Threaded View
-
23-02-2009 08:54 AM #10
Gold Member- Ngày tham gia
- Jan 2007
- Bài viết
- 1,735
- Được cám ơn 119 lần trong 68 bài gởi
Re: TTCKVN 2009: sóng ở đáy sông ...
TTCKVN nửa đầu năm 2009: Sóng ở đáy sông
Nhìn toàn cảnh TT:
Năm 2008 là 1 năm tồi tệ của phần lớn
dân chơi chứng. Thua lỗ hoặc đang bị kẹp năng, không rút chân ra được,
không chỉ những nhà đầu tư nhỏ lẻ mà phần lớn các quỹ, các tổ chức tài
chính cũng đang bị sa lầy trong 1 mớ bòng bong với những hoài nghi lẫn
lộn.
Cảm giác mệt mỏi, lo lắngchán nản, là tâm trạng của nhiều người
trót lỡ mang nghiệp chứng. Tất cả đều đang hy vọng vào 1 phép màu, 1
con sóng đủ lớn để thoát ra khỏi tình cảnh hiện tại.
Nếu như chúng ta, những nhà đầu tư nhỏ lẻ muốn có sóng 1, thì đại
gia họ muốn 5, các tổ chức, các quỹ, NĐTNN muốn 10...Nhưng thực tế, để
có 1 con sóng tầm trung đã là chuyện khó, sóng lớn như hồi tháng
8-9/2008 lại càng ít khả thi.
Theo broker_vn77 năm 2009 này sẽ khó
có những đợt sóng lớn. Nguyên nhân từ đâu?. Dưới đây là những đánh giá
và nhận định của B77 về những nguyên nhân đó.
1. Thời Cơ
- Tình hình quốc tế:
+ Vẫn chưa được cải thiện gì và mọi việc vẫn theo chiều hướng xấu
đi. Mặc dù gói kích thích kinh tế 787 tỷ Dollarscủa TT Obama được coi
là 1 nỗ lực mạnh để ngăn chặn cuộc đại khủng hoảng, nhưng xem ra ảnh
hưởng tích cực chưa thấy đâu thì những phản ứng đã thấy ngay. Down
Jones vẫn....down thảm hại như thường, và mức giảm xuống thấp nhất
trong vòng 6 năm trở lại đây. Các đại gia từng là biểu tượng 1 thời của
ngành công nghiệp Mỹ như GM, Ford.. vẫn đang phải lay lắt sống cầm hơi
qua ngày, và chờ tiền giải cứu từ chính phủ để khỏi phá sản. Các định
chế tài chính, ngân hàng, BĐS thì thoi thóp, co rúm lại, danh sách bị
sáp nhập, mua lại, hay phá sản...thì vẫn cứ dài ra.
+ Tình hình tại NHật, EU, Hàn Quốc, Úc, Nga, Ấn Độ, TQ...cũng
tương tự: các nền kinh tế đều đang đi giật lùi, hàng SX ra chất đống
không bán được, doanh nghiệp phá sản hoặc buộc phải cắt giảm nhân công
hàng loạt, đóng cửa nhà máy...tình trạng thất nghiệp đã trở nên phổ
biến và leo thang trên toàn cầu đến mức báo động.
Đến như nước NHật là biểu tượng cho nền CN hùng mạnh thì nay nhiều
nơi người thất nghiệp nằm vật vạ là cảnh ta dễ bắt gặp trên báo chí,
truyền hình.
+ Tình hình có vẻ trở nên u ám hơn, khi giá vàng tăng cao (càng
bất ổn, càng bạo loạn, càng suy thoái, khủng hoảng, thì giá vàng càng
tăng), vượt ngưỡng 980$/OZ, cho thấy cả thế giới ngày càng đang lún sâu
vào thời kỳ đen tối mà chưa biết khi nào mới tìm thấy ánh sáng cuối
đường hầm
- Tình hình trong nước:
+ Vẫn rất u ám, tin xấu thì tràn lan, 1 tin tốt (hỗ trợ LS)thì có
đến cả tá tin xấu: giá điện tăng, xăng cũng đòi tăng, than tăng, nhiều
DN kêu cứu thống thiết...
