Chủ đề: Thuế thu nhập chứng khoán!
-
15-07-2007 09:14 PM #21
- Ngày tham gia
- Apr 2006
- Bài viết
- 8
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re:Thuế thu nhập chứng khoán!
Cục thuế các địa phương đều bị giao quota tăng trưởng cỡ 20%/năm, cao hơn tăng trưởng GDP. Theo thiển ý của em, thì cứ kéo dài hệ số tăng trưởng này thì sẽ đến thời điểm tổng thu thuế yêu cầu phải bằng hoặc cao hơn GDP. Cái điểm giao nhau của 2 đường này mới hay làm sao. Đó là mô hình kinh tế trong đó mọi của cải sản xuất ra của xã hội sẽ đem nộp vào kho chung, sau đó đem ra phân phối lại theo nhu cầu.
Cũng chính vì quota thuế tăng trên 20%/năm, khiến cục thuế địa phương lại phân bổ lại cho Quận, Phường... dẫn đến nhiều hộ sản xuất cá thể đóng cửa, doanh nghiệp thì bị cái bài thuế thu nhập dự nộp đầu năm cứ năm sau buộc phải cao hơn năm trước, bất kể tình hình sản xuất thế nào.
Thiết nghĩ thuế phải thu theo luật. Kinh tế tăng trưởng thì tổng thu thuế tăng theo, chứ lại vừa có luật thuế với thuế suất, lại vừa có quota tổng thu áp xuống cho các cục thuế thì biết phải theo cái nào, bỏ cái nào.
Cái chính sách thuế hiện nay khiến thuế thu nhập doanh nghiệp danh nghĩa ở VN là khoảng 28%, nhưng lại bị nước ngoài đánh giá thực tế là 40.6%, cao bậc nhất thế giới.
Còn cái vụ thuế TNCN đầu tư chứng khoán thì lại kỳ cục. Lãi thì nộp, lỗ thì hình như không được chuyển lỗ sang năm sau như Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp. Nếu khó tính chính xác lãi, lỗ và không cho chuyển lỗ thì nên tính thuế khoán, với mức thuế suất nhỏ thôi. Đánh thuế vốn đầu tư thì chẳng bao giờ tốt cả.
Cai trị thì nên học cái bài của nước Anh, thuộc địa Mỹ, Hồng Kông, Australia... giàu quá trời và ngày nay đang hỗ trợ lại chính nước Anh già cỗi. Đừng học cách của Pháp để các thuộc địa cũ ăn phải cách quản lý này mà mãi không phát triển được. Thuộc địa của Pháp thì một dàn các nước châu phi (các bác có sang Paris sẽ thấy vấn nạn nhập cư của các quan chức và con cái cháu chắt của họ từ thuộc địa cũ của Pháp ở châu Phi), châu á thì có Lào, Cambodia, Việt Nam [:'(]
-
16-07-2007 01:22 PM #22
Junior Member- Ngày tham gia
- Apr 2007
- Bài viết
- 132
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re:Mức thuế 25% là KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC !
Góp ý Luật Thuế thu nhập cá nhân - Phân tích và lựa chọn phương pháp tính thuế với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán
Hà Nội, ngày 12 / 7 / 2007[/i]
[/i]
Số : 421 / HHĐTTC
V/v : Góp ý Luật Thuế thu nhập cá nhân[/i] - Phân tích và lựa chọn phuơng pháp[/i]
tính thuế đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán[/i]
[/i]
[/i]Kính gửi[/i][/b] : Uỷ Ban Thường vụ Quốc Hội
Bộ Tài chính
Uỷ Ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc Hội
Uỷ Ban Pháp luật của Quốc Hội
Văn phòng Quốc Hội
Văn phòng Chính phủ
Hưởng
ứng lời kêu gọi của Uỷ Ban Thường vụ Quốc Hội về việc lấy ý kiến nhân
dân vào Dự Luật Thuế Thu nhập cá nhân, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài
chính Việt Nam ( VAFI ) xin góp ý phương pháp tính thuế khả thi nhất [/b]đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán thông qua việc đi sâu phân tích các phương pháp tính thuế theo thông lệ quốc tế :
[/i]
1/Đánh thuế thu nhập chứng khoán dựa trên báo cáo thu nhập tổng hợp của cá nhân :
[/b]
-
-
Theo phương pháp này, hàng năm mỗi cá nhân phải kê khai tất cả các
khoản thu nhập của mình phát sinh trong 1 năm như thu nhập tiền lương,
thu từ cho thuê bất động sản, thu từ lợi tức tiền gửi ngân hàng, thu từ
cổ tức, thu từ kinh doanh chứng khoán....Đồng thời kê khai các khoản
chi phí được pháp luật cho phép như tiền khấu hao nhà cửa, xe ô tô, các
khoản chi phí đầu tư vào bất động sản và chứng khoán, các khoản giảm
trừ gia cảnh...Trên cơ sở đó xác định thu nhập dòng của từng cá nhân và
từ đó ấn định thuế suất thuế thu nhập cá nhân.
-
Phương pháp này có vẻ công bằng khi đã tính toán được những khoản chi
phí cơ bản, tránh những trường hợp kinh doanh thua lỗ mà vẫn phải nộp
thuế. Tuy nhiên để thực thi được phương thức này là không đơn giản. Chỉ
có 1 số quốc gia phát triển nhất thế giới mới có thể thực thi được
phương thức này nhưng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại.
-
Với hoàn cảnh kinh tế nước ta khi vẫn còn tồn tại nền kinh tế tiền mặt,
khi việc áp dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý nhà nước
vẫn còn sơ khai thì không thể áp dụng được phương thức này.
2/ Đánh thuế chuyển nhượng chứng khoán dựa trên cơ sở lấy giá bán trừ giá mua và các khoản chi phí ( Theo Điều 14 Dự thảo Luật thuế TNCN ) :
[/b]
-
Với phương pháp này theo giải thích của Ban soạn thảo là sau mỗi năm
hoạt động tài chính thì thu nhập kinh doanh chứng khoán sẽ được tính
bằng tổng giá trị các loại chứng khoán đã bán , trừ đi tổng giá trị các
loại chứng khoán đã mua ( chỉ tính số lượng chứng khoán đã mua tương
ứng với số lượng chứng khoán đã bán ) và trừ tiếp các loại chi phí trực
tiếp liên quan đến việc mua bán chứng khoán .
-
Nếu áp dụng công thức trên thì không thể xác định được gần như tất cả
các khoản chi phí cho đầu tư chứng khoán ( chỉ trừ phí môi giới chứng
khoán trên sàn giao dịch tập trung là xác định được thông qua công ty
chứng khoán).
-
Nếu áp dụng phương pháp này thì khu vực thị trường OTC sẽ không có cơ
sở pháp lý để xác định được giá mua , giá bán của từng giao dịch chứng
khoán. Nhìn rộng ra thì có hàng triệu giao dịch OTC mà cơ quan thuế
không có cơ sở để xác định được giá mua giá bán chứng khoán. Ngay cả
việc nhà đầu tư kê khai trung thực các hợp đồng mua bán chứng khoán thì
cũng không thể thuyết phục được cơ quan thuế. Vấn đề ở đây là không thể
tạo lập được những chứng từ pháp lý. Nếu giao dịch trên thị trường tập
trung, giá mua giá bán hàng ngày được lưu giữ bởi các Trung tâm Giao
dịch chứng khoán và công ty chứng khoán, còn khi chứng khoán không được
giao dịch tập trung thì ngay cả trường hợp nhà đầu tư phải thực hiện
hợp đồng thông qua công ty chứng khoán hay Trung tâm Lưu ký chứng khoán
thì cũng không thể xác định được giá mua giá bán chứng khoán trong từng
giao dịch.
-
Nếu phương thức này được áp dụng trên thị trường OTC thì sẽ dẫn tới
tình trạng phá vỡ sự công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế, từ đó dẫn tới
hiện tượng trốn thuế là phổ biến và làm cho môi trường đầu tư chứng khoán bị bóp méo.
