Chủ đề: Tình hình hiện nay? Đến 31/05/11
-
31-05-2011 11:12 AM #23481
Xin trợ giúp
Kính gởi các bác trên diễn đàn
Theo qui định tại khoản 2, Điều 37 của Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, qui định: “giá bán ưu đãi là giá bán cổ phần cho người lao động trong doanh nghiệp bằng 60% giá đấu thành công bình quân".
Giả định: giá đấu thành công bình quân xác định là 11.000 đ/cp
--> Người lao động trong DN được mua cổ phần ưu đãi với mức giá 60% *11.000đ = 6.600đ/cp. Hay là phải mua cổ phần ưu đãi với giá là 10.000đ (bằng mệnh giá).
Trân trọng cảm ơn
_________
[email protected]
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
Tomty (31-05-2011)
-
31-05-2011 11:14 AM #23482
-
31-05-2011 11:15 AM #23483
Gold Member- Ngày tham gia
- Jul 2008
- Bài viết
- 1,603
- Được cám ơn 60 lần trong 54 bài gởi
-
31-05-2011 11:16 AM #23484
Gold Member- Ngày tham gia
- Feb 2010
- Bài viết
- 1,900
- Được cám ơn 513 lần trong 359 bài gởi
-
31-05-2011 11:18 AM #23485
-
31-05-2011 11:19 AM #23486
-
31-05-2011 11:22 AM #23487
-
31-05-2011 11:24 AM #23488
VND chắc phải về 6k thì mới dừng!
Ui nhiều cp bây giờ chỉ bằng cốc trà đá! mà uống trà đá xong trả bằng CP nó lại còn chửi cho vào mặt là ng..u! Tiền trong túi mình lại để thằng khác tiêu hộ. Cám cảnh !Hàng Nóng: SCR - PVG
-
31-05-2011 11:35 AM #23489
Báo chí với điều hành như con kẹt,
Dự thảo: Sẽ cấm CTCK cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán
Đây là một trong những nội dung quan trọng trong dự thảo thông tư về quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán vừa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đưa ra lấy ý kiến.
Theo dự thảo, CTCK không được thỏa thuận hoặc đưa ra lãi suất cụ thể hoặc chia sẻ lợi nhuận/thua lỗ với khách hàng để lôi kéo khách hàng tham gia giao dịch...
“CTCK không được cho khách hàng vay tiền để mua chứng khoán, trừ trường hợp Bộ Tài chính có quy định khác”
Đây là một trong những nội dung quan trọng trong dự thảo thông tư về quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán vừa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đưa ra lấy ý kiến.
Ngoài ra, theo dự thảo, công ty chứng khoán không được thỏa thuận hoặc đưa ra lãi suất cụ thể hoặc chia sẻ lợi nhuận/thua lỗ với khách hàng để lôi kéo khách hàng tham gia giao dịch; không được chiếm dụng chứng khoán, tiền thuộc sở hữu của khách hàng...
Công ty chứng khoán cũng không được cung cấp tài chính hoặc bảo lãnh cho các cổ đông một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; không được cho vay dưới bất kỳ hình thức nào đối với các cổ đông lớn, thành viên ban kiểm soát...
Công ty chứng khoán phải quản lý tách biệt chứng khoán của từng nhà đầu tư, tách biệt tiền và chứng khoán của nhà đầu tư với tiền và chứng khoán của công ty chứng khoán; không được lạm dụng tiền thanh toán giao dịch của khách hàng, các tài sản do khách hàng ủy thác.
Theo Hoài Giang
Tuổi trẻ
-
31-05-2011 11:37 AM #23490
Junior Member- Ngày tham gia
- May 2011
- Bài viết
- 104
- Được cám ơn 25 lần trong 19 bài gởi
Kiên nhẫn chờ đợi.BVS, VND trên đường về dưới mệnh giá !
Admin ơi, sao không làm cho chủ đề đọc từ trang trước ra trang sau cho dễ theo dõi ?
(nhớ được mình đã post cái gì ở trang nào, sau này tiện lôi ra lại)
-
31-05-2011 11:53 AM #23491
Hôm nay vào hàng PGS giá 13,9 đúng như kế hoạch................