+ Các DN VN vẫn đang gặp khó khăn do TT đầu ra bị ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng (70% GDP của VN là từ xuất khẩu)
+ Giá Vàng và giá ngoại tệ tăng và tiếp tục có xu hướng tăng cho
thấy người dân ý thức được khủng hoảng còn kéo dài, và tiếp tục mua
Vàng và ngoại tệ với mục đích phòng vệ.
Tóm lại, tình hình vẫn rất là..tình hình, hiện tại vẫn chưa phải là thời cơ, và chưa biết lúc nào thời cơ mới đến trong năm nay.
2. Nội lực thị trường
- chỉ có 1 từ để diễn tả: Yếu, rất yếu. Điều này được thể hiện qua
GTGD và KLGD trong hơn 1 tháng qua luôn đạt ở mức thấp, mua bán tèo
tèo. Các ông lớn, đại gia, các quỹ gần như án binh bất động, chỉ có bà
con nhỏ lẻ là tự mua bán với nhau.
- Hiện tại vẫn chưa thấy bất kỳ 1 dòng vốn mới nào chuẩn bị hoặc
ngấp nghé đổ vào TTCK, trong khi đó dòng vốn cũ liên tục được rút ra để
chuyển hoá thành tiền mặt, khiến cho giao dịch của TT ngày càng suy
kiệt.
- NĐTNN vẫn bán ra nhiều hơn mua vào, thậm chí có quỹ bán ròng để
rút binh cho lẹ, hoặc do đóng quỹ nên phải bán như Indochina khiến cho
TT lúc nào cũng có 1 lượng cung rình rập, chỉ chờ chực "xanh" lên 1
chút là "xả" ngay.
- theo dự báo ít nhất 40-50% trong số các cty CK đang hoạt động
hiện tại sẽ phải đóng cửa, giải thể, sáp nhập, phá sản..Trước khi giải
thể hoặc đóng cửa, lẽ đương nhiên là phải bán toàn bộ số CP tự doanh để
thanh lý, vớt vát được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Chỉ riêng lượng cung
này thôi cũng đã đủ làm ngập lụt TT rồi.
- Dòng tiền đang có xu hướng chạy chốn kênh CK, chuyển sang các
kênh khác có mức đọ sinh lời cao hơn và ít rủi ro hơn như Vàng, Ngoại
Tệ, thậm chí cả BĐS hay chấp nhận gửi tiền tiết kiệm tại NH.
-Và
điều quan trọng cuối cùng là KQKD của phần lớn các cty niêm yết đều có
kết quả âm do ảnh hưởng tác động từ khủng hoảng toàn cầu. KQKD yếu kém,
SP không có đầu ra, hàng tồn kho ứ đọng... là những nguyên nhân chính
gây mất sự tin tưởng
từ các cổ đông, và không kích thích được lòng tham và sự kỳ vọng để NĐT
mua vào, do đó sức bật của TT là rất yếu, không đủ nội lực để đi lên
được.
3. Tâm lý
- Tâm lý của những người cầm tiền và cầm cổ là rất khác nhau.
Người cầm tiền thì phần lớn không dám mạo hiểm, mua bán rất nhỏ giọt
cầm chừng, sợ thò chân quá đà lại bị kẹp. Trong khi đó người cầm cổ
cũng không dám bán mạnh do tâm lý 1 phần sợ cutloss đúng đáy, phần nữa
là giá CP của họ đang nắm giữ đã xuống đến mức.... chán không thèm muốn
bán nữa. Chính vì vậy trong nhiều phiên GD lình xình, TT đi ngang, GTGD
thấp đến mức kỷ lục.
-Rẻ, rẻ... nhiều CP đã quá rẻ, không ai phủ
nhận điều này. Thậm chí nhiều CP còn nằm dưới cả giá trị sổ sách (BV),
và với nhiều cty, mua CP của họ giá còn rẻ hơn chi phí thành lập 1 DN
mới nhiều lần. Nhưng tại sao vẫn không ai mua? Đơn giản là phần lớn NĐT
VN đều là dân lướt sóng, chơi CK theo hình thức "đánh quả", có "quả"
thì mới ào ào nhảy vô "đánh". Tức là cho dù CP có rẻ đi chăng nữa, CP
hấp dẫn đấy, nhưng nếu không có sóng hoặc tín hiệu của sóng thì họ vẫn
chẳng mặn mà mua đâu.