-
Nếu phương pháp này áp dụng trên thị trường giao dịch tập trung thì
việc xác định thu nhập đầu tư chứng khoán chủ yếu căn cứ vào giá mua và
giá bán, còn chi phí mua bán chứng khoán thì gần như bỏ qua. Nếu vậy thì không thể xác định được thu nhập ròng từ đầu tư chứng khoán ( đã tính hết toàn bộ chi phí đầu tư ) . Rất nhiều trường hợp lỗ cũng phải đóng thuế , mà đóng thuế rất nặng ( TS 25%), xin liệt kê một số trường hợp sau đây :
+
Ví dụ 1 : Giả sử trong năm 2007, nhà đầu tư A mua 5 cổ phiếu trên sàn
tập trung . 2 loại cổ phiếu trên sàn tập trung đã được bán và có thặng
dư ( chênh lệch giá bán giá mua là 100 triệu đông). 3 loại cổ phiếu còn
lại chưa bán nhưng ở tình trạng thua lỗ ( chênh lệch giá bán theo giá
thị trường tại thời điểm cuối năm với giá mua là 300 triệu đồng ). Tuy
nhiên nhà đầu tư cá nhân không thể khấu trừ dự phòng giám giá và với
tình huống này nhà đầu tư đã lỗ 200 triệu đồng ( chưa tính chi phí đầu
tư ), đồng thời phải nộp 25 triệu tiền thuế. Tình huống này đối với nhà đầu tư tổ chức thì không phải đóng thuế.
+
Ví dụ 2 : Trong năm 2007 nhà đầu tư nhà đầu tư B mua 2 cổ phiếu trên
sàn tập trung và 3 loại cổ phiếu trên sàn OTC. 2 loại cổ phiếu trên sàn
tập trung đã được bán và có thặng dư ( chênh lệch giá bán giá mua là
100 triệu đông). 3 loại cổ phiếu còn lại chưa bán nhưng ở tình trạng
thua lỗ ( chênh lệch giá bán với giá mua là 300 triệu đồng ). Tuy nhiên
nhà đầu tư cá nhân không thể khấu trừ dự phòng giám giá và với tình
huống này nhà đầu tư đã lỗ 200 triệu đồng ( chưa tính chi phí đầu tư ),
đồng thời phải nộp 25 triệu tiền thuế. Tình huống này đối với nhà đầu
tư tổ chức thì không phải đóng thuế.
+
Ví dụ 3. Trong năm 2007 nhà đầu tư C mua 6 loại cổ phiếu trên sàn tập
trung và đã bán hết các loại cổ phiếu đã mua. Chênh lệch tổng giá bán
trừ giá mua là 10 triệu đồng, tuy nhiên chi phí đầu tư lên tới 100
triệu đồng, tiến lỗ thực tế là 90 triệu đồng nhưng toàn bộ chi phí đầu
tư không được khấu trừ do cơ chế pháp lý và trên thực tế nhà đầu tư vẫn
phải đóng thuế 2,5 triệu đồng.
+ Ví dụ 4 . Trong năm tài chính nhà đầu tư D mua 1 loại cổ phiếu tại thị trường 0TC với giá 120.000 đ/cp, sau đó cổ phiếu mua
được niêm yết với giá chào sàn là 80.000 đ/cp, sau đó nhà đầu tư D phải
bán cổ phiếu này đi để tái cơ cấu danh mục đầu tư hoặc vì lý do cần
tiền với giá bán là 100.000 đ/cp.Tại tình huống này thu nhập chịu thuế
được xác định ra sao ? Nếu căn cứ vào sự kê khai trung thực của nhà đầu
tư thì không có cơ sở pháp lý, còn nếu căn cứ vào giá chào sàn thì nhà
đầu tư sẽ bị lỗ ? Vậy lấy căn cứ gì để xác định thu nhập chịu thuế ?
+
Ví dụ 5. Trong năm tài chính nhà đầu tư E mua cổ phiếu AAA trong nhiều
phiên với số lượng 20.000 cổ phần nhưng chỉ mới bán 5000 cổ phần và có
lãi so với giá mua bình quân là 20 triệu đồng.
15.000 cổ phần còn lại thì chưa bán vì nhà đầu tư còn hy vọng giá sẽ
lên. Tuy nhiên trên thực tế tại thời điểm cuối năm , cổ phiếu AAA sụt
giá lớn do nhiều nguyên nhân. Nếu căn cứ vào giá thị trường tại thời
điểm cuối năm thì việc mua 20.000 cổ phần AAA đã làm nhà đầu tư thua lỗ
100 triệu đồng, trong tình huống này nhà đầu tư E vẫn phải đóng thuế 5 triệu đồng.
+
Trên đây mới chỉ lấy 1 số tình huống rất phổ cập của TTCK, còn chưa
tính tới kỹ thuật tính thuế sẽ vô cùng phức tạp với những tình huống
như giá mua cổ phiêu sẽ phải xác định lại khi doanh nghiệp trả cổ tức
bằng cổ phiếu, hay khi nhà đầu tư thực hiện nghiệp vụ Repo với công ty
chứng khoán hay với tình huống trái phiếu chuyển đổi thành cổ
phiếu.....
- Theo thông lệ quốc tế thì không có Phương pháp tính thuế này .
- Hiện phương thức như trong Dự thảo đang được áp dụng với các doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam.
Nếu áp dụng trong tổ chức đầu tư thì sẽ xác định được giá mua , giá bán
và chi phí đầu tư chứng khoán trong mọi tình huống. Tuy nhiên không áp
dụng được với các tổ chức đầu tư nước ngoài không hiện diện tại VN và
với các tổ chức này hiện đang áp dụng phương thức thuế khoán. Vì vậy để
sân chơi chứng khoán được bình đẳng giữa tổ chức trong nước với nước
ngoài và với nhà đầu tư cá nhân thì đòi hỏi cần phải có 1 phương thức
tính thuế thống nhất.
- Qua phân tích trên thì phương pháp nêu trong Bản Dự thảo không thể xác định được thu nhập thực sự của nhà đầu tư cá nhân, xét
về bản chất cũng là 1 loại thuế khoán nhưng việc áp dụng trong thực tế
thì vô cùng phức tạp và chỉ khuyến khích phong trào trốn thuế mà thôi.
3/ Phương pháp đánh thuế khoán theo chênh lệnh giữa giá bán và giá mua theo từng giao dịch :
-
Theo phương pháp này thì không xác định chi phí mua bán chứng khoán, mà
chỉ xác định chênh lệch giữa giá bán và giá mua ( với số lượng chứng
khoán tương ứng). Đây cũng là hình thức thuế khoán nên thuế suất rất
thấp ( thông lệ từ 3% -10% trên chênh lệch giá bán và giá mua ).
- Tại phương pháp này nếu áp dụng mức thuế
xuất thấp thì sẽ hạn chế nhiều tình huống lỗ cũng phải đóng thuế. Đây
là ưu điểm lớn nhất của phương pháp này và được áp dụng ở các quốc gia
phát triển.
- Tuy nhiên nếu áp dụng phương pháp này trong điều kiện kinh tế hiện nay ở nước ta thì vẫn không khả thi vì :
+
Như phân tích ở trên, chúng ta không thể tạo ra cơ sở pháp lý đễ xác
định được giá mua, giá bán thực tế tại thị trường giao dịch cổ phiếu
phi tập trung.
+
Nếu áp dụng ở thị trường giao dịch tập trung thì cũng không thể xác
định được giá mua của những loại cổ phiếu OTC, sau đó lên sàn.
+
Công tác quản lý thuế sẽ phức tạp hơn rất nhiếu khi công ty chứng khoán
phải thêm nhiều công việc như xác định giá mua , giá bán bình
quân....Từ đó không thể tránh khỏi tiêu cực trong nghiệp vụ tính thuế
thuê.