TT này thì cứ đỏ là vào lai rai................CHÚC MỪNG NĂM MỚI-----------VẠN SỰ NHƯ Ý ----------VN INDEX THẲNG TIẾN 666 ĐIỂM
-
31-05-2011 11:56 AM #23492
-
31-05-2011 11:59 AM #23493
Thời 'mất mùa' của công ty chứng khoán
-ĐỪNG ĐÙA .... MẤY ANH NHÉ .... CHỈ VÀI ... ACTION NHO NHỎ THÔI NHÉ ... CÁC EM ... ĐÓNG CỮA RÁO .... ÒI ...
Thời 'mất mùa' của công ty chứng khoán
Doanh thu môi giới giảm, tự doanh thua lỗ trong khi phải đối mặt với áp lực giải chấp tài khoản của khách hàng… các công ty chứng khoán vẫn phải cố gắng cầm cự để chờ ngày thị trường chứng khoán hồi phục.
-
31-05-2011 12:01 PM #23494
Khoảng trống trách nhiệm
Khoảng trống trách nhiệm
Vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn, tham nhũng... đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính II (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã được khởi tố điều tra hơn một tháng.
Nguyên giám đốc Cty và một loạt đối tượng liên quan đã bị khởi tố, bắt tạm giam. Nhiều mảng tối liên quan đến các thương vụ làm ăn kiểu tự tung, tự tác bất chấp pháp luật, gây tổn thất đặc biệt nghiêm trọng đến tiền, tài sản nhà nước đang được lật giở và làm rõ. Tuy nhiên, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước... vẫn là một câu hỏi đầy khoảng trống.
Từ buông lỏng... đến tổn thất nghìn tỉ
Kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước cho thấy chỉ tính năm 2009, Cty cho thuê tài chính II (ALC II) thua lỗ 3.000 tỉ đồng, lỗ tiềm ẩn tăng thêm 1.266 tỉ đồng. Những phát hiện của kiểm toán dù chưa đi đến tận cùng sự thật ẩn giấu sau những mảng tối đầy ngoắt ngoéo của các quan hệ huy động vốn, thuê và cho thuê tài sản..., nhưng cũng đủ làm những cơ quan quản lý nhà nước phải giật mình. Có quá nhiều sai phạm nghiêm trọng, từ việc báo cáo sai về tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu với cơ quan quản lý nhà nước đến những vi phạm trong hoạt động huy động vốn; hoạt động cho thuê tài chính.
Trong đó, có nhiều khoản rất khó tin như: Trả lãi cho khách hàng không đúng thoả thuận trong hợp đồng, gây thiệt hại cho Cty 1.120 tỉ đồng. HĐQT Cty ban hành văn bản hướng dẫn trái quy định của Nhà nước; nhiều khách hàng thuê có tình hình tài chính hết sức bết bát, không trả được nợ gốc và lãi..., nhưng Cty vẫn tiếp tục mua và cho thuê thêm tài sản với giá trị đặc biệt lớn. Đầu tư tài sản cho thuê không có dự toán, thiết kế đầu tư vào tài sản thuê nhưng không có cơ sở xác định giá tài sản; mua tài sản không thuộc sở hữu của bên bán...
Theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước thì ngoài việc cố ý làm trái, vi phạm pháp luật của tổng GĐ Vũ Quốc Hảo, HĐQT Cty cũng được xác định là đã buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm, làm trái các quy định của Nhà nước. HĐQT Agribank cũng được xác định là buông lỏng quản lý, kiểm tra và giám sát. Chính Chủ tịch HĐQT Agribank Đỗ Tất Ngọc kiêm Chủ tịch Cty ALC II đã làm trái các quy định của Ngân hàng Nhà nước và chính ông Ngọc đã ký hai văn bản cho Cty được vay vượt hạn mức quy định 1.325 tỉ đồng...