-Tâm
lý hiện nay của nhiều NĐT là bảo toàn vốn, đặt yếu tố an toàn lên hàng
đầu. Nhiều CP giá hấp dẫn thât nhưng cũng khó có thể cưỡng lại xu hướng
của TT, trong bối cảnh TT khủng hoảng thì khó có CP nào có thể đi ngược
lại xu thế. Do vậy, đối với nhiều NĐT thì giải pháp an toàn là án binh
bất động, vì có thể càng mua vào thì càng lỗ... Điều này tạo nên sức
cầu yếu. Người bị kẹp thì muốn bán ra, hoặc đang kẹp muốn mua thêm BQ
giá thì không còn nhiều tiền để mua thêm. Trong khi đó người cầm tiền
thì lại chờ giá CP xuống thấp hơn nữa, giá CP rẻ thêm nữa. Điều này
khiến TT luôn nằm trong trạng thái ảm đạm và chờ đợi 1 cú hích.
-Và
điều cuối cùng là tâm lý của các MMs và BBs. Tâm lý thu mình, chờ thời,
không chỉ ở các NĐT nhỏ lẻ, mà giờ cũng đã lan sang cả MMs và BBs. Có
thể nói, ngay cả với MMs và BBs bây giờ cũng không dám... tạo sóng. Tại
sao? Thứ nhất muốn có sóng ở thời điểm này phải hội tụ đầy đủ tất cả
các yếu tố: Thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Nhưng tất cả các yếu tố này
đang xấu đi và hoàn toàn không ủng hộ họ. Tình hình suy thoái khủng
hoảng toàn cầu ngày 1 phức tạp, tình hình trong nước cũng vậy, KQKD
của DN thì yếu kém, sức cầu yếu, không có thêm dòng tiền nào đổ vào
TTCK... vậy thì lấy cơ sở nào để tạo sóng đây? và lấy cái gì để "dấy
binh" đây? "Khởi nghĩa" bằng niềm tin chăng?
Thứ 2: dù
có tạo được 1 đợt sóng nào đó thì rủi ro cũng là vô cùng lớn. Trong
thời điểm những con cá lớn đang khát tiền mặt hơn bao giờ hết, thì
chúng sẵn sàng xâu xé nhau để đổi từ giấy (CP) sang tiền mặt. Hàng chục
quỹ lớn nhỏ, hàng trăm nhân vật VIP từ HĐQT đến ban LĐ các cty niêm yết
đang xếp hàng dài dằng dặc chờ đến lượt mình để bán CP, nhằm chuyển
hoá từ...giấy sang tiền. Danh sách cần bán thì mỗi ngày thêm dài ra,
lượng cung CP cần bán chất đầy như núi, chỉ cần có kẻ giơ tay bắt dao
là bị xả lên đầu ngay lập tức. Với tình hình như vậy thì MMs và BBs nào
dám đứng ra tạo sóng đây? Manh động là tự sát, nếu không chết thì cũng
thành "thân tàn ma dại". MMs và BBs chắc chắn là biết điều này. Chính
vì thế, thời gian rồi phần lớn các BBs ko tham gia, hoặc mua bán rất
ít, để TT lại cho bà con nhỏ lẻ và các NBs "chơi" với nhau. Đó là lý do
khiến tính thanh khoản của TT ngày càng thấp tệ hại, GD ngày càng suy
kiệt.
4. Tình hình các "trụ"
Hãy cùng xem các trụ của VNI thế nào
-REE:khoản ĐTTC ước tính khoảng 1500 tỷ đồng, mới chỉ trích lập dự
phòng khoảng hơn 400 tỷ .số còn lại phải trích lập dự phòng giảm giá
ĐTTC vẫn là 1 con số "khủng", nếu muốn LN không phải là con số âm thì
LNST cả REE trong cả năm nay phải đạt trên 1000 tỷ đồng điều này la
không tưởng! (Theo kế hoạch dự kiến tổng doanh thu KH năm 2009 là 1400
tỷ và LNST là 250 tỷ)
Mặc dù trong 1 cuộc họp báo gần đây Ms Thanh có trấn an các cổ
đông rằng REE đã trongtay giá trị hợp đồng lên đến 1200 tỷ đồng từ
mảng hoạt động kinh doanh sở trường là cơ điện công trình, và doanh thu
dự kiến đạt khoảng. 700 tỷ đồngthì các cổ đông vẫn đặt ra câu hỏi là kế hoạch này có khả thi hay
không? Khi mà khủng hoảng lan rộng, sức cầu yếu khiến nhiều dự án nằm đắp chiếu, dậm chân tại chỗ vì không có đầu ra thì con số
700 tỷ đồng doanh thu từ mảng cơ điện công trình liệu có thực hiện được?
