Chủ đề: Tình hình hiện nay? Đến 31/05/11
-
18-05-2011 12:58 PM #21101
Junior Member- Ngày tham gia
- Jan 2010
- Bài viết
- 162
- Được cám ơn 20 lần trong 17 bài gởi
Nhập siêu tháng 4 lên mức cao nhất trong 16 tháng
Thứ tư, 18/5/2011, 01:27 GMT+7
Theo Tổng cục Hải quan, nhập siêu tháng 4 đạt khoảng 1,493 tỷ USD, mức nhập siêu theo tháng cao nhất trong vòng 16 tháng gần đây.
Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, kim ngạch xuất khẩu tháng 4/2011 đã giảm nhẹ so với tháng trước, đạt gần 7,44 tỷ USD. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu lại tăng gần 1% và đạt xấp xỉ 9 tỷ USD.
Như vậy, nhập siêu tháng 4 đạt khoảng 1,493 tỷ USD. Đây cũng là mức nhập siêu theo tháng cao nhất trong vòng 16 tháng gần đây, cũng đánh dấu tháng thứ 25 liên tiếp nhập siêu của Việt Nam.
Tính đến cuối tháng 4/2011, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đã đạt gần 27,25 tỷ USD, tăng 37,2% so với cùng kỳ năm trước và bằng 34,3% kế hoạch. Bình quân mỗi tháng, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 6,8 tỷ USD.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu 4 tháng năm 2011 đã đạt trên 32,13 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ và bằng 34,4% kế hoạch năm. Bình quân mỗi tháng, kim ngạch nhập khẩu đạt trên 8,3 tỷ USD.
Như vậy, nhập siêu tính đến hết tháng 4/2011 đã là gần 4,9 tỷ USD, tăng khoảng 6,5% so với cùng kỳ năm trước.(Nguồn: NDHMoney)
-
18-05-2011 01:14 PM #21102bi04virgo
Guest
-
18-05-2011 01:17 PM #21103
Nhập nhằng tài khoản, công ty chứng khoán bị phạt nặng
Nhập nhằng tài khoản, công ty chứng khoán bị phạt nặng
Ủy ban Chứng khoán xử phạt 120 triệu đồng đối với Công ty chứng khoán Tràng An vì trực tiếp nhận và cho phép khách hàng rút tiền gửi giao dịch chứng khoán tại quỹ công ty.
> Công ty chứng khoán ngại T+2
Theo Ủy ban chứng khoán, trong thời gian qua, Công ty chứng khoán Tràng An (TAS) đã thực hiện một số nghiệp vụ không đúng quy định. Cụ thể, đơn vị môi giới này đã không tách tài sản của mình và nhà đầu tư, trực tiếp nhận và cho khách hàng rút tiền gửi giao dịch chứng khoán tại quỹ công ty.Nhiều công ty chứng khoán vẫn chưa muốn tách bạch tài khoản của nhà đầu tư. Ảnh minh họa: Hoàng Hà Đồng thời, TAS cũng không thực hiện công bố thuyết minh giao dịch với bên có liên quan theo chuẩn mực kế toán hiện hành, không bố trí đủ người có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán cho các nghiệp vụ được cấp phép.
Với những vi phạm này, Ủy ban Chứng khoán đã đưa ra mức phạt 120 triệu đồng đối với Chứng khoán Tràng An (mức phạt cao nhất cho các vi phạm nói trên theo quy định hiện hành là 150 triệu đồng).
Câu chuyện tách bạch tài khoản nhà đầu tư với công ty chứng khoán hiện là vấn đề hóc búa với thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong năm 2010, Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) cho biết đã hoàn thiện và đưa vào vận hành hệ thống phần mềm cho phép đồng bộ dữ liệu về sở hữu chứng khoán của nhà đầu tư tại VSD với các công ty chứng khoán.
Tuy nhiên, việc kiểm soát đến tài khoản nhà đầu tư của Trung tâm Lưu ký vẫn gặp nhiều khó khăn bởi còn phụ thuộc rất lớn vào sự hợp tác của các công ty chứng khoán. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự chậm trễ trong việc triển khai các sản phẩm mới như giao dịch ký quỹ, bán chứng khoán trong ngày T+2… tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nhật Minh
Việt Báo (Theo_VnExpress.net)
-
18-05-2011 01:21 PM #21104
-
18-05-2011 01:25 PM #21105
Platinum Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 3,741
- Được cám ơn 551 lần trong 424 bài gởi
-
18-05-2011 01:25 PM #21106bi04virgo
Guestnhat_thanh2010 viết lúc 12:15 - 18/05/2011
Hiện nay theo TA của HNX đã đạt được những điểm quá tuyệt vời cho 1 cơn sóng tăng lớn và mạnh trong 4 con sóng của 1 năm.
Cụ thể : RSI <21 đang ở vùng quá bán, ADX và ADX (+) mở rộng lớn nhất, Stock cũng đang báo ở tình trạng đáy, MACD thì càng rõ nét đây là vùng gom hàng của BBs....Ở vùng này các đội shortsell sẽ ko dám lộng hành mà sẽ cover từ từ.