Các sai phạm nghiêm trọng tại ALC II diễn ra trong suốt một thời gian dài nhưng không hiểu tại sao Ngân hàng Nhà nước - cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động cho thuê tài chính - không phát hiện kịp thời để xử lý những tồn tại ở đơn vị này.
Khoảng trống trách nhiệm
Ngay sau khi cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam một loạt cán bộ ALC II và các đối tượng liên quan, phát biểu với báo chí, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu khẳng định: Ngân hàng Nhà nước đã phát hiện sai phạm tại đơn vị này từ năm 2010. Thanh tra giám sát NHNN đã có kết luận thanh tra hoạt động tại ALCII, trong đó có nêu rõ những sai phạm tại Cty này về vấn đề huy động, cho vay và cho thuê tài chính từ 2007-2009. Trước khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án khoảng 10 ngày, Thanh tra ngân hàng đã gửi kết luận thanh tra cho cơ quan điều tra để xử lý theo pháp luật...
Dù vậy, theo đánh giá chung thì sự vào cuộc của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước là quá muộn. Thời điểm Ngân hàng Nhà nước tiến hành thanh tra thì các sai phạm tại ALC II đã lên đến đỉnh điểm. Các cơ quan đã có nhiều cảnh báo. Trong đó, Kiểm toán Nhà nước đã hoàn thành việc kiểm toán, làm rõ các sai phạm; chính cơ quan điều tra vào thời điểm đó cũng đã cơ bản làm rõ các dấu hiệu vi phạm để khởi tố. Theo nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm thì rủi ro lớn nhất đối với dịch vụ cho thuê tài chính là việc giám sát, thanh tra, kiểm tra lỏng lẻo.
Theo khuyến nghị của các chuyên gia thì Ngân hàng Nhà nước cần xem xét lại quy trình kiểm tra, giám sát, xử lý sai phạm khi phát hiện. Theo Luật Tổ chức tín dụng và Nghị định 52/2003/NĐ-CP thì Ngân hàng Nhà nước có chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng có quản lý hoạt động của các tổ chức tín dụng và Cty cho thuê tài chính - một tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan ban hành các quy định về tổ chức và hoạt động của Cty cho thuê tài chính, là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động cho thuê tài chính, giám sát và thanh tra hoạt động của các Cty cho thuê tài chính, chuẩn y điều lệ, chuẩn y các chức danh lãnh đạo của Cty cho thuê tài chính. Ngân hàng Nhà nước quy định các hoạt động nghiệp vụ; ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 81 Luật các Tổ chức tín dụng của Cty cho thuê tài chính phải duy trì...
Các quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát đối với các Cty cho thuê tài chính của Ngân hàng Nhà nước rõ như vậy; các sai phạm ở ALC II nghiêm trọng và kéo dài như vậy..., nhưng điều đáng nói là trong kết luận thanh tra ALC II của cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước không có một dòng nào xác định trách nhiệm này. Dù vô tình hay hữu ý thì sự né tránh này đã biến các quy định quản lý, thanh tra, giám sát... thành một khoảng trống trách nhiệm.
Trước đó, trong kết luận kiểm toán, chính Kiểm toán Nhà nước đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét trách nhiệm quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước để xảy ra các sai phạm nghiêm trọng, làm thất thoát tài sản nhà nước tại Công ty cho thuê tài chính II.
Lam Sơn
-
31-05-2011 12:07 PM #23495
Junior Member- Ngày tham gia
- May 2011
- Bài viết
- 104
- Được cám ơn 25 lần trong 19 bài gởi
Kiên nhẫn chờ đợi.BVS, VND trên đường về dưới mệnh giá !
Admin ơi, sao không làm cho chủ đề đọc từ trang trước ra trang sau cho dễ theo dõi ?
(nhớ được mình đã post cái gì ở trang nào, sau này tiện lôi ra lại)
-
31-05-2011 12:16 PM #23496
Member- Ngày tham gia
- Mar 2011
- Bài viết
- 427
- Được cám ơn 100 lần trong 86 bài gởi
-
31-05-2011 12:16 PM #23497
-
31-05-2011 12:20 PM #23498
Titan Member- Ngày tham gia
- Feb 2010
- Bài viết
- 1,471
- Được cám ơn 307 lần trong 243 bài gởi
Thứ 3, 31/05/2011, 07:40 Sẽ ra sao nếu NASDAQ mua lại HOSE, HNX?
