-
07-01-2011 06:40 PM #21
-
Có 3 thành viên đã cám ơn VNINDEX500 :
cpsieure2010 (09-01-2011), QUANGGIAA (26-01-2011), VCBStock (26-01-2011)
-
07-01-2011 06:41 PM #22
-
Có 3 thành viên đã cám ơn VNINDEX500 :
cpsieure2010 (09-01-2011), QUANGGIAA (26-01-2011), VCBStock (26-01-2011)
-
09-01-2011 05:44 PM #23
-
Có 3 thành viên đã cám ơn VNINDEX500 :
cpsieure2010 (09-01-2011), QUANGGIAA (26-01-2011), VCBStock (26-01-2011)
-
09-01-2011 07:44 PM #24
Member- Ngày tham gia
- Jul 2010
- Bài viết
- 204
- Được cám ơn 299 lần trong 65 bài gởi
-
Có 3 thành viên đã cám ơn cpsieure2010 :
QUANGGIAA (26-01-2011), VCBStock (26-01-2011), VNINDEX500 (09-01-2011)
-
09-01-2011 08:49 PM #25
-
Có 3 thành viên đã cám ơn VNINDEX500 :
cpsieure2010 (26-01-2011), QUANGGIAA (26-01-2011), VCBStock (26-01-2011)
-
14-01-2011 07:46 PM #26
-
Có 3 thành viên đã cám ơn VNINDEX500 :
cpsieure2010 (16-01-2011), QUANGGIAA (26-01-2011), VCBStock (26-01-2011)
-
26-01-2011 05:15 AM #27
Mai nhà minh đã nở chưa ba?
TTO - Con gái tôi theo gia đình chồng định cư nước ngoài, mỗi năm, tết đến xuân về, nỗi niềm hoài hương lại trút đầy theo đường dây điện thoại…
“Con ước sao sóng điện thoại có thể mang theo tất cả những mùi vị của quê nhà. Để vừa nói chuyện, vừa hít thở thật sâu cái hương vị nồng ấm của quê nhà. Nhất là được nghe cái mùi…mắm kho quẹt từ bếp mẹ thoảng lên trong những ngày giá rét…”. Nghe mà thương đứt ruột tấm lòng con trẻ!
Điện thoại ngày 30 tết luôn bắt đầu bằng câu: “Nhà mình đã cúng tất niên chưa ba?”. Từ chuyện cúng tổ tiên, ông bà cháu hỏi thăm cả nhà, cô chú, dì dượng huyên thuyên khiến tôi trả lời không kịp thở. Biết ngưng lại, cháu sẽ khóc. Khóc vì nhớ cha mẹ, người thân…
Tôi cũng là người tha phương trên chính mảnh đất của quê hương mình. Những mùa xuân chạnh nhớ cái làng quê bé nhỏ, tận miền Trung, lòng cứ xôn xao như sóng sông quê và lạnh như những cơn mưa phùn. Không thèm những món ăn quê dân dã, mà chỉ thèm nghe tiếng nói và hơi ấm của người thân.
Ba ngày tết trôi vù chóng vánh, nhưng đêm nào cũng nằm thấy chiêm bao, rằng mình đang ở quê…
Cuộc điện thoại nửa đêm giao thừa, giữa khói trầm nhang bảng lảng, ngây ngất. “Con chúc ba mẹ, các em…” khiến nước mắt tôi ứa ra. Thương con cháu quê người vất vả, lạ xa… Những lời nói của con qua điện thoại lúc nhạt nhòa xa thăm thẳm, lúc như những giọt sương khuya, đẫm ướt cả tâm hồn.
Chợt bừng tỉnh bởi câu hỏi: “Mai nhà mình đã nở chưa ba?”, nhìn ra phòng khách, lọ độc bình, với những cành mai chi chít nụ, có những đóa hàm tiếu… Cháu nhắc lại: “Cây mai cổ ở góc vườn cơ!”. Thôi rồi! Năm nay làm lại cả hàng rào, cây mai gầy già nua, mà khi còn ở nhà, hàng năm cháu vẫn thường tuốt lá, đã được nhổ lên bán cho nhà vườn.