Nếu như trong 2 phiên tới HNX ko thủng 78 điều này sẽ cho thấy 78 sẽ trở thành đáy thứ 2 của lịch sử HNX và kể từ sau này trở đi 78 sẽ là con số huyền thoại của HNX.
Đây sẽ là dịp để nhiều người có thể mạo hiểm và chứng kiến lịch sử lặp lại.
Như vậy HNX đang chờ 1 mồi lửa từ các bluechip. Nếu con sóng này được kích thì nó sẽ bùng cháy mạnh hơn bao giờ hết trong 6 tháng trở lại đây !
Chúc anh chị em may mắn !
-
18-05-2011 01:28 PM #21107
Titan Member- Ngày tham gia
- Jun 2010
- Bài viết
- 1,285
- Được cám ơn 106 lần trong 85 bài gởi
'Không phải vô cớ mà ngân hàng đẩy lãi suất lên 17-18%'
Nhận định chính sách tiền tệ hiện quá thắt chặt khiến doanh nghiệp rất khó khăn, song Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Lê Xuân Nghĩa cho rằng trần lãi suất huy động 14% hiện nay không khả thi.
Trao đổi với VnExpress.net bên lề Hội thảo công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2011 tại Hà Nội hôm qua, ông Nghĩa khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước một mặt phải kiên định với mục tiêu chống lạm phát, nhưng cũng cần linh hoạt hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng khó khăn và tránh điều hành giật cục theo kiểu bóp nghẹt quá mức rồi bất ngờ thả ra quá nhanh.
Ông Lê Xuân Nghĩa từng là Vụ trưởng Vụ Chiến lược Ngân hàng Nhà nước, trước khi được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia. Ảnh: Nhật Minh - Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia vừa đề xuất bỏ trần lãi suất huy động tiền gửi VND thay vì duy trì mức 14% như hiện nay. Xin ông cho biết lý do?
- Trần lãi suất 14% một năm hiện nay quá thấp so với lạm phát kỳ vọng. Chỉ số giá tiêu dùng tính đến cuối tháng 4 đã tăng 17,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Để lãi suất thực dương, ngân hàng phải trả cho người gửi tiền 17-18% một năm mới đúng chứ. Trên thực tế, từ lâu các ngân hàng đã vay mượn của nhau trên mức trần, có lúc tới 22-23% một năm. Vậy có lý gì lại cấm họ đi vay từ dân cư trên 14% một năm.
Mức trần hiện nay căn cứ vào đâu? Nếu không có cơ sở, đương nhiên người ta sẽ phá trần. Nguy hại của phá trần ở chỗ người ta coi không chấp hành chính sách là chuyện hết sức bình thường. Điều này không chỉ dẫn tới sự suy giảm niềm tin vào chính sách, mà còn khiến hệ thống ngân hàng méo mó, không minh bạch. Trong sổ tiết kiệm vẫn ghi lãi suất 14%, nhưng thực tế trả 17-18% thì hạch toán kiểu gì đây. Và họ phải đẻ ra hệ thống báo cáo mới để chứa đựng sự méo mó này. Chưa bao giờ đạo đức trong hệ thống ngân hàng lại xuống thấp như vậy.
- Nhưng nhiều người lo ngại, nếu dỡ trần sẽ tạo cái cớ để các ngân hàng chạy đua nâng lãi suất lên cao?
- Nói ngân hàng nhỏ a dua và là những người gây ra cuộc đua lãi suất thì oan cho họ quá. Đâu phải các ngân hàng muốn đẩy lên là được, lãi suất lên cao là do cung cầu thị trường. Khi lạm phát tăng cao, bản thân các ngân hàng nhỏ cũng gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn. Các ngân hàng lớn có nhiều nguồn vốn giá rẻ, như tiền gửi của kho bạc, trái phiếu Chính phủ, tiền gửi không kỳ hạn của các tập đoàn nhà nước lớn hay các hợp đồng giải ngân vốn ODA.
Trong khi đó, các ngân hàng nhỏ uy tín thấp, phải chấp nhận huy động với lãi suất cao hơn. Và ngoài tiền gửi của dân chúng với lãi suất đòi rất cao hiện nay, họ chỉ có vài tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp vừa và nhỏ mà nói chung là rất ít, vì doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn liếng đâu mà gửi.
Thay vì quá lo lắng tới lãi suất huy động từ dân cư, Ngân hàng Trung ương nên quan tâm nhiều hơn tới lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Nếu thị trường liên ngân hàng ổn định, tức khắc bên ngoài sẽ ổn. Lãi suất các ngân hàng cho nhau vay hiện đã vênh quá xa so với lãi suất cấp vốn của Ngân hàng Trung ương trên thị trường mở.
Lãi suất huy động vượt 17% năm 2007-2008, tuy nhiên lãi suất cho vay lúc đó vẫn thấp hơn hiện tại. Ảnh: Hoàng Hà - Lãi suất huy động tăng cao sẽ đẩy lãi suất cho vay lên cao hơn nữa. Bản thân ông cũng cho rằng lãi suất hiện nay đã quá cao so với sức chịu đựng của doanh nghiệp. Liệu có gì mâu thuẫn không thưa ông?