( VNI phi mã 1000, HNX tăng tốc 400 nếu NASDAQ mua lại HOSE, HNX...khà khà)
Theo khuynh hướng quản trị của công ty tư nhân, các vị giám đốc của NYSE , Nasdaq, LSE... luôn luôn tìm cách mua lại các công ty điều hành những thị trường nhỏ hơn.
Dù rằng HOSE và HNX còn rất nhỏ trong dịch vụ giao dịch hiện tại, nhưng với tiềm năng của một thị trường có 84 triệu dân số và vị trí chiến lược ở Đông Nam Á, HOSE và HNX hội đủ yếu tố phát triển nhanh chóng để NYSE, NASDAQ hay các công ty điều hành quốc tế lớn chú ý.
Cách đây gần 5 năm, trên một chuyến bay từ Singapore đi Hongkong, tôi tình cờ ngồi cạnh vị chủ tịch và CEO của một công ty chứng khoán cỡ vừa của Singapore. Sau khi biết về lý lịch của tôi (làm luận án tiến sĩ về thị trường chứng khoán Trung Quốc và quản lý quỹ Viasa), ông ta khoe là sắp gặp vị giám đốc sở chứng khoán VN trong 2 tuần tới. Ông ta nhờ tôi làm hộ một bài nhận xét về TTCK VN và những đề nghị tôi nghĩ là hữu dụng nhất để công ty ông sử dụng và cũng để tặng lại cho vị giám đốc kia.
Tôi đồng ý vì muốn tìm hiểu thêm về TTCK của quê hương mình và dù sao, ông ta cũng chịu trả một khoản tiền hậu hĩnh. Bài viết 5 trang bằng tiếng Anh, ông ta nói đã trân trọng trao cho vị giám đốc; nhưng sau 3 tháng, ông ta không nghe gì thêm. Sau này, khi quen lối làm ăn tại VN, tôi mới biết sự im lặng không phản hồi là việc bình thường, rất phổ biến. Không nơi nào áp dụng triệt để câu "im lặng là vàng" như ở VN.
Tình cờ, tôi đọc lại bài viết này khi lục lọi các hồ sơ trên một máy tính cũ. Tôi chia sẽ vài ý tưởng chính ở đây vì thấy nó vẫn khá phù hợp với giai đoạn này của thị trường, dẫu bài viết đã ghi ra hơn 4 năm về trước. Dĩ nhiên, qua 4 năm, bài viết có thể sai lầm về vài chi tiết nhỏ trong dự đoán, những tựu trung, giải pháp đưa ra vẫn là những gì tôi cho là đúng trong bối cảnh hiện nay.
Hiện trạng thị trường
Bài viết bắt đầu những mô tả về TTCK lúc bấy giờ (ngày 6 tháng 10 năm 2006, VN Index chốt điểm là 536, lượng giao dịch khoảng 13 triệu cổ phiếu và có 186 công ty niêm yết trên 2 sàn, tổng cộng gi trị của thị trường là 13 tỷ USD).
Dựa trên kinh nghiệm ở Trung Quốc, tôi tiên đoán là một thị trường còn phôi thai như vậy sẽ lôi kéo nhiều nhà đầu cơ với các thủ thuật làm giá. Theo tính bầy đàn cố hữu của mọi thị trường, các nhà đầu tư VN sẽ ào ạt đổ tiền vào kênh này và VN Index có thể lên cao gấp đôi trong 2 năm tới. (Tôi hơi sai ở điểm này, vì chỉ trong vòng 5 tháng, vào 16 tháng 3 năm 2007, VN Index vọt lên 1,109 với 45 triệu cổ phiếu giao dịch).
