Triết lý trong phân tích kỹ thuật
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 20 của 20

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Dec 2010
      Bài viết
      9
      Được cám ơn 6 lần trong 3 bài gởi

      Mặc định Triết lý trong phân tích kỹ thuật

      Trước khi bắt đầu nghiên cứu những kĩ thuật và công cụ cụ thể được sử dụng trong phân tích kĩ thuật, điều cần thiết đầu tiên phải định nghĩa phân tích kĩ thuật là gì, thảo luận những tiền đề triết học mà nó dựa trên, đưa ra những khác biệt rõ ràng giữa phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật, cuối cùng trả lời cho cặp chỉ trích thường xuyên được nêu ra phản bác phân tích kĩ thuật. Đầu tiên: định nghĩa chủ đề. Phân tích kĩ thuật là nghiên cứu diễn biến giá, chủ yếu sử dụng đồ thị, với mục đích dự đoán xu thế giá tương lai.

      Phương pháp phân tích kỹ thuật được xây dựng dựa trên 3 tiên đề:
      1. Diễn biến thị trường phản ánh mọi thứ.
      2. Giá chuyển động theo xu hướng.
      3. Lịch sử lập lại.


      Diễn biến thị trường phản ánh mọi thứ
      Lời tuyên bố diễn biến thị trường phản ánh mọi thứ có thể được xem là nền tảng của phân tích kỹ thuật. Nếu như tầm quan trọng của tiên đề đầu tiên này không được hiểu đầy đủ và được công nhận, những điều được nói phía sau thực sự chẳng có ý nghĩa gì cả. Những người phân tích kỹ thuật tin rằng bất kỳ thứ gì có thể ảnh hưởng tới giá (các yếu tố cơ bản, chính trị, tâm lý, vv) đều được phản ánh trên giá cả của thị trường đó. Vì vậy, việc nghiên cứu diễn biến giá cả là điều duy nhất được yêu cầu. Mặc dù luận điệu này có vẻ quá táo bạo, nhưng chúng ta sẽ thấy thật khó để phản bác lại nếu chịu bỏ thời gian tìm hiểu ý nghĩa đích thực của nó.
      Tất cả các nhà phân tích kỹ thuật (technician) khẳng định rằng diễn biến giá cả phản ánh sự thay đổi giữa cung và cầu. Nếu cầu vượt cung, giá phải tăng. Nếu cung vượt cầu, giá phải giảm. Quá trình này là cơ sở của tất cả các dự báo kinh tế và cơ bản. các technician sau đó lại lật ngược vấn đề và kết luận rằng nếu giá cả tăng, vì bất kỳ một lý do nào, cầu phải vượt cung và các yếu tố cơ bản phải khả quan. Nếu giá cả rớt, các yếu tố cơ bản phải trở nên bất lợi. Chúng ta không có gì phải ngạc nhiên khi những lời nhận xét về các yếu tố cơ bản được đưa ra trong khi đang bàn về phân tích kỹ thuật. Nói chung là các technician đang gián tiếp nghiên cứu những yếu tố cơ bản. Hầu hết họ đều đồng ý rằng chính lực cung và cầu hay những yếu tố cơ bản là nguyên nhân tạo nên dao động thị trường. Biểu đồ không thể khiến cho thị trường đi lên hay xuống được. Nó chỉ phản ánh tâm lý lạc quan hay bi quan của thị trường.
      Như một nguyên tắc, những nhà phân tích biểu đồ (chartist) không quan tâm đến lý do tại sao giá tăng hay giảm. Thường thì vào giai đoạn đầu của một xu hướng giá hay tại những điểm ngoặt, không ai có thể biết chính xác tại sao thị trường lại diễn ra như vậy. Mặc dù phương pháp kỹ thuật thỉnh thoảng bị đơn giản thái quá, lô-gích đằng sau tiên đề đầu tiên này sẽ trở nên thuyết phục hơn nếu chúng ta có được nhiều kinh nghiệm thị trường hơn. Điều này có nghĩa rằng nếu những thứ mà tác động lên giá thị trường cuối cùng cũng được phản ánh trong giá thị trường, thì việc nghiên cứu giá cả là điều cần thiết duy nhất. Bằng cách nghiên cứu biểu đồ giá và một loạt những chỉ số kỹ thuật hỗ trợ, những chartist trên thực tế để cho thị trường cho họ biết nó có khả năng cao nhất sẽ đi theo hướng nào. Họ không cần thiết phải cố gắng để thắng thị trường. Tất cả những dụng cụ kỹ thuật được thảo luận phía sau đơn giản chỉ là những kỹ thuật được sử dụng để hỗ trợ họ trong quá trình nghiên cứu diễn biến thị trường. Những chartist hiểu rằng thị trường lên hay xuống chắc chắn phải có lý do. Họ chỉ không tin rằng biết được những lý do đó là cần thiết trong quá trình dự báo.

      Giá chuyển động theo xu hướng
      Khái niệm về xu hướng tuyệt đối quan trọng trong phương pháp kỹ thuật. Mục đích của vẽ diễn biến giá của một thị trường là xác định những xu hướng trong giai đoạn đầu phát triển để chúng ta có thể dựa vào đó mà giao dịch theo đúng chiều của xu hướng. Trên thực tế, hầu hết những kỹ thuật được sử dụng trong phương pháp này thực chất là đi theo xu hướng, có nghĩa là mục tiêu của những kỹ thuật này là xác định ra những xu hướng hiện thời và đi theo chúng.

      Hệ quả của tiên đề này là giá chuyển động theo xu hướng – một xu hướng đang chuyển động có khuynh hướng chuyển động cùng chiều hơn là đảo chiều. Hệ quả này là sự áp dụng của định luật 1 Newton về chuyển động. Chúng ta có thể nói theo cách khác là một xu hướng đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động cùng chiều cho đến khi nó đảo chiều. Điều này có vẻ lòng vòng lẩn quẩn nhưng toàn bộ phương pháp đi theo xu hướng đều dựa trên việc lướt theo xu hướng sẵn có cho đến khi nó có dấu hiệu đảo chiều.
      Lịch sử lập lại
      Phần lớn nội dung của phân tích kỹ thuật và nghiên cứu diễn biến thị trường liên quan tới việc nghiên cứu tâm lý con người. Ví dụ những mẫu hình trên biểu đồ được xác định và xếp loại trong hơn một trăm năm qua, chúng có khả năng phản ánh một số hình ảnh nhất định trong biểu đồ giá. Những hình ảnh này tiết lộ tâm lý phấn khởi hay bi quan của thị trường. Những mẫu hình được xây dựng dựa trên việc nghiên cứu tâm lý con người mà tâm lý và tính cách của con người thì dường như không thay đổi theo thời gian. Bởi vậy nếu mẫu hình nào cho kết quả tốt trong quá khứ, người ta tin rằng nó sẽ tiếp tục cho kết quả tốt trong tương lai. Hay nói cách khác, để hiểu rõ tương lai, chúng ta phải lật lại quá khứ, hay tương lai chỉ là sự lập lại của quá khứ.


      Dự đoán bằng kĩ thuật so với cơ bản.
      Trong khi phân tích kĩ thuật tập trung vào nghiên cứu diễn biến thị trường, phân tích cơ bản tập trung vào lực cung cầu của nền kinh tế làm cho giá tăng lên, giảm xuống hay không thay đổi. Phương pháp cơ bản xem xét tất cả các yếu tố liên quan tác động đến giá trên thị trường để xác định giá trị thực của thị trường. Giá trị thực là điều mà nhà cơ bản cho rằng thật sự đáng dựa trên quy luật cung cầu. Nếu giá trị thực thấp hơn trong thị giá hiện thời, vậy thì thị trường định giá quá cao và nên bán đi. Nếu thị giá hiện thời thấp hơn giá trị thực, vậy thị trường đang định giá thấp và nên mua.
      Cả hai phương pháp dự đoán này cố giải quyết vấn đề, đó là xác định hướng đi chuyển của giá. Họ chỉ tiếp cận vấn đề từ các chiều khác nhau. Các nhà phân tích cơ bản nghiên cứu nguyên nhân vận động của thị trường, trong khi các nhà phân tích kĩ thuật nghiên cứu kết quả. Dĩ nhiên, các nhà phân tích kĩ thuật cho rằng kết quả là tất cả, điều cô hoặc anh ta muốn hay cần biết và nguyên nhân hay lý do là không cần thiết. Các nhà cơ bản luôn phải biết tại sao.
      Hầu hết các người giao dịch tự phân chia thành hoặc là những người phân tích cơ bản hoặc là phân tích kĩ thuật. Thực sự, không có nhiều khác biệt. Nhiều nhà phân tích cơ bản dùng kiến thức thực nghiệm của nguyên lý cơ bản phân tích biểu đồ. Đồng thời, nhiều nhà phân tích kĩ thuật ít nhất có kiến thức chung về phân tích cơ bản. Vấn đề là biểu đồ và các yếu tố cơ bản thường xung đột lẫn nhau. Thông thường tại những điểm bắt đầu của một xu hướng quan trọng của thị trường, các yếu tố cơ bản không lý giải hoặc hỗ trợ diễn biến hiện thời của thị trường. Đó là những thời điểm quan trọng trong xu thế mà hai phương pháp này có vẻ khác nhau nhiều nhất. Thông thường họ đáp lại bằng những quan điểm đồng bộ, nhưng những người giao dịch quá trễ để hành động.
      Một lý giải cho những khác biệt bên ngoài này là giá thị trường có khuynh hướng đi trước những yếu tố cơ bản được biết. Nói cách khác, giá thị trường hoạt động như là chỉ báo chủ đạo của các yếu tố cơ bản hay là những hiểu biết chính yếu lúc này. Khi mà những yếu tố cơ bản được biết đã phản ánh vào Thị trường và nó đã “trong thị thường”, giá hiện thời phản ánh những yếu tố cơ bản chưa biết. Trong hầu hết các đợt thị trường tăng giảm mạnh trong quá khứ bắt đầu khi các yếu tố cơ bản hay đổi ít hoặc không nhận biết được. Lúc này, những thay đổi mới được biết tới, xu thế mới đang diễn tiến tốt.
      Một lúc sau, các nhà phân tích kĩ thuật tự tin hơn về khả năng phân tích biểu đồ của anh ta. Các nhà phân tích kĩ thuật học cách thoải mái khi mà thị trường diễn biến giống với cái gọi là sự hiểu biết thông thường. Một người phân tích kĩ thuật cảm thấy thoải mái khi ở trong thiểu số. Anh ta biết rằng cuối cùng những lý do về diễn biến của Thị trường sẽ phổ biến. Đó chính là điều mà các nhà phân tích kĩ thuật không sẵn sàng chờ xác nhận thêm.
      Khi chấp nhận các giả thuyết phân tích kĩ thuật, người ta có thể hiểu tại sao các nhà phân tích kĩ thuật tin rằng phương pháp của họ tốt hơn các nhà phân tích cơ bản. Nếu một người giao dịch phải chọn chỉ một trong hai phương pháp để sử dụng, sự lựa chọn hợp lý phải là phân tích kĩ thuật. Bởi vì, theo định nghĩa, phương pháp kĩ thuật bao gồm cơ bản. Nếu các yếu tố cơ bản phản ánh vào thị trường, vậy thì việc nghiên cứu các yếu tố cơ bản đó không cần thiết. Phân tích biểu đồ trở nên một hình thức ngắn gọn của phân tích cơ bản. Tuy nhiên, điều ngược lại thì không đúng. Phân tích cơ bản không bao gồm việc nghiên cứu diễn biến giá. Có thể giao dịch trong thị trường tài chỉnh mà chỉ dùng phân tích kĩ thuật. Không nghi ngờ rằng không người nào chỉ dùng phân tích cơ bản mà không xem xét đến các yếu tố kĩ thuật của thị trường.

      Phân tích so với xác định thời điểm
      Quan điểm cuối cùng này phải được làm rõ nếu quá trình ra quyết định được chia thành 2 giai đoạn – phân tích và xác định thời điểm.
      Bởi vì yếu tố đòn bẩy cao trong trong thị trường tương lai, việc xác định thời điểm đặc biệt quan trọng trong đấu trường đó. Bạn có thể đúng trong xu thế lớn của thị trường nhưng vẫn mất tiền. Bởi vì số tiền kí quĩ quá nhỏ trong giao dịch tương lai (luôn ít hơn 10% ), một dịch chuyển giá tương đối nhỏ theo chiều hướng ngược lại có thể buộc người giao dịch rời bỏ thị trường với kết quả thua lỗ hết hoặc phần lớn tiền kí quĩ. Ngược lại, trong thị trường giao dịch cổ phiếu, người giao dịch nhận thấy sai xu thế thị trường có thể đơn giản nắm giữ cổ phiếu, hy vọng nó quay trở lại một lúc nào đó.
      Người giao dịch trong thị trường tương lai không có sự xa xỉ đó. Chiến lược “mua và nắm giữ” không áp dụng cho thị trường tương lai. Cả hai phương pháp phân tích cơ bản và kĩ thuật có thể được sử dụng trong giai đoạn đầu - quá trình dự đoán. Tuy nhiên, việc xác định thời điểm, xác định điểm vào điểm ra cụ thể, hầu hết đơn thuần là kĩ thuật. Do đó, xem xét nhiều bước người giao dịch phải làm trước khi vào thị trường. Những ứng dụng nguyên lý phân tích kĩ thuật đúng trở nên không thể thiếu nhiều thời điểm trong quá trình, dù là phân tích cơ bản được áp dụng trong giai đoạn đầu của quá trình quyết định. Việc xác định thời điểm cũng quan trọng trong việc lựa chọn cổ phiếu riêng lẻ và trong việc mua bán trong nhiều thị trường và các nhóm ngành.