4/ Phương pháp thuế khoán theo giá bán thực tế tại thị trường giao dịch tập trung và theo mệnh giá cổ phần tại thị trường OTC :
- Theo phương thức này đối với cổ phiếu niêm yết thì căn cứ vào giá bán chứng khoán của từng giao dịch nhân với 1 tỷ lệ hợp lý.
Nếu theo phuơng thức này thì vô cùng đơn giản. Công ty chứng khoán với
trách nhiệm tổ chức quản lý thuế sẽ thực hiện khấu trừ theo từng giao
dịch. Cơ quan thuế rất dễ dàng kiểm soát, quyết toán thuế từ công ty
chứng khoán.
-
Đối với giao dịch cổ phiếu của những công ty công chúng chưa niêm yết.
Căn cứ vào qui trình giao dịch mà Bộ Tài chính đang hoạch định, có thể
giao trách nhiệm thu thuế qua công ty chứng khoán hoặc Trung tâm lưu ký
chứng khoán. Cũng theo phân tích ở trên , do không thể tạo cơ sở pháp
lý để xác định giá mua, giá bán chứng khoán nên việc tính thuế căn cứ
vào mệnh giá cổ phần - Đây là phương thức được áp dụng phổ biến của
những nước đang phát triển. Về thuế xuất thì qua tổng kết 7 năm hoạt
động của TTCK, TTCK có những thời điểm thăng hoa nhưng đã phải mất 5
năm trăm lắng nên cần xác định mức thuế suất mang tính ổn định lâu dài,
VAFI đề nghị nên ở mức thuế suất 0,2%.
- Phương thức này có ưu điểm lớn là đơn giản, dễ thực hiện với tất cả các nhà đầu tư, tạo được sự công bằng tuyệt đối trong nghĩa vụ nộp thuế . Việc tổ chức quản lý thuế hết sức đơn giản và với chi phí quản lý thấp nhất.
-
Tuy nhiên phương thức này vẫn có hạn chế là với những giao dịch lỗ thì
vẫn phải chịu thuế và nếu định ra mức thuế suất không hợp lý ( quá cao
) thì sẽ gây ra hậu quả :
+ Làm giảm đáng kể tính thanh khoản của thị trường do những giao dịch mua đi bán lại cổ phiếu bị giảm đáng kể .
+ Tính thanh khoản giảm sẽ làm cho thị trường trầm lắng, không sôi động và dẫn tới hệ quả là doanh nghiệp khó huy động vốn.
+
Nếu thuế cao thì sẽ làm cho luồng vốn đầu tư gián tiếp chuyển sang các
thị trường khác như thị trường bất động sản chẳng hạn, từ đó gây nguy
cơ kinh tế bị suy thoái, các khoản thuế thu từ hệ thống doanh nghiệp sẽ
bị giảm.
5/ Lựa chọn phương pháp tính thuế khả thi nhất:
- Qua phân tích 4 phương pháp tính thuế chuyển nhượng chứng khoán ở trên thì thấy rằng không thể tìm ra được 1 phương pháp hoàn thiện nhất, phương pháp nào cũng có nhược điểm. Không có phương pháp nào xác định được thu nhập thực có của từng nhà đầu tư, và tất cả về bản chất đều là phương pháp khoán thuế.
- Để lựa chọn được phương pháp tính thuế khả thi nhất thì nguyên tắc cơ bản nhất được xác định là :
+ Phải đảm bảo sự công bằng tối đa trong nghĩa vụ nộp thuế của tất cả các nhà đầu tư cá nhân .
+ Không để tình trạng trốn thuế , lách luật xảy ra. Có như vậy mới bảo đảm được lòng tin của tất cả các nhà đầu tư.
+ Phương pháp tính thuế và tổ chức thu thuế đơn giản đối với tất cả các nhà đầu tư .
- Từ sự phân tích trên thì rõ ràng phương pháp tính thuế khoán trên cơ sở giá bán chứng khoán và mệnh giá chứng khoán là phương pháp khả thi nhất.
Trên đây là ý kiến của VAFI. Kính mong các cơ quan hữu quan xem xét ./.
[/i]
Trân trọng cảm ơn
-
16-07-2007 01:24 PM #23
- Ngày tham gia
- Apr 2006
- Bài viết
- 8
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re:Thuế thu nhập chứng khoán!
Có bác nào biết link để góp ý cho chính phủ hoặc Bộ Tài Chính ở đâu không nhỉ?
Cách tính thuế TNCN cho người VN khi làm việc ở nước ngoài mới là quái đản nhất, vì sau khi thu, người lao động có thể chết đói. Ngưỡng chịu thuế nên tính theo tỉ lệ với mức lương tối thiểu thì hợp lý hơn. Hàng năm, hay vài năm, nhà nước công bố mức lương tối thiểu mới, thì tự động nâng mức chịu thuế TNCN lên.
Ở VN, dự thảo lấy mức ngưỡng chịu thuế là 4 triệu VND, được các bác học ở Bộ Tài Chính là đã được tính toán trên cở sở ABC gì đó về thu nhập và sức mua, đảm bảo các bạn phải nộp thuế không đến nỗi chết đói (nhưng tích lũy để mua nhà thì chắc 3 thế hệ mới mua được, thành ra có chuyện người ở nhà thuê phải đóng thuế Thu Nhập), nhưng khi ra nước ngoài, có thu nhập, vẫn bị tính với mức ngưỡng chịu thuế này mới quái đản chứ. Cách chung mà Bộ Tài Chính tính toán là áp dụng cách tính thuế TNCN của người Việt Nam, sau đó khấu trừ cho khoản thuế TNCN mà người lao động phải nộp cho nước chủ nhà (phải có chứng từ hợp pháp - riêng khoản này đã loại được khá nhiều chi phí hợp lý roài), phần chênh lệch phải nộp đủ ở VN. Như vậy bác nào ra nước ngoài làm, có mức lương tối thiểu, chính phủ bên kia không đánh thuế vì đánh thì sợ bạn chết đói, nhưng sẽ bị thu ở VN theo ngưỡng 4 triệu.
Thật sự là dã man.
Bác nào sang Tokyo làm thợ hồ, nhận đồng lương tối thiểu, bên Nhật không thu thuế TNCN của bác vì sợ bác đó bụng mà tèo từ giàn giáo xuống thì gay, nhưng bên nhà ta sẽ tận thu, để chừa lại cho bác 5 quả dưa hấu mà thôi (giá 1 quả dư hấu ở Tokyo là 80 USD), phần chênh lệch sẽ áp thuế suất cỡ 40%.
Với ngưỡng dự kiến chịu thuế 4 triệu, lương tối thiểu hiện nay đang là 450.000 VND, có chăng nên qui định ngưỡng chịu thuế là 9 lần lương tối thiểu cho thời gian ở VN, khi ra nước ngoài thì bằng 1.5 lần lương tối thiểu ở nước đó thì phải nộp thuế.
Nói chung sắc thuế nào mà sau khi thu, người ta Die thì kẹt, cái này gợi cho mình nghĩ đến chuyện chị dậu, ôi cái thằng Thực Dân Pháp nó ảnh hưởng nặng nề đến chúng ta, tận ngày nay vẫn còn...
Thuế TNCN lại đánh mạnh vào lương, nhân tài thì lại lương cao là đối tượng bị tận thu. Cạnh tranh nhân tài lại gắt gao giữa các quốc gia trên thế giới. Chi phí để một công ty đa quốc gia đưa 1 nhân sự cao cấp vao làm tại VN sẽ cao hơn Singapore, Malaysia rất nhiều (2 nước đó đang tính cạnh tranh làm đầu tàu của khu vực, thuế TNCN nhẹ hều). Chính sách thuế như vậy chỉ hấp dẫn các ngành công nghiệp truyền thống, cuộc sống gắn liền với ô nhiễm, bụi, khói, ung thư...Cứ vào các nhà máy được xem là cực kỳ thành công ở khu chế xuất mà xem, lương công nhân ở đó chỉ cỡ 1.5 triệu/tháng.