Tôi cũng dựa vào kinh nghiệm bên Trung Quốc mà tiên đoán rằng sau khi kiếm được khối tiền từ các nhà đầu tư cá nhân, các quỹ đầu tư lớn và các công ty CK cũng như các nhóm đầu cơ sẽ chốt lời, và thị trường sẽ tụt lại về khoảng 500 sau 1 năm (một lần nữa, tôi hơi sai vì VN Index không rớt về 500 mà xuống đến 245 vào 27 tháng 2 năm 2009, sau 16 tháng).
Vì những hoạt động này thường xảy ra ởTTCK phôi thai và lượng giao dịch kém sẽ khiến cho việc làm giá khá dễ dàng, nên tôi cảnh báo các vị quản lý TTCK nên xét lại những yếu tố căn bản trong việc vận hành một thị trường CK và phải thực thi những biện pháp hành chánh và pháp lý rõ ràng để tránh hay làm nhẹ đi những hố sâu trên đường phát triển. Tôi lập lại những thành tố để tạo dựng một TTCK bền vững và một giải pháp, dù hơi "táo bạo" nhưng cần cho một thực tế mới về kinh tế toàn cầu.
Yếu tố căn bản
Vấn đề lớn nhất trong quyết định mua bán của các quỹ đầu tư thế giới là yếu tố "tin cậy" (trust). Sự tin cậy thường dựa trên quản trị công ty (corporate governance), minh bạch thông tin và tài chính (transparency), giá trị thực sự của báo cáo công ty và kiểm toán quốc tế, chất lượng của nhóm quản lý, sự tôn trọng quyền lợi các cổ đông thiểu số, sự nghiêm minh công bằng trong việc áp dụng luật của cơ quan giám sát, các điều kiện vĩ mô rõ ràng về hối đoái và thuế vụ, cũng như một cam kết về "chơi cho phải" (fair play); không bị bóp méo bởi điều lệ thay đổi bất cập, hay bị thao túng bởi các nhóm có tay trong. Không có tin cậy là không thể có một thị trường bền vững và phát triển.
Dĩ nhiên, còn các yếu tố khác gồm tính thanh khoản (liquidity), tầm cỡ của công ty, hệ số tài chính, chi phí mua bán, và vài yếu tố cá nhân khác như bầy đàn (herding), lướt sóng, đầu cơ.. khi nhà đầu tư mua bán cổ phiếu.
Nói chung, hiện nay, rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài đã không tham dự vì thị trường chứng khoán việt nam thiếu yếu tố tin cậy này.
Thêm vào đó, viễn cảnh trong 5 năm tới của thị trường VN không gì là sáng sủa. Khi các nhà đầu cơ và các quỹ lớn đẩy giá cả các cổ phiếu lên quá cao, rồi chốt lời, thị trừơng sẽ tụt hâu về lại điểm khởi hành trong 3 năm tới. Điều này sẽ làm mất cái niềm tin quý báu mà các nhà đầu tư cá nhân đã đổ vào thị trường bằng đồng tiền xương máu của họ.
Tôi cũng tiên đoán là TTCK cũng như các điều kiện vĩ mô của kinh tế thế giới sẽ gặp vấn đề vào 2007 và ảnh hưởng dây chuyền sẽ làm xáo trộn hoạt động và kết quả tài chánh của phần lớn các công ty niêm yết (một lần nữa, tôi hơi sai vì chuyện này xảy ra vào 2 năm sau, 2009). Các nhà đầu tư trong nước sẽ không còn tài lực để tiếp tục cuộc chơi. Nếu không có các quỹ đầu tư nước ngoài tham gia, thị trường chứng khoán VN coi như ngưng nghỉ.
Giải pháp đột phá
Trước hết, hãy phân tích lợi ích quốc gia trong vai trò của thị trường chứng khoán. Mục tiêu chính của thị trường chứng khoán là gây vốn cho doanh nghiệp, dù công hay tư. Nó không có một giá trị chiến lược nào khác, từ quốc phòng đến kinh tế. Phần lớn các thị trường chứng khoán Âu - Mỹ đều do công ty tư nhân đảm trách điều hành. Chính phủ chỉ giám sát để bảo đảm cuộc chơi không bị thao túng gian lận.
