Triết lý trong phân tích kỹ thuật
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Trang 7 của 8 Đầu tiênĐầu tiên ... 5 6 7 8 CuốiCuối
    Kết quả 121 đến 140 của 144
    1. #121
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi tigeran Xem bài viết
      Năm 2013, đạo diễn người Mỹ Martin Scorsese đã gây sốc và kích thích sự tò mò của khán giả với bộ phim kéo dài 3 tiếng có tên “Sói già Phố Wall”. Bộ phim dựa trên câu chuyện có thật về nhân vật Jordan Belfort, ông đã trở thành một nhà môi giới giàu có sống trong tội lỗi và sự suy đồi. Trong phim có nhiều tình tiết lấy bối cảnh của Phố Wall những năm thuộc thập niên 1980 với đầy đủ những món ăn chơi như vũ công thoát y, thuốc phiện và những bữa tiệc tiêu xài hoang phí. Bên cạnh nhiều cảnh quay được thổi phồng lố bịch và mang tính giải trí cao trong chính công ty môi giới của ông, vẫn có một số chi tiết có thật qua cách miêu tả của Scorsese.
      Nếu đã từng tiếp xúc công việc tại công ty chứng khoán, bạn sẽ thấy được những mối liên hệ giữa bộ phim “Sói già Phố Wall” và thực tế. Qua đó, nhiều bài học giá trị có thể rút ra được từ bộ phim này, đặc biệt nếu bạn muốn có một sự nghiệp lâu dài trong ngành tài chính.

      1. Sử dụng ngôn ngữ riêng, bulls và bears không phải động vật!
      Lời mở đầu cho bộ phim: “Thế giới đầu tư có thể là một khu rừng, nơi đó có bò (bulls), gấu (bears) và nguy hiểm rình rập ở bất cứ nơi đâu”. Nghe như thứ gì đó trong “Phù thủy xứ Oz”, đúng không?
      Tiếc là không phải vậy, đừng giống như thực tập sinh không hiểu biết rồi thắc mắc với sếp là tại sao thị trường giống như một cái chợ lớn của những động vật chưa được thuần hóa. Ở đây, bulls và bears tượng trưng cho sự lạc quan và bi quan về xu hướng của thị trường. Cách sử dụng bull và bear có nguồn gốc từ cách mà động vật tấn công đối phương. Loài bò thì dùng sừng húc lên không để tấn công, trong khi đó loài gấu thường dùng tay đánh từ trên xuống.
      2. Những từ chửi thề được dùng phổ biến hơn cả tên
      Theo thống kê trên trang Vuture.com, có đến 569 biến thể của từ “fuck” được nói ra trong suốt bộ phim. Trong khi ngôn ngữ của “Sói già Phố Wall” thô tục đủ khiến cho người suy đồi nhất cũng phải cắn vào lưỡi mình thì việc chửi thề vẫn rất phổ biến ở bất cứ ngóc ngách nào trong các công ty chứng khoán ngoài đời thực.
      Mặt tích cực, có thể việc đó giúp mọi người giữ được động lực làm việc hay giúp họ giải tỏa căng thẳng. Cũng có thể đạo diễn Scorsese muốn thêm nhiều nội dung sinh động thay vì chỉ tập trung những đoạn hội thoại nói về các con số khô khan.
      Dù là bất cứ lý do gì, chửi thề đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa làm việc tại Phố Wall.
      3. Quan trọng là biết cách thu hút trên điện thoại
      Các quy tắc giao tiếp qua điện thoại rất quan trọng đối với công ty chứng khoán.
      Khi bạn đang cố gắng thuyết phục khách hàng chuyển tiền mặt của họ thành cổ phiếu, dù có trong tay những nhận định từ các chuyên gia tài ba nhất, tài sản quý giá nhất vẫn là uy tín của bạn cao đến đâu. Vốn chiến lược mà bạn cung cấp sẽ chỉ đạt hiệu quả tối ưu khi bạn vận dụng thành công khả năng bán của chính mình.
      4. Những cuộc hẹn ăn trưa là điều rất cần thiết
      Bất cứ nhà môi giới tài giỏi nào cũng biết rằng việc kinh doanh trong thực tế thường không ở văn phòng, nhiều khi nó diễn ra ngay trên bàn ăn tại các nhà hàng. Dù là quan hệ giữa khách hàng và chuyên gia tài chính, nhà phỏng vấn với ứng viên, hay quản lý và nhân viên mới, những cuộc hẹn ăn trưa là điều rất cần thiết.
      Đừng mang đồ ăn đựng trong túi xách đến công ty, bởi lẽ tận dụng một giờ nghỉ trưa cho các cuộc hẹn sẽ là chiếc vé đến với thành công.
      Bạn đã làm điều đó như thế nào? Hãy bắt tay thực hiện điều này, đó cũng là cách tạo dựng mạng lưới quan hệ.
      5. Những gì bạn đang bán là “không có thật”
      Thực tế, thu nhập tạo ra trong thị trường chứng khoán không có thật cho đến khi được thanh lý – sự thật mà nhiều công ty chứng khoán phớt lờ.
      Khi nhân vật Mark Hanna giải thích với Jordan Belfort do Leonardo DiCaprio thủ vai rằng: “Chúng ta không tạo ra thứ rác rưởi. Chúng ta không xây dựng bất cứ thứ gì.” Trong khi đó, khách hàng nghĩ chúng ta có được “sự giàu có từ thứ rác rưởi bằng giấy”.
      Nhà môi giới đang gom cả cọc tiền qua phí giao dịch mà khách hàng trả.
      6. Thị trường chứng khoán khá mơ hồ, dùng phép ẩn dụ để giải thích nó

      Trong bộ phim, có tình tiết Belfort yêu cầu một người bạn hãy bán cây bút ông đang cầm trên tay. Ông muốn chứng minh cho mọi người thấy sức mạnh của kỹ năng thuyết phục. Người bạn đó cầm chiếc bút và viết tên của Belfort trên chiếc khăn ăn. Mấu chốt ở đây là nếu không có cây viết đó thì Belfort không thể làm được như vậy. Belfort sau đó vỗ tay tán dương người bạn và bắt đầu nói về cung cầu. Lời khuyên của ông là: “Hãy chứng minh cho khách hàng thấy đó là thứ mà họ cần”.

      Dù cách này có thực sự phát huy hiệu quả hay không thì việc dùng phép ẩn dụ khá phù hợp trong nhiều tình huống. Những thứ chúng ta sử dụng hàng ngày có thể dùng để truyền đạt ý nghĩa dễ hiểu hơn và cũng được dùng nhiều trong ngành tài chính. Để hiểu biết mọi thứ trên thị trường chứng khoán không hề đơn giản. Chưa kể sức mạnh của đồng tiền có thể làm bạn “mờ mắt” với những khẩu hiệu “ngành này có lợi nhuận cao” còn “lãi suất đang đi xuống”, đầu tư vào trái phiếu, chứng khoán, tín phiếu, cổ tức… tất cả như một mạng lưới lớn những kỳ vọng, giá và cách mà những kênh đầu tư tác động qua lại. Muốn nó trở nên thú vị và dễ hiểu, cách tốt nhất là cầm một đồ vật trên bàn và sử dụng nó để mô tả một khía cạnh của hệ thống tài chính.

      7. Không ngừng làm việc

      Nghĩ đủ chẳng bao giờ là đủ, đặc biệt là trên Phố Wall. Sau khi Belfort bị mất việc tại Phố Wall vì công ty cũ phá sản, ông mở công ty riêng và giới thiệu khách hàng mua các cổ phiếu penny. Ông dùng bản năng chiến đấu và những mánh khóe bán hàng để gọi điện cho khách hàng và tự tạo sự nghiệp cho mình. Belfort quyết tâm để thành công và ông có một tầm nhìn.

      Trong thực tế, nhà môi giới làm việc cả ngày lẫn đêm để bán hàng và mang về những khách hàng mới. Suy cho cùng, “tiền không bao giờ ngủ”.

      8. Thường xuyên truyền cảm hứng đến các nhân viên bằng những bài diễn thuyết



      Môi trường và văn hóa làm việc tại công ty Stratton Oakmont của Belfort vượt qua sự náo nhiệt thông thường. Ngoài những thói quen chi tiêu và tiệc tùng tốn tiền. Mặt khác, Belfort tạo một môi trường làm việc cạnh tranh và tràn đầy năng lượng bằng cách truyền động lực cho nhân viên thông qua các bài diễn thuyết, chia sẻ những thông điệp đầy cảm hứng và công việc bán hàng đầy hứa hẹn.

      9. Đội ngũ giá trị hơn tài sản công ty

      Công ty Stratton Oakmont phát triển rất nhanh chóng. Mặc dù còn nhiều điểm đáng ngờ với mô hình kinh doanh mà Belfort xây dựng nhưng quan trọng chúng ta rút ra một bài học đáng giá từ mô hình này đó là: “Chìa khóa nằm ở có một đội ngũ tốt”.