      Tính linh động và khả năng thích ứng của phân tích kĩ thuật.
      Một trong những sức mạnh lớn của phân tích kĩ thuật là tính thích ứng của nó gần như với bất cứ hoàn cảnh và khung thời gian nào. Không có thị trường cổ phiếu hoặc tương lai nào mà những qui tắc này không ứng dụng được.
      Người phân tích biểu đồ có thể dễ dàng tham gia nhiều thị trường như mong muốn, nhìn chung không đúng với người phân tích cơ bản tương ứng của anh ta. Bởi vì số lượng dữ liệu khổng lồ phải xử lý sau đó, hầu hết các nhà phân tích cơ bản phải chuyên môn hoá. Các lợi thế này không được phớt lờ.
      Ví dụ, trong giai đoạn thị trường sôi động và đóng băng, có xu thế hoặc không. Các nhà phân tích kĩ thuật tập trung sự chú ý và nguồn lực vào các thị trường có xu thế mạnh và phớt lờ các thị trường khác. Cuối cùng, người phân tích biểu đồ có thể luân phiên sự tập trung và vốn để tận dụng trạng thái luân chuyển của các thị trường. Tại những thời điểm khác nhau, những thị trường cụ thể trở nên “nóng” và trải qua những xu thế chính. Thông thường, sau những giai đoạn thị trường có xu thế là những lúc thị trường không có xu thế hoặc trầm lắng, khi đó các thị trường hoặc nhóm ngành khác thay thế. Các nhà phân tích kĩ thuật tự do lựa chọn. Tuy nhiên, các nhà phân tích cơ bản có khuynh hướng chuyên biệt hoá trong một nhóm ngành, không có tính linh động. Dù anh ta tự do chuyển nhóm ngành, những nhà phân tích cơ bản phải mất nhiều thời gian khó khăn hơn các nhà phân tích biểu đồ.
      Một lợi thế khác của người phân tích kĩ thuật là “bức tranh lớn”. Bằng cách theo dõi tất cả các thị trường, anh ta có một cảm nhận tốt về tổng thể thị trường anh ta đang làm, và tránh sự “phiến diện” do chỉ theo dõi một nhóm ngành của thị trường. Hơn nữa, bởi vì có quá nhiều thị trường có mối liên hệ kinh tế gắn liền và phản ứng với các mối liên hệ kinh tế giống nhau, hành động giá trong một thị trường hoặc nhóm có thể cho các đầu mối giá trị cho chiều hướng tương lai của thị trường hoặc nhóm thị trường khác.

      Dự đoán kinh tế
      Phân tích kĩ thuật có thể đóng vai trò trong việc dự đoán kinh tế. Ví dụ, chiều hướng của giá hàng hoá cho chúng ta biết vài điều về xu hướng lạm phát. Chúng cũng cho chúng ta biết sức mạnh hay yếu của nền kinh tế. Nhìn chung giá cả hàng hoá tăng gợi ý nền kinh tế mạnh lên và áp lực lạm phát tăng lên. Giá hàng hoá giảm luôn cảnh báo kinh tế tăng trưởng chậm cùng với lạm phát. Tóm lại, biểu đồ thị trường hàng hoá như vàng, dầu, cùng với Trái Phiếu cho chúng ta biết nhiều về sức mạnh yếu của nền kinh tế và dự doán lạm phát. Chiều hướng của đồng đôla, tương lại của các ngoại tệ cũng cho biết sớm sức mạnh hay yếu của kinh tế toàn cầu tương ứng. Thậm chí ấn tượng hơn là trong thực tế những thị trường tương lai luôn cho thấy khá lâu trước khi chúng phản ánh trong các chỉ báo kinh tế truyền thống được xuất bản trên cơ sở hàng quí hàng tháng, và luôn cho chúng ta biết điều đã xảy ra. Như tên chúng ngụ ý, thị trường tương lai luôn cho chúng ta cái nhìn bên trong hình thành tương lai.


      Những chỉ trích phương pháp Phân Tích Kĩ Thuật
      Nhìn chung, có vài câu hỏi đưa ra trong các buổi thảo luận về phương pháp phân tích kĩ thuật. Một trong các mối quan tâm là lý thuyết tiền đề. Những câu hỏi khác là có thực sự dùng dữ liệu giá trong quá khứ để dự đoán chiều hướng giá tương lai hay không. Những người chỉ trích thường nói những điều như: “Biểu đồ cho chúng ta biết Thị trường đang ở đâu nhưng không thể cho biết nó sẽ đi tới đâu”. Tạm thời, chúng ta chỉ trả lời đơn giản rằng biểu đồ chẳng cho bạn biết điều gì nếu bạn không biết cách phân tích nó. Lý thuyết Bước Ngẫu Nhiên chất vấn Giá có xu hướng hay nghi ngờ các kĩ thuật dự đoán có thể đánh bại chiến lược mua và giữ đơn giản hay không. Các câu hỏi này đáng được trả lời.

      Lý thuyết tiền đề
      Câu hỏi là lý thuyết tiền đề có tồn tại không dường như làm nhiều người khó chịu bởi vì nó được nêu lên thường xuyên. Dĩ nhiên đó là mối bận tâm hợp lý, nhưng nó không quá quan trọng như mọi người nhận thấy. Có lẽ cách tốt nhất để trả lời câu hỏi này là trích dẫn một đoạn thảo luận về những điều bất lợi khi sử dụng những mẫu hình biểu đồ:
      a. Cách sử dụng hầu hết mẫu hình được phổ biến rộng rãi nhiều thập kỉ trước. Nhiều người giao dịch biết rõ những mẫu hình này và thường hành động theo chúng. Điều này tạo ra “lý thuyết tiền đề”, như những con sóng mua hay bán được tạo ra do phản ứng theo các mẫu hình tăng hay giảm.
      b. Những mẫu hình biểu đồ hầu như hoàn toàn chủ quan. Chưa có nghiên cứu nào thành công trong việc định lượng đúng bất cứ mẫu hình nào. Chúng thực chất là theo suy nghĩ của người xem…
      Hai lời chỉ trích này mâu thuẫn lẫn với nhau và quan điểm thứ hai bác bỏ quan điểm đầu. Nếu mẫu hình giá “hoàn toàn chủ quan” và “theo suy nghĩ người xem”, vậy thì khó mà hình dung sao mọi người nhận ra những điều giống nhau trong cùng thời điểm, đây là nền tảng của lý thuyết tiền đề. Những người chỉ trích không thể nói cả hai. Một mặt, họ không thể chỉ trích biểu đồ quá khách quan và rõ ràng rằng mọi người sẽ hành động giống nhau đồng thời(do đó tạo nên khuôn mẫu giá được hoàn thành), và sau đó cũng chỉ trích biểu đồ quá chủ quan.
      Sự thật của vấn đề là biểu đồ rất chủ quan. Việc phân tích biểu đồ là một nghệ thuật.(Có lẽ từ “kĩ năng” chính xác hơn cho quan điểm này.) Mẫu hình biểu đồ hiếm khi quá rõ ràng ngay cả những người phân tích kinh nghiệm ko lúc nào có cùng cách giải thích.
      Mặc dù, hầu hết người phân tích kĩ thuật đồng ý về việc dự đoán thị trường, không nhất thiết họ và thị trường cùng thời điểm và với cách thức giống nhau. Một số người cố gắng dự đoán tín hiệu biểu đồ đề vào thị trường sớm. Những người khác mua khi “bức phá” khỏi những những mẫu hình hoặc chỉ báo cụ thể. Những người còn lại chờ điều chỉnh sau bức phá mới hành động. Nhiều người giao dịch thì hăng hái, người khác thì dè dặt. Nhiều người dùng lệnh dừng vào thị trường, trong khi những người khác dùng lệnh thị trường và lệnh giới hạn. Nhiều người giao dịch trong thời gian dài, trong khi người khác giao dịch trong ngày. Do đó, khả năng những người phân tích kĩ thuật hành động tại cùng thời điểm theo cùng một cách thực sự khá xa vời.
      Mặc dù lý thuyết tiền đề là mối quan tâm chính, có lẽ nó sẽ “tự điều chỉnh” về bản chất. Nói cách khác, những người giao dịch dựa nhiều vào biểu đồ cho đến khi hành động phối hợp của họ bắt đầu ảnh hưởng và bóp méo thị trường. Khi người giao dịch thấy điều này xảy ra họ dừng sử dụng biểu đồ và điều chỉnh chiến thuật giao dịch. Ví dụ, họ hoặc cố gắng hành động trước đám đông hoặc chờ lâu hơn để xác nhận rõ ràng. Do đó, mặc dù lý thuyết tiền đề trở thành vấn đề trong ngắn hạn, nó sẽ có xu hướng tự điều chỉnh.
      Luôn nhớ rằng thị trường tăng hay giảm chỉ xảy ra và duy trì khi nó được chứng minh qua quy luật cung và cầu. Có lẽ người phân tích kĩ thuật không thể tạo nên xu thế chính của Thị trường chỉ bằng lực mua bán của mình. Nếu đúng như vậy, tất cả những người phân tích kĩ thuật sẽ trở nên giàu có nhanh chóng.
      Nhìn chung, lý thuyết tiên đề được liệt kê như là những chỉ trích phân tích biểu đồ. Có lẽ xem đó là những lời khen ngợi thì phù hợp hơn. Cuối cùng, với bất kì kĩ thuật dự đoán quá phổ biến nó bắt đầu gây ảnh hưởng, nó hẳn là khá tốt. Chúng ta có thể tự nghĩ tại sao mối quan tâm ít khi được nêu ra đối với việc sử dụng phân tích cơ bản.

      Có thể dùng Quá khứ để dự đoán Tương lai?
      Một câu hỏi khác đưa ra mối quan tâm tính hợp lý của việc dùng dữ liệu giá quá khứ để dự đoán tương lai. Nhiều chỉ trích phương pháp phân tích kĩ thuật về vấn đề này làm ngạc nhiên bởi vì, từ việc dự báo thời tiết đến phân tích cơ bản, hoàn toàn dựa trên nghiên cứu dữ liệu quá khứ. Có dữ liệu nào khác để nghiên cứu?
      Lãnh vực số liệu thống kê có sự khác biệt giữa số liệu thống kê miêu tả và số liệu thống kê qui nạp. Số liệu thống kê miêu tả nói đến cách trình bày dữ liệu bằng hình ảnh, như biểu đồ giá trên biểu đồ thanh tiêu chuẩn. Số liệu thống kê quy nạp nói đến sự khái quát hoá, dự đoán, và loại suy được suy ra từ dữ liệu đó. Do đó, chính biểu đồ giá nằm trong phần hình ảnh, trong khi người phân tích kĩ thuật thực hiện dữ liệu đó lại rơi vào phần qui nạp.
      Theo một đoạn văn thống kê ”Bước đầu tiên để dự đoán tương lai của nền kinh tế hoặc công ty, do đó, bao gồm tập hợp những quan sát trong quá khứ.” (Freund và Williams). Phân tích biểu đồ là một dạng khác của phân tích chuỗi thời gian, dựa trên nghiên cứu quá khứ, chính xác là làm gì trong tất cả dạng phân tích chuỗi thời gian. Chỉ có một loại dữ liệu mà mọi người phải dùng là dữ liệu quá khứ. Chúng ta chỉ có thể dự đoán tương lai bằng cách dùng những kinh nghiệm quá khứ vào tương lai.
      Do đó dường như việc sử dụng dữ liệu giá quá khứ để dự đoán tương lai trong phân tích kĩ thuật dựa trên khái niệm số liệu thống kê hợp lý. Nếu người nào chất vấn nghiêm túc về khía cạnh dự đoán bằng phân tích kĩ thuật, anh ta hoặc cô ta phải đặt câu hỏi về sự hợp lý của mỗi hình thức dự đoán khác dựa trên dữ liệu lịch sử, bao gồm tất cả phân tích cơ bản và kinh tế.

      http://******.net/news/phan-tich-ky-...-ky-thuat-529/

    2. Có 3 thành viên đã cám ơn MSWing :
      boyfyjero (30-08-2013), longeuro (11-09-2012), phuongnguyentri (30-12-2011)

    3. #2
      Ngày tham gia
      Dec 2010
      Bài viết
      9
      Được cám ơn 6 lần trong 3 bài gởi

      Mặc định Triết lý trong phân tích kỹ thuật

      Trước khi bắt đầu nghiên cứu những kĩ thuật và công cụ cụ thể được sử dụng trong phân tích kĩ thuật, điều cần thiết đầu tiên phải định nghĩa phân tích kĩ thuật là gì, thảo luận những tiền đề triết học mà nó dựa trên, đưa ra những khác biệt rõ ràng giữa phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật, cuối cùng trả lời cho cặp chỉ trích thường xuyên được nêu ra phản bác phân tích kĩ thuật. Đầu tiên: định nghĩa chủ đề. Phân tích kĩ thuật là nghiên cứu diễn biến giá, chủ yếu sử dụng đồ thị, với mục đích dự đoán xu thế giá tương lai.