Theo khuynh hướng quản trị của công ty tư nhân, các vị giám đốc của NYSE (New York Stock Exchange), Nasdaq, LSE (london), v.v... luôn luôn tìm cách phát triển và mua lại các công ty điều hành những thị trường nhỏ hơn. Gần đây, NYSE đã mua liên tiếp sàn Archipalego, rồi đến Euronext và Amex.Trong khi đó, sau khi mua lại BSE, NASDAQ lại mua thêm OMX, PHLX. Tất cả các công ty điều hành thị trường chứng khoán tại Âu Mỹ đã xài hơn 53 tỷ USD trong 2 năm qua trong việc sát nhập và tiếp thu. Lý do là các công ty điều hành thị trường vẫn có lợi nhuận rất khả quan trong bối cảnh khủng hoảng vì họ kiếm lời qua phí giao dịch, không nhận rủi ro gì về tài chính.
Dù rằng HOSE và HNX còn rất nhỏ trong dịch vụ giao dịch hiện tại, nhưng với tiềm năng của một thị trường có 84 triệu dân số và vị trí chiến lược ở Đông Nam Á, HOSE và HNX hội đủ yếu tố phát triển nhanh chóng để NYSE, NASDAQ hay các công ty điều hành quốc tế lớn chú ý. Do đó, tôi nghĩ nếu có cơ hội để mua và điều hành HOSE và HNX, những công ty như NYSE và NASDAQ sẵn sàng mua đa số cổ phần với giá phải chăng. Giải pháp kích cầu hữu hiệu nhất cho chứng khoán VN là tìm cách để một công ty điều hành lớn và danh tiếng như NYSE hay NASDAQ đầu tư và mua lại HOSE và HNX. Dĩ nhiên, Chính phủ phải điều chỉnh vài dự luật về đầu tư chứng khoán để phù hợp với tình thế mới.
Những tác động có thể nhìn thấy
Những điều gì có thể xẩy đến nếu chúng ta thuyết phục được NYSE hay NASDAQ mua lại hai thị trường HOSE và HNX?
1. Tác động lớn lao nhất là thiết lập lại "sự tin cậy" cho mọi nhà đầu tư trong và ngoài nước. với niềm tin vào một sân chơi bằng phẳng, và uy tín thương hiệu lâu đời của NYSE hay NASDAQ, thị trường chứng khoán VN sẽ thu hút sự chú ý không những của cộng đồng đầu tư mà còn của mọi giới truyền thông khắp thế giới. Sự chú ý này cũng ảnh hưởng không ít đến uy tín chung của quốc gia VN trên toàn cầu. Khi đó, chúng ta có thể hãnh diện tuyên bố là thị trường chứng khoán VN có một chất lượng quản lý và điều hành cao hơn thị trường Hongkong hay Singapore.
2. Với thương hiệu, hệ thống phân phối, khách hàng truyền thống, kỹ năng công nghệ cao, lối quản trị tân kỳ, NYSE hay NASDAQ sẽ đem lại cho HOSE và HNX một yếu tố vô cùng cần thiết: tính thanh khoản. Việc thu hút các khách hàng quốc tế mới sẽ là một liều thuốc hồi sinh cho chứng khoán VN. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần một dung lượng giao dịch gấp 10 lần hiện tại để sống còn.
3. Ngoài dung lượng giao dịch, thương hiệu NYSE hay NASDAQ sẽ làm tăng ít nhất là 15% đến 30% thị giá các công ty. Mọi doanh nhân đều thấu hiểu giá trị của thương hiệu: hai chiếc đồng hồ có cùng một chất lượng và vẻ đẹp tương đương, nhưng chiếc đồng hồ mang tên Rolex sẽ có giá bán gấp 20 lần chiếc Seiko.