      Đầu tiên, Belfort thành lập một mạng lưới những cộng sự giúp ông xây dựng công ty. Sau đó, Belfort tạo động lực cho nhân viên làm việc chăm chỉ. Phải thú nhận, hết thuê gái mại dâm rồi đến sử dụng thuốc cấm và ném vào các bữa tiệc không phải là hình thức khuyến khích nhân viên phù hợp như cách thể hiện trong phim.Tuy nhiên, điều Belfort thực sự muốn là tạo sự thân thiết giữa các đồng nghiệp và tưởng thưởng cho những thành quả. Đổi lại, ông muốn có sự trung thành trong đội ngũ của ông. Đây là một vấn đề rất phổ biến trong nhiều công ty và bài học rút ra ở đây: “Hãy yêu hàng xóm của bạn và trả cho anh ấy một cách xứng đáng”./.
      Trade what you see, not what you think!!!

    2. #122
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Phân tích kỹ thuật RELATIVE STRENGTH INDEX

      Chỉ số RSI dùng để đo sức mạnh hoặc độ yếu tương đối của một loại chứng khoán khi nó tự so sánh với chính nó trong một khoảng thời gian nhất định (thường dùng là 14 ngày). RSI là một công cụ đo dao động (oscillator) có biên trên và biên dưới dao động 0-100 (Phần dưới cùng của biểu đồ trên: RSI – 14 ngày). Đường trung bình nằm giữa màu xám 50. Biểu đồ RSI có các đường chính đáng chú ý sau:

      Đường 50 ở giữa, là một dấu hiệu nhận biết chứng khoán sắp tăng giá hay giảm giá. Nếu đường RSI tăng vượt qua đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng tăng giá (Bullish). Ngược lại, nếu đường RSI giảm xuống dưới đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng giảm giá (Bearish).

      Ở đây ta nhấn mạnh là kỳ vọng vì biểu đồ thể hiện quá khứ của cổ phiếu. Khi xác lập xu thế mới sẽ làm cho các nhà đầu tư tin tưởng tăng (hoặc giảm).

      Đường 70 phía trên được coi là ngưỡng lỗ mua (overbought) nghĩa là đã mua lỗ quá nhiều so với mức cân bằng của thị trường. Khi đó, nhà đầu tư sẽ bán bớt ra để trở về mức cân bằng làm cho giá giảm xuống). Thường khi đường RSI rớt xuống dưới ngưỡng 70, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp giảm.

      Đường 30 ở dưới được coi là ngưỡng lỗ bán (oversold) nghĩa là lượng bán ra quá nhiều làm giá giảm xuống thấp hơn so với giá cân bằng. Nhà đàu tư sẽ mua thêm để đẩy giá lên). Thường khi đường RSI từ dưới lên và vượt ngưỡng 30, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp tăng.

      Nguyên tắc mở giao dịch : BUY khi đường RSI cắt xuống dưới 30, hình thành đáy và sau đó quay lên cắt qua 30. Ngược lại, SELL khi đường RSI cắt lên trên 70, tạo thành đỉnh và sau đó quay xuống cắt qua 70.

      Ưu điểm : RSI là một công cụ rất tốt để dựa vào đó bạn có thể xác nhận tín hiệu mở giao dịch của bất kỳ hệ thống giao dịch đơn giản hay phức tạp. RSI cho bạn tín hiệu mở giao dịch tốt nhưng cơ hội giao dịch không thường xuyên.

      Khuyết điểm : cần phải quan sát theo dõi, vẫn có tín hiệu lỗi. Đề nghị sử dụng cùng các công cụ khác.
      Trade what you see, not what you think!!!

    3. #123
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Tích lũy và Phân phối: Từ lý thuyết đến thực tế

      Khái niệm Tích lũy và Phân phối có thể dễ dàng tìm thấy trong các sách chuyên ngành hay trên internet. Tuy nhiên, từ định nghĩa lý thuyết đến áp dụng thực tế trong đầu tư là cả một quá trình.
      Tích lũy và Phân phối: Hiểu thế nào cho đúng?
      Dù không có một định nghĩa quá rõ ràng nhưng khái niệm tích lũy trong phân tích kỹ thuật có thể hiểu là sự dồn nén hàng ngày của khối lượng trong một giai đoạn nhất định để sau đó dẫn đến một sự bùng nổ của giá chứng khoán. Ngược lại, phân phối là hiện tượng tháo hàng từ từ và giá bắt đầu đi xuống mạnh sau đó.
      Cùng với khái niệm Kháng cự-Hỗ trợ thì Tích lũy-Phân phối có thể coi là những khái niệm cơ bản nhất của phân tích kỹ thuật.
      Các định luật chi phối
      Có 3 định luật chính chi phối và ảnh hưởng đến Tích lũy-Phân phối:
      Thứ nhất là Định luật Cung Cầu (The Law of Supply and Demand). Khi lực cầu chiếm ưu thế so với bên cung thì giá sẽ dễ tăng hơn và ngược lại.
      Thứ hai là Định luật Nguyên nhân và Kết quả (The Law of Cause and Effect)
      Cuối cùng là Định luật Nỗ lực và Kết quả (The Law of Effort and Results).
      Áp dụng thực tế ra sao
      Mặc dù lý thuyết khá đơn giản nhưng khi áp dụng thực tế sẽ gặp khá nhiều khó khăn nên nh2 đầu tư cần lưu ý một số vấn đề như sau:
      Do ở Việt Nam chưa có bán khống (short sell) nên chủ yếu khái niệm Tích lũy sẽ hữu dụng hơn cho nhà đầu tư.
      Ít xảy ra tin bất ngờ (Breaking News) trong quá trình tích lũy. Thường thì các tin gây sốc hoặc quá bất ngờ về KQKD sẽ ít khi xuất hiện trong quá trình tích lũy của cổ phiếu mà sẽ xuất hiện trong giai đoạn giảm mạnh (thrust down).
      Khối lượng thường giảm trong suốt quá trình tích lũy và chỉ tăng trong giai đoạn cuối cùng. Nếu giá đi ngang mà khối lượng liên tục duy trì mức cao thì khó có thể xảy ra bứt phá mạnh sau đó.
      Quan sát hình bên dưới, chúng ta thấy khi giá cổ phiếu NTL điều chỉnh và tích lũy khá lâu trong vùng 9,000-9,700 trước khi có sự bứt phá dứt khoát vào cuối tháng 09/2013. Lưu ý thêm, khi giá cổ phiếu bứt phá lên trên ngưỡng 9,700 thì khối lượng giao dịch gia tăng đáng kể (vượt mức trung bình 20 phiên).
      Trade what you see, not what you think!!!

    4. #124
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Phân tích kỹ thuật Negative Volume Index

      Các chỉ số thuộc nhóm Market Strength đang được sử dụng ngày càng phổ biến trên thị trường. Ngoài Arms Index thì Negative Volume Index cũng được coi là chỉ số khá hiệu quả của nhóm này.

      Chỉ số NVI là gì?

      Negative Volume Index (NVI) là chỉ báo tập trung vào những ngày giao dịch có khối lượng giảm so với ngày hôm trước. Đây chính là dấu hiệu cho thấy ”dòng tiền thông minh” dịch chuyển như thế nào vào những ngày khối lượng giao dịch giảm.
      Chỉ báo này chỉ mới được công nhận và sử dụng rộng rãi kể từ năm 1990 đến nay nhưng hiệu quả của nó là rất cao, cả ở các thị trường phát triển cũng như các thị trường mới nổi. Vì vậy, việc ứng dụng NVI trong phân tích là hết sức cần thiết.
      Trade what you see, not what you think!!!

    5. #125
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi tigeran Xem bài viết
      Các chỉ số thuộc nhóm Market Strength đang được sử dụng ngày càng phổ biến trên thị trường. Ngoài Arms Index thì Negative Volume Index cũng được coi là chỉ số khá hiệu quả của nhóm này.

      Chỉ số NVI là gì?

      Negative Volume Index (NVI) là chỉ báo tập trung vào những ngày giao dịch có khối lượng giảm so với ngày hôm trước. Đây chính là dấu hiệu cho thấy ”dòng tiền thông minh” dịch chuyển như thế nào vào những ngày khối lượng giao dịch giảm.
      Chỉ báo này chỉ mới được công nhận và sử dụng rộng rãi kể từ năm 1990 đến nay nhưng hiệu quả của nó là rất cao, cả ở các thị trường phát triển cũng như các thị trường mới nổi. Vì vậy, việc ứng dụng NVI trong phân tích là hết sức cần thiết.
      Sử dụng NVI như thế nào?

      Norman Fosback cho rằng việc NVI giảm liên tục và đặc biệt là phá vỡ các đường MA trung và dài hạn sẽ khiến cho khả năng tăng trưởng bị giảm sút nghiệm trọng.

      Xét trong chu kỳ ngắn hạn, khi chỉ số này vượt lên trên đường EMA 20 ngày cũng chứng tỏ dòng tiền và xu hướng ngắn hạn của cổ phiếu đã phục hồi và tăng trưởng sau những giai đoạn tích lũy kéo dài.

      Xét ví dụ dưới đây của SHA chúng ta sẽ thấy rõ tác dụng của chỉ số số này.

      Mặc dù vào tháng 03/2015 giá của SHA hầu như vẫn đi ngang và giằng co nhưng chỉ báo Negative Volume Index (NVI) đã liên tục tăng và bứt phá trong giai đoạn này. Điểm nhấn quan trọng là NVI đã vượt lên trên SMA 20 ngày chứng tỏ dòng tiền đang bơm vào cổ phiếu này trong tháng 03/2015.

      Thực tế là trong khoảng thời gian 2 tuần sau đó giá đã bắt đầu bứt phá và tăng trưởng tới gần 60% chỉ trong 2 tháng.

      Trade what you see, not what you think!!!

    6. #126
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Phân tích kỹ thuật Average Directional Movement Index

      Directional Movement Index (DMI)

      DMI là 1 phần của chỉ báo ADX. DMI bao gồm 2 đường DI+ và DI-, hiểu một cách đơn giản là DI+ cho tín hiệu mua và DI- cho tín hiệu bán.

      Trade what you see, not what you think!!!

    7. Những thành viên sau đã cám ơn :
      Redriver68 (23-05-2016)

    8. #127
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi tigeran Xem bài viết
      Directional Movement Index (DMI)

      DMI là 1 phần của chỉ báo ADX. DMI bao gồm 2 đường DI+ và DI-, hiểu một cách đơn giản là DI+ cho tín hiệu mua và DI- cho tín hiệu bán.

      Tín hiệu mua: Khi DI+ cắt và đi lên phía trên DI-
      Tín hiệu bán: Khi DI- cắt và đi xuống phía dưới DI+

      Lưu Ý: Khi sử dụng sự giao cắt của DMI để nhận biết tín hiệu mua hoặc bán thì những tín hiệu này thường hay bị sai lệch. Để khắc phục chúng ta sẽ dùng chỉ báo ADX để xác nhận lại sự giao cắt của DMI. Chỉ báo ADX (Average Directional Movement Index) là một phần quan trọng không thể thiếu khi sử dụng chỉ báo DMI.

      Average Directional Movement Index (ADX)

      ADX là kỹ thuật chỉ báo thể hiện thị trường đang trong trạng thái có xu hướng hay không có xu hướng. Khi ADX đã xác nhạn có xu hướng thì kỹ thuật chỉ báo DMI sẽ chỉ ra những tín hiệu mua bán chắc chắn hơn.

      Một cách hiểu nào đó chúng ta có thể cho rằng mục đích chính của ADX là để xác định rõ xu hướng hiện tại của đường giá. Nếu xác định rõ được xu hướng thị trường sẽ giúp ích cho chúng ta rất lớn, vì nó sẽ chỉ dẫn và giúp cho nhà đầu tư sử dụng những kỹ thuật chỉ báo khác để phân tích.

      Trade what you see, not what you think!!!

    9. Những thành viên sau đã cám ơn :
      Redriver68 (24-05-2016)

    10. #128
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi tigeran Xem bài viết
      Tín hiệu mua: Khi DI+ cắt và đi lên phía trên DI-
      Tín hiệu bán: Khi DI- cắt và đi xuống phía dưới DI+

      Lưu Ý: Khi sử dụng sự giao cắt của DMI để nhận biết tín hiệu mua hoặc bán thì những tín hiệu này thường hay bị sai lệch. Để khắc phục chúng ta sẽ dùng chỉ báo ADX để xác nhận lại sự giao cắt của DMI. Chỉ báo ADX (Average Directional Movement Index) là một phần quan trọng không thể thiếu khi sử dụng chỉ báo DMI.

      Average Directional Movement Index (ADX)

      ADX là kỹ thuật chỉ báo thể hiện thị trường đang trong trạng thái có xu hướng hay không có xu hướng. Khi ADX đã xác nhạn có xu hướng thì kỹ thuật chỉ báo DMI sẽ chỉ ra những tín hiệu mua bán chắc chắn hơn.

      Một cách hiểu nào đó chúng ta có thể cho rằng mục đích chính của ADX là để xác định rõ xu hướng hiện tại của đường giá. Nếu xác định rõ được xu hướng thị trường sẽ giúp ích cho chúng ta rất lớn, vì nó sẽ chỉ dẫn và giúp cho nhà đầu tư sử dụng những kỹ thuật chỉ báo khác để phân tích.


      Khi thị trường đang có xu hướng (Trending Market): nhà đầu tư có thể sử dụng Moving Averages (MA), đường xu hướng (trendline) và một số các chỉ báo tiếp tục xu hướng khác.
      Khi thị trường đang không có xu hướng rõ ràng (sideways market) hay đang biến động trong một phạm vi giá nào đó (trading range market): các nhà đầu tư có thể sử dụng các chỉ báo như là Stochastic, RSI, hoặc Williams’%R và các báo range-bound khác như là Bollinger Bands hoặc Moving Average Envelope.

      ADX rất phổ biến vì nó xác định được trạng thái hiện tại của thị trường là có xu hướng hay không có xu hướng. Điều này giúp cho nhà đầu tư tránh xa những điểm yếu của các chỉ báo cũng như những cái bẫy (trap) của thị trường.

      Moving Averages (MA): Đường trung bình MA và những biến thể của MA được sử dụng rất có hiệu quả với thị trường có xu hướng rõ ràng. Tuy nhiên trong giai đoạn thị trường đang co trạng thái củng cố xu hướng; có nghĩa là giá liên tục tăng giảm đan xen lẫn nhau thì đường MA có khuynh hướng cho ra nhiều tín hiệu mua và bán sẽ bị sai lệch.
      Oscillators: là một chỉ báo vô cùng hiệu quả khi thị trường không có xu hướng rõ ràng. Mua khi Oscillator thấp và bán khi nó cao là khái niệm khá đầy đủ khi sử dụng Oscillator. Nhưng khi thị trường đang trong một xu hướng thì Oscillator biểu thị ít chính xác hơn; có nghĩa là thường xảy ra những tín hiệu bán khi thị trường đang tăng mạnh (bull market) hoặc cho những tín hiệu mua khi thị trường đang giảm giá mạnh (bear market).

      Điều đầu tiên và luôn luôn phải nhớ khi sử dụng ADX là chú ý hướng đi của đường giá. Khi ADX dao động tăng hay giảm không có nghĩa là xác định được hướng chuyển động tiếp theo của đường giá.

      Một xu hướng tăng giá mạnh đồng nghĩa với ADX tăng liên tục.
      Một xu hướng giảm giá mạnh đồng nghĩa với ADX tăng liên tục.

      Diễn giải ADX:

      Dưới 20: thị trường không có xu hướng.
      Tăng từ dưới lên trên 20: báo hiệu bắt đầu một xu hướng mới. Lúc này bắt đầu suy nghĩ đến việc mua hoặc bán trong xu hướng ngắn hạn hiện tại.
      Dao động giữa 20 – 40: Nếu ADX tăng theo hướng từ 20 lên 40; nó hàm ý xác nhận mạnh xu hướng mới đã hình thành trước đó và tiếp tục di chuyển theo hướng đã bắt đầu. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư có thể sử dụng lệnh mua hoặc bán khống (short-sell) tuỳ theo hướng đi của xu hướng thị trường. Trong giai đoạn này, nhà đầu tư phải hạn chế sử dụng chỉ báo Oscillator và các chỉ báo tiếp tục xu hướng như là MA.
      Trên 40: xu hướng hiện tại là rất mạnh.
      Cắt lằn 50 theo hướng tăng: xu hướng cực kỳ mạnh.
      Cắt theo hướng tăng trên 70: Vô địch (power trend), điều này rất hiếm khi xảy ra.

      Trade what you see, not what you think!!!

    11. #129
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Phân tích kỹ thuật Chiến lược đầu tư của thế hệ Y có gì khác với thế hệ X?

      Mặc dù ai cũng biết phong cách sống của thế hệ Y là “Bạn chỉ sống có một lần” (YOLO) nhưng khi đầu tư, họ lại không hề sẵn sàng chấp nhận rủi ro theo cách ấy.

      Theo một báo cáo gần đây của Sameer Aurora, Trưởng bộ phận chiến lược khách hàng của UBS Wealth Management Americas, thế hệ Y tập trung vào những nhu cầu ngắn hạn và có khuynh hướng gắn bó với những thương vụ đầu tư có rủi ro thấp hơn. Theo định nghĩa của UBS Wealth Management Americas, thế hệ Y là những nười nằm trong độ tuổi từ 21 đến 36.