Tôi nín lặng, không dám nói ra sự thật, sợ làm nỗi nhớ của con vỡ òa. Trả lời qua quít với con: “Nở, nở rồi! Đẹp lắm! Đẹp lắm!”, tôi cảm giác như đôi mắt con mở to, nét mặt hân hoan mừng rỡ…
Tấm lòng hoài hương của con trẻ thật bình dị và trong sáng. Tôi nhắc với lòng mình: Qua tết, nhất định phải đến xin “chuộc” lại cây mai, đem về trồng ở một chỗ xứng đáng và đẹp nhất, để không làm phai nhạt đi tấm lòng của cháu…
-
Có 4 thành viên đã cám ơn VNINDEX500 :
cpsieure2010 (26-01-2011), nguoiquaduong (25-01-2013), QUANGGIAA (26-01-2011), VCBStock (26-01-2011)
-
26-01-2011 05:25 AM #28
Ngôi nhà mùa xuân
TTO - Tôi mải miết nhìn theo một người gánh hàng rong trên phố. Dòng xe cộ như mắc cửi, còn ánh mắt tôi mãi neo lại nơi gánh hàng nặng nhọc. Tôi nhớ bố mẹ tôi...
Để có tiền cho chị em tôi đi học đại học, bố mẹ tôi phải bươn bả buôn bán ở những vùng rừng núi như Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên. Người làng tôi gọi đó là những chuyến buôn “ngược”. Chúng tôi lớn lên, được học hành tử tế là nhờ những chuyến đi nơi rừng thiêng nước độc, trèo đèo lội suối ấy của bố mẹ.
Có khi bố mẹ phải đi bộ hàng chục cây số đường núi dốc, vào các bản người dân tộc mời họ mua hàng. Có khi bố mẹ phải ở trọ trong nhà một người xa lạ giữa đồng rừng. Có khi mấy ngày phải ăn những bữa ăn “lạ” của những người dân tộc thiểu số, thèm một bát rau luộc ngon lành mà không được.
Trong thâm tâm tôi chưa bao giờ thôi day dứt về những ngày tết đến xuân về. Tôi vừa mong ngóng những ngày này chóng đến để cả nhà tôi được đoàn viên. Nhưng cùng lúc tôi lại ao ước những ngày này kéo dài ra mãi, để bố mẹ tôi bán được thêm thật nhiều hàng.
Tôi biết chính những ngày này, bố mẹ tôi đang phải chạy đua với tết. Gánh hàng sẽ nặng thêm, bước chân dài ra mà giấc ngủ thì ngắn lại. Bố mẹ lo tết một, lo khoản tiền học phí, tiền ăn ở cho chị em tôi khi ra tết thì mười. Trăm nỗi lo toan đổ lên đôi quang gánh, lên đôi vai cả một đời mòn mỏi.
Giữa dòng đường tấp nập, chợt bắt gặp gánh hàng rong trên phố, lòng tôi chùng xuống. Phải chăng người phụ nữ xa lạ ấy cũng có một hoặc vài người con đang đi học? Phải chăng cô cũng sống xa nhà hàng tháng trời, chen mình trong những nhà trọ ẩm ướt hoặc giá lạnh, chỉ dừng chân để ngủ vài tiếng lúc về đêm? Phải chăng cô cũng như bố mẹ tôi, đau đáu trong lòng là hình bóng các con và niềm hi vọng cho con được ăn no mặc ấm, được học hành đầy đủ, không phải thua bè kém bạn? Phải chăng cô cũng như bố mẹ tôi, một đời bền bỉ gánh trọn những mùa xuân…
Nghĩ tới đó, tôi thấy nhói trong tim, niềm thương nỗi nhớ bỗng chốc tràn ngập cả cõi lòng, khóe mắt đã rưng rưng, chỉ ước ngay lập tức được sà vào lòng mẹ, được bíu lấy tay bố…
Mùa xuân là mùa vui, nhưng niềm vui của tôi chỉ trọn vẹn khi chiều ngày 28, 29 tết, tiếng xe máy ầm ì, tiếng mở cổng rồi xe hàng của bố mẹ từ từ đi vào sân. Bố mẹ bỏ mũ bảo hiểm, hai khuôn mặt phạc phờ vì gió bụi, nhưng nụ cười, ánh mắt thì lấp lánh thương yêu. Tôi sẽ nhảy ào ra sân, reo lên “bố, mẹ!” như hồi còn bé tí. Tôi sẽ tíu tít ra ôm đồ cho bố, lấy khăn rửa mặt, mở tủ dọn mâm cơm phần bố mẹ từ giữa trưa. Tôi nói, tôi cười. Bố mẹ nói, bố mẹ cười.
Và ngôi nhà của chúng tôi ngập tràn hương tết, hương xuân từ lúc ấy.