4. Dưới sự điều hành của NYSE hay NASDAQ, và sự tham gia trực tiếp của các nhà đầu tư Âu Mỹ, các công ty niêm yết cần phải chấp hành nghiêm túc các luật lệ và điều kiện của cơ quan giám sát mỹ, SEC (securities and exchange commission). Quan trọng nhất là quản trị công ty và minh bạch thông tin. Các kiểm toán quốc tế phải hội đủ điều kiện để sec chấp thuận và phương thức kiểm toán phải phù hợp với GAAP (general accepted accounting practices). Dù phải gia tăng chi phí, nhưng các công ty niêm yết sẽ học được bài học đáng giá về nâng cao chất lượng quản trị công ty. Những thay đổi này sẽ giúp các công ty và ban quản trị cạnh tranh hữu hiệu sau này với các đối thủ hàng đầu của thế giới. nó không khác bao nhiêu với hệ thống tiêu chuẩn iso đã được mọi nhà sản xuất chấp nhận.
5. Dĩ nhiên trong mọi tình huống, đều có những điểm tiêu cực đi kèm với lợi ích. hậu quả tệ nhứt là có thể hơn 50% các công ty đang niêm yết hiện nay sẽ không đủ điều kiện để tiếp tục niêm yết trên sàn mới. những lý do thải lọc bao gồm việc công ty không đủ tầm cỡ, hay kế toán không đủ minh bạch, hoặc gian dối trong thông tin, hay bị mâu thuẫn lợi ích về quản trị và các vi phạm luật lệ chứng khoán khác theo điều luật mới. Cổ đông hiện tại của các công ty này sẽ phải nhận chịu lỗ lả khi giá cổ phiếu rơi rớt. đây là giá phải trả để có một thị trường phong cách quốc tế.
6. Sở chứng khoán của Chính phủ vẫn tiếp tục giám sát theo luật lệ đặc thù của VN; nhưng ai cũng hiểu rằng, trên thực tế, vai trò giám sát của SEC (Mỹ) sẽ rất quan trọng. Lý do là luật lệ Mỹ khắt khe hơn và SEC có nhiều tài lực để thi hành luật pháp nghiêm chỉnh hơn. Thêm vào đó, luật giới hạn sở hữu cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài là 49% sẽ phải thay đổi và Chính phủ sẽ mất đi quyền hạn can thiệp vào thị trường để điều chỉnh các hệ số vĩ mô khác của nền kinh tế quốc gia.
Mục tiêu thực sự của TTCK
Như đã trình bày, mục tiêu chính của thị trường chứng khoán là để tìm vốn cho doanh nghiệp công hay tư; mọi ý đồ can thiệp hay kiềm chế khác đều phá hoại tính chất sòng phẳng của sân chơi và làm mất niềm tin của mọi nhà đầu tư chân chính.
Tóm lại một giải pháp thật đơn giản nhưng rất hữu hiệu, có thể gia tăng dung lượng giao dịch và giá cổ phiếu, nâng tầm chất lượng quản lý công ty, tạo thương hiệu cho thị trường, không tốn kém Chính phủ một đồng bạc nào, phải là một giải pháp hợp lý hợp tình trong tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay. Nhưng trên hết, nó trả lại niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào chứng khoán VN.
Theo T.S Alan Phan
Nguồn VEF
-
31-05-2011 12:30 PM #23499
Member- Ngày tham gia
- Mar 2011
- Bài viết
- 427
- Được cám ơn 100 lần trong 86 bài gởi
-
31-05-2011 12:32 PM #23500Em lại sắp được đoàn tụ với gia đình Gấu Đỏ của em roài các bác ơi
Xì tốc fò sít ếch!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Ngoại hiệu 69
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Tình hình hiện nay? (Đến 31/12/2010)
By admin in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 18858Bài viết cuối: 01-01-2011, 12:05 AM -
Tinh Hinh Hien Nay
By tientrivietnam in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 2Bài viết cuối: 04-11-2010, 09:39 PM -
Tình hình hiện nay? (Đến 09/2010)
By admin in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 81120Bài viết cuối: 07-10-2010, 11:42 PM -
Tình hình hiện nay? 2009
By admin in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 54385Bài viết cuối: 01-01-2010, 10:17 AM -
Tình hình hiện nay? đến 21/08/2009
By lesino in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 15211Bài viết cuối: 21-08-2009, 09:17 AM
Bookmarks