Thật ra Trong các lĩnh vực của REE thì cũng chỉ có mảng cơ điện
công trình là hy vọng mang lại doanh thu đáng kể .Các lĩnh vực khác như
BĐS (đã bắt đầu khai thác các Building E-Tower, nhưng trong bối cảnh TT
cho thuê BĐS ảm đạm ,giá thuê VP giảm 30-40% thì việc có được KQKD khả
quan và ấn tượng là điều không đơn giản) điện máy, quản lý quỹ. Bảo Tín
thì không đặt nhiều hy vọng.
-SSI: không thể nói là CK hết thời vì có suy có thịnh, tuy nhiên
thật không may đây là thời kỳ đen tối nhất của CK nên dù đại gia cỡ
SSI cũng không tránh khỏi vòng xoáy nghiệt ngã
+ Môi giới: GD èo uột mảng không đủ tráng miệng cho đại gia
+ Mảng tự doanh: lỗ, lỗ và... lỗ
+ OTC càng thê thảm hơn khi vẫn chưa thấy đâu là tia sáng cuối
đường hầm vìthị trườngOTC đang gần như hoàn toàn tê liệt và đóng băng
+ Mảng tư vấn đầu tư, tư vấn bảo lãnh phát hành nhân viên ngồi
ngáp ruồi vì ít khách, hầu hết các cty đang có ý định lên sàn, hoặc IPO
đều phải hoãn lại lùi. lại thời gian vì TT thế này thì có "vẹo" gì đâu
mà lên hay IPO?
- DPM: mặc dù giá Urê đang có xu hướng tăng (320$/tấn giá FOB). Nhưng không vì thế mà khó khăn không còn
Vấn đề của DPM là vẫn còn lượng hàng tồn kho quá lớn (trên 200.000
tấn) .Vấn đề nữa mà DPM đang phải đối đầu đó là việc cạnh tranh với
hàng TQ đang tràn ngập TTVN, không biết lượng hàng tồn này đến bao giờ
thì tiêu thụ hết?
Tháng 1/2009, DPM công bố khoản LNST là 62 tỷ .Mặc dù vậy có 2 vấn
đề với cổ đông DPM hiện vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp đó là Liệu
công suất có đạt đủ sản lượng như dự kiến để có DT và LNST trên 1000 tỷ
như kế hoạch đề ra không (Chưa kể có tiêu thụ nổi hết công suất đó
không) .Và vấn đề muôn thủa là tính minh bạch...(Nghe nói DPM bỏ ra 100
tỷ làm từ thiện, trong bối cảnh khủng hoảng thế này, 1 đồng cũng là
quý, mà DPM dám bỏ ra 100 tỷ để làm từ thiện thì đúng là chịu chơi
thiệt đáng mặt đại gia, không rõ khoản 100 tỷ này có đến tay "đồng bào
bão lụt", hay không, bao nhiêu trong số đó bị "xẻ thịt" chỉ có chúa mới
biết
Dẫu sao với DPM tình hình vẫn không quá bi đát, vẫn còn có cái mà
bấu víu mà hy vọng, ít ra thì vẫn còn nhìn thấy vài tia sáng le lói
trong khủng hoảng.
- HPG mặc dù không quá bi bét nhưng tình hình vẫn không được khả
quan nguyên nhân vẫn là những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc đại suy thoái
toàn cầu. Giá thép vẫn tiếp
tục trong xu hướng giảm, thép cuộn hiện chỉ còn hơn 10tr/tấn, thép cây
thì ở mức hơn 11tr/tấn 1 chút. Giá phôi thép hiện cũng đang giảm khá
mạnh xuống còn 385-389/tấn.