NGUYỄN DUY TUẤN
-
Có 3 thành viên đã cám ơn VNINDEX500 :
cpsieure2010 (26-01-2011), QUANGGIAA (26-01-2011), VCBStock (26-01-2011)
-
26-01-2011 06:21 AM #29
Member- Ngày tham gia
- Jul 2010
- Bài viết
- 204
- Được cám ơn 299 lần trong 65 bài gởi
-
Có 3 thành viên đã cám ơn cpsieure2010 :
nguoiquaduong (25-01-2013), QUANGGIAA (26-01-2011), VCBStock (26-01-2011)
-
26-01-2011 07:43 PM #30
Tối nay có chương trình Táo coi kg nhỉ?
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
cpsieure2010 (07-02-2011)
-
01-02-2011 11:00 AM #31
Tận thấy đất Phật Lâm Tỳ Ni
TP - Lumbini (Lâm Tỳ Ni) thuộc Vương quốc Nepal nằm dưới chân nóc nhà thế giới Himalaya được xem là nơi sinh hạ của Đức Phật. Đến Lumbini vào ngày cuối năm, tôi như được trở lại làng quê Việt Nam những năm 1990.
Việt Nam Phật quốc tự ở đất Phật Lumbini. Ảnh: K.H
Những bộ sà-ri rực rỡ màu sắc, quần áo trẻ em phơi trên mái lợp rơm lụp xụp hai bên đường ở đất Phật tạo ra sự bình yên đến lạ. Phương tiện đi lại chủ yếu ở Lumbibi là xe đạp, nhà giàu mới có xe máy.
Lumbini có hai chợ, một chợ họp hai lần mỗi tuần, chợ kia chỉ họp một lần. Ngày chợ phiên, người dân mang những thứ nhà trồng được đến chợ họp trên khu đất trống để bán. Chợ nhỏ với khoảng 40 gian hàng. Đồ rau củ quả ở đất Phật khá giống Việt Nam.
Cũng như Việt Nam những năm 90, điện nước và các tiện nghi ở đây còn thiếu thốn. Mỗi ngày điện chỉ có vài giờ, mất nước thường xuyên. Đến khoảng 19 giờ, khắp Lumbini tối như bưng do không có đèn đường.
Tôi được ở trong chùa Việt Nam xây dựng trong khu Vườn thiêng. Ở khu này Internet không có và sóng điện thoại rất yếu. Muốn gọi điện, phải đạp xe 2-3km ra ngoài. Tối tối ở đây yên tĩnh đến lạ. Âm thanh duy nhất hằng đêm chỉ là tiếng tụng kinh gõ mõ. Xa xa tiếng sói hú văng vẳng vọng về.
Người dân đất Phật Lumbini hiền lành. Mỗi chiếc xe đạp ở đây giá 6.000-7.000 Rupees Nepal (khoảng 2 triệu đồng). Người dân cho biết ở đây chưa từng xảy ra việc mất trộm xe. Mượn xe của chùa, mỗi lần đi ra ngoài tôi cứ thoải mái dựng xe không cần khóa. Tôi đi gọi điện thoại có lần không có tiền lẻ, anh chủ quán vô tư bảo khi nào quay lại trả cũng được dù không biết tôi là ai. Bảo vệ thấy tôi buổi tối đi một mình liền cử người đèo tôi về tận chùa mà không lấy tiền công.
Dấu chân Phật trong đền Maya Devi . Ảnh: K.H
Nơi được cho là quan trọng nhất của Lumbini là Vườn thiêng, trong đó trung tâm là đền Maya Devi, nơi thờ tượng lâm bồn miêu tả cảnh Hoàng hậu Maya Devi sinh hạ hoàng tử Sidharth, tức Đức Phật. Ngôi đền đã được chính quyền Nepal xây dựng lại, nhưng dấu tích nền móng, hồ vữa của đền cổ vẫn được giữ nguyên.
Liên hiệp quốc Phật giáo
Trải qua thời gian, Vườn thiêng dần dần bị quên lãng, trở thành một khu vực hoang vu. Năm 1895, một nhà khảo cổ người Đức tình cờ phát hiện ra khu này và gần đây chính quyền Nepal mới tập trung phát triển Vườn thiêng.
Đến nay, đã có hơn 20 nước được cấp đất xây chùa ở Lumbini. Người dân địa phương gọi đây là liên hiệp quốc Phật giáo với kiến trúc các chùa đặc trưng của từng nước.
