Hybrid View
-
06-06-2007 10:46 PM #1
Member- Ngày tham gia
- Oct 2006
- Bài viết
- 320
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Cổ phần hóa bệnh viện: Có nên không?
Cổ phần hóa bệnh viện Bình Dân.
Hiện nay dư luận và các quan chức đang tranh cãi rất nhiều
về vấn đề cổ phần hóa bệnh viện Bình Dân nói riêng và các bệnh viện công nói
chung.
Những người phản đối thì chỉ có một luận điểm duy nhất đó
là: Sau khi cổ phần hóa rồi thì viện phí sẽ tăng và người nghèo sẽ chịu thiệt.
Thực ra điều này có xảy ra không? Theo tôi, cổ phần hóa bệnh viện sẽ chỉ đem
lại nhiều điều tốt đẹp hơn mà thôi.
Thứ nhất. Việc cổ phần hóa sẽ thu hút được nhà đầu tư bên
ngoài, giúp bệnh viện có thêm tiền để mua thiết bị mới tốt hơn, xây dựng nhiều
phòng khám hơn, có được nhiều giường bệnh hơn để phục vụ bệnh nhân. Nếu nói cổ
phần hóa bệnh viện công là thất sách thì liệu Nhà nước có cấp thêm tiền cho
bệnh viện để họ đổi mới trang thiết bị hay không? Thực tế đã chứng minh là
không? Vậy thì lấy tiền ở đâu ra nếu không từ quá trình cổ phần hóa? Nếu không
có máy móc mới thì cả bệnh nhân nghèo lẫn bệnh nhân giàu đều không có cơ hội
được chữa bệnh tốt hơn. Cả hai đều sẽ chết.
Thứ hai. Sau khi cổ phần hóa, các bác sĩ và nhân viên bệnh
viện sẽ trở thành các cổ đông. Có cổ đông nào lại không muốn công ty của mình
làm ăn phát đạt? Khi đã gắn quyền lợi của họ với trách nhiệm thì chắc chắn chất
lượng phục vụ sẽ được cải thiện. Đấy là chưa kể thu nhập cao hơn và minh bạch
hơn sẽ giúp giữ được người có năng lực và tạo điều kiện cho họ tập trung vào
chuyên môn ytế của mình.
Thứ ba. Sau khi cổ phần hóa, bệnh viện sẽ sử dụng các nguồn
lực của mình hiệu quả hơn vì có sự giám sát của đông đảo cổ đông.
Lại nói về lo ngại là mức phí sẽ tăng. Với những bệnh nhân
được hưởng bảo hiểm ytế thì sẽ không bị ảnh hưởng nhiều vì hiện tại nhiều bệnh
viện tư cũng chấp nhận bảo hiểm ytế của Nhà nước. Còn đối với những bệnh nhân
nghèo không được hưởng bảo hiểm ytế thì sao? Có thể tiền viện phí sẽ cao hơn
nhưng bù lại họ sẽ được hưởng dịch vụ có chất lượng cao hơn. Mà trong ytế, chất
lượng dịch vụ có khi chỉ cần cao hơn một tí cũng giải quyết được vấn đề
rồi. Cũng như là nếu dùng thuốc tốt chữa
đúng bệnh dù có đắt hơn thì người ta vẫn chấp nhận hơn là dùng thuốc rẻ tiền mà
không chữa được khỏi bệnh.
Như vậy, cổ phần hóa bệnh viện đem lại nhiều điều lợi hơn là
hại nếu được phân tích kỹ càng.