Mặc dù tháng 1 HPG
công bố khoản lãi 80 tỷ nhưng khoản lỗ 230 tỷ quí IV năm ngoái khiến
các cổ đông đặt ra câu hỏi nếu HPG tiếp tục phải trích lập dự phòng thì
liệu có mức lãi đó không hay lại khiến LN âm như cuối năm ngoái?
- FPT: Nếu xem BCTC và nhìn vào KQKD thì chẳng ai nói FPT là xấu,
thậm chí là sáng sủa. Doanh thu năm 2008 đạt 16800tỷ, LNST đạt trên 839
tỷ. Tất cả các mảng KD của FPT (bao gồm: tích hợp hệ thống, viễn thông,
xuất khẩu phần mềm,phân phối và Đào tạo) đều có KQKD lãi.
Nhưng
vấn đề của FPT không phải là KQKD hay HDKD mà vấn đề nằm ở 1 phạm trù
khác. Vấn đề này đã từng bộc lộ nhiều lần trong năm 2007 và2008, và đó
mới chính là lý do cơ bản mà 1 thời CP FPT bị nhà đầu tư tẩy chay và
bán tháo. Dự báo FPT sẽ còn xuống nữa, vì nguồn cung vẫn được bán ra
như phá mả, danh sách các VIP đăng ký bán mỗi ngày thêm 1 kéo dài...
- PVD cũng chẳng khá khẩm hơn mặc dù 1 thời được coi là anh cả của
ngành dầu khí. Với việc giá dầu TG giảm xuống chỉ còn 38$/thùng thì dự
kiến khoản doanh thu từ các hợp đồng khoan sẽ sụt giảm mạnh 30%-40%,
LNST chắc chắn sẽ tụt giảm là điều không tránh khỏi. Thêm nữa là việc
phải cõng thêm 1500 tỷ vốn từ việc sáp nhập "đứa con rơi" PVDI lại càng
khiến PVD trở nên "nặng mông" hơn. LN thì giảm, vốn thì phình to ra...,
liệu PVD có còn là CP hấp dẫn không?
- STB vẫn tiếp tục rơi tự do và liên tục thiết lập đáy mới
Mặc dù NH là 1 trong số những ngành hiếm hoi có lãi trong năm 2008.
sự thiếu minh bạch từ
vụ mua 25tr CP quĩ khiến các cổ đông mất lòng tin, từ IFC cho đến các
đại gia thi nhau bán như phá mả khiến STB không ngóc đầu lên nổi.
Năm 2009 được xem là năm khó khăn
của ngành NH khi cơ hội "đánh quả" từ trái phiếu để có khoản LN làm đẹp
BCTC như năm 2008 là gần như không còn. Các NH sẽ phải xoay xở thế nào
với các khoản nợ xấu?, đặc biệt là nợ xấu BDS, và 1 thực tế là sức cầu
từ các DN ngày càng yếu đi, vốn huy động bí đầu ra vì nhiều DN không
dám vay vì ngay chính bản thân các DN cũng đang loay hoay tìm đầu ra
cho SP của mình mặc đù DN biết LS đang rất rẻ nhưng vẫn không dám vay.
-PPC: cũng như REE bị liệt vào danh sách những CP bị kiểm soát trên HOSE.
Chỉ riêng quý IV
đã lỗ 1200 tỷ, khoản lỗ cả năm 2008 gần 470 tỷ. Câu chuyện bây giờ có
lẽ đã nằm ngoài tầm tay của PPC cũng như các cổ đông.Nếu năm 2009 này
tỷ giá giảm thì tình hình tương đối ổn, ngược lại nếu tỷ
giá tiếp tục tăng (đặc biệt là JPY) thì... thôi rồi.. coi như năm 2009
là một đêm tối mờ mịt chưa tìm thấy lối ra (mặc dù hoạt đông KD của PPC không đến nỗi nào).
-VNM
VNM: được xem là 1 trong số ít các BCs có tình hình tương đối sáng sủa, ít u tối
doanh thu năm 2008
của VNM trên 8300 tỷ, LNST đạt trên 1200 tỷ. Theo kế hoạch năm 2009 VNM
sẽ nâng mức doanh thu lên trên 9000 tỷ đồng và LNST là 1500 tỷ đồng.
