Trong tháng 9, xuất khẩu của Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất trong vòng 5 tháng qua, chỉ đạt 2,4% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với mức dự báo 6%. Điều này cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang chịu áp lực lớn từ nhu cầu nội địa yếu và khủng hoảng nợ bất động sản, đòi hỏi Bắc Kinh phải có thêm các biện pháp kích thích mạnh mẽ hơn để hồi phục.



Nhập khẩu cũng không đạt kỳ vọng, chỉ tăng 0,3%, phản ánh nhu cầu đối với các linh kiện và nguyên liệu tái xuất yếu. Những con số này không chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng ngắn hạn, mà còn là dấu hiệu cho thấy rủi ro tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang gia tăng.

Tác động đến thị trường hàng hóa:
  • Ngắn hạn: Nhập khẩu quặng sắt và đồng của Trung Quốc trong tháng 9 có sự tăng trưởng nhờ kỳ vọng nhu cầu cải thiện trong mùa xây dựng cao điểm, nhưng với xuất khẩu và nhập khẩu tổng thể đều yếu, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu đối với các nguyên liệu thô trong các tháng tới.
  • Trung và dài hạn: Nếu Trung Quốc không triển khai các gói kích thích mạnh mẽ hơn để hồi phục nhu cầu, sự sụt giảm trong xuất khẩu và nhập khẩu có thể gây áp lực giảm giá đối với hàng loạt hàng hóa toàn cầu, đặc biệt là quặng sắt và kim loại công nghiệp.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
P/s: Việc đa dạng hóa danh mục và phân bổ vốn hợp lí vào các kênh đầu tư khác nhau (chứng khoán, hàng hóa, crypto, etc) sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận. Hiện nay, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) đã được cấp phép giao dịch liên thông quốc tế với 4 nhóm sản phẩm bao gồm nguyên liệu công nghiệp (café, cao su), nông sản (lúa, ngô, đậu tương), kim loại (bạc, bạch kim, nhôm, sắt, thép), năng lượng (dầu thô, khí đốt)

Mọi người quan tâm mảng HÀNG HÓA PHÁI SINH!
Liên hệ hợp tác, tư vấn đầu tư qua zalo/phone: 0762499538 (tham gia room)
Giao dịch hàng hóa - Minh bạch - 2 chiều (long, short) - T0 - Đòn bảy x10 - x20 không lãi margin