- Lạm phát kỳ vọng lập đỉnh vào tháng 4 và có khả năng giảm xuống còn 15% vào cuối tháng 5. Như vậy, ngân hàng huy động với lãi suất 16-17% là đủ thực dương và cho vay khoảng 20% là chấp nhận được. Nhưng có ông đã đưa lên tới 25-27%, cao hơn cả thời kỳ 2008 và cao nhất trong mấy chục năm qua. Nhiều doanh nghiệp nói đùa với lãi suất này họ chỉ còn nước ném công nhân ra đường hoặc đi buôn lậu.
Nhưng vấn đề cốt lõi ở đây không phải là lãi suất cao bao nhiêu, mà chính sách tiền tệ hiện bóp chặt quá mức cần thiết. Lãi suất thị trường dâng cao, như tôi nói ở trên là do các ngân hàng nhỏ thiếu vốn. Hiện vốn Ngân hàng Trung ương bơm ra trên thị trường mở chủ yếu rơi vào tay ông lớn, để rồi ông ấy quay trở lại cho các ông nhỏ vay với lãi suất cao. Vậy làm thế nào mà ngân hàng nhỏ không tăng lãi suất lên?
Việc cần làm hiện nay là hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng nhỏ để họ không phải huy động với lãi suất quá cao, dĩ nhiên nên đưa ra điều kiện ràng buộc để đảm bảo vốn bơm ra sẽ quay về nguyên vẹn. Mặt khác, việc điều hành phải linh hoạt, phân bố sự thắt chặt hay nới lỏng một cách đồng đều trong năm, tránh tình trạng giật cục, lúc thắt thì quá mức, rồi đến khi thả lại quá nhanh, doanh nghiệp trở tay không kịp.
- Ông nói thắt chặt quá mức nhưng thực tế tín dụng vẫn tăng trưởng, cho thấy doanh nghiệp vẫn vay được vốn. Điều này nên được hiểu như thế nào, thưa ông?
- Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm là 20%, nhưng 4 tháng đầu năm chỉ tăng 5,01% là quá thắt chặt. Và với lãi suất cao như hiện nay, có chăng chỉ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp bất động sản hoặc giới buôn tiền (vay để rồi cho vay ngoài thị trường chợ đen) mới chịu nổi. Khu vực công đi vay vốn không chấp lãi suất vì đằng sau lưng họ là Chính phủ. Còn các doanh nghiệp bất động sản buộc phải vay vì dự án đang trong quá trình triển khai, phải cố để hoàn tất hoặc chí ít có cơ sở hạ tầng để bán được.
Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nếu có vay cũng chỉ để duy trì sản xuất ở mức rất hạn chế. Chứ không ai dám vay vốn để mở rộng sản xuất, đầu tư thêm vào lúc này.
- Trong bối cảnh vốn ngân hàng ít, lãi suất cao, theo ông doanh nghiệp nên làm gì để tồn tại?
- Tạm thời luân chuyển số vốn ngân hàng (nếu có) và của mình để co hẹp sản xuất ở mức chấp nhận được mà tồn tại. Đó là cách làm khôn ngoan nhất, cách tồn tại duy nhất mà doanh nghiệp nên làm hiện nay.
Song Linh
-
18-05-2011 01:31 PM #21108
"Nhà đầu tư chứng khoán đang bị bỏ rơi một cách thê thảm. TTCK Việt Nam lình xình từ năm 2010 đến nay mà không có một lời động viên an ủi, không một tiếng nói trấn an nhà đầu tư. Thật nực cười và cũng đau khổ̉ khi tham gia vào TTCK Việt Nam".
Đúng là suốt 19 tháng qua, UBCKNN đã không có một động tác, động thái nào, thậm chí cũng chẳng có một phát ngôn nào trấn an các nhà đầu tư vốn đang phát hoảng lên vì sự kỳ lạ của TTCK Việt Nam.
Mà đó cũng là sự kỳ lạ của chính UBCKNN.
.com.vn/NewsDetail.aspx?newsid=101390&cat_id=6Last edited by KENDIZONE; 18-05-2011 at 02:22 PM. Lý do: Chữ đỏ
-
18-05-2011 01:36 PM #21109
Tín dụng chứng khoán: “Khối u” bắt đầu bung vỡ
-LUÔN ... LUÔN .... LÀ NGƯỜI .... CHIẾN THẮNG .... NẾU .... THẬT SỰ .... TỈNH TÁO ....
Tín dụng chứng khoán: “Khối u” bắt đầu bung vỡ
Sự sụt giảm của TTCK đã dần vén tấm màn bí ẩn về khoản tín dụng đổ vào chứng khoán. Nếu thị trường không sớm xanh trở lại, "khối u" đang âm ỉ này sẽ vỡ bung.
Con số thực về khoản tín dụng đổ vào chứng khoán vẫn rất mờ mịt. Ảnh nguồn Internet.
