Ngày 21.6, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài bất ngờ
thông báo đã chính thức gửi văn bản xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ cho ngưng
thực hiện thí điểm cổ phần hóa (CPH) Bệnh viện (BV) Bình Dân. Câu chuyện CPH BV
đầu tiên ở TP.HCM tạm kết thúc, nhưng đằng sau nó lại là một câu chuyện nhức đầu
khác...



Vì sao lại ngưng CPH BV Bình
Dân?





Trước đây, theo ban soạn thảo đề án, BV Bình Dân được chọn làm thí điểm vì
đây là BV có cơ sở vật chất xuống cấp nặng nề, trang thiết bị lạc hậu, nhưng lại
có đội ngũ cán bộ, y bác sĩ giỏi, đủ điều kiện CPH. Phó chủ tịch Nguyễn Thành
Tài cho biết, mặc dù chủ trương CPH BV Bình Dân không sai nhưng vì có nhiều ý
kiến khác nhau nên phải để chậm lại. Trong văn bản 3763/UBND (ký ngày 20.6) gửi
Thủ tướng Chính phủ, UBND TP.HCM vẫn xin phép tiếp tục triển khai nghiên cứu,
chọn đơn vị, cơ sở y tế khác có quy mô phù hợp hơn, xây dựng đề án thí điểm để
trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.


Phó chủ tịch Nguyễn Thành Tài còn cho rằng BV Bình Dân là bệnh viện ngoại
khoa đầu ngành ở các tỉnh phía Nam về niệu học nhưng về cơ sở vật chất như hiện
nay thì không thể đáp ứng được nhu cầu của người dân. Ông nói: "Chúng tôi vẫn sẽ
tiếp tục đầu tư để nâng cấp cho Bình Dân nhằm phục vụ tốt hơn trong việc khám,
chữa bệnh cho mọi người dân. Còn việc CPH sẽ vẫn tiếp tục nghiên cứu, chọn đơn
vị y tế nào thì thành phố sẽ xem xét cho phù hợp". Riêng ông Nguyễn Chí Hùng,
Giám đốc BV Bình Dân, không đưa ra ý kiến gì sau công bố khá bất ngờ của Phó chủ
tịch Nguyễn Thành Tài.


Sẽ nhức đầu chuyện "lỡ mua, lỡ bán" quyền mua cổ
phiếu!




[table]






[table]


[img]http://www2.thanhnien.com.vn/Uploaded/minhnguyet/21.06.07/Bao4b.jpg" border="0">
[/table][/img]Nguyễn Thành Tài[/b]

[/table]Quyết định ngưng đề án thí điểm CPH BV Bình Dân
dứt khoát tác động không nhỏ đến nhiều người. Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch Công
đoàn BV Bình Dân nói: "Trong quá trình xây dựng đề án, Chi bộ ****, Công đoàn
của BV đã tổ chức nhiều cuộc họp với cán bộ nhân viên để làm công tác tư tưởng
và lấy ý kiến của mọi người. Việc ngưng thực hiện này sẽ tác động không nhỏ đến
tâm tư, nguyện vọng và cả đời sống của người lao động tại BV".


Ngay từ đầu năm 2007, khi đề án CPH BV Bình Dân được trình lên UBND TP.HCM
xem xét, thì việc mua bán quyền mua cổ phiếu (CP) tại BV Bình Dân đã diễn ra rầm
rộ. Rộn ràng nhất là vào thời điểm tháng 2 - 3.2007, khi thị trường chứng khoán
Việt Nam vẫn còn khá sôi động. Quyền mua CP của BV Bình Dân đã được mua bán với
giá 6 - 7 "chấm", thậm chí có thời điểm lên đến 8 "chấm" (tương ứng 80.000
đồng/CP - gấp 8 lần giá gốc). Theo dự đoán của các chuyên gia chứng khoán, số
tiền giao dịch từ việc chuyển quyền mua cổ phiếu tại BV Bình Dân có thể lên đến
gần 100 tỉ đồng, và mua đi bán lại qua nhiều người. Anh Hải, một nhà đầu tư
chuyên mua bán trên sàn OTC, đã than trời khi hay tin BV Bình Dân ngưng tiến
hành CPH. Anh đang giữ quyền mua 2.000 CP này từ đầu tháng 3 với giá "6.2"
(62.000 đồng/CP) và đang chờ ngày chính thức sở hữu loại CP này.



[table]





- Tháng 7.2004, UBND TP.HCM chỉ đạo chuẩn bị xây dựng đề án thí điểm CPH BV
Bình Dân.


- Ngày 1.7.2005, UBND TP.HCM gửi Công văn số 3894/UBND-CNN kiến nghị Thủ
tướng Chính phủ cho phép tiến hành thí điểm CPH BV Bình Dân.


- Ngày 5.9.2005, Công văn số 4995/VPCP-ĐMDN của Văn phòng Chính phủ truyền
đạt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cho phép UBND TP.HCM chỉ đạo xây dựng đề án
thí điểm CPH BV Bình Dân, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.


- Ngày 8.11.2006, Công văn số 6525/VPCP-ĐP của Văn phòng Chính phủ xác định:
Thủ tướng đồng ý cho phép thành phố thí điểm CPH một số cơ sở y tế của Nhà nước
thuộc thành phố quản lý, trên cơ sở đó, tổng kết và mở
rộng.
[/table]Anh cho biết sẽ liên lạc để thỏa thuận với
người bán nhằm "xin" lại số tiền đã mua. Không chỉ tác động đến những nhà đầu tư
lỡ "ôm" loại CP chưa hề có này, quyết định ngưng đề án CPH BV Bình Dân tác động
không nhỏ đến số cán bộ nhân viên ở đây khi chuẩn bị đối mặt với các vụ khiếu
nại, đòi tiền. Tối qua 21.6, trên diễn đàn Vietstock.com, cư dân mạng bắt đầu
xôn xao với quyết định bất ngờ của UBND TP.HCM.


Một câu hỏi nhanh chóng đặt ra ngay trong cuộc họp hôm qua 21.6: Những người
đã mua "quyền mua" này sẽ như thế nào? "Mạ chưa gieo thì làm sao có lúa. Anh
đồng ý đi mua một sản phẩm chưa có thì phải tự chịu" - Phó chủ tịch Nguyễn Thành
Tài nói. Ông Võ Hữu Tuấn, Phó giám đốc Công ty chứng khoán Bảo Việt chi nhánh
TP.HCM cũng cho rằng, quyền mua chỉ thực hiện được khi đơn vị phát hành CP. Khi
BV không thực hiện CPH nữa thì người mua phải tự chịu, đây chính là rủi ro mà
những người mua quyền hay mua năm công tác phải tính đến trước. Những nhà đầu tư
đang "ôm" quyền mua với những "hợp đồng giấy tay" chắc chắn đang nuốt "trái
đắng". Đây là một ví dụ hiển nhiên cho những rủi ro đã được cảnh báo trước