Đạm Phú Mỹ bị 'thu' lại 1.000 tỷ đồng, nhà đầu tư lo lắng!
Bộ Tài chính đã chính thức đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thu điều tiết 50% lợi nhuận thực hiện từ năm 2004-2006 của Đạm Phú Mỹ “ước tính khoảng 1.000 tỷ đồng.


[table]




Tức thì trên thị trường OTC cổ phiếu Đạm Phú Mỹ lập tức xuống 5000 đồng/cổ phiếu và nhiều nhà đầu tư tỏ ra lo lắng!


Lãi của Đạm Phú Mỹ từ đâu ra?


Cổ phiếu Đạm Phú Mỹ được ưa chuộng từ năm 2004 đến nay. Vì từ năm 2004 dù mới hoạt động đã lãi 146 tỷ, và những năm sau đều lãi lớn: năm 2005 lãi 791 tỷ đồng, năm 2006 lãi 1.161 tỷ đồng; tổng cộng 3 năm lãi 2.089 tỷ đồng!


Năm nay, Đạm Phú Mỹ dự kiến lãi trên 800 tỷ đồng! Một mức lãi ít doanh nghiệp nào mới thành lập như Đạm Phú Mỹ mơ đến. Tuy nhiên, khoản lãi này không phải do họ kinh doanh giỏi mà chủ yếu do được Nhà nước ưu đãi bán nguyên liệu chính với giá thấp.


Theo dự án, ban đầu đầu tư xây dựng Nhà máy đạm Phú Mỹ thuộc PVFCCo thì giá thành đạm của Nhà máy dự kiến từ 180-220 USD/tấn, trong khi giá bán đạm chỉ là 180 USD/tấn.


Do đó, để đảm bảo cho Đạm Phú Mỹ hoạt động tốt, họ được mua khí khô của Cty PV Gas với mức 1,3 USD/triệu BTU cho 10 năm đầu và 1,7 USD/triệu BTU cho 10 năm tiếp theo. Đây là mức giá “rất ưu đãi” bởi giá bán khí khô cho các doanh nghiệp khác luôn ở mức 3-3,3 USD/triệu BTU.


Với giá khí được ưu đãi, công suất luôn đạt trên 80% nên giá thành phân đạm của PVFCCo thấp, chỉ 140-150 USD/tấn. Nhưng khi bán ra thị trướng, giá bán đạm của Nhà máy lại được bán theo giá nhập khẩu với giá 250-300 USD/tấn.


Đó là nguyên nhân chính dẫn đến việc Đạm Phú Mỹ lãi rất lớn. Bộ Tài chính cũng khẳng định là khoản lãi 2.089 tỷ đồng trên của Đạm Phú Mỹ chủ yếu do giá khí đầu vào thấp. Năm 2006, Đạm Phú Mỹ lãi 1.161 tỷ đồng nhưng 500 tỷ đồng là phát sinh do chênh lệch giá khí đầu vào thấp.


Bỏ “bầu sữa” bao cấp


Khi Đạm Phú Mỹ IPO và trở thành Cty cổ phần thì ngay lập tức Bộ Tài Chính “chặn” ngay ưu đãi trên vì sẽ gây lãng phí vốn cho ngân sách và vi phạm cam kết gia nhập WTO. Không chỉ đề nghị thu lại hơn 1.000 tỷ đồng, Bộ Tài chính còn khẳng định giá khí đầu vào cho Nhà máy đạm Phú Mỹ sẽ được thực hiện theo giá thị trường kể từ ngày 1/4/2007.


Bộ Tài chính cũng đề xuất không lập quỹ bù giá khí đầu vào cho Nhà máy đạm Phú Mỹ, quy định giá bán khí ẩm mỏ Bạch Hổ nộp vào ngân sách phù hợp với giá thị trường, các sản phẩm đầu ra của Cty PV Gas trong đó có sản phẩm khí khô cung cấp cho Nhà máy đạm Phú Mỹ cũng được bán theo giá thị trường, thời điểm thực hiện là từ ngày 1/4/2007.


Thông tin này là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc giá đấu trúng của Đạm Phú Mỹ thấp bất ngờ, tuy nhiên nhiều nhà đầu tư vẫn hy vọng mốc Đạm Phú Mỹ bị “thu” lại tiền lãi hoặc ngưng cung cấp khí với giá ưu đãi thêm 2- 3 năm nữa.


Từ trên 65.000 đồng /cổ phiếu tuần trước, chiều 24/5 giá cổ phiếuĐạm Phú Mỹ trên thị trường OTC đã khó bán với giá trên dưới 60.000 đồng /cổ phiếu. Theo một chuyên gia ngành hoá chất nếu giá khí đầu vào của Nhà máy Đạm Phú Mỹ ở mức 3 USD/triệu BTU thì với giá bán đạm ở mức 250 USD/tấn Nhà máy vẫn không phát sinh lỗ.


Nhưng ai dám đảm bảo giá đạm sẽ đứng mãi ở mức đó? Còn nếu xuống thấp hơn thì sao? Có lẽ nhà đầu tư đang nghĩ đến một cảnh trớ trêu “vui mừng vì trúng đấu giá với giá thấp Đạm Phú Mỹ chưa được bao lâu đã lo lắng bởi giá cổ phiếu này không biết còn xuống đến đâu”.


Tổng Giám đốc một Cty chứng khoán cho rằng: “Đây là một bài học cho nhà đầu tư vì giá tốt ngày hôm nay không phải là tốt mãi”.


Một thành viên Ban giám đốc Đạm Phú Mỹ lại trấn an “với giá trên dưới 60.000 đồng /cổ phiếu, giá cổ phiếu Đạm Phú Mỹ chưa phải là cao so với tiềm năng, nhà đầu tư nên bình tĩnh”. Nhưng bình tĩnh hay không lại phụ thuộc vào giá cổ phiếu Đạm Phú Mỹ “sẽ ra sao ngày mai”.







24H.COM.VN (theo Tiền Phong)



[table]








Các bạn nghĩ sao ?


Vừa rồi thủ tướng chính phủ thăm nhà máy ĐPM và có yêu cầu không bán giá cao cho nông dân. OK !


Nhưng hiện bộ tài chính yêu cầu truy thu (một hình thức truy thu cho vụ đấu giá không thành - điều này ai cũng hiểu được cho dù nấp dưới chiêu bài nào ), vậy vấn đề cần làm là gì ?


ĐMP không còn là của nhà nước, nó đã là công ty cổ phần, nếu để đảm bảo yêu cầu kinh doanh có lãi ĐMP buộc nâng giá bán đạm lên ngang bằng giá nhập khẩu (vì vẫn có chất lượng hơn hàng nhập từ TQ, Thái lan.... nên vân bán tốt )


Kết quả :


ĐPM không hề giảm lãi mà chỉ đổ phần lỗ cho nông dân. Không những ĐMP không lỗ vốn mà theo giá thị trường lãi còn gấp bội


Bộ tài chính đã không hiểu một nguyên lý hết sức đơn giản, họ dùng ý kiến chủ quan cho một vấn đề kinh tế. Không còn trợ giá cho ĐMP = Không còn trợ giá cho nông dân |
|

[/table]
[/table]