Sau cơn sốc
Melamine tai tiếng của ngành sữa tràn ngập trên các mặt báo thì rồi đây
không biết VNM sẽ xoay sở thế nào để đạt được mức LN 1500 tỷ như kế
hoạch đề ra trong năm 2009? Sức cầu thì thấp, dân tình nhiều người cứ
nghe đến sữa là ngán với Melamine rồi, (mặc dù VNM luôn khẳng định là
sữa của họ sạch và không có Melamine). Thôi thì cứ hy vọng là với tài
xoay sở của đội ngũ lãnh đạo (CEO) của VNM, cộng với sự trợ giúp tư vấn
phần nào của "tóc đuôi gà" Sciven Dominic, VNM sẽ vượt qua được khó khăn và đạt được kế hoạch đề ra trong năm 2009.
Nhìn 1 cách tổng
thể, các trụ của VNI vẫn là 1 bức tranh với gam màu xám chủ đạo, mặc dù
vẫn có vài tia sáng le lói DPM, VNM, nhưng chừng đó là chưa đủ để che
lấp đi màu xám xịt bao phủ trên diện rộng, mà vẫn chưa biết rõ là ngày
nào mới có bình minh.
Hầu như tất cả các trụ đều đang có nhiều vấn đề, chân yếu, gối
mỏi, sức khoẻ có chiều hướng đi xuống. Trụ mà không vững thì VNI đi lên
bằng gì đây? Đi lên bằng nạng chăng?
5. Khi nào mua?
Broker_vn77 vẫn bảo lưu quan điểm của mình như đã từng nói với các
ACE trên diễn đàn: Khi nào trên các phương tiện thông tin đại chúng,
báo chí, internet đồng loạt đưa tin về việc Doanh nghiệp X phá
sản...Doanh nghiệp Y vỡ nợ.... Doanh nghiệp Z giải thể,...Doanh nghiệp
G bị sáp nhập hay mua lại....Khi đó niềm tin xuống đến mức thấp
nhất...và gần như không còn gì....thì đó chính là lúc mua vào cổ phiếu.
6.Mua Gì?
Trong bối cảnh toàn cầu bị suy thoái và gần như tất cả các ngành,
các DN đều bị ảnh hưởng, dù ít dù nhiều, thì thật khó để chọn ra những
CP thật đặc biệt, mọi cái chỉ là tương đối.
Mặc dù vậy, nếu biết cách lựa chọn và chịu khó đãi cát tìm vàng thì vẫn có thể tìm được những CP đáng để mua.
Vậy lựa chọn CP để mua vào theo những tiêu chí nào?
Theo quan điểm của riêng cá nhân B77, ACE có thể xem xét, và cân
nhắc khiquyết định mua vào đối với những CP đạt được nhữngtiêu
chísau:
- Cty có Core Business tốt, ưu tiên lựa chọn những cty theo đuổi
và thực hiện core business đó lâu năm (trên10 năm), vì càng những cty
có ngành nghề core business lâu năm thì sức đề kháng tốt hơn, có những
lợi thế cạnh tranh nhất định cũng như sự am hiểu và kinh nghiệm trong
lĩnh vực Core Business của họ.
- Mua CP của những cty có ngành nghề, lĩnh vực KD phục vụ các nhu
cầu thiết yếu của xã hội, các nhu cầu bức thiết của cuộc sống, không
dùng không được. Nên tránh mua CP của những cty kinh doanh những mặt
hàng xa xỉ, cao cấp như : ô tô, mỹ phẩm, đồ trang sức, căn hộ cao cấp,
khách sạn, Resort...
- Những cty có tốc độ tăng trưởng doanh thu và tốc độ tăng trưởng
lợi nhuậnở mứckhá, ấn tượng. Lưu ý, ở đây là tốc độ tăng trưởng doanh
thu và lợi nhuận so với kỳ trước, chứ không phải là ROE hay ROA. Không
nên quá sa đà vào việc dùng các chỉ số EPS và PE làm tôn chỉ vàquyết
định cho việc mua CP, chỉ nên xem EPS , PE là những chỉ số mang tính
chất tham khảo.