      Phương pháp phân tích kỹ thuật được xây dựng dựa trên 3 tiên đề:
      1. Diễn biến thị trường phản ánh mọi thứ.
      2. Giá chuyển động theo xu hướng.
      3. Lịch sử lập lại.


      Diễn biến thị trường phản ánh mọi thứ
      Lời tuyên bố diễn biến thị trường phản ánh mọi thứ có thể được xem là nền tảng của phân tích kỹ thuật. Nếu như tầm quan trọng của tiên đề đầu tiên này không được hiểu đầy đủ và được công nhận, những điều được nói phía sau thực sự chẳng có ý nghĩa gì cả. Những người phân tích kỹ thuật tin rằng bất kỳ thứ gì có thể ảnh hưởng tới giá (các yếu tố cơ bản, chính trị, tâm lý, vv) đều được phản ánh trên giá cả của thị trường đó. Vì vậy, việc nghiên cứu diễn biến giá cả là điều duy nhất được yêu cầu. Mặc dù luận điệu này có vẻ quá táo bạo, nhưng chúng ta sẽ thấy thật khó để phản bác lại nếu chịu bỏ thời gian tìm hiểu ý nghĩa đích thực của nó.
      Tất cả các nhà phân tích kỹ thuật (technician) khẳng định rằng diễn biến giá cả phản ánh sự thay đổi giữa cung và cầu. Nếu cầu vượt cung, giá phải tăng. Nếu cung vượt cầu, giá phải giảm. Quá trình này là cơ sở của tất cả các dự báo kinh tế và cơ bản. các technician sau đó lại lật ngược vấn đề và kết luận rằng nếu giá cả tăng, vì bất kỳ một lý do nào, cầu phải vượt cung và các yếu tố cơ bản phải khả quan. Nếu giá cả rớt, các yếu tố cơ bản phải trở nên bất lợi. Chúng ta không có gì phải ngạc nhiên khi những lời nhận xét về các yếu tố cơ bản được đưa ra trong khi đang bàn về phân tích kỹ thuật. Nói chung là các technician đang gián tiếp nghiên cứu những yếu tố cơ bản. Hầu hết họ đều đồng ý rằng chính lực cung và cầu hay những yếu tố cơ bản là nguyên nhân tạo nên dao động thị trường. Biểu đồ không thể khiến cho thị trường đi lên hay xuống được. Nó chỉ phản ánh tâm lý lạc quan hay bi quan của thị trường.
      Như một nguyên tắc, những nhà phân tích biểu đồ (chartist) không quan tâm đến lý do tại sao giá tăng hay giảm. Thường thì vào giai đoạn đầu của một xu hướng giá hay tại những điểm ngoặt, không ai có thể biết chính xác tại sao thị trường lại diễn ra như vậy. Mặc dù phương pháp kỹ thuật thỉnh thoảng bị đơn giản thái quá, lô-gích đằng sau tiên đề đầu tiên này sẽ trở nên thuyết phục hơn nếu chúng ta có được nhiều kinh nghiệm thị trường hơn. Điều này có nghĩa rằng nếu những thứ mà tác động lên giá thị trường cuối cùng cũng được phản ánh trong giá thị trường, thì việc nghiên cứu giá cả là điều cần thiết duy nhất. Bằng cách nghiên cứu biểu đồ giá và một loạt những chỉ số kỹ thuật hỗ trợ, những chartist trên thực tế để cho thị trường cho họ biết nó có khả năng cao nhất sẽ đi theo hướng nào. Họ không cần thiết phải cố gắng để thắng thị trường. Tất cả những dụng cụ kỹ thuật được thảo luận phía sau đơn giản chỉ là những kỹ thuật được sử dụng để hỗ trợ họ trong quá trình nghiên cứu diễn biến thị trường. Những chartist hiểu rằng thị trường lên hay xuống chắc chắn phải có lý do. Họ chỉ không tin rằng biết được những lý do đó là cần thiết trong quá trình dự báo.

      Giá chuyển động theo xu hướng
      Khái niệm về xu hướng tuyệt đối quan trọng trong phương pháp kỹ thuật. Mục đích của vẽ diễn biến giá của một thị trường là xác định những xu hướng trong giai đoạn đầu phát triển để chúng ta có thể dựa vào đó mà giao dịch theo đúng chiều của xu hướng. Trên thực tế, hầu hết những kỹ thuật được sử dụng trong phương pháp này thực chất là đi theo xu hướng, có nghĩa là mục tiêu của những kỹ thuật này là xác định ra những xu hướng hiện thời và đi theo chúng.

      Hệ quả của tiên đề này là giá chuyển động theo xu hướng – một xu hướng đang chuyển động có khuynh hướng chuyển động cùng chiều hơn là đảo chiều. Hệ quả này là sự áp dụng của định luật 1 Newton về chuyển động. Chúng ta có thể nói theo cách khác là một xu hướng đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động cùng chiều cho đến khi nó đảo chiều. Điều này có vẻ lòng vòng lẩn quẩn nhưng toàn bộ phương pháp đi theo xu hướng đều dựa trên việc lướt theo xu hướng sẵn có cho đến khi nó có dấu hiệu đảo chiều.
      Lịch sử lập lại
      Phần lớn nội dung của phân tích kỹ thuật và nghiên cứu diễn biến thị trường liên quan tới việc nghiên cứu tâm lý con người. Ví dụ những mẫu hình trên biểu đồ được xác định và xếp loại trong hơn một trăm năm qua, chúng có khả năng phản ánh một số hình ảnh nhất định trong biểu đồ giá. Những hình ảnh này tiết lộ tâm lý phấn khởi hay bi quan của thị trường. Những mẫu hình được xây dựng dựa trên việc nghiên cứu tâm lý con người mà tâm lý và tính cách của con người thì dường như không thay đổi theo thời gian. Bởi vậy nếu mẫu hình nào cho kết quả tốt trong quá khứ, người ta tin rằng nó sẽ tiếp tục cho kết quả tốt trong tương lai. Hay nói cách khác, để hiểu rõ tương lai, chúng ta phải lật lại quá khứ, hay tương lai chỉ là sự lập lại của quá khứ.


      Dự đoán bằng kĩ thuật so với cơ bản.
      Trong khi phân tích kĩ thuật tập trung vào nghiên cứu diễn biến thị trường, phân tích cơ bản tập trung vào lực cung cầu của nền kinh tế làm cho giá tăng lên, giảm xuống hay không thay đổi. Phương pháp cơ bản xem xét tất cả các yếu tố liên quan tác động đến giá trên thị trường để xác định giá trị thực của thị trường. Giá trị thực là điều mà nhà cơ bản cho rằng thật sự đáng dựa trên quy luật cung cầu. Nếu giá trị thực thấp hơn trong thị giá hiện thời, vậy thì thị trường định giá quá cao và nên bán đi. Nếu thị giá hiện thời thấp hơn giá trị thực, vậy thị trường đang định giá thấp và nên mua.
      Cả hai phương pháp dự đoán này cố giải quyết vấn đề, đó là xác định hướng đi chuyển của giá. Họ chỉ tiếp cận vấn đề từ các chiều khác nhau. Các nhà phân tích cơ bản nghiên cứu nguyên nhân vận động của thị trường, trong khi các nhà phân tích kĩ thuật nghiên cứu kết quả. Dĩ nhiên, các nhà phân tích kĩ thuật cho rằng kết quả là tất cả, điều cô hoặc anh ta muốn hay cần biết và nguyên nhân hay lý do là không cần thiết. Các nhà cơ bản luôn phải biết tại sao.
      Hầu hết các người giao dịch tự phân chia thành hoặc là những người phân tích cơ bản hoặc là phân tích kĩ thuật. Thực sự, không có nhiều khác biệt. Nhiều nhà phân tích cơ bản dùng kiến thức thực nghiệm của nguyên lý cơ bản phân tích biểu đồ. Đồng thời, nhiều nhà phân tích kĩ thuật ít nhất có kiến thức chung về phân tích cơ bản. Vấn đề là biểu đồ và các yếu tố cơ bản thường xung đột lẫn nhau. Thông thường tại những điểm bắt đầu của một xu hướng quan trọng của thị trường, các yếu tố cơ bản không lý giải hoặc hỗ trợ diễn biến hiện thời của thị trường. Đó là những thời điểm quan trọng trong xu thế mà hai phương pháp này có vẻ khác nhau nhiều nhất. Thông thường họ đáp lại bằng những quan điểm đồng bộ, nhưng những người giao dịch quá trễ để hành động.
      Một lý giải cho những khác biệt bên ngoài này là giá thị trường có khuynh hướng đi trước những yếu tố cơ bản được biết. Nói cách khác, giá thị trường hoạt động như là chỉ báo chủ đạo của các yếu tố cơ bản hay là những hiểu biết chính yếu lúc này. Khi mà những yếu tố cơ bản được biết đã phản ánh vào Thị trường và nó đã “trong thị thường”, giá hiện thời phản ánh những yếu tố cơ bản chưa biết. Trong hầu hết các đợt thị trường tăng giảm mạnh trong quá khứ bắt đầu khi các yếu tố cơ bản hay đổi ít hoặc không nhận biết được. Lúc này, những thay đổi mới được biết tới, xu thế mới đang diễn tiến tốt.
      Một lúc sau, các nhà phân tích kĩ thuật tự tin hơn về khả năng phân tích biểu đồ của anh ta. Các nhà phân tích kĩ thuật học cách thoải mái khi mà thị trường diễn biến giống với cái gọi là sự hiểu biết thông thường. Một người phân tích kĩ thuật cảm thấy thoải mái khi ở trong thiểu số. Anh ta biết rằng cuối cùng những lý do về diễn biến của Thị trường sẽ phổ biến. Đó chính là điều mà các nhà phân tích kĩ thuật không sẵn sàng chờ xác nhận thêm.
      Khi chấp nhận các giả thuyết phân tích kĩ thuật, người ta có thể hiểu tại sao các nhà phân tích kĩ thuật tin rằng phương pháp của họ tốt hơn các nhà phân tích cơ bản. Nếu một người giao dịch phải chọn chỉ một trong hai phương pháp để sử dụng, sự lựa chọn hợp lý phải là phân tích kĩ thuật. Bởi vì, theo định nghĩa, phương pháp kĩ thuật bao gồm cơ bản. Nếu các yếu tố cơ bản phản ánh vào thị trường, vậy thì việc nghiên cứu các yếu tố cơ bản đó không cần thiết. Phân tích biểu đồ trở nên một hình thức ngắn gọn của phân tích cơ bản. Tuy nhiên, điều ngược lại thì không đúng. Phân tích cơ bản không bao gồm việc nghiên cứu diễn biến giá. Có thể giao dịch trong thị trường tài chỉnh mà chỉ dùng phân tích kĩ thuật. Không nghi ngờ rằng không người nào chỉ dùng phân tích cơ bản mà không xem xét đến các yếu tố kĩ thuật của thị trường.

      Phân tích so với xác định thời điểm
      Quan điểm cuối cùng này phải được làm rõ nếu quá trình ra quyết định được chia thành 2 giai đoạn – phân tích và xác định thời điểm.
      Bởi vì yếu tố đòn bẩy cao trong trong thị trường tương lai, việc xác định thời điểm đặc biệt quan trọng trong đấu trường đó. Bạn có thể đúng trong xu thế lớn của thị trường nhưng vẫn mất tiền. Bởi vì số tiền kí quĩ quá nhỏ trong giao dịch tương lai (luôn ít hơn 10% ), một dịch chuyển giá tương đối nhỏ theo chiều hướng ngược lại có thể buộc người giao dịch rời bỏ thị trường với kết quả thua lỗ hết hoặc phần lớn tiền kí quĩ. Ngược lại, trong thị trường giao dịch cổ phiếu, người giao dịch nhận thấy sai xu thế thị trường có thể đơn giản nắm giữ cổ phiếu, hy vọng nó quay trở lại một lúc nào đó.
      Người giao dịch trong thị trường tương lai không có sự xa xỉ đó. Chiến lược “mua và nắm giữ” không áp dụng cho thị trường tương lai. Cả hai phương pháp phân tích cơ bản và kĩ thuật có thể được sử dụng trong giai đoạn đầu - quá trình dự đoán. Tuy nhiên, việc xác định thời điểm, xác định điểm vào điểm ra cụ thể, hầu hết đơn thuần là kĩ thuật. Do đó, xem xét nhiều bước người giao dịch phải làm trước khi vào thị trường. Những ứng dụng nguyên lý phân tích kĩ thuật đúng trở nên không thể thiếu nhiều thời điểm trong quá trình, dù là phân tích cơ bản được áp dụng trong giai đoạn đầu của quá trình quyết định. Việc xác định thời điểm cũng quan trọng trong việc lựa chọn cổ phiếu riêng lẻ và trong việc mua bán trong nhiều thị trường và các nhóm ngành.