      “Dù có quãng thời gian đầu tư dài hơn nhưng họ giữ tiền mặt trong danh mục đầu tư gần gấp đôi thế hệ ‘baby boomer’. Do vậy, có thể suy luận rằng họ tập trung vào ngắn hạn và hiện tại hơn là tạo dựng tài sản lâu dài”, Aurora cho Business Insider biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

      Không giống như thế hệ “baby boomer”, họ không tuân thủ nhiều nguyên tắc đầu tư truyền thống, như là “mua và giữ” hay theo đuổi một kế hoạch tài chính. Theo báo cáo của UBS, trong số những người có tài khoản hưu trí thì 1/4 là đã “đụng” tới khoản ấy.

      Đó là điều mà thế hệ “baby boomer” sẽ không bao giờ mơ đến. Ngoài ra, những nhà đầu tư trẻ tuổi này cũng đang đi ngược lại lời khuyên điển hình là “đổ tiền vào những vụ đầu tư rủi ro hơn trước và sau đó chuyển sang những vụ an toàn hơn khi gần về hưu”.

      “Tôi không quan tâm nhiều đến chuyện thị trường đang diễn tiến thế nào”

      Hãy lấy trường hợp của chàng kĩ sư 29 tuổi, Justin Schulte, trong cuộc khảo sát của UBS, làm ví dụ. Anh hiện đang có gia đình với hai con, và anh cho biết mình không quá lo lắng về lợi nhuận.

      “Miễn là tôi kiếm được cao hơn mức lạm phát và gặp suôn sẻ trong việc đạt được những mục tiêu cá nhân. Tôi không quan tâm nhiều về chuyện thị trường đang diễn tiến thế nào”, anh nói.

      Mặc dù hai vợ chồng anh sắp có đứa con thứ ba nhưng họ vẫn đang giữ nguyên mọi chuyện về mặt tài chính. “Đúng là chúng tôi đã sắm xe và nhà to hơn nhưng nhìn chung các mục tiêu tiết kiệm và đầu tư của chúng tôi không thay đổi nhiều lắm”, anh cho biết.

      David Dunn, Trưởng bộ phận đầu tư tại Kingsbridge Wealth Management, cho biết anh nhận thấy một sự thay đổi rõ rệt trong thứ tự ưu tiên giữa các thế hệ khi thảo luận mục tiêu đầu tư với 8 gia đình siêu giàu trong danh sách khách hàng của công ty anh.

      Anh thấy rằng thế hệ Y không bị áp lực bởi chuyện phải có lợi nhuận bằng mọi giá, thay vào đó họ quan tâm hơn đến những tác động mang tính hỗ trợ của việc đầu tư. “Họ có ý thức xã hội nhiều hơn. Nó giống một lớp học và hầu như mọi người đều đã đóng góp vào một quỹ nào đó và họ muốn góp một phần. Họ cũng không thích vay tiền”, Dunn chia sẻ.

      Dunn cũng dẫn chứng trường hợp về những khách hàng trẻ hơn của anh khi họ ít quan tâm đến việc vay tiền để mua căn hộ ở New York: “Họ chỉ muốn sống ở một nơi tốt và hài lòng với việc trả tiền thuê hàng tháng”.

      Có một số yếu tố lý giải cho những điều trên. Theo báo cáo của UBS, lý do đầu tiên là đa phần những bậc cha mẹ thuộc thế hệ “baby boomer” đều sẵn lòng hỗ trợ các con về mặt tài chính ngay cả khi thế hệ Y đã trưởng thành, và cả hai đều cảm thấy hạnh phúc với điều đó.

      Thứ hai, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn đang tiếp tục ảnh hưởng, khiến thế hệ Y đầu tư “bảo thủ” hơn, một phần là do họ đã “nếm mùi đau khổ” từ chính cuộc khủng hoảng ấy: thị trường dễ biến động, khó tìm việc sau khi tốt nghiệp, và cuộc sống thành thị đắt đỏ.

      Một cuộc chuyển giao tài sản giữa các thế hệ

      Hành vi của những nhà đầu tư trẻ hơn sẽ để lại hậu quả lớn trong tương lai gần. Theo một cuộc khảo sát gần đây của PricewaterhouseCoopers, đến năm 2020, thế hệ X và thế hệ Y sẽ kiểm soát hơn phân nửa tổng tài sản có thể đầu tư được – khoảng 30 ngàn tỷ USD.

      Sự thay đổi giữa các thế hệ đang dẫn đến việc một nhóm cố vấn robot và các startup chuyên về lập kế hoạch tài chính thách thức và thỉnh thoảng hợp tác với những đối tác truyền thống để thu hút các nhà đầu tư trẻ hơn.

      Cũng như một số nhà quản lý tài sản, Dunn lo lắng về khả năng của các cố vấn robot trong việc hiểu được động lực và mục tiêu của con người, vì những dịch vụ trực tuyến này, vốn quản lý danh mục đầu tư một cách tự động, hoạt động theo giả định rằng nhà đầu tư luôn hành động hợp lý. Ông cho rằng, trong thực tế, những ai có những thành kiến cảm xúc và xã hội không phù hợp với hình mẫu của một người ra quyết định lý tưởng.

      Nhưng cho dù có sự tồn tại của các cố vấn robot hay không, những nhà đầu tư trẻ tuổi này cũng vẫn sẽ “gây náo nhiệt” trong ngành công nghiệp quản lý tài sản./.
      Trade what you see, not what you think!!!

    12. #130
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Phân tích kỹ thuật Vì sao nên mạnh dạn cắt lỗ?

      Cắt lỗ (cut loss) trong đầu tư chứng khoán không đơn giản chỉ là quyết định bán một cổ phiếu nào đóđang giảm giá trị trong danh mục của nhà đầu tư, mà đó là kết quả cuối cùng sau cuộc chiến với cái bẫy của sự nhất quán mà những doanh nhân thành công thường mắc phải.

      Nếu là một nhà đầu tư cổ phiếu, chắc hẳn chúng ta từng ít nhất một lần rơi vào tình huống này: Mua một cổ phiếu tối ưu sau một loạt những phân tích tác động khác nhau từ nhiều phía. Rồi cổ phiếu này giảm từ 2 - 5% giá trị, chúng ta cho rằng đó chỉ là cú sốc nhẹ của thị trường. Khi giá trị cổ phiếu đó giảm tiếp 10 - 20%, chúng ta kết luận đây là đáy của cuộc khủng hoảng và sớm muộn gì thì chúng sẽ cất cánh trở lại. Khi giá cổ phiếu đó giảm tiếp 20 - 50%, chúng ta vẫn nghĩ đó chỉ là những điểm tối của việc đầu tư ngắn hạn.

      Chỉ đến khi mức giảm vượt quá 50%, chúng ta mới vội đưa ra quyết định bán nhằm cắt lỗ. Có vẻ như thiệt hại bây giờ đã là quá lớn so với tưởng tượng của nhà đầu tư. Điều gì đã khiến những quyết định cắt lỗ lại trở nên khó khăn đến vậy?

      Cắt lỗ, cái bẫy của sự nhất quán


      Trong quyển Thuyết phục bằng tâm lý, Tiến sĩ tâm lý Robert B. Cialdini đã nhận định cái bẫy của sự nhất quán mà con người thường mắc phải thông qua nghiên cứu của 2 nhà tâm lý học Knox và Inkster tại các cuộc đua ngựa như sau: Tại những cuộc đua ngựa, 30 giây trước khi đặt tiền, 90% người chơi cảm thấy lưỡng lự và không chắc chắn; 30 giây sau khi đặt tiền, 80% những người này lại cảm thấy lạc quan và tin tưởng hơn rất nhiều. Hành động ra quyết định cuối cùng - trong trường hợp này là mua tấm vé đặt cược, theo Cialdini đã trở thành yếu tố quyết định.

      Ngay khi một quan điểm hay hành động được đưa ra, nhu cầu về sự nhất quán đòi hỏi người ta phải hành động sao cho những điều họ tin tưởng và cảm nhận nhất quán với những điều mình đã làm. Họ tự thuyết phục rằng mình đã đưa ra lựa chọn đúng đắn và không có gì phải nghi ngờ, họ hoàn toàn cảm thấy thoải mái về lựa chọn đó.

      Bằng một thí nghiệm khác, nhà kinh tế học hành vi Dan Ariely - tác giả quyển Phi lý trí, đã làm rõ hơn cái bẫy của sự nhất quán:

      Tình huống một, những người tình nguyện được Ariely đưa cho một tờ vé số ngẫu nhiên, sau đó Ariely đề nghị đổi tờ vé số đó của họ để lấy một tờ vé số khác, thì chỉ 20% những người tham gia thí nghiệm đồng ý đổi. Tuy nhiên ở tình huống hai, khi những người tình nguyện được quyền chọn tờ vé số của mình, thì có đến 90% trong số họ không đồng ý với lời đề nghị đổi tờ vé số khác của Ariely, thậm chí khi mức đổi là 2:1 (hai tờ vé số khác để đổi lấy một tờ vé số họ đã chọn từ trước).

      Rõ ràng, xác suất để những người này chọn được tờ vé số trúng thưởng ở tất cả tình huống trên là như nhau, với tỷ lệ 2:1, họ sẽ có gấp đôi cơ hội có được tờ vé số trúng thưởng, thế nhưng thật bất ngờ, 80% người tham gia nghiên cứu nói "Không" và giữ tờ vé số họ chọn ban đầu.

      Robert B. Cialdini giải thích rằng, nhu cầu của sự nhất quán trong mỗi chúng ta được sinh ra từ việc chúng ta luôn có xu hướng đánh giá quá cao những gì mình có và luôn bị áp lực để trở thành một người “trước sau như một”. Mà mẫu người này thường gắn liền với thành công, đáng tin cậy, có trách nhiệm, vững vàng... và họ sẽ thể hiện điều đó xuyên suốt trong mọi hành động.

      Trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, bạn sẽ dễ đưa ra quyết định cắt lỗ chậm trễ nếu không có các phương pháp nền tảng cho sự nhất quán trong cách đầu tư của mình.

      Giải pháp?

      Nhất quán trong cách chơi, không phải nhất quán trong quyết định.

      Phù thủy đầu tư của phố Wall William J. O’neil luôn đưa ra quyết định cắt lỗ cho những cổ phiếu của ông quanh mức 8%.

      Vì thế, dù bạn có theo trường phái đầu tư tăng trưởng như O’neil hay không, thì bạn vẫn nên chọn lựa giới hạn chịu đựng cho mình. Dựa vào tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thuế, hoa hồng môi giới,... hãy xây dựng một vòng tròn an toàn cá nhân, nơi bạn có thể dùng sự “nhất quán” cho những cổ phiếu có mức sụt giảm vượt quá ngưỡng cho phép của mình.

      Hãy luôn nhớ rằng, chẳng có nhà đầu tư nào luôn đưa ra được những quyết định đầu tư chính xác. Thất bại là một phần của cuộc chơi và hầu hết những thất bại trong đầu tư chứng khoán xảy ra không phải do lỗi của chúng ta, vì vậy, hãy học cách làm cho những thất bại của mình vừa nhẹ nhàng cho tâm lý, vừa ít tốn kém nhất có thể cho túi tiền.

      Đó cũng chính là 2 quy tắc mà huyền thoại đầu tư Warren Buffett từng hóm hỉnh chia sẻ: (1) đừng bao giờ để mất tiền và (2) hãy luôn nhớ quy tắc số 1. Bởi về cơ bản, “toàn bộ những bí mật của chuyện thành công trên thị trường chứng khoán chỉ đơn thuần nằm ở chỗ chúng ta thua lỗ ít nhất có thể khi chúng ta rơi vào tình huống xấu”.
      Trade what you see, not what you think!!!

    13. #131
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Phân tích kỹ thuật STOCHASTIC

      - Chỉ báo Stochastic (Stoc) là chỉ số căn bản cho khuynh hướng của thị trường trong phân tích kỹ thuật. Trong giai đọan tăng giá (bull market) thì chỉ số này đi lên, còn trong giai đọan giảm giá (bear market) thì chỉ số này đi xuống.


      - Chỉ số này được cấu tạo bởi 2 đường: %K , %D và được tính tóan như sau:

      %K = (giá hiện hành - giá thấp n) / (giá cao n - giá thấp n)
      Với n là số phiên giao dịch trong giai đọan đang xét (mặc định thường dùng là 14)

      %D = (%K x + %K x-1 + %K x-2) / 3
      Là trung bình 3 phiên của %K, trong đó x là số phiên hiện hành.

      - Có 2 dạng stochastic: đường nhanh (fast stochastic), đường chậm (low stochastic). Đường nhanh ảnh hưởng cực kỳ đến giá trong khi đó đường chậm chỉ đơn thuần là kết quả cân bằng của đường nhanh.

      - Chì số stochastich được giới hạn từ 0 đến 100, nhưng phần lớn nó nằm quanh vị trí 20-80, nó phản ảnh các vùng quá bán (oversold) và vùng quá mua (oversbought). Đôi khi nó nằm ở những vùng 25-75 là những vùng hết sức nguy hiểm để thực hiện mua và bán vì ở tại những vùng này thường không có nhiều thông tin hỗ trợ.

      Cách sử dụng chỉ báo Stochastic: đây là 1 trong những chỉ số dùng để nhận biết sự đảo chiều của thị trường.

      1. Thông thường những vùng overbought/oversold là những vùng chỉ báo có sự biến động. Tín hiệu bán khi chỉ báo stoc tăng mạnh lên trên 80 và cho tín hiệu mua khi stoc rơi xuống dưới 20.

      2. Khi fast stochastic (%K) các low stochastic (%D) và hướng từ dưới lên sẽ cho tín hiệu mua, việc này có hiệu quả cao khi nằm trong vùng dưới 20. Tương tự, khi %K cắt %D từ trên xuống sẽ cho tín hiệu bán, điều này có hiệu quả cao khi nằm trong vùng trên 80.

      Trade what you see, not what you think!!!

    14. #132
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Đầu cơ theo Phân tích kỹ thuật

      Mặc dù đầu cơ luôn đi kèm với rủi ro nhưng viễn cảnh kiếm được lợi nhuận cao một cách nhanh chóng vẫn hấp dẫn một bộ phận không nhỏ nhà đầu tư. Đầu cơ có nhiều trường phái như đầu cơ theo tin đồn, theo phân tích kỹ thuật…Trong khuôn khổ bài viết này, người viết chỉ đề cập đến khía cạnh đầu cơ theo phân tích kỹ thuật.

      Đầu cơ là gì?

      Đầu cơ (speculation) có gốc La-tin là speculari, có nghĩa là theo dõi và quan sát. Định nghĩa theo cách này cho thấy mặt tích cực của các nhà đầu cơ. Họ chỉ đơn giản rèn luyện cách “nhìn thấy trước được tương lai” và kiếm lợi từ nó.

      Vì vậy, cách nhìn nhận của công chúng về các nhà đầu cơ có vẻ như tiêu cực quá mức cần thiết. Đầu cơ không phải là xấu và cũng không vi phạm pháp luật hay tiêu chí đạo đức. Đầu cơ chỉ đơn giản là tìm kiếm lợi nhuận từ biến động của thị trường.

      Một số chiến lược Phân tích kỹ thuật có thể sử dụng trong đầu cơ

      Đám mây Kumo của Ichimoku Kinko Hyo. Đám mây Kumo được coi là một phần khá quan trọng và thú vị của công cụ Ichimoku Kinko Hyo. Nó là một vùng hỗ trợ/kháng cự “di động” trên đồ thị.

      Khái niệm trên có vẻ khá mới mẻ cho những người đã quen với các hỗ trợ/kháng cự “đứng yên” như đỉnh cũ, đáy cũ, Fibonacci Retracement… Tuy nhiên, đám mây Kumo rất hữu dụng đối với những cổ phiếu đang trong đà tăng hoặc giảm giá dài hạn.

      Ví dụ dưới đây của VNM sẽ chỉ ra điều này. Trong những đợt điều chỉnh kỹ thuật trong xu hướng tăng vào tháng 05/2015, tháng 09/2015…. Kumo đã hỗ trợ rất tốt và tạo ra những cơ hội mua hấp dẫn.



      Không phải cứ lên overbought là bán ra. Việc bán ra ngay khi các chỉ báo dao động vừa đi vào vùng quá mua (overbought) và mua vào ngay khi các chỉ báo dao động vừa đi vào vùng quá bán (oversold) có vẻ không thực sự hữu dụng ở thị trường mà tâm lý có phần “quá khích” như Việt Nam, Trung Quốc...

      Trên thực tế. giao dịch theo chiến lược này, nhà đầu tư dễ rơi vào tình thế mua/bán quá sớm so với đáy/đỉnh thực sự của cổ phiếu.

      Một cách tiếp cận khác tỏ ra có hiệu quả cao là đợi đến khi các chỉ báo dao động rơi khỏi vùng quá mua (overbought) mới bán ra và các chỉ báo dao động vượt lên trên vùng quá bán (oversold) thì mới mua vào.

      Kết luận

      Sự biến động khá bất thường của thị trường mở ra cơ hội tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn cho các nhà đầu cơ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các trader tự tin hơn và duy trì "sự sống còn" trên thị trường chứng khoán, vốn đang trở nên ngày càng khốc liệt./.
      Trade what you see, not what you think!!!