Ngoài ra một số ý kiến cho rằng việc định giá bệnh viện thấp
sẽ tạo ra thất thoát vốn của Nhà nước. SaigonLand
cho rằng nếu tính giá trị quyền sử dụng đất thì giá trị của bệnh viện Bình Dân
có thể lên đến 1.100 tỷ đồng. Họ chỉ biết định giá đơn thuần bằng cách so sánh
giá đất với khu vực xung quanh có giá 7 cây/m2 mà không biết rằng đất trong bệnh
viện sẽ không được dùng để làm cửa hang thời trang, hoặc karaoke nên không thể
có giá 7 cây/m2 được. Nếu biết trước rằng một mảnh đất ở trung tâm thành phố
chỉ được dùng làm vườn hoa chứ không được sử dụng vào mục đích kinh doanh thì
thử hỏi mảnh đất đấy có thể được định giá bằng phương pháp so sánh trên hay
không?
Hơn nữa, người ta lại sợ không tính thương hiệu vào thì sẽ
gây thất thoát vốn. Liệu có ai tính được giá trị thương hiệu một cách chính xác
không? Kể cả đó là Interbrand. Vì cơ chế đấu giá hiện nay giúp thị trường định
giá doanh nghiệp một cách khách quan nhất. Họ cứ tin vào các chuyên gia thẩm
định giá nhưng lại không tin vào thị trường là người thẩm định giá chính xác và
khách quan nhất nếu bệnh viện công bố đầy đủ thong tin.
Xin trích ra đây một số ý kiến của hai người phản bác, được
đăng trên báo Tuổi Trẻ.
“Tuy nhiên, ngay sau đó gần mười ý kiến của các đại biểu đã bày
tỏ quan điểm phản bác. GS Trần Đình Bút - nguyên hiệu trưởng Trường Quản lý
kinh tế cao cấp T.Ư TP.HCM - nhấn mạnh CPH đồng nghĩa với việc biến BV thành
nơi phục vụ người có tiền.
Có phải nhóm tác giả đề án đã chuyển biến chức năng thiêng liêng
của mọi BV nhà nước là phục vụ vô điều kiện cho người dân sang chức năng kinh
doanh sức khỏe? Đề án không tính giá đất, nhưng ông Bút cho rằng khoảng 2.085
tỉ đồng, nếu so với giá trị tài sản mà đề án nêu ra thì phần vốn nhà nước tại
BV chỉ có 90 tỉ, điều này hoàn toàn bất hợp lý.”
Ông Bút này hoàn toàn
không hiểu gì về quá trình cổ phần hóa và cách đấu giá hiện nay. Có thực là mọi
bệnh viện Nhà nước hiện đang phục vụ vô điều kiện cho người dân hay không?
“TS Phạm Minh Trí - chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật & quản lý
TP - cũng phân tích: “Nếu chúng ta cần tiền đầu tư mà biến BV công thành BV cổ
phần là việc làm không đúng. CPH BV Bình Dân là chúng ta đã lạc hướng, không
đúng đối tượng, vì nó ảnh hưởng đến nhân dân rất lớn.
Nếu CPH thì chỉ một nhóm người được lợi, còn nhân dân và Nhà
nước bị thiệt, cái thiệt lớn nhất là bị tổn thương về lòng tin và uy tín của
mình trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân”.
Ông Trí này làm khoa học mà phát biểu thiếu phân tích thế
này thì chết.
Các thành viên Vietstock thấy thế nào?
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Bệnh viện Việt Đức.
By ANHRECOC in forum XẢ HƠITrả lời: 1Bài viết cuối: 02-01-2009, 01:34 PM -
Cổ phần hoá Bệnh viện Bình Dân: Không phải tư nhân hoá
By emtrai_hailua in forum Thị trường OTCTrả lời: 0Bài viết cuối: 02-06-2007, 07:54 PM -
Bán cô phần Bệnh viện TRiều An, giá 58.000 vnd/cp
By khoaford in forum SÀN OTC CỔ PHIẾUTrả lời: 0Bài viết cuối: 16-03-2007, 11:55 AM -
Bệnh viện Bình Dân TPHCM
By tuan_ck in forum Thị trường OTCTrả lời: 0Bài viết cuối: 09-01-2007, 10:44 AM
Bookmarks