      Tính linh động và khả năng thích ứng của phân tích kĩ thuật.
      Một trong những sức mạnh lớn của phân tích kĩ thuật là tính thích ứng của nó gần như với bất cứ hoàn cảnh và khung thời gian nào. Không có thị trường cổ phiếu hoặc tương lai nào mà những qui tắc này không ứng dụng được.
      Người phân tích biểu đồ có thể dễ dàng tham gia nhiều thị trường như mong muốn, nhìn chung không đúng với người phân tích cơ bản tương ứng của anh ta. Bởi vì số lượng dữ liệu khổng lồ phải xử lý sau đó, hầu hết các nhà phân tích cơ bản phải chuyên môn hoá. Các lợi thế này không được phớt lờ.
      Ví dụ, trong giai đoạn thị trường sôi động và đóng băng, có xu thế hoặc không. Các nhà phân tích kĩ thuật tập trung sự chú ý và nguồn lực vào các thị trường có xu thế mạnh và phớt lờ các thị trường khác. Cuối cùng, người phân tích biểu đồ có thể luân phiên sự tập trung và vốn để tận dụng trạng thái luân chuyển của các thị trường. Tại những thời điểm khác nhau, những thị trường cụ thể trở nên “nóng” và trải qua những xu thế chính. Thông thường, sau những giai đoạn thị trường có xu thế là những lúc thị trường không có xu thế hoặc trầm lắng, khi đó các thị trường hoặc nhóm ngành khác thay thế. Các nhà phân tích kĩ thuật tự do lựa chọn. Tuy nhiên, các nhà phân tích cơ bản có khuynh hướng chuyên biệt hoá trong một nhóm ngành, không có tính linh động. Dù anh ta tự do chuyển nhóm ngành, những nhà phân tích cơ bản phải mất nhiều thời gian khó khăn hơn các nhà phân tích biểu đồ.
      Một lợi thế khác của người phân tích kĩ thuật là “bức tranh lớn”. Bằng cách theo dõi tất cả các thị trường, anh ta có một cảm nhận tốt về tổng thể thị trường anh ta đang làm, và tránh sự “phiến diện” do chỉ theo dõi một nhóm ngành của thị trường. Hơn nữa, bởi vì có quá nhiều thị trường có mối liên hệ kinh tế gắn liền và phản ứng với các mối liên hệ kinh tế giống nhau, hành động giá trong một thị trường hoặc nhóm có thể cho các đầu mối giá trị cho chiều hướng tương lai của thị trường hoặc nhóm thị trường khác.

      Dự đoán kinh tế
      Phân tích kĩ thuật có thể đóng vai trò trong việc dự đoán kinh tế. Ví dụ, chiều hướng của giá hàng hoá cho chúng ta biết vài điều về xu hướng lạm phát. Chúng cũng cho chúng ta biết sức mạnh hay yếu của nền kinh tế. Nhìn chung giá cả hàng hoá tăng gợi ý nền kinh tế mạnh lên và áp lực lạm phát tăng lên. Giá hàng hoá giảm luôn cảnh báo kinh tế tăng trưởng chậm cùng với lạm phát. Tóm lại, biểu đồ thị trường hàng hoá như vàng, dầu, cùng với Trái Phiếu cho chúng ta biết nhiều về sức mạnh yếu của nền kinh tế và dự doán lạm phát. Chiều hướng của đồng đôla, tương lại của các ngoại tệ cũng cho biết sớm sức mạnh hay yếu của kinh tế toàn cầu tương ứng. Thậm chí ấn tượng hơn là trong thực tế những thị trường tương lai luôn cho thấy khá lâu trước khi chúng phản ánh trong các chỉ báo kinh tế truyền thống được xuất bản trên cơ sở hàng quí hàng tháng, và luôn cho chúng ta biết điều đã xảy ra. Như tên chúng ngụ ý, thị trường tương lai luôn cho chúng ta cái nhìn bên trong hình thành tương lai.


      Những chỉ trích phương pháp Phân Tích Kĩ Thuật
      Nhìn chung, có vài câu hỏi đưa ra trong các buổi thảo luận về phương pháp phân tích kĩ thuật. Một trong các mối quan tâm là lý thuyết tiền đề. Những câu hỏi khác là có thực sự dùng dữ liệu giá trong quá khứ để dự đoán chiều hướng giá tương lai hay không. Những người chỉ trích thường nói những điều như: “Biểu đồ cho chúng ta biết Thị trường đang ở đâu nhưng không thể cho biết nó sẽ đi tới đâu”. Tạm thời, chúng ta chỉ trả lời đơn giản rằng biểu đồ chẳng cho bạn biết điều gì nếu bạn không biết cách phân tích nó. Lý thuyết Bước Ngẫu Nhiên chất vấn Giá có xu hướng hay nghi ngờ các kĩ thuật dự đoán có thể đánh bại chiến lược mua và giữ đơn giản hay không. Các câu hỏi này đáng được trả lời.

      Lý thuyết tiền đề
      Câu hỏi là lý thuyết tiền đề có tồn tại không dường như làm nhiều người khó chịu bởi vì nó được nêu lên thường xuyên. Dĩ nhiên đó là mối bận tâm hợp lý, nhưng nó không quá quan trọng như mọi người nhận thấy. Có lẽ cách tốt nhất để trả lời câu hỏi này là trích dẫn một đoạn thảo luận về những điều bất lợi khi sử dụng những mẫu hình biểu đồ:
      a. Cách sử dụng hầu hết mẫu hình được phổ biến rộng rãi nhiều thập kỉ trước. Nhiều người giao dịch biết rõ những mẫu hình này và thường hành động theo chúng. Điều này tạo ra “lý thuyết tiền đề”, như những con sóng mua hay bán được tạo ra do phản ứng theo các mẫu hình tăng hay giảm.
      b. Những mẫu hình biểu đồ hầu như hoàn toàn chủ quan. Chưa có nghiên cứu nào thành công trong việc định lượng đúng bất cứ mẫu hình nào. Chúng thực chất là theo suy nghĩ của người xem…
      Hai lời chỉ trích này mâu thuẫn lẫn với nhau và quan điểm thứ hai bác bỏ quan điểm đầu. Nếu mẫu hình giá “hoàn toàn chủ quan” và “theo suy nghĩ người xem”, vậy thì khó mà hình dung sao mọi người nhận ra những điều giống nhau trong cùng thời điểm, đây là nền tảng của lý thuyết tiền đề. Những người chỉ trích không thể nói cả hai. Một mặt, họ không thể chỉ trích biểu đồ quá khách quan và rõ ràng rằng mọi người sẽ hành động giống nhau đồng thời(do đó tạo nên khuôn mẫu giá được hoàn thành), và sau đó cũng chỉ trích biểu đồ quá chủ quan.
      Sự thật của vấn đề là biểu đồ rất chủ quan. Việc phân tích biểu đồ là một nghệ thuật.(Có lẽ từ “kĩ năng” chính xác hơn cho quan điểm này.) Mẫu hình biểu đồ hiếm khi quá rõ ràng ngay cả những người phân tích kinh nghiệm ko lúc nào có cùng cách giải thích.
      Mặc dù, hầu hết người phân tích kĩ thuật đồng ý về việc dự đoán thị trường, không nhất thiết họ và thị trường cùng thời điểm và với cách thức giống nhau. Một số người cố gắng dự đoán tín hiệu biểu đồ đề vào thị trường sớm. Những người khác mua khi “bức phá” khỏi những những mẫu hình hoặc chỉ báo cụ thể. Những người còn lại chờ điều chỉnh sau bức phá mới hành động. Nhiều người giao dịch thì hăng hái, người khác thì dè dặt. Nhiều người dùng lệnh dừng vào thị trường, trong khi những người khác dùng lệnh thị trường và lệnh giới hạn. Nhiều người giao dịch trong thời gian dài, trong khi người khác giao dịch trong ngày. Do đó, khả năng những người phân tích kĩ thuật hành động tại cùng thời điểm theo cùng một cách thực sự khá xa vời.
      Mặc dù lý thuyết tiền đề là mối quan tâm chính, có lẽ nó sẽ “tự điều chỉnh” về bản chất. Nói cách khác, những người giao dịch dựa nhiều vào biểu đồ cho đến khi hành động phối hợp của họ bắt đầu ảnh hưởng và bóp méo thị trường. Khi người giao dịch thấy điều này xảy ra họ dừng sử dụng biểu đồ và điều chỉnh chiến thuật giao dịch. Ví dụ, họ hoặc cố gắng hành động trước đám đông hoặc chờ lâu hơn để xác nhận rõ ràng. Do đó, mặc dù lý thuyết tiền đề trở thành vấn đề trong ngắn hạn, nó sẽ có xu hướng tự điều chỉnh.
      Luôn nhớ rằng thị trường tăng hay giảm chỉ xảy ra và duy trì khi nó được chứng minh qua quy luật cung và cầu. Có lẽ người phân tích kĩ thuật không thể tạo nên xu thế chính của Thị trường chỉ bằng lực mua bán của mình. Nếu đúng như vậy, tất cả những người phân tích kĩ thuật sẽ trở nên giàu có nhanh chóng.
      Nhìn chung, lý thuyết tiên đề được liệt kê như là những chỉ trích phân tích biểu đồ. Có lẽ xem đó là những lời khen ngợi thì phù hợp hơn. Cuối cùng, với bất kì kĩ thuật dự đoán quá phổ biến nó bắt đầu gây ảnh hưởng, nó hẳn là khá tốt. Chúng ta có thể tự nghĩ tại sao mối quan tâm ít khi được nêu ra đối với việc sử dụng phân tích cơ bản.

      Có thể dùng Quá khứ để dự đoán Tương lai?
      Một câu hỏi khác đưa ra mối quan tâm tính hợp lý của việc dùng dữ liệu giá quá khứ để dự đoán tương lai. Nhiều chỉ trích phương pháp phân tích kĩ thuật về vấn đề này làm ngạc nhiên bởi vì, từ việc dự báo thời tiết đến phân tích cơ bản, hoàn toàn dựa trên nghiên cứu dữ liệu quá khứ. Có dữ liệu nào khác để nghiên cứu?
      Lãnh vực số liệu thống kê có sự khác biệt giữa số liệu thống kê miêu tả và số liệu thống kê qui nạp. Số liệu thống kê miêu tả nói đến cách trình bày dữ liệu bằng hình ảnh, như biểu đồ giá trên biểu đồ thanh tiêu chuẩn. Số liệu thống kê quy nạp nói đến sự khái quát hoá, dự đoán, và loại suy được suy ra từ dữ liệu đó. Do đó, chính biểu đồ giá nằm trong phần hình ảnh, trong khi người phân tích kĩ thuật thực hiện dữ liệu đó lại rơi vào phần qui nạp.
      Theo một đoạn văn thống kê ”Bước đầu tiên để dự đoán tương lai của nền kinh tế hoặc công ty, do đó, bao gồm tập hợp những quan sát trong quá khứ.” (Freund và Williams). Phân tích biểu đồ là một dạng khác của phân tích chuỗi thời gian, dựa trên nghiên cứu quá khứ, chính xác là làm gì trong tất cả dạng phân tích chuỗi thời gian. Chỉ có một loại dữ liệu mà mọi người phải dùng là dữ liệu quá khứ. Chúng ta chỉ có thể dự đoán tương lai bằng cách dùng những kinh nghiệm quá khứ vào tương lai.
      Do đó dường như việc sử dụng dữ liệu giá quá khứ để dự đoán tương lai trong phân tích kĩ thuật dựa trên khái niệm số liệu thống kê hợp lý. Nếu người nào chất vấn nghiêm túc về khía cạnh dự đoán bằng phân tích kĩ thuật, anh ta hoặc cô ta phải đặt câu hỏi về sự hợp lý của mỗi hình thức dự đoán khác dựa trên dữ liệu lịch sử, bao gồm tất cả phân tích cơ bản và kinh tế.

      http://******.net/news/phan-tich-ky-...-ky-thuat-529/

    4. Có 2 thành viên đã cám ơn MSWing :
      boyfyjero (30-08-2013), phuongnguyentri (30-12-2011)

    5. #3
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      Một điều cực kỳ quan trọng là chúng ta phải chú ý đến ngưỡng cut loss hơn là target price. Điều này cực kỳ quan trọng khi kinh doanh tại các thị trường mới nổi như Việt nam vì sự đổ vỡ thường diễn ra hết sức nhanh chóng

    6. #4
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định

      Mình nghĩ có hai việc mọi người nên chú ý về mặt triệt lý:
      - Thứ nhất, mọi lý thuyết đều có lỗ hổng nhất định. Cái chúng ta cần tìm là lỗ hổng chứ không phải điểm mạnh
      - Thứ hai, luôn phải cẩn thận và kỷ luật khi áp dụng. Nếu thấy sai là phải sửa ngay

    7. Những thành viên sau đã cám ơn :
      longeuro (11-09-2012)

    8. #5
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi tradingpro8x Xem bài viết
      Mình nghĩ có hai việc mọi người nên chú ý về mặt triệt lý:
      - Thứ nhất, mọi lý thuyết đều có lỗ hổng nhất định. Cái chúng ta cần tìm là lỗ hổng chứ không phải điểm mạnh
      - Thứ hai, luôn phải cẩn thận và kỷ luật khi áp dụng. Nếu thấy sai là phải sửa ngay
      Mình có thêm ví dụ này cho các bạn dễ hiểu:

    9. Những thành viên sau đã cám ơn :
      boyfyjero (30-08-2013)

    10. #6
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định

      Failure của MA rất dễ nhận diện vì vậy để hạn chế chúng ta phải kết hợp với nhóm Momentum các bạn ạ

      Nếu không có sự kết hợp này thì rủi ro trong trading là rất cao

    11. Những thành viên sau đã cám ơn :
      boyfyjero (30-08-2013)

    12. #7
      Ngày tham gia
      Oct 2003
      Bài viết
      365
      Được cám ơn 215 lần trong 148 bài gởi

      Mặc định Triết lý trong phân tích kỹ thuật

      Bổ sung thêm là nhóm MA cho tín hiệu kỹ thuật nhiều khi cũng không chuẩn đâu nhé. Không khéo lại ăn quả lừa thì nguy

    13. #8
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Phân tích kỹ thuật - Triết lý

      Theo chuẩn phân tích kỹ thuật quốc tế thì thường phải bottom-fishing 1/3 vốn. Còn lại thì mua bán theo các hệ thống trading system.

      Chứ nếu hoàn toàn theo system thì chỉ có mà ăn đất

    14. Những thành viên sau đã cám ơn :
      boyfyjero (30-08-2013)

    15. #9
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định Kiến thức phân tích kỹ thuật

      Bottom-fishing bao nhiêu là tùy mỗi người không có tỷ lệ chuẩn đâu bác ạ. Nhiều đại ca phân tích kỹ thuật thích 5 - 3 - 2 hơn đấy

    16. Những thành viên sau đã cám ơn :
      boyfyjero (30-08-2013)

    17. #10
      Ngày tham gia
      Oct 2003
      Bài viết
      365
      Được cám ơn 215 lần trong 148 bài gởi

      Mặc định Triết lý trong phân tích kỹ thuật

      Bottom-fishing là cả một nghệ thuật. Trức khi làm được điều này phảina81m vững các phân tích khối lượng, VSA, phân kỳ (divergence annalysis)...

      Theo mình thấy phân tích kiểu chờ tín hiệu mua chắc cú hơn

    18. Những thành viên sau đã cám ơn :
      boyfyjero (30-08-2013)

    19. #11
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Phân tích kỹ thuật - Kinh nghiệm

      Dùng chiến thuật 4 4 2 hay 5 3 2 là tùy theo từng người nhưng nhìn chung là phải kinh nghiệm chứ không thể cứ kiến thức được

    20. Những thành viên sau đã cám ơn :
      boyfyjero (30-08-2013)

    21. #12
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định Phân tích kỹ thuật - Kinh nghiệm phân tích: TÀI CHÍNH TÂM KINH

      Bước Chân Của Trader

      Mỗi trader chúng ta khi tham gia đầu tư vào thị trường, dù là áp dụng phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật đều có thể sẽ trải qua các cung bậc cảm xúc khác nhau trong mỗi giai đoạn


      1) Là bậc thầy trong việc “ bắt đỉnh bắt đáy “ :
      Khả năng giai đoạn này là người mới tham gia thị trường được một thời gian dưới 6 tháng trở lại, người ta sẽ không hiểu được tại sao thị trường có đáy-thân-đỉnh , mà khi họ vào lệnh thì toàn ngay đáy hoặc ngay đỉnh dù là bất kì khung thời gian nào, bi hài ở chỗ là hễ Buy là ngay đỉnh mà Sell là ngay đáy, đặt biệt là Gold , cũng từ đây họ bắt đầu nghe khái niệm “ Vàng Có Mắt “ .

      Hễ mà ngồi ngoài nhìn ko tham gia vào lệnh thì giá tăng ào ào , nhưng khi chỉ cần Buy vào một cái là y như rằng ngay lúc đó giá khựng lại và bắt đầu giảm lại

      Đang Sell thì giá cứ sideway hoài mà chán quá thoát lệnh huề hoặc lỗ một tí thì ngay tức khắc giá giảm ào ào, ngồi tiếc như điên , càng tiếc giá càng giảm nên chịu ko nổi Sell vào thì ôi chao nó ko giảm nữa và bắt đầu tăng, bó tay!
      ==> Thị trường không hiểu được, vô đối !

      2 ) Bắt đầu có khái niệm “ phân tích “ :
      -Sau những cú vô đối trên cùng với việc bay một số tiền nhỏ nhỏ thì họ bắt đầu nghiên cứu , lướt láp các diễn đàn tham khảo các chiến lược của những trader đi trước, các bài chia sẽ cũng như download các tài liệu về đọc . Cầm đống tài liệu trong tay cũng như các kiến thức lượm lặt được họ bắt đầu so sánh kĩ lưỡng những lí thuyết với biểu đồ giá mà trước đây họ đã có dịp phiêu liêu qua rồi, lúc đó nhận ra “ ôi trời ơi sao nó đúng thế nhỉ, ước gì mình biết trước mấy cái tài liệu này thì đâu có thua “ , quất thêm tiền vào cái tài khoản đã cháy hoặc mở cái acc mới và bắt đầu “ đánh “ theo , vài lệnh đầu thấy đã quá vì nó đi đúng tài liệu viết, “ mẹ ơi con tìm được bí kíp rồi !“, vui vui trong bụng mặc dù tiền lời vài lệnh này ko đủ bù cho cái acc đã cháy, nhưng kệ nó vui cái đã vì đằng nào tao ko lấy lại được . Ngủ một giấc nhưng vẫn còn phê phê cái cảm giác sướng. Ngày mai thức dậy rất sớm với niềm hi vọng tràn trề . Uống nhấm nháp li cafê với một gương mặt rất ngầu khi nhìn vào màn hình thể hiện nét “uyên thâm “ và tập trung ghê ghớm vì ta đã thắng được mấy lệnh mà lị . Quất vào một lệnh và kể từ đó là ko bao giờ rời mắt khỏi màn hình, lần này thì giá không chạy như cái tài liệu kia viết mà nó chạy ngược, không tin vào mắt mình lật tài liệu ra coi thì đâu có làm sai đâu sao giá đi kì vậy ? Cứ vậy mà thắc mắc hoài cho tới khi tài khoản cũng teo đi gần hết sau khi vài chục lần vào lệnh

      -Nghe vài người giới thiệu có tài liệu khác hay hơn nói về các phương pháp khác, vậy là bắt đầu nghiên cứu phương pháp mới và cảm xúc nó cứ thế lặp đi lặp lại qua mỗi lần thay đổi phương pháp khác nhau . Nhìn đi nhìn lại thì cũng được thời gian dài nghiên cứu rồi mà chả thấy có cái nào ngon ăn cả

      3) Thử đủ mọi kiểu trade
      -Tình cờ bắt gặp một số người trade có lời được kha khá, làm quen và học hỏi họ “ đánh “ ra sao. Người thì trade kiểu chồng khối lượng, người thì lướt láp, người thì kẹp lẹnh, rồi lại robot..v.v nói chung đủ kiểu nhưng chả có cha nội nào chịu đặt cắt lỗ trong mỗi lệnh cả . Bắt chước họ “đánh “ theo cũng đi thêm một ít nữa, những tài khoản mà mấy người khác show ra trên các diễn đàn hoặc gặp ngoài đời khẳng định chắc nịch là vốn to ko bao giờ thua sau một thời gian cũng đi tong hết . Bây giờ làm sao đây trời, chẳng lẽ không thể lời trên thị trường này được sao ? Vậy là do đâu, do mình quá dở hay là thị trường quá hay ?

      4) Hình thành khái niệm đầu tư :
      -Tham khảo một số nhà đầu tư thành công trên thế giới , những bài chia sẽ tâm huyết của nhiều người trên các diễn đàn về cái gọi là đầu tư . Đập ngay vào mặt là 3 cái từ : “ quản lí vốn “ . Nhớ lại từ lúc mới tham gia có bao giờ dùng từ trade hay là giao dịch đâu, mà dùng toàn từ “đánh “, mà hình như đi đâu cũng nghe mọi người nói là đánh cặp này cặp nó, ôi mẹ ơi tư tưởng đánh bạc thấm ngay từ đầu hèn gì toàn giao dịch liều lĩnh ko SL , làm bản thân cũng bị ảnh hưởng nên thua là phải . Vậy từ giờ loại bỏ ngay cái từ đó trong đầu ngay, và quyết tâm có SL trong mỗi lệnh giao dịch

      -Quyết tâm đặt SL trong mỗi lệnh giao dịch , lần này ta sẽ học hỏi theo tấm gương của những người thành công ( mặc dù những người đó có thành công thật hay không kệ họ ) .

      -Vẫn vui cười thoải mái khi cái lệnh bị hít SL vì đã làm được điều mà ko ai dám làm là đặt SL, với lí thuyết quản lí vốn TP/SL=2/1 hoặc 1.5/1 thì thế nào ta cũng thắng mà lo gì . Tuy nhiên dính đến lệnh thứ 5-6 thì bắt đầu nhăn mặt rồi, mà cái lạ là sao mình đặt SL ở đâu dù có xa hay gần thì nó cũng chạy tới cho bằng được, bó tay ! Nhiều người đến đây sẽ chịu ko nổi và từ bỏ cái SL này, và thường những người này sẽ là những người nếm trải cảm giác thăng hoa một lúc rồi bổng chốc hóa hư không trong một khoảnh khắc.

      - Những người quyết chí thực hiện quản lí vốn tới cũng bằng cách có SL trên mỗi lệnh thì lại vấp phải những cú phiêu linh như đặt SL chỗ nào hít chỗ đó, giá gần tới TP thì quay lại cắn SL, giá tới SL xong đi về TP ngay sau đó, có lúc tránh trường hợp thứ 2 thì khi giá đi một đoạn về TP thì dời SL bảo vệ lợi nhuận nhưng giá lại quay hít luôn cái SL rồi đi về TP , lời có xíu lần sau hít SL thì nhiều hơn nên cuối cùng thì tài khoản cũng teo về con số 0, chỉ là thời gian chậm hơn thôi. Vậy là quản lí vốn cũng chưa đủ ? Vậy còn cái gì nữa đây ? Nhìn lại thấy phân tích toàn sai thì quản lí vốn cũng không làm dược gì . Vậy thì luyện khả năng phân tích , xác suất đúng cao thì may ra có chút thay đổi.

      5) Quyết tâm nghiên cứu :
      - Vậy bây giờ vấn đề là khả năng phân tích . Lật lại tất cả những gì mình có trước đây mà tu luyên ngày đêm. Khá giật mình khi mà những kiến thức mình biết thì ai cũng biết hết rồi , vậy thì lấy ai Buy cho mà Sell và ngược lại , vậy thì làm sao có người thắng người thua? Nghĩ đau đầu vài ngày và ngủ một giấc dậy tập trung theo dõi thị trường ngày đêm và so sánh với kiến thức mình có thấy có vài điều khác biệt .

      - Bắt đầu tìm tòi độc lập dựa trên kinh nghiệm riêng thực chiến của bản thân, quá khó vì có nhiều mâu thuẫn, có lúc muốn từ bỏ nhưng cũng lờ mờ nhận ra vài thứ mà ko biết nó là thứ gì , bó tay!

      - Sau vài tháng lần thử demo ( nó ai đời trade thật trước khi demo, chịu nhục tí đi để thấy tương lai nào) rồi một ngày bất thình lình vỗ bàn “ Được rồi !“ . Tỉ lệ thành công về phân tích ok, quản lí vốn rất chặt chẽ ( 5% trên/lệnh ) , tài khoản đã tăng lên hơn 100%.

      - Thử đưa chiến lược cho vai người quen biết trade theo thì họ có lời rất ok
      Còn chờ gì nữa sau bao ngày tháng mong chờ ? Nhảy vào lại thôi !

      6) Lại mệt mỏi :
      - Ok, number one, không còn nghi ngờ gì về khả năng phân tích nữa . Vậy là làm ngay lệnh đầu tiên, một cú thắng knockout thị trường quá đã, vài lần như vậy bắt đầu có cảm giác xem thường thị trường . Vào lệnh ngay ko cần suy nghĩ, đặt SL luôn rồi sợ gì ? Kết quả hít SL, vậy là do mình sai ? Thêm vài lần hít SL nữa, bắt đầu sợ, ko vào lệnh lung tung nữa nhưng lại nãy sinh cảm giác sợ. Đã phân tích rồi nhưng khi giá đến không dám vào lệnh, giá chạy đúng như những gì đã phân tích. Lần sau quyết tâm vào lệnh theo những gì đã phân tích thì lại bị trúng lần sai. Bắt đầu tức lên vào lệnh ngay khi chưa phân tích kỹ, kết quả lại thua. Mỗi lần vào lệnh là cứ theo dõi ko rời khỏi màn hình nên thường hay bị giá phân tâm làm cho mình dễ thay đổi quyết định cắt lỗ sớm hoặc chốt lời sớm nên kết quả tỉ lệ lợi nhuận vẫn chỉ là huề vốn . Và có cảm giác buồn khi bị hít SL . Bao nhiêu công sức nghiên cứu để chỉ được vậy thôi à ? Vì đâu, vì ai, tại ai ? Vì tôi, tại tôi ! Mình còn thiếu gì nữa ? Thiếu tính nhất quán kỉ luật và kiên nhẫn.


      7) Quên thị trường
      Ngồi dậy đánh máy quy tắc giao dịch cho riêng mình và nguyện với lòng mình lần này là lần cuối cùng, cơ hội cuối cùng để quyết định theo nghề hay không . . .

      - Phân tích kĩ thị trường theo phương pháp của mình, bỏ qua cơ hội giao dịch nếu cảm thấy còn mơ hồ một trong 3 điểm E, SL, TP.

      -Sử dụng lệnh chờ để khỏi phải theo dõi và dao động tâm lí

      -Tuyệt đối đặt SL khi vào lệnh, khối lượng không được thay đổi

      Ban đầu thì thật sự là rất khó khăn để áp dụng những gì mình đã đặt ra nhưng dần cũng quen và kết quả nhận được là :
      -Ko còn cảm giác buồn khi hít SL và vui khi hít TP nữa

      -Tránh được những cú bão giá dẫn đến cháy tài khoản mà nhiều người đang vướng phải hàng ngày

      -Cái tài khoản sao mà nó tẻ nhạt quá, có lúc 1 tháng chỉ có 5-10 lệnh là nhiều, màu xanh đỏ xen kẽ nhau, đôi tháng màu đỏ nhiều hơn màu xanh nhưng khi kéo cái account history xuống tận cùng thì thấy có một tí lời 8%, huề, 4%..v.v nó lời tuy ít nhưng hình như nó bền và hi vọng nó sẽ bền mãi mãi.

      -Cái điều lạ nhất là giờ đây bản thân không còn quan tâm đến phần lời lỗ là bao nhiêu nữa, hình như cũng quên luôn thị trường và có cảm giác giống như mình chưa từng tham gia thị trường này, chưa từng biết đến cái gì cả !

      Mỗi khi tình cờ bắt gặp ai đó đang trade thấy ko có SL hoặc mục tiêu lợi nhuận quá cao mình cũng chẳng biết nói gì hơn ngoài lời khuyên nhẹ nhàng “ đặt SL vào bạn ơi ! “ mặc dù biết họ sẽ không bao giờ làm vậy !

      Các bạn dù đang là trader hay tư vấn viên cho khách hàng nên nhớ rằng : nếu bạn ko đặt SL trong mỗi lệnh trade thì bạn đã góp phần cho sự giàu có nhanh chóng của các sàn mà bạn đang giao dịch.

      Vì tương lai trader Việt tươi đẹp hơn !
      Last edited by tradingpro8x; 06-09-2012 at 08:24 AM.

    22. Có 3 thành viên đã cám ơn tradingpro8x :
      boyfyjero (30-08-2013), longeuro (11-09-2012), tripletap (27-07-2013)

    23. #13
      Ngày tham gia
      Nov 2011
      Bài viết
      327
      Được cám ơn 78 lần trong 65 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi tradingpro8x Xem bài viết
      Bước Chân Của Trader

      Mỗi trader chúng ta khi tham gia đầu tư vào thị trường, dù là áp dụng phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật đều có thể sẽ trải qua các cung bậc cảm xúc khác nhau trong mỗi giai đoạn


      1) Là bậc thầy trong việc “ bắt đỉnh bắt đáy “ :
      Khả năng giai đoạn này là người mới tham gia thị trường được một thời gian dưới 6 tháng trở lại, người ta sẽ không hiểu được tại sao thị trường có đáy-thân-đỉnh , mà khi họ vào lệnh thì toàn ngay đáy hoặc ngay đỉnh dù là bất kì khung thời gian nào, bi hài ở chỗ là hễ Buy là ngay đỉnh mà Sell là ngay đáy, đặt biệt là Gold , cũng từ đây họ bắt đầu nghe khái niệm “ Vàng Có Mắt “ .

      Hễ mà ngồi ngoài nhìn ko tham gia vào lệnh thì giá tăng ào ào , nhưng khi chỉ cần Buy vào một cái là y như rằng ngay lúc đó giá khựng lại và bắt đầu giảm lại

      Đang Sell thì giá cứ sideway hoài mà chán quá thoát lệnh huề hoặc lỗ một tí thì ngay tức khắc giá giảm ào ào, ngồi tiếc như điên , càng tiếc giá càng giảm nên chịu ko nổi Sell vào thì ôi chao nó ko giảm nữa và bắt đầu tăng, bó tay!
      ==> Thị trường không hiểu được, vô đối !

      2 ) Bắt đầu có khái niệm “ phân tích “ :
      -Sau những cú vô đối trên cùng với việc bay một số tiền nhỏ nhỏ thì họ bắt đầu nghiên cứu , lướt láp các diễn đàn tham khảo các chiến lược của những trader đi trước, các bài chia sẽ cũng như download các tài liệu về đọc . Cầm đống tài liệu trong tay cũng như các kiến thức lượm lặt được họ bắt đầu so sánh kĩ lưỡng những lí thuyết với biểu đồ giá mà trước đây họ đã có dịp phiêu liêu qua rồi, lúc đó nhận ra “ ôi trời ơi sao nó đúng thế nhỉ, ước gì mình biết trước mấy cái tài liệu này thì đâu có thua “ , quất thêm tiền vào cái tài khoản đã cháy hoặc mở cái acc mới và bắt đầu “ đánh “ theo , vài lệnh đầu thấy đã quá vì nó đi đúng tài liệu viết, “ mẹ ơi con tìm được bí kíp rồi !“, vui vui trong bụng mặc dù tiền lời vài lệnh này ko đủ bù cho cái acc đã cháy, nhưng kệ nó vui cái đã vì đằng nào tao ko lấy lại được . Ngủ một giấc nhưng vẫn còn phê phê cái cảm giác sướng. Ngày mai thức dậy rất sớm với niềm hi vọng tràn trề . Uống nhấm nháp li cafê với một gương mặt rất ngầu khi nhìn vào màn hình thể hiện nét “uyên thâm “ và tập trung ghê ghớm vì ta đã thắng được mấy lệnh mà lị . Quất vào một lệnh và kể từ đó là ko bao giờ rời mắt khỏi màn hình, lần này thì giá không chạy như cái tài liệu kia viết mà nó chạy ngược, không tin vào mắt mình lật tài liệu ra coi thì đâu có làm sai đâu sao giá đi kì vậy ? Cứ vậy mà thắc mắc hoài cho tới khi tài khoản cũng teo đi gần hết sau khi vài chục lần vào lệnh

      -Nghe vài người giới thiệu có tài liệu khác hay hơn nói về các phương pháp khác, vậy là bắt đầu nghiên cứu phương pháp mới và cảm xúc nó cứ thế lặp đi lặp lại qua mỗi lần thay đổi phương pháp khác nhau . Nhìn đi nhìn lại thì cũng được thời gian dài nghiên cứu rồi mà chả thấy có cái nào ngon ăn cả

      3) Thử đủ mọi kiểu trade
      -Tình cờ bắt gặp một số người trade có lời được kha khá, làm quen và học hỏi họ “ đánh “ ra sao. Người thì trade kiểu chồng khối lượng, người thì lướt láp, người thì kẹp lẹnh, rồi lại robot..v.v nói chung đủ kiểu nhưng chả có cha nội nào chịu đặt cắt lỗ trong mỗi lệnh cả . Bắt chước họ “đánh “ theo cũng đi thêm một ít nữa, những tài khoản mà mấy người khác show ra trên các diễn đàn hoặc gặp ngoài đời khẳng định chắc nịch là vốn to ko bao giờ thua sau một thời gian cũng đi tong hết . Bây giờ làm sao đây trời, chẳng lẽ không thể lời trên thị trường này được sao ? Vậy là do đâu, do mình quá dở hay là thị trường quá hay ?

      4) Hình thành khái niệm đầu tư :
      -Tham khảo một số nhà đầu tư thành công trên thế giới , những bài chia sẽ tâm huyết của nhiều người trên các diễn đàn về cái gọi là đầu tư . Đập ngay vào mặt là 3 cái từ : “ quản lí vốn “ . Nhớ lại từ lúc mới tham gia có bao giờ dùng từ trade hay là giao dịch đâu, mà dùng toàn từ “đánh “, mà hình như đi đâu cũng nghe mọi người nói là đánh cặp này cặp nó, ôi mẹ ơi tư tưởng đánh bạc thấm ngay từ đầu hèn gì toàn giao dịch liều lĩnh ko SL , làm bản thân cũng bị ảnh hưởng nên thua là phải . Vậy từ giờ loại bỏ ngay cái từ đó trong đầu ngay, và quyết tâm có SL trong mỗi lệnh giao dịch

      -Quyết tâm đặt SL trong mỗi lệnh giao dịch , lần này ta sẽ học hỏi theo tấm gương của những người thành công ( mặc dù những người đó có thành công thật hay không kệ họ ) .

      -Vẫn vui cười thoải mái khi cái lệnh bị hít SL vì đã làm được điều mà ko ai dám làm là đặt SL, với lí thuyết quản lí vốn TP/SL=2/1 hoặc 1.5/1 thì thế nào ta cũng thắng mà lo gì . Tuy nhiên dính đến lệnh thứ 5-6 thì bắt đầu nhăn mặt rồi, mà cái lạ là sao mình đặt SL ở đâu dù có xa hay gần thì nó cũng chạy tới cho bằng được, bó tay ! Nhiều người đến đây sẽ chịu ko nổi và từ bỏ cái SL này, và thường những người này sẽ là những người nếm trải cảm giác thăng hoa một lúc rồi bổng chốc hóa hư không trong một khoảnh khắc.

      - Những người quyết chí thực hiện quản lí vốn tới cũng bằng cách có SL trên mỗi lệnh thì lại vấp phải những cú phiêu linh như đặt SL chỗ nào hít chỗ đó, giá gần tới TP thì quay lại cắn SL, giá tới SL xong đi về TP ngay sau đó, có lúc tránh trường hợp thứ 2 thì khi giá đi một đoạn về TP thì dời SL bảo vệ lợi nhuận nhưng giá lại quay hít luôn cái SL rồi đi về TP , lời có xíu lần sau hít SL thì nhiều hơn nên cuối cùng thì tài khoản cũng teo về con số 0, chỉ là thời gian chậm hơn thôi. Vậy là quản lí vốn cũng chưa đủ ? Vậy còn cái gì nữa đây ? Nhìn lại thấy phân tích toàn sai thì quản lí vốn cũng không làm dược gì . Vậy thì luyện khả năng phân tích , xác suất đúng cao thì may ra có chút thay đổi.

      5) Quyết tâm nghiên cứu :
      - Vậy bây giờ vấn đề là khả năng phân tích . Lật lại tất cả những gì mình có trước đây mà tu luyên ngày đêm. Khá giật mình khi mà những kiến thức mình biết thì ai cũng biết hết rồi , vậy thì lấy ai Buy cho mà Sell và ngược lại , vậy thì làm sao có người thắng người thua? Nghĩ đau đầu vài ngày và ngủ một giấc dậy tập trung theo dõi thị trường ngày đêm và so sánh với kiến thức mình có thấy có vài điều khác biệt .

      - Bắt đầu tìm tòi độc lập dựa trên kinh nghiệm riêng thực chiến của bản thân, quá khó vì có nhiều mâu thuẫn, có lúc muốn từ bỏ nhưng cũng lờ mờ nhận ra vài thứ mà ko biết nó là thứ gì , bó tay!

      - Sau vài tháng lần thử demo ( nó ai đời trade thật trước khi demo, chịu nhục tí đi để thấy tương lai nào) rồi một ngày bất thình lình vỗ bàn “ Được rồi !“ . Tỉ lệ thành công về phân tích ok, quản lí vốn rất chặt chẽ ( 5% trên/lệnh ) , tài khoản đã tăng lên hơn 100%.

      - Thử đưa chiến lược cho vai người quen biết trade theo thì họ có lời rất ok
      Còn chờ gì nữa sau bao ngày tháng mong chờ ? Nhảy vào lại thôi !

      6) Lại mệt mỏi :
      - Ok, number one, không còn nghi ngờ gì về khả năng phân tích nữa . Vậy là làm ngay lệnh đầu tiên, một cú thắng knockout thị trường quá đã, vài lần như vậy bắt đầu có cảm giác xem thường thị trường . Vào lệnh ngay ko cần suy nghĩ, đặt SL luôn rồi sợ gì ? Kết quả hít SL, vậy là do mình sai ? Thêm vài lần hít SL nữa, bắt đầu sợ, ko vào lệnh lung tung nữa nhưng lại nãy sinh cảm giác sợ. Đã phân tích rồi nhưng khi giá đến không dám vào lệnh, giá chạy đúng như những gì đã phân tích. Lần sau quyết tâm vào lệnh theo những gì đã phân tích thì lại bị trúng lần sai. Bắt đầu tức lên vào lệnh ngay khi chưa phân tích kỹ, kết quả lại thua. Mỗi lần vào lệnh là cứ theo dõi ko rời khỏi màn hình nên thường hay bị giá phân tâm làm cho mình dễ thay đổi quyết định cắt lỗ sớm hoặc chốt lời sớm nên kết quả tỉ lệ lợi nhuận vẫn chỉ là huề vốn . Và có cảm giác buồn khi bị hít SL . Bao nhiêu công sức nghiên cứu để chỉ được vậy thôi à ? Vì đâu, vì ai, tại ai ? Vì tôi, tại tôi ! Mình còn thiếu gì nữa ? Thiếu tính nhất quán kỉ luật và kiên nhẫn.


      7) Quên thị trường
      Ngồi dậy đánh máy quy tắc giao dịch cho riêng mình và nguyện với lòng mình lần này là lần cuối cùng, cơ hội cuối cùng để quyết định theo nghề hay không . . .

      - Phân tích kĩ thị trường theo phương pháp của mình, bỏ qua cơ hội giao dịch nếu cảm thấy còn mơ hồ một trong 3 điểm E, SL, TP.

      -Sử dụng lệnh chờ để khỏi phải theo dõi và dao động tâm lí

      -Tuyệt đối đặt SL khi vào lệnh, khối lượng không được thay đổi

      Ban đầu thì thật sự là rất khó khăn để áp dụng những gì mình đã đặt ra nhưng dần cũng quen và kết quả nhận được là :
      -Ko còn cảm giác buồn khi hít SL và vui khi hít TP nữa

      -Tránh được những cú bão giá dẫn đến cháy tài khoản mà nhiều người đang vướng phải hàng ngày

      -Cái tài khoản sao mà nó tẻ nhạt quá, có lúc 1 tháng chỉ có 5-10 lệnh là nhiều, màu xanh đỏ xen kẽ nhau, đôi tháng màu đỏ nhiều hơn màu xanh nhưng khi kéo cái account history xuống tận cùng thì thấy có một tí lời 8%, huề, 4%..v.v nó lời tuy ít nhưng hình như nó bền và hi vọng nó sẽ bền mãi mãi.

      -Cái điều lạ nhất là giờ đây bản thân không còn quan tâm đến phần lời lỗ là bao nhiêu nữa, hình như cũng quên luôn thị trường và có cảm giác giống như mình chưa từng tham gia thị trường này, chưa từng biết đến cái gì cả !

      Mỗi khi tình cờ bắt gặp ai đó đang trade thấy ko có SL hoặc mục tiêu lợi nhuận quá cao mình cũng chẳng biết nói gì hơn ngoài lời khuyên nhẹ nhàng “ đặt SL vào bạn ơi ! “ mặc dù biết họ sẽ không bao giờ làm vậy !

      Các bạn dù đang là trader hay tư vấn viên cho khách hàng nên nhớ rằng : nếu bạn ko đặt SL trong mỗi lệnh trade thì bạn đã góp phần cho sự giàu có nhanh chóng của các sàn mà bạn đang giao dịch.

      Vì tương lai trader Việt tươi đẹp hơn !
      Tôi đi hơn nữa đoạn đường rồi, hic hic...

    24. Những thành viên sau đã cám ơn :
      boyfyjero (30-08-2013)

    25. #14
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Phân tích kỹ thuật - Kinh nghiệm phân tích: TÀI CHÍNH TÂM KINH (tiếp theo)

      Các phương pháp Trade chắc chắn chết!
      Gửi nhà đầu tư!
      Hôm nay sẽ cho các bạn biết các phương pháp trade đặc biệt mà đại đa số nhà đầu tư Việt Nam sử dụng. Áp dụng các phương pháp trade này, đảm bảo 100% nhà đầu tư không có lãi, thua lỗ và cuối cùng là cháy tài khoản.


      1. PHƯƠNG PHÁP KHÔNG CÓ LÃI THUA LỖ DẦN DẦN:
      - Phương pháp 1: Ăn ít chết nhiều.
      Nói đến đây sẽ không ít nhà đầu tư giật mình. Bạn có tự hỏi tại sao mình trade tốt, mà tổng kết cuối cùng tài khoản vẫn lỗ???

      Bạn đã thử nhìn lại lịch sử giao dịch xem, nếu bạn có nhiều lệnh dương và nhiều lệnh âm nhưng lệnh dương bao giờ cũng nhỏ hơn lệnh âm, hoặc bạn có lệnh dương liên tục nhưng 1 lệnh âm bằng hoặc lớn hơn tất cả các lệnh dương trước đó cộng lại. Nếu đúng như thế thì bạn đang trade theo phương pháp “Thua lỗ dần dần”.

      Tâm lý chung của con người là sợ hãi. Nhưng sự sợ hãi trước việc lỗ và lãi lại rất khác nhau và có chung 1 điểm là “tiền mất, tật mang”. Khi thắng ít, bạn sợ mất phần lãi này, cắt lệnh, nhưng khi thua nhiều, bạn sợ cắt lệnh sẽ biến lệnh đang âm thành lệnh thua, và bạn nuôi lệnh.
      => Sợ mất lãi, nên cắt lãi ít, sợ thua lỗ nên không cắt lỗ. Đây là bí quyết để bạn trade phương pháp “Thua lỗ dần dần”.

      Tuy nhiên đây mới chỉ là phương pháp sơ đẳng trên con đường dẫn đến “tan gia bại sản” vì trade Vàng – Forex.

      Lời khuyên: Giao dịch ở điểm cản, điểm hỗ trợ ( xác định bằng công cụ kỹ thuật và tham khảo chiến lược tổ chức ). Chỉ chấp nhận cutloss 3 – 5 giá, lãi thì phải 7 – 10 giá mới cắt. Để làm được thì điều kiện cần là khả năng xác định cản, hỗ trợ; Điều kiện đủ là giao dịch khối lượng nhỏ để ổn định tâm lý, “dám” ăn dài.

      - Phương pháp 2: Lệnh đối xứng, đan xen.
      Phương pháp này được một số nhà đầu tư ở 2 trường phái áp dụng: trường phái “Chả hiểu gì” và trường phái “Tưởng là mình hiểu”.
      Bí quyết của phương pháp này là tâm lý hoang mang. Không giống như mua vàng hay “đô”, giá xuống bạn cứ để ở nhà, bao giờ giá lên thì bán kiếm lời, không mất đi đâu mà sợ. Nhưng khi trade tài khoản, khoản lỗ khi bạn đang giao dịch sẽ lớn dần cho tới khi “cháy tài khoản”. Do đó để chống cháy, khi đang bán hay mua mà âm nhiều, bạn không biết giải quyết thế nào và không dám cắt lỗ, vậy là bạn mua hay bán lại cùng khối lượng để “tính kế sau”.

      => Bạn đang tự tạo cho mình một cái lưới. Số lệnh buy sell lẫn lộn quyết định độ phức tạp của cái lưới.

      Gỡ lệnh đối xứng đòi hỏi phải có nhận định vững vàng, biết được thời điểm gỡ lệnh. Cho nên với trường phái “Chả hiểu gì”, nhà đầu tư sau khi tạo lưới thì đảm bảo nằm luôn trong lưới không bao giờ ra được, lỗ 1 thành lỗ 3. Với trường phải “Tưởng là mình hiểu” thì rất tin tưởng vào việc đối xứng lệnh sẽ tránh thua lỗ và chờ thời cơ biến lỗ thành lãi, trường phái này khá hơn “Chả hiểu gì” một chút, và kết quả là thay vì lỗ 1, thì lỗ 1.5 thôi!

      Còn với phương pháp trade buy sell lẫn lộn, vài lệnh sell và vài lệnh buy cùng tồn tại. Xin thưa ngoài việc nằm trong phương pháp trade thua lỗ dần dần, đây còn gọi là phương pháp “cống phí”.

      Giá trị thua lỗ = Phương pháp “Chả hiểu gì’ + Phương pháp “Tưởng là mình hiểu” + Phương pháp “Cống phí cho sàn”.

      Lời khuyên: Đơn giản, buy là buy, sell là sell. Đừng nghĩ mình thuộc trường phái “Hiểu hết”, ranh giới trường phái này với trường phải “Tưởng là mình hiểu” rất mong mang.

      - Phương pháp 3: Cắt bừa
      Bạn gia nhập thị trường và chả hiểu gì, chả biết gì. Bạn đánh trận trong sương mù, “đâm chém lung tung”, “chạy linh tinh”. Phương pháp này mấy bác mới học đòi phân tích kỹ thuật hay bị

      Bí quyết của phương pháp này là thấy lãi đủ thì cắt, thấy thua đủ thì cắt. Kết hợp với phương pháp 1, bạn sẽ cắt lệnh dương ít và cắt lệnh âm nhiều. Bạn trụ khá tốt trên thị trường nhưng tài khoản sẽ bé dần dần.

      Công bằng mà nói tự tay cutloss là rất bản lĩnh. Tuy nhiên cộng thêm việc “thiếu hiểu biết”, thì cái sự “nhiệt tình” của bạn sẽ biến bạn thành … “phá hoại”.

      Lời khuyên: Cái này khó, bạn cần biết điểm nào nên cắt. Lý thuyết chung là cắt lãi ở chỗ nó không vượt qua được và cắt lỗ ở chỗ nếu vượt qua nó sẽ đi xa. Cần có kiến thức kỹ thuật và kỹ năng tham khảo thông tin tốt để tìm ra điểm cản, điểm hỗ trợ phù hợp.

      2. PHƯƠNG PHÁP TRADE NÂNG CAO: CHÁY.
      Không lằng nhằng như phương pháp chết dần dần. Phương pháp này chỉ có 1 bí quyết là KHÔNG CẮT LỖ. Phương pháp này được phát triển từ phương pháp 1 ở bên trên, cắt lãi ít, cắt lỗ nhiều. Để áp dụng phương pháp này, nhà đầu tư cần hội đủ rất nhiều điều kiện:
      - Không hiểu về thị trường.
      - Hoang mang tột độ.
      - Bản lĩnh kém.
      - Gan lì.
      - Tin vào số phận.
      Đặc biệt hơn phương pháp này áp dụng cho số vốn bất kỳ, 10 triệu cũng cháy, 10 tỉ cũng cháy, ai cũng có thể chơi.
      Xác xuất: 100%.

      Khuyến mãi thêm chút kinh nghiệm: muốn không cháy, đổ thêm tiền vào giữ tài khoản để … cháy tiếp.

      Lời khuyên: cũng rất nhiều.
      1. Học cách cắt lỗ, điểm cắt lỗ. Cái này khó!
      2. Để tiền ít trong tài khoản, cháy thì cháy ít thôi, cháy 10 tỷ thì …
      3. Có lãi rút ra dần, cháy thì vẫn còn lãi để … nộp cháy tiếp.
      4. Chia tiền ra nhiều tài khoản, cháy thì không đến mức cháy hết tài khoản trong 1 lần.
      5. Phải kết hợp phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản, phân tích tâm lý hành vi và tin đồn nhiều vào để tránh phiến diện, một chiều
      Last edited by tigeran; 08-09-2012 at 09:41 AM.

    26. Những thành viên sau đã cám ơn :
      boyfyjero (30-08-2013)

    27. #15
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Phân tích kỹ thuật - Kinh nghiệm phân tích: TÀI CHÍNH TÂM KINH (tiếp theo)

      CHIA SẺ KINH NGHIỆM GIAO DỊCH VÀNG VÀ FOREX

      Qua kinh nghiệm của mình, tôi có thể khẳng định với bạn một điều…bạn sẽ không và chẳng bao giờ thành công thật sự trong thị trường Fx này…nếu bạn không có kế hoạch QUẢN LÝ VỐN thật tốt. Có thể hôm nay, bạn thắng vẻ vang, thắng một cách thuyết phục, có thể bản là một cao thủ phân tích cơ bản hay chuyên gia phân tích kỹ thuật, nhưng ĐẢM BẢO rằng sau đó không lâu…bạn sẽ hoàn toàn trắng tay.

      Và thật sự, khi bạn bắt đầu bước vào nghiệp Trade này, tôi RẤT MONG bạn thua ngay từ lần đầu nhiều hơn mong là bạn thắng. Bởi vì sao?

      Nói về tâm lý chung trong trading, khi bạn thắng…..bạn sẽ tỏ ra rất là tự đắc và bạn cho là bạn rất thành công rồi, bạn xem thường tất cả những quy luật và khắc nghiệt khác của cuộc chơi. Từ đó hình thành TÂM LÝ SAI LẦM…..rất nguy hại cho sau này.

      Bằng kinh nghiệm của mình cho thấy, tôi đã THẮNG nhiều hơn thua….và kết quả….RA ĐƯỜNG Ở.

      QUẢN LÝ VỐN (so sánh hơi khập khiễn chút) giống như cái thắng xe, khi xe đang chạy bình thường thì không sao, nhưng một khi đã có đà (giống như khi chúng ta đã quen với cảm giác thắng vẻ vang), mà xe không có thắng, các bạn nghĩ sẽ như thế nào khi gặp chướng ngại vật, khi qua ngã tư, khi tới chỗ đông người…?

      Tôi rất may mắn là đã trả giá cho những kinh nghiệm này, do đó chân thành mà nói các bạn một khi đã lỡ vướng vào nghiệp Trading rồi, thì cố gắng và làm ơn đừng quên vấn đề QUẢN LÝ VỐN. QLV chính là yếu tố giúp bạn tồn tại và thành công trong thị trường này.

      TÂM LÝ TRONG TRADING

      Có một bạn trẻ hỏi tôi, anh ta có hệ thống giao dịch rất tốt, đánh demo và cho kết quả thắng trên 60%, thậm chí là hơn nhiều, với tỷ lệ Risk:Reward là 1:2; 1:3. Nhưng hiện tại anh ta đang hoang mang và lo lắng, mỗi khi anh ta vào lệnh thật thì lại run. Hiện giờ có những thắc mắc vấn đề của anh ta là nằm ở đâu và liệu……… trading có thể làm giàu không? Và chẳng lẽ không kiếm được 20% lợi nhuận /tháng?

      Trước tiên tôi có thể chúc mừng anh bạn đã có hệ thống trade thật sự hiệu quả với tỷ lệ R:R tương đối hấp dẫn. vậy thì anh ta còn lo sợ điều gì nữa?

      Thành thật mà nói, về TÂM LÝ nói chung và TÂM LÝ TRONG TRADING nói riêng luôn tồn tại một chân lý là NỖI SỢ HÃI bao giờ cũng lớn hơn THAM VỌNG trong mỗi Trader.

