[quote user="giabinhscc"]

Dễ sập bẫy với lợi nhuận đột biến????


Nhiều doanh nghiệp lãi lớn nhờ vào việc trữ nguyên liệu
giá thấp chứ không phải do năng lực sản xuất hay uy tín thương hiệu.
Giá cổ phiếu của họ vì thế không bền vững.



Trong danh sách các doanh nghiệp niêm
yết mới báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm đã xuất hiện nhiều đơn vị có
lợi nhuận tăng cao đột biến. Đi kèm theo báo cáo tài chính là phần
thuyết minh (hoặc giải trình) về nguyên nhân tăng lợi nhuận. Tuy nhiên,
do phải giữ bí mật kinh doanh hoặc không muốn người ngoài biết rõ ngọn
nguồn lợi nhuận nên nhiều doanh nghiệp chỉ thuyết minh sơ sài, khó
hiểu. Nhiều nhà đầu tư vì thiếu kiến thức tài chính, thiếu kinh nghiệm
thương trường, bị ngộ nhận về con số lợi nhuận, thường đặt mua những cổ
phiếu này ở mức giá cao, để rồi sau đó lại ân hận...


Sáu tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp
công bố lợi nhuận khá cao. Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC) cho
biết, đạt doanh thu 884 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước
nhưng lợi nhuận lại đạt 174 tỷ đồng, tăng 370%. Lợi nhuận nửa đầu năm
nay tăng đột biến so với năm ngoái, nằm ngoài dự tính của mọi người, kể
cả ban lãnh đạo DRC (theo nghị quyết của đại hội cổ đông, năm nay DRC
chỉ nêu kế hoạch 58 tỷ đồng lợi nhuận). Sở dĩ có được kết quả hoành
tráng đó là do cuối năm ngoái và đầu năm nay, khi khủng hoảng còn trầm
trọng, DRC đã đổ vốn mua một số lượng lớn nguyên liệu cao su tự nhiên
trong nước với giá rất rẻ để dự trữ. Đến nay vì giá dầu tăng cao nên
cao su trên thị trường thế giới cũng lên theo, nhờ đó sản phẩm bán được
giá cao nên lợi nhuận của DRC tăng đột biến.


Còn đối với Công ty cổ phần Hoa Sen
(HSG), đầu năm 2009, vào thời điểm giá nguyên liệu xuống mức đáy, HSG
đã đổ tiền mua một lượng lớn nguyên liệu thép với giá cực thấp để dự
trữ. Trong mấy tháng qua, nhờ kinh tế khởi sắc, hàng vật liệu xây dựng
tiêu thụ mạnh, giá bán cao, HSG đã đẩy mạnh bán ra và thu lợi nhuận khá
lớn. Theo báo cáo tài chính, trong 6 tháng đầu năm nay, HSG lãi ròng
125,5 tỷ đồng.


Thoạt nghe có vẻ như HSG lãi nhiều lắm
nhưng thực tế vì niên độ tài chính của đơn vị này tính từ tháng 10 năm
trước đến hết tháng 9 năm sau nên khoản lãi có được lại không như vậy.
Trong quý đầu tiên của năm tài chính (quý IV/2008), do gặp khủng hoảng
nên HSG bị lỗ 116 tỷ đồng. Như vậy, sau khi đối trừ với khoản lỗ này
thì trong thời gian 3 quý vừa qua, HSG chỉ lãi ròng vỏn vẹn 9,5 tỷ
đồng.


Trong mấy phiên gần đây, nhiều nhà đầu tư đã đổ xô mua cổ phiếu DRCHSG khiến giá các cổ phiếu này tăng khá mạnh. Theo
ông Nguyễn Vinh, một nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm tại sàn chứng
khoán SSI, nếu mù quáng chạy theo để mua bằng mọi giá cổ phiếu của
những doanh nghiệp có lợi nhuận đột biến thì nhà đầu tư dễ bị “sập
bẫy”. Vì rồi đây, khi lượng nguyên liệu dự trữ giá rẻ sử dụng hết thì
DRCHSG (cùng nhiều doanh nghiệp có tình hình tương tự) sẽ phải sản
xuất với nguyên liệu theo giá thị trường của thời kỳ mới. Lúc đó, chênh
lệch giá sẽ không còn nhiều và như vậy lợi nhuận có thể sẽ không còn
tăng đột biến nữa.


Đối với trường hợp của HSG, khoản lỗ quý
IV/2008 (và quý III/2008 cũng bị lỗ) đã làm cho đơn vị này bị mất một
số tiền khá lớn. Nếu nhà đầu tư không hiểu rõ đặc thù năm tài chính thì
rất có thể ngộ nhận về khoản lãi nói trên.

[/quote][quote user="giabinhscc"]

Dễ sập bẫy với lợi nhuận đột biến????


Nhiều doanh nghiệp lãi lớn nhờ vào việc trữ nguyên liệu
giá thấp chứ không phải do năng lực sản xuất hay uy tín thương hiệu.
Giá cổ phiếu của họ vì thế không bền vững.



Trong danh sách các doanh nghiệp niêm
yết mới báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm đã xuất hiện nhiều đơn vị có
lợi nhuận tăng cao đột biến. Đi kèm theo báo cáo tài chính là phần
thuyết minh (hoặc giải trình) về nguyên nhân tăng lợi nhuận. Tuy nhiên,
do phải giữ bí mật kinh doanh hoặc không muốn người ngoài biết rõ ngọn
nguồn lợi nhuận nên nhiều doanh nghiệp chỉ thuyết minh sơ sài, khó
hiểu. Nhiều nhà đầu tư vì thiếu kiến thức tài chính, thiếu kinh nghiệm
thương trường, bị ngộ nhận về con số lợi nhuận, thường đặt mua những cổ
phiếu này ở mức giá cao, để rồi sau đó lại ân hận...


Sáu tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp
công bố lợi nhuận khá cao. Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC) cho
biết, đạt doanh thu 884 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước
nhưng lợi nhuận lại đạt 174 tỷ đồng, tăng 370%. Lợi nhuận nửa đầu năm
nay tăng đột biến so với năm ngoái, nằm ngoài dự tính của mọi người, kể
cả ban lãnh đạo DRC (theo nghị quyết của đại hội cổ đông, năm nay DRC
chỉ nêu kế hoạch 58 tỷ đồng lợi nhuận). Sở dĩ có được kết quả hoành
tráng đó là do cuối năm ngoái và đầu năm nay, khi khủng hoảng còn trầm
trọng, DRC đã đổ vốn mua một số lượng lớn nguyên liệu cao su tự nhiên
trong nước với giá rất rẻ để dự trữ. Đến nay vì giá dầu tăng cao nên
cao su trên thị trường thế giới cũng lên theo, nhờ đó sản phẩm bán được
giá cao nên lợi nhuận của DRC tăng đột biến.


Còn đối với Công ty cổ phần Hoa Sen
(HSG), đầu năm 2009, vào thời điểm giá nguyên liệu xuống mức đáy, HSG
đã đổ tiền mua một lượng lớn nguyên liệu thép với giá cực thấp để dự
trữ. Trong mấy tháng qua, nhờ kinh tế khởi sắc, hàng vật liệu xây dựng
tiêu thụ mạnh, giá bán cao, HSG đã đẩy mạnh bán ra và thu lợi nhuận khá
lớn. Theo báo cáo tài chính, trong 6 tháng đầu năm nay, HSG lãi ròng
125,5 tỷ đồng.


Thoạt nghe có vẻ như HSG lãi nhiều lắm
nhưng thực tế vì niên độ tài chính của đơn vị này tính từ tháng 10 năm
trước đến hết tháng 9 năm sau nên khoản lãi có được lại không như vậy.
Trong quý đầu tiên của năm tài chính (quý IV/2008), do gặp khủng hoảng
nên HSG bị lỗ 116 tỷ đồng. Như vậy, sau khi đối trừ với khoản lỗ này
thì trong thời gian 3 quý vừa qua, HSG chỉ lãi ròng vỏn vẹn 9,5 tỷ
đồng.


Trong mấy phiên gần đây, nhiều nhà đầu tư đã đổ xô mua cổ phiếu DRCHSG khiến giá các cổ phiếu này tăng khá mạnh. Theo
ông Nguyễn Vinh, một nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm tại sàn chứng
khoán SSI, nếu mù quáng chạy theo để mua bằng mọi giá cổ phiếu của
những doanh nghiệp có lợi nhuận đột biến thì nhà đầu tư dễ bị “sập
bẫy”. Vì rồi đây, khi lượng nguyên liệu dự trữ giá rẻ sử dụng hết thì
DRCHSG (cùng nhiều doanh nghiệp có tình hình tương tự) sẽ phải sản
xuất với nguyên liệu theo giá thị trường của thời kỳ mới. Lúc đó, chênh
lệch giá sẽ không còn nhiều và như vậy lợi nhuận có thể sẽ không còn
tăng đột biến nữa.


Đối với trường hợp của HSG, khoản lỗ quý
IV/2008 (và quý III/2008 cũng bị lỗ) đã làm cho đơn vị này bị mất một
số tiền khá lớn. Nếu nhà đầu tư không hiểu rõ đặc thù năm tài chính thì
rất có thể ngộ nhận về khoản lãi nói trên.



[/quote]

Bác nào sợ cứ xả ra để em múc, cuối năm em sẽ bo cho 30%[H]