Thôi đành hy sinh thế hệ này vậy... mơ đến đời con cháu chăng?
-
16-07-2007 03:35 PM #24
- Ngày tham gia
- Jan 2007
- Bài viết
- 10
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re:Thuế thu nhập chứng khoán!
[quote user="drummer"]Có bác nào biết link để góp ý cho chính phủ hoặc Bộ Tài Chính ở đâu không nhỉ?
[/quote]
Bác vào trang Web này để đóng góp ý kiến nhé: http://duthaoonline.quochoi.vn/
-
16-07-2007 03:41 PM #25
- Ngày tham gia
- Jan 2007
- Bài viết
- 10
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re:Thuế thu nhập chứng khoán!
Nhân đây cũng xin đóng góp một bài cùng các bác, mong nhận được những ý kiến góp ý và tham gia để em đi gửi Quốc hội []
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VÀO DỰ THẢO LUẬT THUẾ THU NHẬP
CÁ NHÂN
-------------------------------
[/b]
I. Đánh giá về quan điểm chỉ đạo khi xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân[/b][/b]
Trong thời gian vừa
qua, **** và Nhà nước có chủ trương "khoan sức dân", "dân có giàu
thì nước mới mạnh", hướng tới giảm bớt các khoản đóng góp cho người dân.
Chủ trương này cần phải được thấm nhuần trong các văn bản pháp luật, đặc biệt là
những văn bản pháp luật điều chỉnh thuế trực thu như Luật thu nhập cá nhân.
Do đó, bên cạnh việc đảm bảo huy động nguồn lực cho Ngân sách để
Nhà nước giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội, Luật thuế thu nhập cá nhân cần
phải đảm bảo các yếu tốt chủ chốt sau:
- Công bằng trong điều tiết thu nhập của
các tầng lớp dân cư.
- Góp phần hạn chế khoảng cách về thu nhập
giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.
- Đảm bảo động viên một cách hợp lý thu
nhập dân cư, khuyến khích mọi cá nhân ra sức lao động, sản xuất kinh doanh, gia
tăng thu nhập làm giàu chính đáng.
Đứng trên quan điểm đó, khi xây dựng Luật
thuế thu nhập cá nhân phải đảm bảo tính khả thi cao khi áp dụng trong thực tế, hạn
chế việc tận thu, có đánh giá đúng mức về thu nhập của các tầng lớp dân cư, của
các vùng miền khác nhau. Chúng ta không thể áp dụng việc thu thuế theo kiểu có
thu nhập thì có đóng thuế, không ngoại trừ một ai vì mức bình quân thu nhập của
người dân Việt Nam nói chung còn rất thấp, ở vào ngưỡng các nước chậm phát triển.
Mặt khác, với nhận thức và ý thức của nhân dân trong việc chấp hành nộp thuế cũng
như hiện trạng của bộ máy quản lý thuế thì việc áp dụng thu thuế trên bình diện
quá rộng là không khả thi và không thực tế, thậm chí kinh phí dành cho bộ máy
thu thuế còn cao hơn số thuế thu được.
Hơn nữa,
việc áp dụng giảm trừ gia cảnh trong dự thảo Luật liệu đã khả thi và phù hợp chưa,
hay lại dẫn đến việc "xin, cho" trên một bình diện rộng lớn và rất dễ
gây nên những tai tiếng, bất ổn trong xã hội. Theo tôi, không nên áp dụng giảm
trừ gia cảnh trong Luật thuế thu nhập cá nhân
II. Một số đề xuất cụ thể[/b]
1. Về thu nhập chịu thuế[/b]
Nên bổ sung thêm đối tượng nộp thuế là cá nhân, chủ
hộ có thu nhập từ cho thuê bất động sản và bổ sung thêm vào Điều 4 một khoản như
sau: "thu nhập từ cho thuê bất động
sản[/i]".
Lý do: Hiện nay việc các cá nhân cho thuê bất động
sản như nhà, đất đai diễn ra rất phổ biến, đặc biệt là ở các thành phố lớn thì
số tiền kiếm đuợc từ việc cho thuê bất động sản này khá lớn; tuy nhiên, việc kiểm
soát để thu thuế còn rất khó khăn và hạn chế, thông thường ngành thuế chỉ thu được
khi bên thuê có nhu cầu lấy hoá đơn và bên cho thuê đến UBND phường hoặc Chi cục
thuế xin cấp hoá đơn và nộp một khoản lệ phí. Do đó, khi có Luật thuế thu nhập
cá nhân thì cũng cần phải điều chỉnh cả khoản thu nhập này.
2. Về mức thu nhập khởi điểm tính thuế[/b]
Hiện nay đang có rất nhiều tranh cãi về mức khởi điểm
tính thuế nên áp dụng là bao nhiêu cho phù hợp, có những con số đã được đưa ra
như 4 triệu, 5 triệu hay 8 triệu. Dự thảo Luật đưa ra mức khởi điểm để tính thuế
là 5 triệu đồng, tuy nhiên con số này đã thực sự hợp lý chưa, có nên quy định mức
khởi điểm cứng như vậy hay không? Tôi xin đề xuất nên dựa vào mức lương tối thiểu
để làm căn cứ tính mức khởi điểm chịu thuế theo công thức sau:
M = T x k [/i][/b][/i][/b] [/i]
(M: mức khởi điểm chịu thuế;
T: mức lương tối thiểu; k: hệ số tính thuế)[/i]
Lý do[/b]: Mức lương tối thiểu luôn được Chính phủ điều
chỉnh rất linh hoạt theo từng thời kỳ, căn cứ vào khả năng chi trả của ngân sách,
mức độ lạm phát, các chỉ số giá cả, tiêu dùng...Chúng ta có thể thấy việc tăng
mức lương tối thiểu có ảnh hưởng như thế nào đến xã hội, cho thấy nó là căn cứ
rất quan trọng và có ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của phần lớn nhân dân. Về hệ
số tính thuế có thể là từ 10 đến 15, sẽ do Quốc hội cân nhắc quyết định.
3. Về chế
tài xử lý vi phạm [/b]
Trong dự thảo Luật bỏ sót hoàn toàn các quy định về
chế tài xử lý vi phạm, do đó để đảm bảo tính khả thi của Luật thì cần thiết phải
quy định rất chặt chẽ và cần phải thiết kế một chương riêng điều chỉnh về các
chế tài xử phạt đối với những trường hợp, đối tượng cụ thể. Tham khảo quy định
về xử lý vi phạm thuế thu nhập cá nhân ở các nước khác cho thấy mức xử phạt của
họ rất cao và nghiêm khắc, thậm chí nhiều trường hợp còn bị kết án tù nên việc
chấp hành luật rất nghiêm túc và không bị bỏ sót.
4.
Về thuế suất đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán[/b]
Thuế suất
25% áp dụng đối với thu nhập (phần lãi) từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán là quá cao, không khuyến
khích đông đảo nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường chứng khoán. Thị trường
chứng khoán là hàn thử biểu của nền kinh tế, là một trong những kênh thu hút
nguồn vốn rất quan trọng mà Nhà nước đang khuyến khích phát triển thông qua việc
đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường
tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư cá nhân. Không nên áp mức thuế suất
cao đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán với một số lý do sau:
- Thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất nhỏ bé và
non trẻ, do đó cần phải tiếp tục thu hút sự tham gia đông đảo các nhà đầu tư, bởi
vì nếu áp mức thuế cao sẽ gây ra những hiệu ứng tiêu cực từ nhà đầu tư, nhà đầu
tư sẽ chuyển vốn sang các kênh đầu tư khác. Thậm chí có thể dẫn đến hiện tượng
bán tháo, tháo chạy khỏi thị trường, gây ra những ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế,
xã hội.
- Đầu tư chứng khoán có độ rủi ro rất cao và rất
nhạy cảm với những biến động trên thị trường. Với các nhà đầu tư cá nhân khi
tham gia thị trường chứng khoán phải chi trả các chi phí học nâng cao kiến thức,
trả phí cho công ty chứng khoán, các khoản vay nợ, chi phí cơ hội...Nếu cộng thêm
mức thuế suất 25 % đánh vào việc chuyển nhượng chứng khoán thì sẽ quá "nặng
gánh" cho nhà đầu tư cá nhân.
- Khi kinh doanh có lãi cao, nhà đầu tư sẽ sẵn lòng
nộp thuế, tuy nhiên khi nhà đầu tư bị thua lỗ nặng nề thì liệu Nhà nước có biện
pháp gì để hoàn thuế cho nhà đầu tư cá nhân hay không?
- Tham khảo các nước có Thị trường chứng khoán mới
phát triển như Việt Nam, đa số các nước đánh thuế thu nhập từ chuyển nhượng chứng
khoán rất thấp. Chúng ta không thể tham khảo những nước có Thị trường chứng khoán
đã phát triển và có lịch sử lâu đời vì hoàn toàn không phù hợp xét cả về quy mô,
mức độ, các định chế, luật pháp chi phối... cũng như các năng lực và trình độ của
các cá nhân và thể nhân tham gia thị trường.
-
17-07-2007 10:44 AM #26
- Ngày tham gia
- Mar 2007
- Bài viết
- 4
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re:Thuế thu nhập chứng khoán!
Thị trường giảm liên tục.
LHH chia tay.
Nộp thuế 25% lãi.
Dạo này nhiều tin tốt quá nhỉ?
-
17-07-2007 11:12 AM #27
- Ngày tham gia
- Mar 2007
- Bài viết
- 37
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re:Thuế thu nhập chứng khoán!
các Bác cho em hỏi:
Giả sử em mua cổ 100 triệu 1 năm sau bán 140 triệu. Nhưng do tiền mất giá, VD 10% tức 140 triệu ~ 126 triệu lúc mua cổ thì thuế đánh ntn? 25% của 26 tr hay 40 tr?
Trường hợp nữa là nếu 100 tr lại là đi vay phải trả lãi mất 12 tr (có thể là bà con nhờ gửi tiết kiệm, nhưng mình thấy TTCK tốt mang đầu tư cũng là góp vốn cho các DN)--> thực thu chỉ còn 128 tr thì sao? 128 tr - 10% ~ 115.2 tr. Trường hợp này mà thuế 25% của 40 tr thì còn có 5 tr, chi phí giao dịch, môi giới, xăng xe đi lại, tiền điện tiền NET sử dụng máy tính, khấu hao máy tính.... không tính được ---> có khi lỗ. Đấy là mua được Cổ và TTCK lý tưởng, còn các tình huống không được 40% mà lỗ thì bán....đi trả nợ --->các Ông bộ TÀI CHÉN... nghĩ sao?
Các chuyên gia giải đáp giùm em cái! để em còn quyết định xem đầu tư cái gì?!
Chứ cứ chạy đua theo chính sách thay đổi chóng mặt thì chết.
-
06-10-2007 11:58 AM #28
- Ngày tham gia
- Jun 2007
- Bài viết
- 2
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Cách đánh thuế CK không phức tạp mà nhân dân đồng tình ủng hộ .
Mọi người hãy vào đầy góp ý về đánh thuế chứng khoán nhé , mỗi lời góp ý chân thành là một tiếng nói giúp cho thị trường CK phát triển tốt đồng thời vẫn làm tròn trách nhiệm của một công dân VN . Bên cạnh trách nhiệm của mỗi người dân thì tôi cũng muốn đề cập đến trách nhiệm của nhà nước : hãy sử dụng những khoản đóng góp của dân thật hiệu quả , hãy nghĩ đó là mồ hôi và nước mắt của nhân dân , đừng để nó thất thoát lãng phí hay chảy vào túi của một bộ phận cá nhân .
Thị trường CK VN thành lập và phát triển đã 7 năm nay đã gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp . 1 thị trường ổn định và phát triển là điều mà mọi người dân cũng như cơ quan quản lý mong muốn . Bên cạnh sự phát triển đó đã phát sinh , bộc lộ những yếu kém trong quản lý . Phải công nhận là TTCK của ta mới được hình thành trong thời gian ngắn ngủi , nếu so với lịch sử phát triển cả trăm năm của TTCK Mỹ , Anh , HongKong , Nhật Bản thì ta thua kém họ về thời gian phát triển .
Tuy là TTCK của ta sinh sau , đẻ muộn nhưng bù lại ta sẽ có thể rút kinh nghiệm , học hỏi cách quản lý của những đàn anh đi trước , tránh vấp ngã . Việc mà tôi và nhiều bạn đang quan tâm ở đây là vấn đề thu thuế . Vậy ta nên thu thuế thế nào để người dân cảm thấy hợp lý , vừa huy động được toàn thể nhân dân , vừa được người dân đồng tình ủng hộ .
Đề nghị thu thuế của tôi rất đơn giản : Bình thường mỗi lần bạn giao dịch , bạn sẽ chịu một khoản phí giao dich ( ví dụ 0.375% ) để trả cho công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ mua bán chứng khoán đúng không ??? ( hết sức bình thường ) . Thì nay , nếu như nhà nước đề nghị thu thuế 0.1% cộng vào phí gdịch tức là bạn sẽ phải trả 0.475% cho mỗi lần gd bán ra . ( chỉ đánh thuế khi nhà đầu tư bán ra ) . Tức là khi mua bạn trả phí 0.375% như bình thường , khi bán ra bạn chịu phí 0.475 , cty CK sẽ trích 0.1% để đóng thuế cho nhà nước .
Thật ra nhiều cty CK để thu hút khách hàng , có thể sẽ giảm phí gd xuống xem như " thông cảm " với khách hàng , lời ít một chút nhưng bù lại khuyến khích khách hàng gd tại cty của mình .
Với cách làm trên , đừng nghĩ 0.1% là nhỏ . Với khối lượng gd hiện nay , tuy thu mỗi ngườ 0.1% nhưng nhiều người giao dịch , nhiều lần gdịch sẽ là một con số rất lớn đóng góp vào ngân sách nhà nước . ( tại sao phải thu thuế cao để hạn chế người dân gd , thuế cao quá người ta sẽ ngại và không dám gdich nhiều thì lấy tiền đâu mà nhà nước thu ?? Kinh nghiệm quản lý cho thấy : nếu đánh thuế thấp mà người dân giao dịch nhiều thì khoản thuế thu được sẽ lớn hơn rất nhiều lần việc thu thuế cao nhưng người dân lại ít giao dich hoặc không giao dịch rút hẳn khỏi TTCK )
Không hiểu sao người ta lại nghĩ ra cách đánh thuế quá phức tạp .Dự định sẽ thu thuế ngay khi bán ra , không cần biết lời hay lỗ , cuối năm hạch toán sẽ tính toán hoàn tiền lại , và việc nhận lại tiền rất nhiêu khê , không đơn giản gây khó khăn rối rắm cho người dân , chưa nói đến những vấn đề nảy sinh tiêu cực khi nhận tiền hoàn lại . ( ví dụ như tiêu cực trong hoàn thuế giá trị gia tăng , nhiều kẻ lợi dụng hoá đơn khống để rút ruột tiền của nhà nước hàng tỷ đồng , tiền đó của nhân dân đóng góp , là mồ hôi và nước mắt , công sức của nhân dân vất vả mới tạo ra được . Có nhiều cách rất đơn giản mà lại tốt , có nhiều thứ cầu kỳ phức tạp , làm phát sinh thêm nhiều thứ nhưng chẳng mang lại hiệu quả gì.
Bạn nào có đóng góp ý kiến hay hơn hay muốn bổ sung sửa chữa một số ý kiến của tôi thì rất hoan nghênh các bạn up lên , hoặc bạn nào xem xong thấy hay mong muốn mọi người đọc được xin hãy phúc đáp up lên trang đầu tiên để mọi người đều có thể đọc được ý kiến này , hoặc nếu có thể trình bày ý kiến lên các cơ quan có thẩm quyền để họ hiểu rõ về người dân để có chính sách thu thuế thật hợp lý , minh bạch , công bằng và hiệu quả .
-
10-10-2007 07:48 PM #29
- Ngày tham gia
- Oct 2007
- Bài viết
- 4
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re:Cách đánh thuế CK không phức tạp mà nhân dân đồng tình ủng hộ .
Theo em, nhà nước khi ra một đề luật nào cần lưu ý một điểm:
- Có bao giờ nhà nước đứng trên quan điểm của người thi hành luật mà ra đề luật, chắc là hông
- Trước khi ra đề luật nhà nước có khảo sát mức độ hưởng ứng của dân chúng khi cố đề luật
- Một điều quan trọng là nhà nước cần có tầm nhìn chiến lược xa hơn, chứ theo em thấy luật nhà nước thường hay bị chồng chéo.
- Muốn đạt được những điều như thế cần để cho những người am hiểu thật sự trong từng lĩnh vực tham gia xây dựng luật.
Trong vấn đề thuế đánh trên nhà đầu tư kinh doanh cổ phiếu, trước măt cần có thời gian, TTCK VN mặc dù đã tồn tại được 7 năm nhưng thật sự thị trường mới sôi nổi trong năm 2006, chắc chắn là số lượng giao dịch của các nhà đầu tư giảm xuống, điều này có thể làm giảm nhịp TTCK >.<.
Các bác cùng thảo luận vấn đề làm nhức đầu các nhà làm luật nha!!!
-
10-10-2007 08:20 PM #30
- Ngày tham gia
- Oct 2007
- Bài viết
- 6
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re:Cách đánh thuế CK không phức tạp mà nhân dân đồng tình ủng hộ .
nhà nước chỉ mới đưa ra dự thảo sẽ đánh thuế đến 25% thì đã bị mọi nguời phản đối mạnh mẽ thế rồi. bác nghĩ ông nhà nước đả "đứng" ở đâu khi đưa ra mức thuế này vậy?
đồng ý là nhà nước phải có chiến lược lâu dài, nhưng đánh thuế bây giờ là hợp lý ko khi thị trường mới "chớm" phát triển được chính thức 2 năm gần đây. theo tôi, chính phủ đang nhìn sang mấy nước bạn mà thèm cái lợi nhuận mà người ta thu được từ thị trường chứng khoán thôi.
đánh thuế kiểu đó chẳng khác nào đuổi "khách hàng" ah?
tôi có 1 cách đánh thuế : đánh thuế mà mọi nguời ko biết mình bị đánh thuế đó là đánh thuế kiểu như GTGT, tính vào như một khoản phí giao dịch, có thể có tỉ lệ từ 2%-5%.
bởi vì đánh thuếlên những nguời có lãi mà thôi, còn cách này thìdù lãi hay lỗ người ta vẫnđóng thuế mộtcách tự nguyện ko thể "trốn"điđâuđược, một cách rút tiền từ từ mà koít ai chúý![:cungly]
-
10-10-2007 10:07 PM #31
Junior Member- Ngày tham gia
- May 2004
- Bài viết
- 186
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re:Cách đánh thuế CK không phức tạp mà nhân dân đồng tình ủng hộ .
cách đánh thuế 0,1% vào giao dịch bán là 1 trong 2 hình thức đánh thuế đã nêu trên báo rồi mà. Dự kiến có 2 cách để mọi người đăng ký chọn, 1 là 0,1% doanh số bán, 2 là 25% chênh lệch mua bán. Dù chọn cách 2 thì cũng bị tạm thu 0,1% khi bán, đến cuối năm mới quyết toán.
-
13-10-2007 02:28 PM #32
- Ngày tham gia
- Apr 2007
- Bài viết
- 41
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Phương án đánh thuế CK không khuyến khích sự phát triển của TTCK
Phương án Nhà nước định đánh thuế CK hiện nay là rất bất hợp lý, gây ra thất thu cho chính Nhà nước. Người ta thường nói rằng, thuế là một công cụ điều tiết rất hiệu quả của Nhà nước, phản ánh rõ ràng quan điểm điều tiết của Nhà nước (khuyến khích cái gì, hạn chế cái gì...). Nếu đúng vậy thì quan điểm hiện nay của Nhà nước là HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. Mà như thế có nghĩa là tự Nhà nước đang bóp chặt một nguồn thu vô cùng lớn cho ngân sách, đi ngược lại với chính chủ trương lớn cổ phần hóa của Nhà nước.
Cụ thể, ta hãy xem xét cách tính thuế thứ nhất: thu 0.1% giao dịch bán. Cách này đơn giản, dễ áp dụng, nhưng nó nói lên điều gì? Nó có nghĩa rằng, nhà đầu tư càng giao dịch nhiều, càng phải nộp nhiều thuế. Như vậy là Nhà nước chủ trương hạn chế đầu cơ, lướt sóng, khuyến khích đầu tư dài hạn. Đầu tư dài hạn là tốt, nhưng đầu cơ, lướt sóng cũng có mặt rất tốt: tăng tính thanh khoản, làm thị trường sôi động. Thị trường có sôi động thì mới hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài, các đợt IPO của các doanh nghiệp Nhà nước mới có kết quả tốt, Nhà nước mới thu được thặng dư vốn lớn. Nguồn thu thặng dư vốn này cực kỳ quan trọng với Nhà nước, mà thể hiện rất rõ khi thị trường trầm lắng là Nhà nước lập tức xem xét điều chỉnh lịch trình IPO ngay.
Cách tính thuế thứ hai: thu 25% lợi vốn và 5% cổ tức. Phải nói ngay rằng, thuế suất 25% là cực cao, cao một cách vô lý. Ngay tại nước ta thuế TNDN cũng sẽ được giảm xuống 25%, hà cớ gì thu thuế lợi vốn 25%, trong khi nhà đầu tư có rất nhiều các khoản chi phí mà không được khấu trừ? Theo tôi được biết thì thuế suất lợi vốn này thuộc hàng cao nhất thế giới. Ngay Thái Lan ở cạnh ta đây, họ không thu thuế lợi vốn. Xin nhắc lại, là không phải thuế suất thấp, mà là không thu đồng nào cả. Còn cổ tức là 5% thì lại ngược lại, thuộc hàng thấp trên thế giới. Chính ban soạn thảo cũng khoe như vậy (nhưng không hề đả động đến cái thuế suất 25% kia).
Vậy tại sao ở các nước lại thu thuế lợi vốn rất thấp hoặc không thu, và thu thuế cổ tức cao, còn chúng ta lại làm ngược lại? Theo tôi hiểu, ở các nước người ta thu thuế lợi vốn thấp để khuyến khích nhà đầu tư đầu tư vào thị trường chứng khoán, khuyến khích sự phát triển của thị trường chứng khoán. Cái này mang lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế mà mọi người chắc cũng đã hiểu rõ rồi. Còn người ta thu thuế cổ tức cao để khuyến khích doanh nghiệp giữ tiền lãi đem tái đầu tư, hạn chế rút tiền ra khỏi sản xuất.
Vậy tại sao chúng ta làm ngược lại? Tôi không biết. Có thể Nhà nước không khuyến khích người dân chơi chứng khoán, hoặc nếu chót chơi rồi thì khuyến khích doanh nghiệp trích lãi trả cổ tức nhiều cho cổ đông, giống như gửi tiết kiệm chăng? Có thể Nhà nước đang cần tăng thu thuế, và những khoản giao dịch hàng ngàn tỷ đồng mỗi phiên hứa hẹn một nguồn thu thuế lớn và ổn định chăng? Chỉ có ban soạn thảo mới biết.
Thế nhưng có một điều tôi chắc chắn, đó là cách đánh thuế CK như hiện nay sẽ không gửi một dấu hiệu tích cực nào đến thị trường chứng khoán hãy còn đang tuổi nhi đồng của chúng ta cả. Với nhi đồng, chúng ta hãy giao cho chúng những nhiệm vụ nhẹ nhàng, vừa với sức của chúng, và quan trọng hơn là hãy nuôi dưỡng chúng, chỉ bảo chúng để chúng phát triển thật nhanh để có thể đảm đương những nhiệm vụ nặng nề hơn. Còn nếu giao cho chúng những nhiệm vụ quá sức mà ít quan tâm đến nuôi dưỡng, thì có thể chúng sẽ vẫn lớn, nhưng với tốc độ chậm chạp hơn nhiều, và kể cả khi đã lớn tuổi thì vẫn dễ bị còi cọc hơn chúng bạn xung quanh.
-
25-10-2007 09:24 AM #33
- Ngày tham gia
- Oct 2007
- Bài viết
- 6
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re:Phương án đánh thuế CK không khuyến khích sự phát triển của TTCK
[quote user="qwert"]Phương án Nhà nước định đánh thuế CK hiện nay là rất bất hợp lý, gây ra thất thu cho chính Nhà nước. Người ta thường nói rằng, thuế là một công cụ điều tiết rất hiệu quả của Nhà nước, phản ánh rõ ràng quan điểm điều tiết của Nhà nước (khuyến khích cái gì, hạn chế cái gì...). Nếu đúng vậy thì quan điểm hiện nay của Nhà nước là HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. Mà như thế có nghĩa là tự Nhà nước đang bóp chặt một nguồn thu vô cùng lớn cho ngân sách, đi ngược lại với chính chủ trương lớn cổ phần hóa của Nhà nước.
Cụ thể, ta hãy xem xét cách tính thuế thứ nhất: thu 0.1% giao dịch bán. Cách này đơn giản, dễ áp dụng, nhưng nó nói lên điều gì? Nó có nghĩa rằng, nhà đầu tư càng giao dịch nhiều, càng phải nộp nhiều thuế. Như vậy là Nhà nước chủ trương hạn chế đầu cơ, lướt sóng, khuyến khích đầu tư dài hạn. Đầu tư dài hạn là tốt, nhưng đầu cơ, lướt sóng cũng có mặt rất tốt: tăng tính thanh khoản, làm thị trường sôi động. Thị trường có sôi động thì mới hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài, các đợt IPO của các doanh nghiệp Nhà nước mới có kết quả tốt, Nhà nước mới thu được thặng dư vốn lớn. Nguồn thu thặng dư vốn này cực kỳ quan trọng với Nhà nước, mà thể hiện rất rõ khi thị trường trầm lắng là Nhà nước lập tức xem xét điều chỉnh lịch trình IPO ngay.
Cách tính thuế thứ hai: thu 25% lợi vốn và 5% cổ tức. Phải nói ngay rằng, thuế suất 25% là cực cao, cao một cách vô lý. Ngay tại nước ta thuế TNDN cũng sẽ được giảm xuống 25%, hà cớ gì thu thuế lợi vốn 25%, trong khi nhà đầu tư có rất nhiều các khoản chi phí mà không được khấu trừ? Theo tôi được biết thì thuế suất lợi vốn này thuộc hàng cao nhất thế giới. Ngay Thái Lan ở cạnh ta đây, họ không thu thuế lợi vốn. Xin nhắc lại, là không phải thuế suất thấp, mà là không thu đồng nào cả. Còn cổ tức là 5% thì lại ngược lại, thuộc hàng thấp trên thế giới. Chính ban soạn thảo cũng khoe như vậy (nhưng không hề đả động đến cái thuế suất 25% kia).
Vậy tại sao ở các nước lại thu thuế lợi vốn rất thấp hoặc không thu, và thu thuế cổ tức cao, còn chúng ta lại làm ngược lại? Theo tôi hiểu, ở các nước người ta thu thuế lợi vốn thấp để khuyến khích nhà đầu tư đầu tư vào thị trường chứng khoán, khuyến khích sự phát triển của thị trường chứng khoán. Cái này mang lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế mà mọi người chắc cũng đã hiểu rõ rồi. Còn người ta thu thuế cổ tức cao để khuyến khích doanh nghiệp giữ tiền lãi đem tái đầu tư, hạn chế rút tiền ra khỏi sản xuất.
Vậy tại sao chúng ta làm ngược lại? Tôi không biết. Có thể Nhà nước không khuyến khích người dân chơi chứng khoán, hoặc nếu chót chơi rồi thì khuyến khích doanh nghiệp trích lãi trả cổ tức nhiều cho cổ đông, giống như gửi tiết kiệm chăng? Có thể Nhà nước đang cần tăng thu thuế, và những khoản giao dịch hàng ngàn tỷ đồng mỗi phiên hứa hẹn một nguồn thu thuế lớn và ổn định chăng? Chỉ có ban soạn thảo mới biết.
Thế nhưng có một điều tôi chắc chắn, đó là cách đánh thuế CK như hiện nay sẽ không gửi một dấu hiệu tích cực nào đến thị trường chứng khoán hãy còn đang tuổi nhi đồng của chúng ta cả. Với nhi đồng, chúng ta hãy giao cho chúng những nhiệm vụ nhẹ nhàng, vừa với sức của chúng, và quan trọng hơn là hãy nuôi dưỡng chúng, chỉ bảo chúng để chúng phát triển thật nhanh để có thể đảm đương những nhiệm vụ nặng nề hơn. Còn nếu giao cho chúng những nhiệm vụ quá sức mà ít quan tâm đến nuôi dưỡng, thì có thể chúng sẽ vẫn lớn, nhưng với tốc độ chậm chạp hơn nhiều, và kể cả khi đã lớn tuổi thì vẫn dễ bị còi cọc hơn chúng bạn xung quanh.
[/quote]Hay.
-
25-10-2007 11:52 AM #34
- Ngày tham gia
- Oct 2007
- Bài viết
- 33
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re:Phương án đánh thuế CK không khuyến khích sự phát triển của TTCK
Thuế mà cao quá, thì em rút hết tiền về gửi tiết kiệm cho rồi.
Cácvị trong ban soạn thảo luật cứ làm như bỏ tiền vào chứng khoán là "ngồi mát ăn bát vàng" không bằng.
Trừnhững người có thông tin nội gián, còn lại đều phải suy nghĩ căng thẳng, lao tâm khổ trí lắm chứ không như các vị nghĩ đâu.
TVSI - Phí giao dịch 0.15 - 0.25% vĩnh viễn.
-
26-10-2007 01:54 PM #35
Titan Member- Ngày tham gia
- Apr 2007
- Bài viết
- 1,095
- Được cám ơn 453 lần trong 170 bài gởi
Re:Phương án đánh thuế CK không khuyến khích sự phát triển của TTCK
Các bác có kêu gào thế, chứ nữa thì cũng vậy thôi, người nhà bọn làm chính sách còn chơi CK mạnh hơn chúng ta nhiều. Theo tôi, khi nào có thực hiện chúng ta rút, khi đó VNi về đâu các bác thử đaons xem. Thắc mắc làm giif cho mệt
-
26-10-2007 01:58 PM #36
Titan Member- Ngày tham gia
- Apr 2007
- Bài viết
- 1,095
- Được cám ơn 453 lần trong 170 bài gởi
Re:Cách đánh thuế CK không phức tạp mà nhân dân đồng tình ủng hộ .
Bác Bufalo ơi, thu phí 3% đến 5%, bác xem lại đê, thu phí như bác thì đẽo tận xương rồi còn gì.
-
26-10-2007 02:03 PM #37
Titan Member- Ngày tham gia
- Apr 2007
- Bài viết
- 1,095
- Được cám ơn 453 lần trong 170 bài gởi
Re:Cách đánh thuế CK không phức tạp mà nhân dân đồng tình ủng hộ .
Theo tôi cứ thu bắt đầu 0,1% giá trị giao dịch là hợp lý và công ty ck thu hộ, khỏi cần tính toán lỗ, lãi, ,,
-
26-10-2007 04:18 PM #38
- Ngày tham gia
- Mar 2007
- Bài viết
- 3
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re:Cách đánh thuế CK không phức tạp mà nhân dân đồng tình ủng hộ .
-
26-10-2007 10:40 PM #39
Silver Member- Ngày tham gia
- Sep 2007
- Bài viết
- 817
- Được cám ơn 3 lần trong 3 bài gởi
Re:Cách đánh thuế CK không phức tạp mà nhân dân đồng tình ủng hộ .
TÔI TÁN THÀNH ĐÁNH THUẾ CHỨNG KHOÁN NHƯNG PHẢI HỢP LÝ. NHƯ TÔI CHỈ KINH DOANH CHỨNG KHOÁN TỰ DO NGOÀI RA KHÔNG KINH DOANH NGÀNH NGHỀ NÀO KHÁC ĐỂ TẠO THÊM THU NHẬP VẬY TÔI SẼ ĐƯỢC GIẢM TRỪ NHƯ THẾ NÀO KHI MÀ THU NHẬP NHỜ KINH DOANH CHỨNG KHOÁN TRONG 1 NĂM CỦA TÔI CHƯA VƯỢT QUA CÁ NHÂN CÓ THU NHẬP CAO. VÍ DỤ SAU 1 NĂM KINH DOANH TÔI CHỈ LỜI ĐƯỢC 50 TRIỆU, THU NHẬP NÀY CHƯA PHẢI ĐÓNG THUẾ THU NHẬP CAO VẬY TÔI CÓ ĐƯỢC MIỄN THUẾ KHÔNG VÌ KINH DOANH CHỨNG KHOÁN CŨNG LÀ 1 NGHỀ.
TÔI KHÔNG ĐỒNG Ý KHI ĐÁNH THUẾ CỔ TỨC VÌ NHƯ VẬY LÀ ĐÁNH THUẾ 2 LẦN. CỔ ĐÔNG LÀ NGƯỜI CHỦ CỦA DOANH NGHIỆP ĐÃ NỘP THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CHO NHÀ NƯỚC RỒI.
-
27-10-2007 12:54 PM #40
- Ngày tham gia
- Sep 2007
- Bài viết
- 12
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re:Cách đánh thuế CK không phức tạp mà nhân dân đồng tình ủng hộ .
2 phương pháp đánh thuế mà Nhà nước đưa ra theo tôi - và chắc rằng đa số những nhà Đầu tư hiện nay - đều nhận thấy sự bất hợp lý là:
1-Thuế suất quá cao: thuế suất này nói lên rằng những người làm luật thật thiển cận, chỉ thấy cái lợi trước mắt mà ko thấy được cái hại lâu dài.
-Cái lợi ở đây là sẽ thu được một lượng tiền thuế rất lớn về cho ngân sách, NẾU thị trường phát triển bình thường như hiện nay. Tôi nói NẾU ở đây vì đây là một điều kiện quan trọng nhất phải có thì mới đạt được kết quả đề ra của việc thu thuế Chứng khoán. Còn NẾU ko thì chính sách thu thuế này là con dao hai lưỡi, gây một lúc hai tác hại là gây sụp đổ thị trường còn non trẻ của chúng ta và việc thu thuế Chứng khoán sau này sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
-Cái hại ở đây là gây ra tâm lý bất ổn cho nhà đầu tư, giống như một quả tạ nặng nề mà nhà đầu tư phải mang theo trên con đường kinh doanh của mình. Và NẾU như đa số các nhà đầu tư nhỏ lẻ hiện nay chiếm phần đa số ko còn hứng thú với kênh đầu tư này nữa thì thứ nhất họ sẽ rút khỏi thị trường, và điều gì xảy ra chắc các bạn cũng hiểu. Thứ 2 lượng tiền từ thị trường Chứng khoán chắc chắn sẽ chảy vào kênh đầu tư khác mà đa phần thì kênh địa ốc hiện nay hấp dẫn ko kém, thị trường địa ốc lên giá sẽ gây tác động xấu đến kênh đầu tư của Nước ngoài vào Việt Nam.
=>Tóm lại những người làm luật giống như những nhà đầu tư nhảy vào thị trường Chứng khoán vào đầu năm nay, mặc dù ko có kinh nghiệm lẫn kiến thức về nó nhưng thấy lợi nhuận quá lớn thì tham gia và ko ít người là nạn nhân trong giai đọan điều chỉnh của thị trường. Thuế suất cao gắng với câu chuyện "LÒNG THAM & SỰ NG.U SI"
2-Cách tính ko công bằng:
-Lợi nhuận của cách tính trên bao gồm cả phần chi phí bỏ ra của nhà đầu tư. Nhà nước ko thể tính ra được phần chi phí này thì làm sao dựa trên đó để tính thuế suất ???
-Không công bằng khi tôi đầu tư lời thì anh lấy thuế, vậy nếu tôi thua lỗ từ lúc đầu tư đến nay và ko còn khả năng nữa nên tôi rút khỏi thị trường thì Nhà nước có chia sẽ một phần thua lỗ của tôi ko??? Việc này giống như lấy xâu trong sòng bạc. Không cần biết anh lỗ hay lời, cứ thắng một ván thì lấy xâu, đến khi anh hết tiền ra về thì coi như chúng ta chưa hề quen biết---> thật "TÀN NHẪN & VÔ LƯƠNG TÂM"
***TÓM LẠI: Để tránh những điều không hay xảy ra khi chúng ta ai cũng thấy là có thể, những người làm luật phải là người sáng suốt, có tầm nhìn và thực hiện thận trọng. Ví dụ như lần đầu tiên đưa ra thuế thu nhập Chứng khoán phải đưa ra một thuế suất thật thấp và ko đáng kể, dần dần mới tăng lên tránh sốc cho thị trường và phải có mức trần hợp lý. Như vậy mới tránh được 2 điều mà tôi đưa ra ở trên và chắc chắn các bạn - những người tham gia thị trường - sẽ cho rằng ko nơi đâu tuyệt vời bằng Việt Nam cả.
Vài lời chia sẽ với các bạn, hy vọng cũng nói lên được một phần suy nghĩ của những nhà đầu tư. Một vấn đề như vậy mà để cho dân đen chúng ta phải chỉ thì thật là hết ý kiến. Xin chào thua !
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Năm 2009 đánh thuế thu nhập chứng khoán
By decline in forum Giải pháp phát triển TTCKTrả lời: 46Bài viết cuối: 21-06-2009, 10:36 PM -
NHÀ ĐẦU TƯ NHỎ ĐƯỢC GÌ KHI THUẾ THU NHẬP CHỨNG KHOÁN ĐƯỢC ÁP DỤNG?(01/01/2009)
By caothuhostc in forum Giải pháp phát triển TTCKTrả lời: 4Bài viết cuối: 02-01-2008, 02:18 PM -
Thuế thu nhập CK
By lecongdair577 in forum Giải pháp phát triển TTCKTrả lời: 0Bài viết cuối: 24-05-2007, 10:04 AM -
Thuế thu nhập cá nhân từ "chứng khoán " - dự kiến 25%
By bonghongthuytinh in forum Giải pháp phát triển TTCKTrả lời: 0Bài viết cuối: 26-09-2006, 03:07 PM -
VF1 có chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không nhỉ?
By NTVU in forum Quỹ Đầu tư và TTCK Việt NamTrả lời: 0Bài viết cuối: 10-01-2006, 08:05 AM
Bookmarks