      SỢ HÃI bao gồm sợ thua lỗ, sợ mất đi số tiền đang có lời khi nghĩ giá bắt đầu đi ngược hướng, từ đó bạn lo chốt lời non và rút khỏi thị trường rất sớm trước khi giá dịch chuyển tới điểm target mà bạn đã hoạch định trước theo tín hiệu của hệ thống trading cho bạn. và như vậy bạn đã thật sự trade theo hệ thống của bạn không? Và tỷ lệ R: R là 1: 3 như bạn tuyên bố có thật sự mang lại lợi nhuận gấp 3 số tiền chấp nhận thua lỗ của bạn cho kèo giao dịch đó? NHƯ VẬY, tỷ lệ R:R…. chỉ cho kết quả khi và chỉ khi lệnh của bạn đã thanh lý xong.

      THAM VỌNG hay THAM LAM bao gồm việc mình chỉ muốn có lời, không chấp nhận lỗ, (TÔI NHẤT QUYẾT KHÔNG CHO THỊ TRƯỜNG NÀY MỘT ĐỒNG NÀO CỦA TÔI) do đó khi giá đi ngược hướng với lệnh, bạn bắt đầu tháo lệnh dừng lỗ….vì sợ hit stoploss và hy vọng giá sẽ quay đầu? và như vậy bạn đã bỏ hệ thống giao dịch tốt của mình qua một bên, không còn tuân thủ theo nguyên tắc trade và tín hiệu của hệ thống. và cứ thế tài khoản ngày càng teo lại theo mỗi chặng đường giá đi qua. Vậy tỷ lệ R:R như bạn nói có mang lại kết quả như mong đợi?

      Như vậy, rõ ràng khi biết được cơ cấu hoạt động của thị trường….đó là một thị trường tương đối sòng phẳng, chúng ta đang chơi chung sân với CÁC ĐẠI GIA trên thế giới lắm tiền nhiều của, quy mô hơn, nhạy hơn và có tổ chức hơn, liệu chúng ta có thể kiếm chút cơm cháo gì từ cuộc chơi này một khi TÂM LÝ BẤT ỔN & TÍNH VÔ KỸ LUẬT của Trader đã trở thành một bản năng….nhưng không chịu thay đổi nó.

      QUẢN LÝ VỐN

      Trong thị trường này, công cụ thu hút Trader nhất và hấp dẫn Trader nhất có lẽ là LEVERAGE, đó là đòn bẩy tài chính giúp chúng ta kiếm tiền nhiều hơn số tiền chúng ta bỏ ra, đồng thời cũng khiến tài khoản của chúng ta mau cháy. Vậy hãy xác định lợi điểm và bất lợi của leverage như thế nào để Trader không lạm dụng nó quá nhiều.

      Lợi điểm của leverage:
      - Cho phép Trader kiếm tiền nhiều hơn (so với không có leverage)
      - Cho phép Trader sử dụng số tiền nhỏ để kiếm lợi nhuận lớn hơn
      - Đồng thời cảnh báo & bắt buộc Trader phải trade cẩn thận & nghiêm túc hơn trong thị trường này
      - Nếu có kế hoạch phù hợp cho vấn đề lãi gộp đồng thời kiểm soát rủi ro tốt, cộng với tâm lý kiên định, nguyên tắc thì chắc chắn sẽ thành công.

      Bất lợi của leverage:
      - Khiến Trader thua nhiều hơn số tiền đầu tư
      - Khiến Trader đầu tư chỉ với số tiền nhỏ, mà thua cả gia tài sự nghiệp.
      - Khiến Trader lạm dụng nó một cách thiếu tính toán, thiếu suy nghĩ

      Vấn đề câu hỏi của bạn về hệ thống tốt, về tỷ lệ R:R tôi đã làm rõ….chung quy lớn nhất ở đây vẫn là vấn đề TÂM LÝ.

      Vậy còn câu hỏi cho lợi nhuận 20%/tháng….tôi vẫn chưa nói ở đây, vì tôi muốn bạn hãy đọc và suy nghĩ để trả lời cho chính mình…bạn nằm trong hoàn cảnh nào, trạng thái nào?

      Bạn trẻ mà tôi đang đề cập, tôi biết đang là sinh viên ngân hàng, bởi vậy tôi muốn bạn tính thử cho câu hỏi 20% lợi nhuận hàng tháng…cho trong vòng 5 năm tới với số tiền 10K trong tài khoản của bạn. Và hãy nghĩ về con số đó như thế nào?

      Công thức: FVA = R x (1+i)n – 1/i

      Khi hiểu được tâm lý của chính mình, giải quyết được một phần về vấn đề tâm lý, tôi sẽ đi cụ thể vào vấn đề QUẢN LÝ VỐN sao cho hiệu quả. Nên STOPLOSS như thế nào là hợp lý.

      THẬT SỰ TÔI THẤY RẰNG, MỘT KHI TRADER BIẾT SỬ DỤNG STOPLOSS VÀ KHI CẢM NHẬN ĐƯỢC STOPLOSS….THÌ TÂM LÝ KHI TRADE KHÁC HƠN & HIỆU QUẢ HƠN RẤT NHIỀU.
      Last edited by tigeran; 10-09-2012 at 09:34 AM.

    28. Những thành viên sau đã cám ơn :
      boyfyjero (30-08-2013)

    29. #16
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Phân tích kỹ thuật - Kinh nghiệm phân tích: TÀI CHÍNH TÂM KINH (tiếp theo)

      CÁC CÁCH CHẾT CỦA TRADER

      1/ Cái chết trên đỉnh vinh quang:
      Đánh đúng trend, ăn liên tục đến gần đỉnh trend => tự tin với nhận xét của mình, dốc túi tất tay ==> rơi ngay xuống vực từ đỉnh.

      2/ Cái chết dưới vực sâu:
      Dò ngược trend, tin rằng trend đã yếu, đáy sắp đến rồi ==> đưa tay ra mò đáy, kẹp 1 tay. Thế là đưa thêm tay nữa bình quân giá ==> kẹp tiếp ==> từ từ trôi xuống địa ngục.

      3/ Cái chết giữa dòng thác:
      Đánh ngược trend ==> kẹp ==> hoảng lên cút nót và đánh ngược chiều ==> lại kẹp ==> lại loay hoay ==> mệt quá nên chết giữa dòng.

      4/ Chết do Phân tích kỹ thuật (PTKT):
      Tự tin với các tuyệt chiêu (mô hình, Doji, Elliotte...) => ra đòn => bị phản đòn => Sử dụng quá nhiều chỉ báo => nhũn não => loay hoay => bị kẹp.

      5/ Chết do Phân tích cơ bản (PTCB):
      Tự tin với nguồn tin mật => tích phân cho lắm vào => quất thẳng tay trong khi thị trường phản ứng ngược với suy luận Sợc trên gu gồ một đống * => Xem tin thấy... tin nọ đá tin kia => chẳng biết theo cái nào => đánh đại một hướng => Hai loại chết đầu (chết trên đỉnh vinh quang và chết dưới vực sâu) thường bắt nguồn từ những lý do trên.

      6/ Chết do hóng hớt :
      Hóng cho nhiều vào => điếc tai => táng bậy bạ => Tinh thần không được tốt, vận đen cứ đeo theo mãi chả biết quyết định thế nào đành đánh theo các cao thủ võ lâm. Có ai biết rằng các cao thủ thường là trên mình có rất nhiều sẹo lớn nhỏ đủ loại, nó là những dấu tích còn lại khi hành tẩu giang hồ. Đi theo cao thủ là chấp nhận bước ra giang hồ mà trên tay không có bảo kiếm => chết chắc.

    30. Những thành viên sau đã cám ơn :
      boyfyjero (30-08-2013)

    31. #17
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Kinh nghiệm phân tích kỹ thuật PTKT chứng khoán

      Những bài học về đầu tư và phân tích kỹ thuật PTKT

      1/Những điều cần biết:
      Nếu bạn là nhà đầu tư mới, hãy chuẩn bị đối mặt với những thua lỗ nhất định.
      Luôn cắt giảm thua lỗ ở mức 8% so với giá mua vào.
      Kiên trì là bí quyết trong đầu tư,đừng nản chí.
      Luôn phân tích các giao dịch trên thị trường chứng khoán để học hỏi từ những thành công và thất bại của chính mình.
      Học hỏi kinh nghiệm đầu tư không thể “một sớm một chiều”. Bạn phải dành thời gian và công sức mới đạt được thành công. (Trang 17).

      2/Thời điểm tốt nhất để đầu tư:
      _Theo tin tức
      _Theo trường phái PTKT (giá ,khối lượng giao dịch)
      _Theo trường phái PTCB (tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận bền vững..)
      Tất cả 03 yếu tố này, đều nằm cho câu trả lời: xu hướng và thời điểm. Vậy bạn phải chọn cho mình công cụ nào để nhận biết điều này, bằng cách kiểm nghiệm lại chúng. Có bao giờ bạn giải ngân mà không biết đó là thời điểm sau T+3 phần lớn bị thua lổ không.

      3/Tại sao việc lựa chọn những cổ phiếu thuộc lĩnh vực hoặc nhóm ngành dẫn đầu lại quan trọng?
      _Phần lớn các cổ phiếu sang giá trên thị trường đều thuộc cùng 1 lĩnh vực hoặc nhóm ngành kinh doanh dẫn đầu trong thời gian đó. Ở VN, cổ phiếu có xu hướng dịch chuyển theo nhóm hoặc lĩnh vực.
      _Bên cạnh nhận biết những nhóm ngành mạnh nhất tại 1 thời điểm cụ thể, bạn cũng nên tim hiểu các tổ chức lớn đang đang đầu tư vào những cổ phiếu Blue-chip đang tăng trưởng.
      4/Tầm quan trọng của khối lượng giao dịch và tổ chức lớn:
      Quy luật cung cầu rất phổ biến trên thị trường. Các cổ phiếu không bao giờ bất ngờ tăng giá. Đằng sau đó chắc chắn phải có một lượng cầu mua lớn. Đa phần lượng cầu này xuất phát từ các tổ chức lớn. Hãy theo dõi động thái này qua khối lượng TB gia tăng theo thời gian. Hãy quan sát động thái mua_bán ròng và để biết họ chọn giải ngân vào nhóm cổ phiếu ngành nào. Thông tin về danh mục cổ phiếu cổ các tổ chức nắm giữ là đáng quan tâm. Vì chúng có ảnh hướng tới cung_cầu của thị trường chung. Hàng quý hoặc 6 tháng định kỳ sau khi kết thúc 1 thời điểm quan trọng, hâù hết các Quỹ đều công khai những cổ phiếu họ đang nắm giữ.
      5/Phán đoán diễn biến thị trường:
      Những bước cần thiết để đầu tư thành công là gì ?
      Nếu bạn là nhà đầu tư cá nhân, bất kể bạn mới bước vào lĩnh vực đầu tư hay đã có kinh nghiệm, bạn muốn kiếm tiền và muốn đầu tư vào các cổ phiếu đạt lợi nhuận cao thì bạn cần học và tuân theo 03 bước quan trọng sau :
      _Một là bạn phải xây dựng các quy tắc chọn mua để lựa chọn được những cổ phiếu tốt nhất, và sử dụng biểu đồ để quyết định thời điểm tốt nhất để mua cổ phiếu.
      _Hai là bạn phải xây dựng các quy tắc bán giúp bạn biết khi nào nên bán cổ phiếu và thu được lợi nhuận, hoặc cắt giảm thua lỗ để tránh thua lỗ lớn hơn.
      _Cuối cùng là bạn cần có một phương pháp cụ thể chỉ dẫn cho bạn khi nào mức giá trung bình thị trường chạm đỉnh, đảo chiều, hoặc chạm đáy và hình thành 1 xu hướng tăng giá mới. Đó là tất cả những gì bạn cần.

      6/Thị trường chung là gì? Tại sao việc tìm hiểu thị trường lại quan trọng? Tại sao không thể chỉ mua một cổ phiếu tốt và coi nhẹ thị trường chung?
      Thị trường chung được đại diện bởi các chỉ số thị trường hàng đầu như S&P 500, Dow Jones và Nasdaq. Lý do bạn cần đánh giá cẩn thận những chỉ số này là vì khi chúng chạm đỉnh, và sau đó giảm giá đáng kể, phần lớn các cổ phiếu trên thị trường (bất kể bạn nghĩ cổ phiếu ấy tốt hay xấu) sẽ đi theo xu hướng này và cũng giảm giá.
      Nếu thị trường chung giá giảm xuống từ 20% - 25% thì một số cổ phiếu có thể sụt giảm từ 40% đến 60% từ mức giá cao nhất.
      Không lợi ích gì khi chúng ta đã thu được lợi nhuận trong thời gian giá lên, sau đó lại mất trong thị trường giá xuống. Bạn sẽ dễ dàng rút ra khỏi thị trường giá lên (chốt lời) hơn là cắt lỗ trong thị trường giá xuống. Các nhà đầu tư thường mất ít nhất 2-3 năm để học được bài học này.
      Vì vậy bạn nên học cách bán ra cũng như mua vào đúng thời điểm.

    32. Những thành viên sau đã cám ơn :
      boyfyjero (30-08-2013)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 06-02-2013, 01:30 PM
    2. Công cụ phân tích kỹ thuật trong kinh doanh vàng
      By mrtran88 in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 15-09-2012, 04:37 PM
    3. Kinh nghiêm xài SMA trong Phân tích kỹ thuật
      By tigeran in forum Kiến thức về Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 22-06-2010, 04:55 PM
    4. Kinh nghiêm xài SMA trong Phân tích kỹ thuật
      By tigeran in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 22-06-2010, 04:52 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình