng xảy ra giống nhau mà có thể có sự điều chỉnh biến động khác đi.
+ Tác động của những nhân tố khác: Những nhân tố khác, ít xảy ra thường xuyên cũng có tác động lớn tới biến động tỷ giá như các kỳ họp của G7, IMF, hội nghị kinh tế các nước, các khu vực … các thông tin mua bán, sát nhập các công ty có giá trị trên hàng tỷ USD.
Xem chi tiết tại www.BantinForex.netTôi là Trader thuộc trường phái Momentum-Đầu cơ theo đà tăng trưởng và suy yếu của thị trường-Nói đơn giản,đây là phương pháp giao dịch theo xu hướng-Trend Trading. Tôi có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao dịch Vàng-Forex và tôi tin chắc mình có thể đánh bại thị trường trong dài hạn $-)
Chat with me on Yahoo!
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Giá vàng tăng ảnh hưởng ra sao đến thị trường?
By vinaplast5 in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 22-11-2010, 05:25 PM -
Vinashin ảnh hưởng ra sao đến thị trường
By blackhole in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 51Bài viết cuối: 23-10-2010, 05:57 PM -
Siết tín dụng có ảnh hưởng đến thị trường?
By stockwizard in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 9Bài viết cuối: 22-10-2010, 11:41 AM -
Giá vàng tăng mạnh ảnh hưởng tới TTCK ntn?
By 004998 in forum CLB Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 04-02-2006, 04:57 PM
Bookmarks