Việc CTCK được sự hậu thuẫn của các ngân hàng, các tổ chức, cá nhân có tiền, cung ứng tín dụng theo nhiều hình thức cho nhà đầu tư ai cũng biết. Tuy nhiên, con số thực về khoản tín dụng đổ vào chứng khoán là bao nhiêu, được lấy từ những nguồn nào và sự qua lại trong quan hệ vay mượn nhiều chiều này ra sao thì vẫn còn mờ mịt. Vì pháp luật chứng khoán hiện hành không cho phép CTCK được cung ứng dịch vụ tín dụng, nên chỉ khi những tranh chấp này lộ diện, dư luận mới phần nào hiểu được mối quan hệ mịt mờ này…
Những khoản thâm hụt bắt đầu lộ diện
Một tháng trước, Chủ tịch HĐQT CTCK A đột ngột biến mất, bỏ lại sau lưng cái ghế chủ tịch và tư cách người đại diện theo pháp luật của công ty đương nhiệm cùng một khoản thâm hụt lớn trên tài khoản đầu tư mang chính tên ông mở tại CTCK này.
Theo nguồn tin chưa kiểm chứng, số lượng tiền thâm hụt ở tài khoản của vị chủ tịch lên tới trên 100 tỷ đồng, trong đó, nguồn tiền đối ứng được lấy từ tài khoản khách hàng ủy thác cho CTCK A, tiền từ tài khoản của khách hàng mở tại CTCK và nguồn tiền vay của chính CTCK A.
Một vụ việc khác cũng liên quan đến vấn đề tín dụng của CTCK, nguồn tin của ĐTCK cho biết, một doanh nghiệp trong lĩnh vực dầu khí đã có hồ sơ khởi kiện CTCK X đang niêm yết trên TTCK, vì CTCK này không hoàn trả tiền theo nội dung cam kết trong hợp đồng hợp tác đầu tư với lãi suất cố định (bản chất là hợp đồng DN cho CTCK vay vốn). Theo đó, doanh nghiệp trong lĩnh vực dầu khí trên đã cung cấp số tiền 200 tỷ đồng để CTCK X sử dụng với mục đích hỗ trợ khách hàng giao dịch đòn bẩy, trong đó, CTCK X là đối tượng chịu trách nhiệm với số tiền trên. Sau nhiều lần đòi nợ, hiện tại số dư nợ còn lại là trên 70 tỷ đồng, nhưng CTCK X không chịu trả tiếp (hoặc không có khả năng trả tiếp).
Đây là 2 trong số nhiều sự vụ phức tạp đã và đang được các cơ quan chức năng xem xét. Thị trường rơi vào tình trạng giảm giá quá lâu và quá sâu là nguyên nhân chính khiến các khoản đầu tư từ tiền vay chứng khoán bị thua lỗ nặng nề. Rủi ro thị trường đang đè nặng lên các "khổ chủ" trong mối quan hệ tín dụng với CTCK và nhà đầu tư.
Căng thẳng về tài chính tại các CTCK không chỉ bởi tự doanh thua lỗ, mà chủ yếu xuất phát từ những nghiệp vụ "hỗ trợ tài chính NĐT". Điều đáng nói là ngoài hoạt động repo, cầm cố cổ phiếu, thì đa phần các dịch vụ cung cấp, hỗ trợ tài chính khác của CTCK cho khách hàng đều không được thể hiện một cách chính xác bản chất của nó.
Trên báo cáo tài chính hay các văn bản báo cáo cơ quan quản lý, số liệu về các khoản tài chính này và mức độ rủi ro của nó ra sao thường được các CTCK trộn lẫn với nhiều nghiệp vụ tài chính khác, vì bản chất các nghiệp vụ cung ứng vốn cho nhà đầu tư là sai luật.
Trong 2 năm qua, để cạnh tranh thu hút thị phần, bên cạnh cung cấp các dịch vụ phân tích, thậm chí là "phím hàng" thì công cụ chính để thu hút NĐT của các CTCK chính là đòn bẩy. CTCK cung cấp đòn bẩy càng cao, cơ chế càng thoáng, lãi suất càng ưu đãi thì càng có nhiều NĐT tìm đến mở tài khoản. Chính vì vậy, đã có thời bộ phận nguồn của các CTCK đã làm việc hết tốc lực, không chỉ tìm đến hạn mức của các ngân hàng, mà "săn" luôn tiền từ các công ty tài chính, các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh khác đang có nguồn nhàn rỗi để vay với mức lãi suất cao. Thông qua các hợp đồng hợp tác đầu tư với lãi suất cố định, tiền nhàn rỗi của các loại DN này, thay vì để tại ngân hàng, đã chuyển về các CTCK. Và trên thực tế, đây mới là lượng "máu" chủ yếu nuôi sống các hoạt động cung cấp dịch vụ margin, hợp đồng hợp tác đầu tư… tại CTCK thời kỳ sôi động trước đây.
Liệu pháp nào hóa giải "khối u" nợ nần?
Báo cáo tài chính năm 2010 của một CTCK thuộc Top 10 thị phần môi giới cho thấy, công ty này có tới hơn 4.100 tỷ đồng cung cấp tín dụng cho khách hàng thông qua 3 hình thức là hợp đồng hợp tác đầu tư; cung ứng vốn hạn mức giao dịch (từ ngày T+2 ngày đến 6 tháng) và thông qua repo, cầm cố cổ phiếu. Trong đó, phần lớn vốn nằm ở hoạt động (1) và (2). Tổng vốn chủ sở hữu theo báo cáo của công ty này là gần 1.400 tỷ đồng.
Một câu hỏi đặt ra là, trong số hơn 4.100 tỷ đồng CTCK đã vay với tư cách của mình và cung cấp lại cho khách hàng, bao nhiêu phần trăm còn có thể thu hồi trên nền TTCK thanh khoản quá thấp và suy giảm quá mạnh gần 1 năm nay? Điều này càng nghi ngại hơn khi giá chứng khoán vẫn trong xu hướng giảm, lãi suất cho vay chứng khoán lên tới gần 30%/năm, trong khi thứ duy nhất mà CTCK có thể "nắm tóc" NĐT vay tiền của mình thì lại là… chứng khoán.
Tổng hợp từ các nguồn tin của ĐTCK cho biết, số nợ xấu không có khả năng thu hồi tại một số CTCK thậm chí đã lên tới con số nghìn tỷ đồng, chứ không phải là "sạch" như công bố trong báo cáo tài chính. Thậm chí, nhiều khoản cho vay cầm cố cổ phiếu OTC, thời điểm hiện tại, nếu bán đi được thì cũng chỉ thu về khoảng 20-30% vốn đã cho vay ban đầu, nhưng khả năng bán được cũng rất thấp.
Căng thẳng trong mối quan hệ giữa CTCK với khách hàng đã và đang bùng phát, nhiều vụ việc đã phải công khai tìm cách giải quyết tại tòa. Và nay, sức ép từ các đối tác cung cấp vốn lên CTCK đang ngày một lộ rõ, chuyện "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" đã âm thầm diễn ra từ mấy tháng nay, rất có thể sẽ bung ra thành những "scandal" tiếp theo trên thị trường.
Khi tất cả guồng quay trên chỉ bấu víu vào một cứu cánh duy nhất là giá cổ phiếu, thì chỉ khi giá cổ phiếu bật xanh bền vững, với thanh khoản thị trường trở về trạng thái sôi động, mạnh mẽ, mới có thể cắt được những "cơn đau" và chữa lành những "khối u" âm ỉ đang chực vỡ trong lòng thị trường.
Viet Bao (Theo ĐTCK)
-
18-05-2011 01:37 PM #21110
Titan Member- Ngày tham gia
- Jun 2010
- Bài viết
- 1,285
- Được cám ơn 106 lần trong 85 bài gởi
Thị trường chứng khoán đối mặt với 5 yếu tố bất lợi
-
Hơn 5 tháng qua, thị trường chứng khoán (TTCK) chưa một lần có sóng tăng. 98% cổ phiếu trên thị trường liên tục giảm giá.
Theo ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), xét từ diễn biến kinh tế vĩ mô, trong khoảng 3 – 6 tháng tới, TTCK vẫn chưa có cơ hội tăng điểm. Thậm chí, CP trên thị trường vẫn có khả năng giảm thêm khoảng 10 – 15% nữa bởi tác động của chính sách siết chặt tiền tệ.
Theo các chuyên gia phân tích, dù giá CP trên thị trường đã xuống mức thấp hơn cả lúc VN-Index rơi về 235 điểm (đầu năm 2009) nhưng TTCK Việt Nam vẫn đứng trước 5 yếu tố bất lợi khiến CP còn giảm giá.
Trước hết là tác động của chính sách siết chặt tiền tệ. Theo các chuyên gia kinh tế, chính sách này sẽ được duy trì đủ lâu để đảm bảo kiểm soát được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Trên thực tế, 4 tháng đầu năm, chỉ số lạm phát (CPI) của Việt Nam đã ở mức 9,64% (riêng tháng 4 lên tới 3,32%). Như vậy, việc CPI vẫn đứng ở mức cao trong khi các yếu tố tác động đến CPI (chủ quan và khách quan) vẫn khó lường. Từ việc siết chặt tiền tệ, các nguồn vốn khan hiếm, sức cầu trên TTCK sẽ ngày càng suy yếu. Điều này cũng lý giải cho việc vì sao giá CP trên thị trường được coi là khá rẻ nhưng sức cầu vẫn không xuất hiện.
Thứ hai, do lãi suất vay vốn đứng ở mức cao (22-26%), các hoạt động của nền kinh tế sẽ tiếp tục gặp khó khăn từ nay đến cuối năm, nên phần lớn các nhà phân tích đều chung quan điểm, thị trường vẫn tiềm ẩn khả năng giảm điểm khi có tin xấu. Khuyến nghị của các nhà phân tích càng khiến các NĐT ngại rủi ro. Tâm lý không dám mạo hiểm cũng xuất phát từ thực tế 3 tháng đầu năm, khi lãi suất vẫn ở mức dưới 20%, giá CP cũng được coi là rẻ, phù hợp cho việc mua vào chờ cơ hội thị trường có sóng. Tuy nhiên, hết lớp này đến lớp khác, các NĐT mua vào đều bị lỗ. Do đó, phần lớn NĐT đều chọn cách đứng ngoài cuộc bảo toàn vốn, chờ thời.
Thứ ba, trong khi các NĐT liên tục bị thua lỗ kể từ đầu năm thì lãi suất huy động của ngân hàng đã bất ngờ vọt lên mức rất cao (19 – 20%/năm). Điều này khiến kênh gửi tiết kiệm lại trở thành kênh đầu tư sinh lời an toàn và hấp dẫn. Các nhà phân tích cho rằng, lãi suất huy động sẽ còn duy trì ở mức cao và chưa dễ kiểm soát được mức tăng CPI. Nhận định này khiến không ít NĐT chứng khoán quay sang phương án rút tiền từ tài khoản chứng khoán sang gửi tiết kiệm.
Thứ tư, báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2011 của các doanh nghiệp niêm yết phản ánh, hầu hết các doanh nghiệp đều sụt giảm lợi nhuận từ 60 – 80% so với cùng kỳ. Vẫn theo các nhà phân tích, quý I là giai đoạn các doanh nghiệp còn có doanh thu từ hàng tồn với giá vốn trước đó. Bước vào quý II, các doanh nghiệp phải sản xuất, kinh doanh với giá vốn mới (lãi suất mới, giá nguyên liệu tăng…) trong khi thị trường tiêu thụ thu hẹp, khả năng kết quả kinh doanh quý II và III/2011 sẽ kém hơn quý I. Nếu những tháng cuối năm, kinh tế vĩ mô chưa phát tín hiệu sáng thì với kết quả quý II và III là lỗ thì giá CP không thể giữ vững như mức hiện nay.
Thứ năm, thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu khởi sắc. Ông Ngô Văn Minh, Giám đốc phân tích Công ty Quản lý Quỹ SHF cho rằng, lo ngại nhất thời điểm này là các NĐT bất động sản không bán được hàng. Khi không bán được BĐS, các NĐT có thể phải cắt lỗ trên TTCK vì tính thanh khoản thị trường này luôn có. Với tình cảnh sức cầu trên TTCK yếu như hiện nay, chỉ cần lượng nhỏ CP bung ra bán giá sàn cũng đủ gây hiệu ứng tiêu cực với thị trường.
Ông Nguyễn Đức Hùng Linh cho rằng, nỗ lực kiểm soát lạm phát chưa đạt hiệu quả và dự báo lạm phát tháng 5 vẫn khá cao khiến lãi suất sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao. Vì vậy chính sách tiền tệ sẽ chỉ được nới lỏng từ từ để giảm bớt khó khăn cho khu vực sản xuất. Ngay cả khi lạm phát giảm bớt trong năm nay, TTCK vẫn khó có động lực để có một đợt hồi phục mạnh như đầu năm 2009. Chỉ có thể kỳ vọng vào kịch bản TTCK sẽ từng bước hồi phục cùng với sự hồi phục của kinh tế vĩ mô.
Xuân Hương
-
18-05-2011 01:57 PM #21111
Chúng ta chơi CK ,chúng ta đang dẫn nhau tới những nấm mồ.
Ở một đất nước toàn sự vô cảm,vô ơn,vô trách nhiệm,vô liêm sỉ.
Đi đâu loanh quanh ,đi quành trở lại năm nào cũng là bản lề,năm nào cũng là cánh cửa,năm nào cũng bước ngoặt đường thẳng thì không đi.
Cuối cùng chúng ta sẽ đưa vợ và các con thơ ra đàng mà ở.
-
Có 3 thành viên đã cám ơn 4chiphattrien :
bovo (18-05-2011), chunggavit (18-05-2011), cophieu6886 (18-05-2011)
-
18-05-2011 02:01 PM #21112
-
18-05-2011 02:26 PM #21113
Member- Ngày tham gia
- May 2011
- Bài viết
- 307
- Được cám ơn 135 lần trong 84 bài gởi
-
18-05-2011 02:27 PM #21114bi04virgo
Guest
-
18-05-2011 02:45 PM #21115
-
18-05-2011 02:47 PM #21116
Lãi suất cao đang đe doạ nền kinh tế
Lãi suất cao đang đe doạ nền kinh tế
Lãi suất huy động tăng “nóng” sẽ gây nhiều hậu quả nặng nề. Theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân - Phó Hiệu trưởng ĐH KT TPHCM, thành viên HĐ Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, Nghị quyết 11 đang phát huy hiệu quả tốt.
Tuy nhiên, đang có tình trạng: Chính phủ chỉ đạo chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, nhưng trên thực tế có dấu hiệu thắt chặt, chỉ đạo thắt chặt chi tiêu công nhưng trên thực tế vẫn còn nới lỏng.
Thưa PGS-TS, lãi suất trần huy động đã tăng trên 20% và lãi suất cho vay cũng tăng theo rất cao. Nguyên nhân vì đâu và có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?
Có nhiều nguyên nhân khiến cho lãi suất huy động bị đẩy lên cao. Trước hết là lượng cung tiền trong thời gian qua thấp, không đủ bù cho trượt giá. NH gặp khó khăn về thanh khoản. Nợ cho vay bất động sản chưa thu hồi được do thị trường đóng băng. Một số NH nhỏ bị căng thẳng thanh khoản, lách luật đẩy lãi suất lên cao, các NH hàng lớn sợ mất khách hàng cũng tăng lãi suất theo. NH nhỏ vì thế không giành được khách hàng lại tiếp tục đẩy lãi suất cao hơn và NH lớn cũng lại tăng theo, cứ thế thành cái vòng luẩn quẩn.
Tình hình này đang gây nguy hiểm cho nền kinh tế: Sản xuất kinh doanh có dấu hiệu đình đốn vì thiếu vốn. Lãi suất quá cao khiến cho DN không dám vay để đầu tư mà chỉ duy trì hoạt động cầm chừng, hoặc chuyển sang gửi tiền NH. DN không huy động được vốn trên thị trường chứng khoán vì người dân gửi NH lợi hơn mua cổ phiếu, trái phiếu... Mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, ổn định công ăn việc làm vì thế cũng bị đe doạ.
Về lâu dài, hàng hoá sản xuất trong nước khan hiếm, giá cả tăng cao, tạo điều kiện cho hàng ngoại nhập khẩu tràn lan, cán cân thương mại thâm hụt, cung cầu ngoại tệ mất cân đối, tỉ giá mất ổn định... Lãi suất cao như hiện nay không làm hạn chế tiêu dùng mà ngược lại kích thích tiêu dùng, làm tăng lạm phát. Người gửi tiền vào NH được hưởng lợi, tiêu xài nhiều hơn.
Theo ông, cần có những biện pháp nào để đưa thị trường ổn định trở lại?
NHNN cần can thiệp qua thị trường liên NH, dùng các công cụ tái cấp vốn, tái chiết khấu để đảm bảo thanh khoản cho các NH thương mại. Hiện thị trường liên NH đang là nơi các NH chèn ép nhau, đẩy lãi suất lên cao do thiếu sự can thiệp của NHNN. Bằng các công cụ tái cấp vốn, tái chiết khấu, NHNN có thể đưa lãi suất huy động về mức 14%, lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh khoảng 17-18%. Như vậy, DN có thể vay vốn sản xuất kinh doanh và huy động vốn trên thị trường chứng khoán.
Một thực tế đang diễn ra là lãi suất huy động đã trên 20% nhưng thanh tra không phát hiện, xử lý được do các NH thương mại lách luật. Quy định lãi suất trần 14% không có hiệu quả. Theo tôi, cũng cần nghiên cứu xem có nên dỡ bỏ quy định này hay không. Có thấy rõ “căn bệnh” của thị trường thì mới có cách trị đúng. Bên cạnh đó, cần khoanh vùng và xử lý các NH nhỏ bị mất khả năng thanh toán bằng các biện pháp cho sáp nhập, mua lại...
Ông đánh giá như thế nào về tác dụng của Nghị quyết 11 của Chính phủ sau gần 3 tháng thực thi?
Nghị quyết 11 của Chính phủ sau gần 3 tháng thực hiện đã đạt được những thành công bước đầu: Kiểm soát tốt thị trường ngoại tệ và vàng, dự trữ ngoại hối tăng, tỉ giá ổn định, giao dịch ngoại tệ giữa NH và DN, người dân thông suốt. Có thể khẳng định là Nghị quyết này khả thi, phù hợp với tình hình thực tế. Nếu cả 6 nhóm giải pháp tiếp tục được thực hiện đồng bộ thì sau 1-2 năm sẽ có tác dụng rất rõ.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế trước mắt vẫn gặp nhiều khó khăn, một phần do tác động bên ngoài, một phần do cơ chế điều hành và do yếu tố nội tại của nền kinh tế. Chính phủ cần chỉ đạo để các bộ, ngành, địa phương thực hiện chặt chẽ hơn việc cắt giảm đầu tư công. Nghị quyết 11 yêu cầu dừng trang bị mới xe ôtô nhưng Bộ Tài chính lại ra văn bản cho thay đổi giá mua sắm, khiến cho người dân nghi ngờ việc thực thi.
Các quy định về “thắt lưng buộc bụng” cũng cần phải rõ nét hơn, chẳng hạn quy định cắt giảm những lễ hội nào quá tốn kém, những cuộc hội họp, những phong trào mang nặng tính hình thức... Có như vậy mới có hể đạt mục tiêu cắt giảm và giảm 97.000 tỉ đồng trong lĩnh vực đầu tư công. Trong Nghị quyết 11, Chính phủ chỉ đạo chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng nhưng trên thực tế đang có dấu hiệu chính sách tiền tệ thắt chặt, Chính phủ chỉ đạo chính sách tài khoá thắt chặt nhưng thực tế vẫn còn nới lỏng.
Xin cảm ơn ông!
-
18-05-2011 02:51 PM #21117
-
18-05-2011 02:51 PM #21118
-
18-05-2011 02:54 PM #21119
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
bovo (18-05-2011)
-
18-05-2011 02:55 PM #21120
Giới đầu tư chứng khoán Mỹ xanh mặt vì kinh tế
Giới đầu tư chứng khoán Mỹ xanh mặt vì kinh tế
Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/5, các chỉ số công nghiệp Dow Jones và S&P 500 giảm ngày thứ ba liên tiếp, sau những số liệu đầy thất vọng từ Wal-Mart và HP, dù việc thị trường phục hồi vào cuối phiên cho thấy nhà đầu tư có thể hy vọng về khả năng tăng trưởng trở lại trong ngắn hạn.
Cụ thể, chỉ số Dow Jones giảm 68,79 điểm, tương ứng 0,55%, xuống 12.479,58 điểm. S&P 500 hạ 0,49 điểm, tương ứng 0,04%, xuống 1.328,98 điểm. Ngược lại, Nasdaq nhích nhẹ 0,90 điểm, tương ứng 0,03%, lên 2.783,21 điểm.
Đáng chú ý là, tính tới cuối phiên hôm qua, cả chỉ số S&P 500 và Nasdaq đều ở dưới đường trung bình 50 ngày. Giới phân tích cho rằng, thời điểm này là tốt nhất để nhà đầu tư mua vào các cổ phiếu giá thấp.
Trong ngày, nhà đầu tư chủ yếu tập trung vào tình hình kinh doanh của hai tập đoàn máy tính và bán lẻ hàng đầu. Tập đoàn bán lẻ lớn nhất nước Mỹ, Wal-Mart cho biết doanh thu tại chuỗi siêu thị của tập đoàn suy giảm. Cổ phiếu Wal-Mart rớt 0,9% xuống 55,54 USD.
Trong khi, cổ phiếu của HP, hãng công nghệ lớn nhất Mỹ, hạ mạnh tới 7,3% xuống 36,91 USD, sau khi hãng này cắt giảm dự báo lợi nhuận do ảnh hưởng của trận động đất và sóng thần ở Nhật Bản hồi đầu tháng 3, cũng như doanh số máy tính yếu ớt.
"Lợi nhuận của các doanh nghiệp sở hữu cổ phiếu blue-chip là bằng chứng về sự đi xuống của nền kinh tế", Chad Morganlander, một quan chức thuộc hãng Stifel Nicolaus & Co nhận định. "Và bằng chứng đầu tiên về tiêu dùng Mỹ là kết quả kinh doanh của Wal-Mart và HP".
Thêm vào đó, số liệu về thị trường nhà đất và sản xuất công nghiệp tăng trưởng chậm trong tháng 4, cũng góp phần cho thấy bức tranh tổng thể của nền kinh tế Mỹ đang giảm tốc. Một số nhà phân tích đã chỉ ra tình trạng bán tháo ở các khu vực cổ phiếu năng lượng, nguyên vật liệu và công nghiệp.
Các thị trường chứng khoán châu Âu cũng trượt dài trong phiên giao dịch 17/5. Chỉ số FTSE 100 của Anh hạ 1,06% xuống 5.861 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 1,21% xuống 3.941,58 điểm, trong lúc chỉ số DAX của Đức tuột hẳn 1,77% xuống 7.256,65 điểm.
Ngoại trừ thị trường chứng khoán Singapore đóng cửa nghỉ lễ, các sàn châu Á - Thái Bình Dương diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch 17/5, do những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang giảm tốc.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản nhích nhẹ 0,09%. Nỗi lo ngại về tình trạng kinh tế Mỹ yếu kém đã cản trở đà tăng của chứng khoán Nhật Bản. Diễn biến cùng chiều, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tiến 0,13%, do nhà đầu tư tăng mua vào những cổ phiếu giảm giá mạnh vài phiên trước đó.
Ngược dòng, chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông trượt 0,26% xuống 22.901,10 điểm, do nhà đầu tư lo ngại nguồn cung cổ phiếu dồi dào khi hàng loạt doanh nghiệp mới lên sàn. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc hạ 0,08% do nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán tháo. Chỉ số Taiex của Đài Loan giảm 0,31%.
Thị trườngChỉ sốPhiên trướcĐóng cửaTăng/giảm (điểm)Tăng/giảm (%)MỹDow Jones12.548,8012.479,6068,79
0,55S&P 5001.329,471.328,98
0,49
0,04Nasdaq2.782,312.783,21
0,90
0,03AnhFTSE 1005.923,695.861,00
62,69
1,06PhápCAC 403.989,823.941,58
48,24
1,21ĐứcDAX7.387,547.256,65
130,89
1,77Nhật BảnNikkei 2259.558,309.567,02
8,72
0,09Hồng KôngHang Seng22.960,6022.901,10
59,55
0,26Trung QuốcShanghai Composite2.849,072.852,77
3,71
0,13Đài LoanTaiwan Weighted8.911,718.884,09
27,62
0,31Hàn QuốcKOSPI Composite2.104,182.102,41
1,77
0,08SingaporeStraits Times3.136,48
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Tình hình hiện nay? (Đến 31/12/2010)
By admin in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 18858Bài viết cuối: 01-01-2011, 12:05 AM -
Tinh Hinh Hien Nay
By tientrivietnam in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 2Bài viết cuối: 04-11-2010, 09:39 PM -
Tình hình hiện nay? (Đến 09/2010)
By admin in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 81120Bài viết cuối: 07-10-2010, 11:42 PM -
Tình hình hiện nay? 2009
By admin in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 54385Bài viết cuối: 01-01-2010, 10:17 AM -
Tình hình hiện nay? đến 21/08/2009
By lesino in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 15211Bài viết cuối: 21-08-2009, 09:17 AM
Bookmarks