Chủ đề: Phân tích Moving Average và MACD
Threaded View
-
28-04-2007 06:10 PM #1
- Ngày tham gia
- Apr 2007
- Bài viết
- 18
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Phân tích Moving Average và MACD
Bài viết trích từ http://www.vinase.com
Phân kỳ và hội tụ của đường trung bình di động - MACD[img]http://www.vinase.com/images/stories/macd7.jpg" alt=" " align="right" height="112" hspace="5" vspace="5" width="207"> Đường di động nhanh
hơn (gọi là đường MACD) là sự chênh lệch giữa hai đường trung bình di
động san bằng hàm mũ của các mức giá đóng cửa (thường là 12 và 26 ngày
hoặc tuần vừa qua). Đường di động chậm hơn (gọi là đường tín hiệu) thì
thường sử dụng trung bình di động san bằng hàm mũ 9 kỳ của đường MACD.
Các tín hiệu mua và bán thực chất được đưa ra khi hai
đường này cắt nhau. Khi đường MACD cắt hướng lên đường tín hiệu chậm
hơn thì đó là tín hiệu mua. Khi đường MACD băng xuống dưới đường tín
hiệu chậm hơn thì đó là tín hiệu bán. Trong ý nghĩa đó, đường MACD
giống như cách thức cắt nhau của hai đường trung bình di động.
Tuy
nhiên, giá trị của đường MACD cũng dao động lên trên và xuống dưới
đường zero. Đó là nơi nó bắt đầu tương đồng với một dao động. Tình
trạng mua quá mức được thể hiện khi hai đường này nằm quá cao so với
đường zero. Tình trạng bán quá mức là khi hai đường này nằm quá thấp so
với đường zero.
Tín hiệu mua tốt nhất được đưa
ra khi những đường giá nằm nhiều dưới đường zero (tức là đang bị bán
quá mức). Những điểm băng lên trên hay xuống dưới đường zero là cách
thức khác để tạo ra các tín hiệu mua và bán tương ứng, tương tự với kỹ
thuật momentum.
Sự sai lệch xuất hiện giữa xu
hướng của các đường MACD và đường giá. Một sự sai lệch âm hay sai lệch
thị trường đầu cơ giá xuống xuất hiện khi các đường MACD nằm xa phía
trên đường zero (mua quá mức) và bắt đầu yếu đi mặc dù giá vẫn tiếp tục
xu hướng tăng cao hơn. Đó thường là một lời cảnh báo của đỉnh thị
trường.
Khi dùng mắt để
nhận định ra đường support và resistance thì người mua bán thường có xu
hướng nhận định hai đường này theo ao ước của họ. Vì lẽ đó, người mới
tập dượt mua bán dễ nhận định được đường support, resistance nhưng lại
khó thành công. Và cũng có những biểu đồ không thể tìm ra đường support
và resistance vì cổ phần lên xuống quá thất thường, vì vậy bạn phải sử
dụng cách nhận diện xu hướng khác: Đường trung bình: Moving average (MA).[img]http://www.vinase.com/images/stories/macd1.jpg" alt=" " align="right" hspace="5" vspace="5">
Đường MA là đường vẽ theo giá cả mà không có giao động hằng ngày.
Bạn cần phải nhận biết những phương pháp tính toán MA để sử dụng nó một cách hiệu quả.
Đơn giản nhất là cách tính đường trung bình đơn giản (Arithmetic Moving Average hay Simple Moving Average).
Cách tính toán kiểu này là lấy tổng số giá cả của cổ phần trong một
giai đoạn thời gian rồi chia đều ra từng ngày theo công thức sau :[img]http://www.vinase.com/images/stories/macd2.jpg" alt=" " align="right" height="66" hspace="5" vspace="5" width="250">
[table]
[/table]
n= period = một giai đoạn mua bán, thông thường là từng ngày
Bảng số dưới đây chỉ cho bạn cách tính toán MA5 (đường trung bình trong 5 ngày).
[table]
[/table]
[table]
Phiên giao dịch
| Giá cuối ngày
| MA 5
| MA 10
1
| 25
|
|
2
| 28
|
|
3
| 31
|
|
4
| 27
|
|
5
| 22
|
|
6
| 18
| 26,60
|
7
| 19
| 25,20
|
8
| 21
| 23,40
|
9
| 20
| 21,40
|
10
| 22
| 20,00
|
11
| 23
| 20,00
| 23,30
12
| 25
| 21,00
| 23,10
13
| 23
| 22,20
| 22,80
14
| 21
| 22,60
| 22,00
15
| 20
| 22,80
| 21,40
16
| 18
| 22,40
| 21,20
17
| 17
| 21,40
| 21,20
|
| 19,80
| 21,00
[/table]Phép
tính này rất dễ là lấy tổng số giá niêm yết cuối ngày (fixing) của 5
ngày và chia đều cho 5 là ra mức giá trung bình của ngày thứ 6.
(25+28+31+27+22) : 5 = 26,60.
Còn
muốn tính đường trung bình của 10 ngày (MA10) thì bạn lấy tổng số giá
cả của 10 ngày chia cho 10 sẽ ra mức giá trung bình của ngày 11. Nếu
bạn muốn tính số trung bình ngày thứ 12 thì bạn loại bỏ giá niêm yết
ngày thứ nhất và thêm vào giá niêm yết của ngày thứ 11 rồi chia tiếp
cho 10.
Vì đường
trung bình này thay đổi dữ liệu theo từng phiên giao dịch, bỏ giá ngày
đầu tiên, thêm vào ngày cuối cùng nên người ta còn gọi là đường trung
bình biến đổi hay là đường trung bình lưu động (Moving Average).
Cách sử dụng MA:
Công
dụng tối ưu của MA là không ghi lại sự giao động răng cưa hằng ngày mà
tạo ra một đường gần như là thẳng để bạn nhận định xu hướng đường đi
giá cả trong quá khứ ngay khi bạn xem biểu đồ.
Nhiều người như tỷ phú Soros-cây đại thụ trong phái đầu cơ bảo rằng: “Giá cả cổ phần không phản ảnh đúng với kinh tế của công ty. Nó luôn giao động ở mức cao hơn hoặc thấp hơn”.
Nếu muốn khai thác MA để mua bán chứng khoán thì chúng ta phải chấp nhận giả thuyết không phải lúc nào cũng đúng rằng:
MA là mức giá thực của công ty vì nó là đường trung bình của những khoảng cao và thấp.
Người
ta dùng MA 200 cho công việc mua bán dài hạn, MA 50 để biết xu hướng
mua bán ở một thời gian tương đối. Còn MA 5, MA 13 thì ưu tiên cho
người nào muốn mua bán trong thời gian rất ngắn, kiểu swing hay day
trading.
Theo quy luật
thông thường, khi mà giá cả cao hơn đường MA thì bạn nên mua vào vì MA
cho ta dấu hiệu cổ phiếu đang tăng tưởng hơn trung bình, phe đầu tư tin
tưởng vào cổ phần này và nó đang lên. Đường MA có thể xem là đường
Support.
[table]
[/table] Bản
vẽ trên đây cho bạn thấy 5 trường hợp mà bạn nên mua vào và nếu bạn đã
mua rồi thì nên tiếp tục chờ cho cổ phần lên tiếp tục vì cổ phần đã
thay đổi xu hướng, có nhiều cơ hội đi lên hơn là đi xuống:
1)
Sau khi đường MA (đường chấm đen) đi xuống một thời gian, nó lệch ngang
mà đường giá cả (đường đen đậm) xuyên lên đường MA. Cổ phần đã đi
ngược xu hướng, lên giá sau một thời gian rớt giá.
2) Đường giá cả xuyên qua đường MA khi cả hai đều có xu hướng đi lên. Cổ phần tăng tốc độ, lên giá nhiều hơn bình thường.
3)
Khi đường giá cả rơi xuống, chạm nhưng không xuyên qua đường MA. Cổ
phần bị giảm tốc độ, nhưng còn nhẹ, hầu như là không đáng kể.
4)
Khi đường giá cả xuyên qua đường MA, nhưng đường MA vẫn còn xu hướng đi
lên rõ rệt. Cổ phần giảm tốc độ nhưng nhìn chung, nó vẫn còn xu hướng
đi lên.
5) Khi
đường giá cả rơi quá xa đường MA. Cổ phần bị bán quá đà, trở nên khan
hiếm và ngưòi muốn bán trở thành những người muốn mua, có thể đảo ngược
tình thế, leo lên lại đến đường MA. Nhưng trường hợp này khá nguy hiểm
vì trong kinh doanh chứng khoán có câu: Không nên chụp một con dao khi nó đang rớt.
Dù những người ứng dụng kỹ thuật cuối cùng này có lợi nhuận nhiều hơn
những cách khác, nhưng chúng tôi khuyên những ai mới tập sự mua bán
chứng khoán đừng dùng kỹ thuật thứ năm này để lao vào một phi vụ. Bạn
phải kết hợp nhiều loại phân tích kỹ thuật khác, thông tin và kinh
nghiệm bản thân mới có hy vọng nắm nhiều phần thắng.
Ngược
lại, khi giá cả rớt xuống thấp hơn đường MA thì chúng ta nên bán ra
hết, bán một phần hoặc dùng hình thức mua trước bán sau (short). Lúc
này đường MA cho ta dấu hiệu rằng cổ phiếu đang xuống, phái đầu tư mất
tin tưởng và có nguy cơ còn xuống thêm nữa. Mức giá đang rớt hơn mức
trung bình mà không biết nó rớt đến đâu. Đường MA có thể xem như là
đường Resistance.
Bản đồ dưới đây cho bạn 5 dấu hiệu mà bạn nên bán ra hoặc bán khống vì cổ phần hết còn xu hướng đi lên mà đã bắt đầu rớt giá.
1)
Sau một thời gian đi lên, đường MA lệch ngang. Đường giá cả lại xuyên
xuống đường MA. Biểu đồ cho ta thấy giá cả đã bị chựng lại và đang rớt
xuống.
2) Khi đường MA đi xuống mà đường giá vẫn xuyên qua đường MA. Đây là tình trạng cổ phiếu rớt giá rất lẹ.
3) Khi đường giá cả chạm nhưng không xuyên qua được đường MA., cổ phiếu chạm đường resistance mà không vượt qua được.
4) Khi đường giá cả xuyên qua đường MA nhưng đường MA vẫn còn xu hướng đi xuống.
5)
Nếu giá cổ phần lên quá xa đường MA thì người ta khuyên bạn nên bán vì
cổ phần có thể tự điều chỉnh làm rớt giá cổ phần, bạn sẽ mất cơ hội bán
nó khi nó ở mức cao nhất. Nhưng theo chúng tôi nghĩ, bạn không nên bán
mà nên đặt lệnh stop loss gần sát với giá đang niêm yết. Nếu cổ phần tự
điều chỉnh thì cổ phần của bạn vẫn được bán đi, bạn có thể mất chút
đỉnh lợi nhuận nhưng nếu nó lên tiếp thì nó vẫn còn cơ hội sinh sôi
nảy nở cho bạn nhiều tiền hơn. Còn một cách khác nữa là bán một phần
cổ phiếu, lấy tiền gốc ra và để số cổ phiếu còn lại làm phần lời.
[img]http://www.vinase.com/images/stories/macd5.jpg" alt=" " align="left" height="56" hspace="5" vspace="5" width="180">Khuyết điểm của MA.
Khuyết
điểm thứ hai là MA chỉ ra dấu hiệu mua bán khi biều đồ đã có xu hướng
hẳn hòi. Những ai chỉ sử dụng MA mà không kèm thêm những cách phương
pháp dự đoán khác của AT thì người đó sẽ mất đi cơ hội mua khi cổ phiếu
ở giá thấp nhất, và bán nó ở mức giá cổ phiếu cao nhất trước, trước khi
đi ngược xu hướng.
Cách
tính toán quá đơn giản như vậy cũng có khuyết điểm cho những người mua
bán ngắn hạn, vì giá niêm yết của những ngày gần đây quan trọng hơn hơn
những ngày xa xưa. Để bù lấp sự khiếm khuyết này, người ta dùng phép
tính khác, đó là Weighted Moving Average- EMA (đường trung bình gia quyền?)
[table]
Giá niêm yết
| Weighted
| Tổng số
25
| 1
| 25
28
| 2
| 56
31
| 3
| 93
27
| 4
| 108
| 5
| 110
Tổng số
| 15
| 392
| 392 : 15 =
|
26,13
[/table]Với cách tính trên bản đồ trên đây, với phép tính WMA thì ngày thứ nhất chỉ có hiệu lực bằng 1/5 ngày thứ 5.
WMA5 = **(1x25) + (2x28) + (3x31) + (4x27)+(5x22)} /15
[img]http://www.vinase.com/images/stories/macd6.jpg" alt=" " align="right" hspace="5" vspace="5">
Công thức của nó là:
[table]
[/table]
Cross-over[img]http://www.vinase.com/images/stories/macd7.jpg" alt=" " align="right" hspace="5" vspace="5">
Có một cách sử dụng nữa là so sánh hai đường MA, một ngắn hạn và một dài hạn hơn.
Khi hai đường MA gặp nhau ở một giao điểm (cross over) thì người ta chia làm hai loại: Golden cross và death cross.
Khi bạn tung một quả cầu lên không, quả cầu này chậm dần, đứng yên trên không một tích tắc giây rồi rớt xuống.
Khi
đường MA ngắn hạn cắt ngang và rớt xuống dưới đường MA dài hạn thì bạn
có thể coi như là cổ phần đang rớt trở thành death cross, giao điểm
chết . Bạn nên bán hoặc bán khống. Nhiều người cho rằng dùng cross over
thì quá muộn màng, không mua bán được đúng lúc, nên bạn chỉ dùng nó để
kiểm chứng đường đi của xu hướng mà thôi.
MACD: Moving Average Convergence Divergence
MACD là một cách phân tích có khả năng cho bạn biết thời điểm cổ phần có thể đảo ngược xu hướng.
Nó
cho dấu hiệu để người đầu tư ngắn hạn mua bán thời điểm rất sớm vì thế
nó là một cách phân tích không thể bỏ qua được trong phân tích kỹ thuật.
Theo biểu đồ đây chia làm hai phần, thứ nhất là đường giá cả theo kiểu bar-chart.
Phần
dưới là biểu đồ MACD. gồm có đường MACD tính theo sự giao động giữa
hai đường EMA (màu xanh) với một đường dấu hiệu; signal (màu đỏ).
Thông thường là EMA 12, EMA 26, và đường signal EMA9.[img]http://www.vinase.com/images/stories/macd8.jpg" alt=" " align="right" height="151" hspace="5" vspace="5" width="250">
Khi đường MACD (xanh) cao hơn đường signal (đỏ) là lúc nên mua. Cổ phần đang lên.
Khi đường MACD rớt thấp hơn đường signal xuống là lúc nên bán. Cổ phần đang xuống.
Nếu bạn dùng chỉ duy nhất một dạng nhận định của AT như EMA, MACD… thì bạn chỉ khai thác được một khía cạnh của biểu đồ.
Người
mua bán dựa trên AT chính hiệu phải khai thác nhiều cách nhận định tổng
hợp với nhau như: Bollinger band, candelstick, support, resistance… cho
họ nhìn biểu đồ với nhiều góc cạnh. Họ giải mã được xu hướng của cổ
phần và ước đoán thời điểm (timing) cho phép họ mua bán chính xác hơn.
Thắng lợi sẽ thuộc về những ai nhanh nhẹn, nhạy bén, biết phân tích và
tổng hợp, vận dụng những yếu tố khách quan có sẳn phục vụ cho mục đích
của mình.
Dù không phải
là hoàn toàn, nhưng MA, WMA và EMA va MACD vẫn là những trụ cột trong
những cách dự đoán của phương pháp phân tích kỹ thuật. Nếu bạn sử dụng
nó kèm theo vài cách dự đoán AT khác thì bạn có thể tiên đoán và mua
bán với tỷ lệ thành công nhiều hơn là mua bán theo trực giác.
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
MACD Histogram dự đoán MACD - Bài số 6 trong loạt bài về PTKT
By trungmt in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 3Bài viết cuối: 06-08-2008, 11:16 PM -
MACD - Bài số 5 trong loạt bài về PTKT
By trungmt in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 21-06-2007, 10:11 PM -
Định nghĩa MA, MACD, RSI
By QuynhAnh1712 in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 25-04-2007, 04:58 PM
Bookmarks