Với sự đầu tư của chính quyền Nepal, Lumbini đang thay da đổi thịt. Phật tử đến đây lễ Phật ngày càng đông. Để thăm đền, mọi người khuyên tôi nên đi từ sáng sớm để không phải chen chúc. 5h30 trời còn tối om, tại khu đền Maya Devi đã có cả trăm Phật tử chiêm bái. Người thì nghiêm trang thờ lạy gốc cây bồ đề, người thì lầm rầm đọc kinh dưới trụ đá Ashoka. Nhiều người đến đây còn mang theo lá vàng đến dán lên bức tường dưới tượng lâm bồn, phía trên dấu chân Phật.
Lumbini không chỉ đón nhận Phật tử đến chiêm bái, mà ngày càng có nhiều khách du lịch từ khắp thế giới đến tham quan và tận hưởng không gian tĩnh lặng, khung cảnh thơ mộng nguyên sơ. Một khu vực dân cư với khách sạn, nhà hàng được hình thành cạnh chùa để đáp ứng nhu cầu của người hành hương. Các cửa hàng lưu niệm bắt đầu mọc lên xung quanh các chùa để phục vụ khách du lịch.
Dấu ấn Việt
Vừa rời Ấn Độ để qua Nepal, thấy hộ chiếu mình là người Việt Nam, các nhân viên xuất nhập cảnh cười tíu tít: “Doctor Lam”, nghĩa là “Tiến sĩ Lâm” - tên gọi thân thuộc người dân Lumbini dành cho Tiến sĩ Lâm Trung Quốc, Pháp danh Huyền Diệu, trụ trì Việt Nam Phật quốc tự. Cũng ở Lumbini còn có một ngôi chùa Việt khác là chùa Linh Sơn.
Khi tôi đến Lumbini, thầy Huyền Diệu đã đi nước ngoài. Những người Việt trong chùa kể khi thầy Huyền Diệu đến, Lumbini vẫn còn là một khu vực hoang vu đổ nát. Với sự giúp đỡ của học trò và bạn bè, thầy Huyền Diệu trở thành người nước ngoài đầu tiên được vua Nepal cấp đất xây chùa ở Vườn thiêng Lumbini. Thầy cũng vận động các nước khác đến đây xây chùa.
Ngôi chùa khang trang nơi đất Phật mang đậm dấu ấn làng quê Việt từ kiến trúc đến trang trí. Chùa được xây bằng đá với mái ngói xếp tầng như các ngôi chùa ở Việt Nam. Xung quanh chùa, thầy Huyền Diệu cho trồng tre, trúc.
Trong chùa còn có anh Minh Hòa - đệ tử của thầy, giúp lo việc khi thầy đi vắng và 10 anh em thợ xây từ Huế sang giúp thầy xây chùa. Việt Nam Phật quốc tự còn có một nhà khách vài chục phòng. Chùa đang trong quá trình xây dựng nên không mở cửa cho người nước ngoài, nhưng người Việt Nam luôn được chào đón.
Hồng hạc
Có điều đặc biệt khi chùa Việt trở thành nơi thu hút nhiều nhất sếu đầu đỏ mà người dân nơi đây gọi là hồng hạc. Loài này khi trưởng thành nếu đứng thẳng có thể cao đến 2m.
Hồng hạc thường xuất hiện ở chùa Việt. Ảnh: K.H
Người trong chùa kể trước đây không có hồng hạc. Tuy nhiên, sau khi chùa Việt ra đời, hồng hạc bắt đầu xuất hiện ở Lumbini. Sáng sáng, từng đôi hồng hạc ung dung nô đùa trong vườn chùa.
Sáng sáng thức giấc tôi thường ngắm hồng hạc, tối lặng nghe tiếng tụng kinh, rồi đi thăm viếng thưởng ngoạn vẻ đẹp các chùa từ khắp thế giới. Không khí linh thiêng, huyền điệu.
Nguyễn Thị Khánh Huyền
-
Có 3 thành viên đã cám ơn VNINDEX500 :
cpsieure2010 (07-02-2011), nguoiquaduong (25-01-2013), QUANGGIAA (01-02-2011)
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Xóm Hẹn (Hẹn ngày trở lại, nơi tạm dừng chân của các người Hùng xóm Liều)
By maskman in forum CLB Chứng khoánTrả lời: 2995Bài viết cuối: 18-08-2014, 06:23 PM -
NNC - "Tuy không "cao" nhưng cả thị trường phải ngước nhìn"
By thanh120505 in forum Thị trường OTCTrả lời: 2Bài viết cuối: 27-04-2012, 09:46 AM -
Có ai quan tâm đến "em" này không?
By hoanglaota in forum Thị trường OTCTrả lời: 4Bài viết cuối: 03-11-2009, 09:39 AM
Bookmarks