    15. #133
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Những điều Trader phân tích kỹ thuật có thể học từ Cá sấu

      Cá sấu là một sinh vật thú vị. Chúng cùng thời với khủng long và hiện vẫn đang tồn tại trên trái đất. Tuy nhiên, một sự thật đáng ngạc nhiên là cá sấu có rất nhiều điều mà các Trader chứng khoán phải học hỏi.

      Cá sấu có gì hay?

      Cá sấu rất khôn ngoan và biết kiễn nhẫn chờ đợi cả ngày, thậm chí hàng tuần cho đến khi con mồi đến. Theo nhiều báo cáo khoa học chuyên sâu thì cá sấu là loài động vật đáng gờm nhất đã từng tồn tại. Chúng đã có mặt được khoảng 200 triệu năm và từng cùng thời với loài khủng long. Cá sấu đã tiến hóa và thích nghi dần theo thời gian để trở thành loài động vật đáng sợ nhất trên trái đất, bên cạnh con người.

      Cá sấu là loài ăn thịt theo cơ hội và biết học thuộc tập tính của con mồi. Khi đến lúc, chúng vồ lấy con mồi nhanh gọn. Có vẻ phong cách này đi ngược với sư tử, báo… chuyên chạy theo rượt con mồi “toát mồ hôi” mới có cái ăn.

      Là một Trader, bạn cần học hỏi nhiều từ cá sấu!

      Trade what you see, not what you think!!!

    16. #134
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi tigeran Xem bài viết
      Cá sấu là một sinh vật thú vị. Chúng cùng thời với khủng long và hiện vẫn đang tồn tại trên trái đất. Tuy nhiên, một sự thật đáng ngạc nhiên là cá sấu có rất nhiều điều mà các Trader chứng khoán phải học hỏi.

      Cá sấu có gì hay?

      Cá sấu rất khôn ngoan và biết kiễn nhẫn chờ đợi cả ngày, thậm chí hàng tuần cho đến khi con mồi đến. Theo nhiều báo cáo khoa học chuyên sâu thì cá sấu là loài động vật đáng gờm nhất đã từng tồn tại. Chúng đã có mặt được khoảng 200 triệu năm và từng cùng thời với loài khủng long. Cá sấu đã tiến hóa và thích nghi dần theo thời gian để trở thành loài động vật đáng sợ nhất trên trái đất, bên cạnh con người.

      Cá sấu là loài ăn thịt theo cơ hội và biết học thuộc tập tính của con mồi. Khi đến lúc, chúng vồ lấy con mồi nhanh gọn. Có vẻ phong cách này đi ngược với sư tử, báo… chuyên chạy theo rượt con mồi “toát mồ hôi” mới có cái ăn.

      Là một Trader, bạn cần học hỏi nhiều từ cá sấu!

      Những điều Trader có thể học từ Cá sấu

      Sự kiên nhẫn khủng khiếp. Trong tự nhiên, cá sấu tuyệt đối không bơi vòng vòng trong đầm lầy để săn cá hay chạy hùng hục để săn thú mà sẽ nằm chờ con mồi lớn (hà mã, ngựa vằn, trâu…) tự động dẫn xác đến.

      Thời gian chờ đợi sẽ lâu, thậm chí rất lâu nhưng nó vẫn liên tục kiên nhẫn đợi cho đến khi cơ hội hoàn hảo xuất hiện mới hành động. Các Trader thường hay nóng vội dễ dẫn đến những sai lầm và các khoản thua lỗ đáng tiếc.

      Không giao dịch nhiều. Cá sấu chỉ cần ăn mỗi tuần một lần bởi vì chúng giết một con mồi chất lượng hơn là nhiều con mồi kém chất lượng. Điều này khá hợp lý vì kiểu gì chẳng phải tốn công rình rập con mồi nên cứ tập trung vào các con to sẽ mang lại “lợi nhuận” lớn hơn.

      Các Trader cũng nên tập trung hóa vào các khoản đầu tư dự kiến mang lại hiệu quả lớn nhất để có thể tối đa hóa lợi nhuận.

      Khả năng thích nghi cực tốt. Muốn bắt được cá sấu thường phải thay đổi kỹ thuật để bắt chúng bởi vì cá sấu rất khó bị tóm nếu sử dụng lại những phương pháp cũ. Loài vật này có khả năng học hỏi nhanh nên thích nghi rất tốt với môi trường xung quanh. Đây là lý do chính giải thích tại sao chúng có thể tồn tại qua hàng triệu năm trong khi các loài động vật khác đều tuyệt chủng.

      Rõ ràng, thị trường tài chính, nơi mà các Trader tồn tại, luôn thay đổi đến chóng mặt. Việc luôn giữ lấy những phương pháp cũ và không chịu thích nghi sẽ dễ khiến các Trader nhanh chóng đi đến diệt vong.

      Công cụ Alligator của Bill Williams. Alligator là tên một loài cá sấu hung dữ và háu ăn. Nó cũng là tên của một công cự được Bill Williams sáng chế để sử dụng trong phân tích kỹ thuật bao gồm 3 đường:

      Hàm cá sấu (Alligator’s Jaw) = SMMA (Giá trung bình, 13, 8)

      Răng cá sấu (Alligator’s Teeth) = SMMA (Giá trung bình, 8, 5)

      Miệng cá sấu Alligator’s Lips) = SMMA (Giá trung bình, 5, 3)

      Nhìn chung khi 3 đường này đi ngang và ở sát nhau thì thị trường đang tích lũy và chuẩn bị bùng nổ.

      Khi 3 đường này tăng khoảng cách thì thị trường bùng nổ. Tùy thuộc vào hướng biến động của các đường Smoothed Moving Average (SMMA) mà thị trường sẽ lên hay xuống.
      Trade what you see, not what you think!!!

    17. #135
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Tại sao nhà đầu tư nên xem phim kinh dị?

      Phim kinh dị là một đề tài khá nhạy cảm. Nhưng đâu đó trong các bộ phim dường như các nhà đầu tư chứng khoán có thể thấy được vài vấn đề liên quan khá mật thiết với mình.

      Phim kinh dị là gì?

      Phim kinh dị là một thể loại phim tập trung khai thác những cảm xúc tiêu cực và gợi cho người xem nỗi sợ hãi thông qua cốt truyện, nội dung phim, những hình ảnh rùng rợn, bí hiểm, máu me, chết chóc...

      Nếu nhìn sơ qua thì có vẻ không mấy liên quan đến thị trường tài chính. Nhưng nếu suy xét kỹ thì ít nhất nó cũng có một điểm chung đấy. Đó chính là sự sợ hãi (fear)!

      Vì vậy, đôi khi coi vài bộ phim kinh dị cũng giúp nhà đầu tư hiểu được vài bài học quý giá về tài chính hành vi.

      Nhà đầu tư thường sợ những gì?

      Đã từ lâu các học giả bắt đầu nhận thấy thị trường chứng khoán không hẳn là cuộc chơi của những con số. Bởi nếu đơn giản như thế thì có lẽ các chuyên gia lập trình hoặc các giáo sư đại học đã trở thành tỷ phú và thống trị Wall Street từ lâu. Nhưng thực tế lại không như vậy vì các nhà đầu tư về cơ bản không phải là robot. Họ có lòng tham và sự sợ hãi. Điều đó khiến họ đôi khi hành động không theo logic tại những thời điểm quyết định.

      Trong các phim kinh dị, có vẻ một đội quân xác sống (thường là khá đần) chạy long nhong ngoài đường vào buổi sáng vẫn có vẻ ít gây hoảng loạn hơn một tên sát nhân đeo mặt nạ và cầm dao rựa vào đêm khuya (kiểu như nhân vật Jason Voorhees trong phim Friday the 13th). Lý do là trong trường hợp xác sống thì ít nhất nạn nhân cũng nhìn thấy rõ được mối đe dọa đang đến với mình và không bị yếu tố bất ngờ chi phối. Khi đó họ có thể lên kế hoạch chạy trốn hoặc phản kháng.

      Trong trường hợp bị bất ngờ thì lại khác. Đa phần các nạn nhân đều là các thanh niên khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Nếu như những người này bình tĩnh thì có khi tên sát nhân phải chiến đấu đến “khô máu” mới giết được họ. Nhưng nếu bị bất ngờ hoặc đang hoảng sợ thì hầu hết các trường hợp đều dễ dàng như … giết chuột.
      Sát nhân Jason Voorhees trong phim Friday the 13th

      Nỗi sợ lớn nhất đôi khi lại là nỗi sợ về những gì mình … không biết hoặc không dự đoán được. Một vụ phá giá đồng nội tệ bất ngờ của NHTW đôi khi còn đáng sợ và gây ra nhiều thiệt hại đáng kể cho nhà đầu tư hơn là một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã được các chuyên gia dự báo từ trước.

      Vậy ta rút ra được điều gì từ việc này? Theo các học giả hàng đầu về tài chính hành vi như Daniel Kahneman (Nobel Kinh tế 2002), Robert J. Shiller (Nobel Kinh tế 2013)… thì khi tính bất ngờ càng cao thì nỗi sợ sinh ra nhiều khả năng sẽ càng lớn.

      Đâu là giải pháp?

      Tránh bị rơi vào hoảng loạn. Nếu để ý kỹ thì chúng ta sẽ thấy thường các nhân vật phản diện trong các phim kinh dị dù đôi khi có năng lực hơn người nhưng cũng không đến mức quá khủng khiếp như kiểu Magneto hay Apocalypse nhưng vẫn gây ra được những tội ác kinh hoàng.

      Hầu hết các nhân vật này đều có điểm chung là rất giỏi giăng bẫy hoặc tạo sự hoảng loạn cho nạn nhân. Chính điều này đã phần nào bù đắp sự “yếu kém” về năng lực. Kiểu như con *** chăn bò có thể lùa cả đàn gia súc dù sức mạnh cơ bắp của nó về cơ bản không vượt trội.

      Thao túng sự sợ hãi (fear) có lẽ cũng là bí quyết của các tay to, “cá mập”… trên thị trường chứng khoán. Các tin xấu thường bị khuếch đại quá mức so với thực tế. Tâm lý bầy đàn (herding bias)(*) sẽ làm phần còn lại và khiến nhiều nhà đầu tư yếu bóng vía chết thảm như các nạn nhân trong phim kinh dị.

      Giải pháp cho vấn đề này là nhà đầu tư phải nghiên cứu thật kỹ quá khứ. Khi có các tin bất ngờ (breaking news) xuất hiện thì nên so sánh nó với một hiện tượng tương tự từng xảy ra trong quá khứ xem biến động của thị trường như thế nào để lên phương án hành động. Điều này sẽ hợp lý hơn là để cho các phương tiện truyền thông hoặc các nhà đầu tư khác ảnh hưởng và chi phối hành động của mình.

      Đừng bao giờ tự tin quá mức. Thường thì các nhân vật dễ bị “thịt” nhất trong các phim kinh dị là mẫu nhân vật quá chủ quan hoặc quá anh hùng. Kiểu như một mình đi vào căn nhà hoang hay cố gắng chống cự thay vì bỏ chạy dù không có lợi thế về mặt thể lực hay quân số (như trong phim Wrong Turn).

      Nhà đầu tư thường bị lỗ cũng từ sự tự tin tương tự. Quá tin tưởng vào phương pháp đầu tư của mình nhưng lại không đưa ra phương án dự phòng cắt lỗ trong trường hợp sụt giảm bất ngờ xảy ra là một trong những sai lầm “kinh điển” nhất trên thị trường chứng khoán.

      Vì vậy, bên cạnh việc mơ mộng về những khoản lợi nhuận trong tương lai thì nhà đầu tư cần đặt ra ngưỡng cắt lỗ (cut loss) ngay khi mua cổ phiếu. Điều này sẽ giúp gia tăng khả năng sống sót của nhà đầu tư trước sự khắc nghiệt của thị trường.

      Như trong trường hợp của HAR dưới đây, nếu nhà đầu tư mua vào tại vùng 5,500-6,000 không cắt lỗ sớm thì có thể thua lỗ đến 30% chỉ trong 2-3 tuần sau đó.

      (*) Tâm lý bầy đàn (herding bias) là một thuật ngữ của tài chính hành vi. Theo nghiên cứu của Hirschleifer (2001) thì yếu tố này thuộc khuynh hướng xã hội (social bias). Điều này sẽ gây thua lỗ cho nhà đầu tư bằng cách khiến họ tin vào những tin đồn trên thị trường, những câu chuyện đầu tư hấp dẫn được viết ra bởi những “tay to” hoặc chỉ đơn giản mua/bán những cổ phiếu được quá nhiều người chú ý hay nhắc đến.
      Trade what you see, not what you think!!!

    18. #136
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Phân tích kỹ thuật Đầu tư theo phong cách Siêu anh hùng

      Chúng ta ai cũng cần một thần tượng để noi theo. Các siêu anh hùng vốn là thần tượng của hàng trăm triệu người qua nhiều thế hệ. Vậy phải chăng các nhà đầu tư theo phân tích kỹ thuật cũng cần một siêu anh hùng để làm hình mẫu cho mình?

      Tố chất cá nhân là thứ khó thay đổi

      Các cá nhân sinh ra vốn đã có những tố chất mặc định được di truyền. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến gia đình, sự nghiệp và tương lai sau này của mỗi người.

      Các kỹ năng bạn có thể học nhưng “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”. Các tố chất cá nhân gần như sẽ không thay đổi theo thời gian nên bạn sẽ phải học cách “thích nghi” với chúng. Theo các nhà tâm lý học, một người có bản tính nóng nảy thì chỉ có thể dùng các liệu pháp để giúp anh ta kềm chế cơn nóng giận chứ khó mà biến anh ta thành một người kín đáo, lạnh lùng kiểu “phớt tỉnh Ăng-lê” được.

      Không chỉ riêng người thường hoặc các nhà đầu tư chứng khoán bị chi phối bởi yếu tố này mà ngay cả các siêu anh hùng cũng thế. Superman có thể sở hữu khả năng chiến đấu siêu hạng nhưng nhìn chung vẫn thuộc dạng “hữu dũng vô mưu”, “vai u thịt bắp” nên khi đụng phải những vấn đề mang tính phức tạp, tinh vi thì vẫn phải nhờ đến Batman. Ngược lại, bạn có bao giờ thấy Iron Man cởi bỏ bộ giáp thông minh của mình để đấu tay đôi với Hulk hoặc Thor chưa?

      Các tố chất hoặc điều kiện cá nhân của mỗi nhà đầu tư không có cái nào hoàn toàn tốt hay hoàn toàn xấu. Chúng đều sẽ có ích trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó. Bây giờ thì hãy xem bạn sở hữu những điều kiện và tố chất gì để có thể tìm kiếm một hình mẫu lý tưởng cho bản thân.

      Batman – Nhà đầu tư nhỏ lẻ cần phải học hỏi

      Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao một người thường như Batman có thể tồn tại trong một thế giới đầy những siêu nhân, quái vật, ma quỷ, thần thánh… hay chưa? Không như các siêu anh hùng khác, Batman không có bất kỳ một siêu năng lực nào! Ta có thể tưởng tượng tình trạng của Batman trong vũ trụ DC Comics giống hệt như một nhà đầu tư nhỏ lẻ, tí hon trong một thị trường đầy những tay to, cá mập, đội lái… chỉ chực chờ ăn tươi nuốt sống nạn nhân.

      Không những tồn tại được, anh ta còn luôn là “kép chính” trong bất cứ team siêu anh hùng nào mà mình tham gia. Hãy cùng phân tích vấn đề khá thú vị này nhé.

      Tạo hình của Batman trong phim Batman Begins

      Thứ nhất, Batman có kỹ năng chiến đấu được rèn luyện đến mức tối đa. Nếu là một trader trẻ và mới bước vào thị trường, bạn cần phải “biết thân biết phận”, phải siêng năng học hỏi, rèn luyện ngày đêm, thường xuyên tham gia các khóa học để mài dũa các kỹ năng phân tích, đầu tư. Sự siêng năng, khổ luyện cùng cực này sẽ phần nào thu ngắn được khoảng cách vốn đã quá chênh lệch giữ bạn và các cao thủ trong nghề.

      Thứ hai, Batman luôn có nhiều loại vũ khí công nghệ cao trợ giúp. Công nghệ vốn là điều kỳ diệu. Cũng chính nhờ công nghệ mà Iron Man, cũng là một người thường khác, có thể “chơi tay đôi” hoặc thậm chí là đánh bại Hulk hoặc Captain America.

      Bạn là nhà đầu tư nhỏ lẻ, ít tiền, ít quan hệ nên không thể tiếp cận được những tin hành lang, tin nội gián như các nhà đầu tư lớn? Không sao, bạn có thể khắc phục bằng phân tích kỹ thuật vì chả phải “tất cả các thông tin đều phản ảnh vào giá, bao gồm cả tin tức lẫn tin đồn” đó sao! Bạn không thể biết trước được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhưng vẫn có thể dự phóng nó bằng các mô hình của phân tích cơ bản kia mà. Dù không thực sự chính xác 100% nhưng phần nào nó sẽ giúp bạn không quá thua thiệt trong cuộc chơi trên thị trường chứng khoán.

      Vả lại, khi “cá mập” vào hàng hay ra hàng thì sẽ khó khăn hơn người thường vì dễ bị chú ý hơn. Nhỏ lẻ không hẳn là bất lợi nhé!

      Thứ ba, khả năng lợi dụng ngoại cảnh, biết mình biết người là một thế mạnh. Hầu như trên phim chả mấy khi Batman muốn đưa mình vào hoàn cảnh “một mình chống mafia”. Anh rất lý trí và ít khi mạo hiểm đưa mình vào hoàn cảnh bất lợi để rồi thất bại. Khi cảm thấy nhiệm vụ vượt quá sức mình anh thường tận dụng thêm sự hỗ trợ từ đồng đội hoặc các thế lực bên ngoài.

      Batman cũng hiếm khi kéo dài cuộc chiến đấu với đối thủ, đặc biệt là những đối thủ “trâu bò” hơn mình về mặt thể lực, vì anh ta thừa biết mình là người thường nên chẳng thể “cày bừa” suốt ngày suốt đêm như Deadpool hay Worlverine được. Anh ta thường chỉ rình mồi, chờ cơ hội thuận tiện để ra tay rồi rút lui nhanh chóng sau khi đạt được mục đích. Rõ ràng về điểm này thì Batman thuộc dạng “vô đối”. Nhà đầu tư cũng nên học hỏi kỹ năng này.

      Một số nhà đầu tư nhỏ lẻ thường hay mua những cổ phiếu được khối ngoại mua nhiều và liên tục như VNM, REE… Bản thân người viết nghĩ đây cũng là một cách phòng ngừa rủi ro thông minh. Vì với số tiền ít, khả năng tiếp cận thông tin “mật” gần như bằng không… thì việc đi cùng hướng với những tay to như khối ngoại sẽ hạn chế khả năng thua lỗ.

      Các cổ phiếu tăng nhanh, giảm nhanh kiểu như HHS, HAR … hoặc những cổ phiếu vốn được nhiều nhà đầu tư lớn ủng hộ như BVH, VIC, VNM (hình minh họa bên dưới) dự kiến sẽ được Batman khá yêu thích nếu anh ta có ý định chuyển nghề … đầu tư chứng khoán.

      Thứ tư, hãy im lặng và quan sát. Hãy thử tưởng tượng xem nếu Batman lại có phong cách “ngáo đá”, đụng đâu chửi đó kiểu Deadpool thì anh có tồn tại nổi không? Dĩ nhiên là không vì Batman đâu có healing factor như tay lính đánh thuê kia.

      Nếu là người mới, bạn cũng hãy học cách ít nói và quan sát. Vì rõ ràng điều đó sẽ giúp bạn nhanh chóng tiến bộ và dễ dàng nắm bắt cơ hội hơn. Việc nói quá nhiều và quá đề cao bản thân chỉ làm hại cho bạn thôi.

      Batman rất đáng khâm phục. Hãy học Batman nếu bạn là nhà đầu tư nhỏ lẻ!

      Superman – Hình mẫu của “tay to”

      Luôn tràn đầy sức mạnh như một vị thần, có thể nói Superman là một trong những siêu anh hùng thuộc dạng “trâu” nhất của vũ trụ DC Comics. Khi gặp kẻ thù anh cũng chẳng phải tâm tư, suy nghĩ nhiều như Batman hay làm, cứ việc bay vào đập cho hắn tơi tả là xong!

      Tạo hình của Superman trong phim Man of Steel

      Nhìn chung Superman giống kiểu một trader nhà chẳng có gì ngoài … điều kiện: cứ mua cho đến khi nào cổ phiếu hết giảm nữa thì thôi! Nói theo cách nói của các cụ ngày xưa là “Buôn tài không bằng dài vốn”. Dĩ nhiên, để làm được điều này bạn cần phải sở hữu một dòng tiền vô cùng ổn định trong suốt nhiều năm.

      Một số nhà đầu tư chứng khoán có sở hữu vài căn nhà cho thuê có thể là một ví dụ tốt. Nếu nhà đầu tư này bị “kẹp hàng” (thường gọi vui là kẹper), anh ta có thể dùng dòng tiền dư ra từ hoạt động cho thuê nhà của mình để bình quân giá xuống. Vì hoạt động cho thuê nhà được coi là khá ổn định nên dòng tiền này có thể duy trì liên tục trong 1-2 năm. Điều này sẽ giúp kéo giá vốn của nhà đầu tư này xuống mức thấp và chỉ cần một đợt tăng mạnh của cổ phiếu xuất hiện thì nhà đầu tư này sẽ lấy lại toàn bộ những gì đã mất.

      Các đội lái cũng có thể coi là hiện thân của Superman trong … chứng khoán. Đối với các cổ phiếu thuộc dạng smallcap họ có thể “cân” toàn bộ thị trường thì đã nắm rõ được cung cầu. Họ cũng có thể kêu gọi thêm vốn vay từ các nguồn như ngân hàng, công ty chứng khoán… trong trường hợp không có đủ tiền trang trải cho một vụ đầu tư lớn, y như kiểu Superman chiến đấu kiệt sức hoặc bị thương thì lại bay đến gần mặt trời lấy năng lượng để “chiến” tiếp.

      Cổ phiếu dạng như OGC, NVT, SHN… có thể sẽ là món ưa thích của những “nhà đầu tư Superman” vì họ hoàn toàn có thể chịu đựng được những giai đoạn sụt giảm mạnh (thrust down) của những cổ phiếu này và đủ tiền để bình quân giá xuống liên tục cho đến khi đợt tăng trưởng mới xuất hiện.

      Ví dụ dưới đây của OGC sẽ cho thấy giai đoạn thrust down khủng khiếp như thế nào và nó cũng cho thấy những cổ phiếu dạng này không dành cho “tay mơ”. Trong trường hợp của OGC phải có đến vài đợt giảm mạnh mới xuất hiện một đợt tăng mạnh nên các nhà đầu tư nhỏ, ít kinh nghiệm sẽ rất khó để tìm kiếm lợi nhuận.

      Kết luận

      Nếu chứng khoán là một môn thể thao thì chắc chắn nó sẽ là một môn thể thao rất cá nhân. Các kết quả của đầu tư chứng khoán cũng mang tính cá nhân rất cao: lợi nhuận 20%/năm có thể là rất lớn đối với người này nhưng lại quá kém đối với người khác.

      Vì vậy, trước khi bắt đầu đầu tư hãy tự vấn bản thân xem bạn có những điểm mạnh, điểm yếu gì và bạn thực sự muốn gì khi đầu tư chứng khoán. Khi đó bạn sẽ có đối sách và một chiến thuật phù hợp nhất cho bản thân.
      Trade what you see, not what you think!!!

    19. #137
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định Sử dụng timeframe ngắn để đỡ mất nhiều thời gian theo dõi

      Một hình ảnh thường thấy là dân đánh forex và hàng hóa thường ngồi trước màn hình theo dõi thâu đêm chẳng khác này các game thủ cày level.

      Nếu bạn là một người rảnh rỗi không phải đi làm thì việc này có thể tiếp tục. Còn đối với phần đông những người coi đầu tư forex là nghề phụ thì việc theo dõi thâu đêm là cực kỳ có hại.

      Vì vậy, các nhà đầu tư có thể chọn một khung thời gian (timeframe) ngắn tầm 1 phút, 5 phút… để xác định các tín hiệu mua bán ngắn hạn để nhanh chóng vào lệnh và cũng nhanh chóng chốt lời để kết thúc giao dịch. Để làm được việc này thì bạn nên ưu tiên các công cụ ngắn hạn kiểu như MA 5, MA 10 hoặc Stochastic Oscillator.

      Xét cho cùng, khi bạn sử dụng một tỷ lệ đòn bẩy quá lớn thì một tín hiệu mua từ đồ thị 5 phút so với tín hiệu mua từ đồ thị 30 phút cũng không khác nhau là mấy. Vấn đề cuối cùng chỉ là bạn đặt các ngưỡng stop loss và take profit sao cho hiệu quả mà thôi.

      Dưới đây là đồ thị 5 phút của cặp tiền tệ EUR/USD. Các tín hiệu báo trước tăng giảm của MA 10 tỏ ra khá hiệu quả chẳng kém đồ thị ngày hay đồ thị giờ.


    20. #138
      Ngày tham gia
      Apr 2017
      Bài viết
      356
      Được cám ơn 17 lần trong 15 bài gởi

      Mặc định

      Thank các bác. Em đang ngâm cứu

    21. #139
      Ngày tham gia
      Apr 2017
      Bài viết
      356
      Được cám ơn 17 lần trong 15 bài gởi

      Mặc định

      Bài nhiều quá, đọc hoài chưa thấy hết luôn, Thank các bác phát nữa

    22. #140
      Ngày tham gia
      Apr 2017
      Bài viết
      356
      Được cám ơn 17 lần trong 15 bài gởi

      Mặc định

      Các bác có sách nào về PTKT sóng Elliott mà hay hay giới thiệu em với.

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 06-02-2013, 01:30 PM
    2. Triết lý trong phân tích kỹ thuật
      By MSWing in forum Kiến thức về Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 19
      Bài viết cuối: 20-11-2012, 10:23 AM
    3. Kinh nghiêm xài SMA trong Phân tích kỹ thuật
      By tigeran in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 22-06-2010, 04:52 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình