Hoạt động sản xuất của Trung Quốc dự kiến tiếp tục suy giảm trong tháng 9, đánh dấu tháng thứ năm liên tiếp hoạt động dưới ngưỡng tăng trưởng. Theo dự báo từ khảo sát của Reuters, chỉ số quản trị mua hàng (PMI) được kỳ vọng đạt 49.5, tăng nhẹ so với 49.1 của tháng 8 nhưng vẫn dưới mốc 50, phản ánh nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, từ nhu cầu trong nước yếu đến những trở ngại thương mại quốc tế.

Ngoài ra, lợi nhuận công nghiệp đã giảm mạnh 17.8% trong tháng 8, mức giảm sâu nhất từ đầu năm, làm gia tăng áp lực lên các nhà hoạch định chính sách. Trước tình hình này, Trung Quốc đang cần đến những biện pháp kích thích mạnh mẽ hơn để đạt mục tiêu tăng trưởng 5% trong năm 2024, trong đó chính phủ dự kiến phát hành thêm 2 nghìn tỷ nhân dân tệ trái phiếu chính phủ đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng và hỗ trợ chính quyền địa phương.



Tình trạng này tác động tiêu cực đến thị trường hàng hóa toàn cầu. Với nhu cầu nội địa Trung Quốc suy giảm, giá nguyên liệu thô như thép và kim loại công nghiệp có khả năng tiếp tục chịu áp lực giảm trong trung và dài hạn. Ngược lại, các mặt hàng nông sản và năng lượng có thể ít bị ảnh hưởng hơn nhưng vẫn phụ thuộc vào khả năng kích thích kinh tế từ chính phủ Trung Quốc trong thời gian tới.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
P/s: Việc đa dạng hóa danh mục và phân bổ vốn hợp lí vào các kênh đầu tư khác nhau (chứng khoán, hàng hóa, crypto, etc) sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận. Hiện nay, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) đã được cấp phép giao dịch liên thông quốc tế với 4 nhóm sản phẩm bao gồm nguyên liệu công nghiệp (café, cao su), nông sản (lúa, ngô, đậu tương), kim loại (bạc, bạch kim, nhôm, sắt, thép), năng lượng (dầu thô, khí đốt)

Mọi người quan tâm mảng HÀNG HÓA PHÁI SINH!
Liên hệ hợp tác, tư vấn đầu tư qua zalo/phone: 0762499538 (tham gia room)
Giao dịch hàng hóa - Minh bạch - 2 chiều (long, short) - T0 - Đòn bảy x10 - x20 không lãi margin