Nợ (liabilities) là gì thì chắc không cần phải phân tích

Trong doanh nghiệp thì chia thành 2 loại nợ: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Nợ ngắn hạn (current liabilities) là nợ buộc doanh nghiệp phải trả trong vòng 1 năm.
Nợ dài hạn (non-current liablities) là nợ có thể trả trong thời gian hơn 1 năm.

Đối
với nợ ngắn hạn thì ta cần có sự lưu ý vì nếu trong thời gian ngắn số
tiền mà doanh nghiệp cần có hoặc huy động không đủ để thanh toán khoản
nợ của mình thì có nguy cơ doanh nghiệp sẽ bị phá sản.

Đối với
khoản nợ (tổng nợ ngắn hạn và dài hạn) thì từ trước tới nay vẫn chưa có
tranh cãi nào về việc nợ bao nhiêu % trong toàn bộ số tài sản của công
ty là tốt. Một công ty khi có nợ không có nghĩa là không tốt vì công ty
có thể sử dụng khoản tiền vay đó để mà đầu tư tốt hơn và đạt được nhiều
lợi nhuận hơn là công ty không hề sử dụng nợ hoặc nợ rất ít. Vay nợ có
điều bất lợi trong tưong lai là lợi nhuận của công ty sẽ giảm rất nhiều
để trả bớt phần nợ của công ty hoặc trong những năm lỗ lã thì nợ sẽ
càng chồng chất khi không thanh toán nỗi sẽ dẫn đến phá sản. Nhưng nếu
như công ty đều làm ăn tốt và phát sinh đủ lợi nhuận để có lời và trả
dần và đúng thời hạn tìền nợ thì sau thời gian kinh doanh, công ty sẽ
trả hết nợ nhưng vẫn đủ tài chánh để mà phát triển.

Tuy nhiên
trong cuốn sách về cách đầu tư của Warren Buffet, Warren tin rằng các
công ty tốt là các công ty có thể đạt được lợi nhuận mong muốn mà không
cần dùng tới việc vay nợ. Bên cạnh đó, việc vay nỡ quá nhiều sẽ dẫn đến
nguy cơ phá sản khi nền kinh tế đi xuống, công ty không kịp đạt được
doanh số mong muốn sẽ có nguy cơ phá sản.

Thật khó để mà bít được ai đúng hay ai sai. Theo bạn bạn sẽ chọn phương cách nào?