- Những cty có số lượng hàng tồn kho thấp, càng ít càng tốt
- Những cty có hệ số ICOR cao (ICOR = 1 đã là quá tốt), cái này
rất khó để tìm, vì những cty có ICOR = 1 thời buổi khủng hoảng là vô
cùng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tuy nhiên đây cũng là 1 chỉ số quan
trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của DN.
- Những cty có đội ngũ lãnh đạo được đánh giá là năng động, CEO có tên tuổi.
7. Mua và nắm giữ trong bao lâu?
B77 khuyến nghị các nhà đầu tư mua và nắm giữ những cổ phiếutrên
cơ sở thận trọngvới các tiêu chí như B77 đã nêu ở trên, với thời gian
nắm giữ trong khoảng 6 tháng - 1 năm (rồi sau đó tuỳ theo tình hình, sẽ
có những kế sáchchiến lượctiếp theo). Không nên lướt lát và nhảy nhót
liên tục vì làm như thế sẽ mất đi sự tĩnh táo cần thiết, tĩnh tâm trong
lúc này sau 1 năm phảiđươngđầu vớicơn bão khủng hoảng,suy thoáilà
việc nên làm.
8. Đâu là đáy của VNI?
Thật khó để đưa ra nhận định về đáy - đỉnh, mọi nhận định dự báo
cũng chỉ là tương đối, có lúc đúng, có lúc sai, không phải lúc nào nhận
định cũng đúng hoàn toàn được.
Tuy nhiên B77 vẫn mạnh dạn đưa ra 1 mốc cụ thể, cho dù sau này
đúng hay sai, cũng mong mọi người đừng chê cười vì dự đoán hay nhận
định cũng chỉ là dự đoán.
Theo nhận định và dự cảm của B77, thì mức đáy cuối cùng của VNI có
thể là 170 chăng? Nếu vậy thì con số điểm giảm so với "đỉnh cao chói
lọi" 1170 đầu năm 2007 sẽ tròn trịa 1000pts. Một con số mà cách đây
đúng 2 năm, dù là người lạc quan hay bi quan nhất cũng không thể tưởng
tượng ra nổi và không thể tin nổi.... Giảm 1000pts so với đỉnh, tương
đương giảm 85%, đó chắc chắn sẽ là mức giảm kỷ lục so với TTCK trên
toàn cầu. Trong lúc HN và cả nước đang háo hức và chuẩn bị cho đại lễ
"1000" năm Thăng Long, thì ở phía bên kia, các con số vẫn đang nhảy
múa, countdown...
1000 năm... Thăng Long, Đông Đô văn hiến con hồng, cháu lạc, của đất Việt vĩ đại, và
1000pts... quý giá đã hy sinh, đã ra đi..., có sự trùng hợp ngẫu
nhiên nào ở đây không? Nếu đúng như vậy thì phải chăng đây là "ý trời"?
Dựa trên những nhận định và phân tích trên, cá nhân B77 cho rằng:
trong năm 2009 khả năng xuất hiện những con sóng như thời điểm tháng
8-9 năm 2008 là rất ít, xác xuất để có những con sóng lớnnhư vậy cho
các nhà đầu tư lướt là rất hiếm hoi. Do vậy thay vì lướt lát, nhảy nhót
liên tục, các nhà đâu tư nhỏ lẻ nên lựa chọn 1 vài mã CP thật tốt, kiên
nhẫn ôm và chờ thời
Từ nay đến lúc chạm đáy, TT sẽ có xu hướng đi ngang và giảm điểm
nhẹ từ từ, kết hợp với những cú bounce để tạo ra những con sóng nho
nhỏ.
Sóng...chắc chắn vẫn sẽ có, nhưng chỉ là sóng ở đáy sông...
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 2 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 2 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Nhận định thị trường chứng khoán và chiến thuật đầu tư trong thời gian tới
By hiep broker in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 1Bài viết cuối: 19-09-2010, 10:02 AM -
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 19/8
By danghightech in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 19-08-2009, 07:20 AM -
Những sai sót trong bản tin thị trường chứng khoán
By Nhadautu2003 in forum Giải pháp phát triển TTCKTrả lời: 0Bài viết cuối: 15-11-2007, 04:10 PM
Bookmarks