Quá trình quay lại đỉnh cũ có thể diễn ra ngay trong tuần tới


Tuần giao dịch đầu tiên chưa thể chiều lòng các nhà đầu tư khi không có phiên bứt phá quay lại đỉnh cũ và vượt mốc 1.300 điểm mà ngược lại 2 phiên điều chỉnh trước khi hồi phục nhẹ trở lại vào thứ 6 đã gây nhiều “bối rối” đối với nhà đầu tư.
[IMG]https://image.******************.vn/w860/Uploaded/2024/QDX_IXKJJUH_2020/chung-khoan/1/shutterstock_262513232_IVTX.jpg[/IMG]
TTCK toàn cầu điều chỉnh trước lo ngại suy thoái và ảnh hưởng mạnh từ đà giảm điểm của các siêu cổ phiếu lớn ngành công nghệ Mỹ. TTCK Việt Nam cũng không thoát khỏi vòng xoáy tâm lý bi quan thay vì bật tăng vượt lên lại điều chỉnh quay lại mức 1.273 điểm.

Với những gì đang diễn ra trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư vẫn còn nhiều băn khoăn về những tín hiệu vĩ mô gây “hiểu nhầm” không chỉ từ môi trường kinh tế thế giới mà còn cả những thông tin trái chiều trong nước.

FED liên tục đưa ra thông điệp lúc tích cực, lúc gây lo ngại lúc lại thận trọng trước những số liệu kinh tế. Từ khả năng hạ lãi suất 3 đợt hiện chỉ còn 1 – 2 đợt với động thái hạ từ 0,25 đến 0,5% ngay trong kỳ họp tháng 9. Nếu cách đây hơn 1 tháng, hiện tượng “carry trade” đồng Yên còn gây náo loạn thị trường tài chính nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng thì bây giờ nó đã trở thành “dĩ vãng”.

Việc mua bán cổ phiếu ngắn hạn nếu chỉ quan sát các hiện tượng, sự kiện và hành động theo có lẽ không ai dám nắm giữ cổ phiếu quá một tuần chứ đừng nói đến việc đợi chờ uptrend hay “sóng nâng hạng”.

Đầu tư có lẽ đơn giản hơn mà lại khó thực hiện với một số người. Việc không làm gì cũng là một thử thách. Một nhà đầu tư đang nắm giữ một danh mục đầu tư nếu không vượt qua được nỗi sợ, sự bất an thì rất nhiều khả năng sẽ dao động trước những biến cố lớn của thị trường và hệ quả có thể là bán cổ phiếu ra trong sợ hãi, trong khi nhiều trường hợp thị trường phục hồi và tăng điểm trở lại ngay sau đó.

Phiên giao dịch hồi phục thứ Sáu không khó để dự đoán nhưng cũng có thể bất ngờ với nhiều nhà đầu tư “ bi quan” vì vốn dĩ đã chứng kiến pha điều chỉnh tích lũy có vẻ lâu trong vòng 2 tuần vừa qua. Nhà đầu tư vẫn sẽ phải gặp nhiều giai đoạn như hiện nay cả trong quá khứ lẫn trong tương lai bởi sẽ có những giai đoạn thị trường vào xu hướng downtrend ảm đạm, giai đoạn uptrend nhưng ở pha điều chỉnh tích lũy lâu hoặc ở pha tạo nền trung gian kéo dài vài tháng.

Dòng tiền cũng cần sự đồng thuận, đầu tư cổ phiếu không chỉ cần xu hướng mà phải theo dõi cả về mặt timing. Không ai có thể kiên trì đi theo thị trường, giao dịch ngắn hạn và đúng liên tục, mà phù hợp hơn vẫn sẽ là lúc nào nhiều cổ phiếu lúc nào ít cổ phiếu và lúc nào thì “full margin”.

Quản lý đầu tư cũng nhận thức được lúc nào thị trường giao dịch bùng nổ, giao dịch mạnh, giao dịch tích lũy để kiên trì tích lũy nguồn vốn đợi thời cơ, hay lúc nào thì mua gom, lúc nào thì quan sát chưa mua.

Tháng 9 này có thể được coi là tháng “bản lề” và bước ngoặt lớn đối với thị trường chứng khoán. Số liệu kinh tế vĩ mô khả quan, số liệu tăng trưởng GDP quý III và manh mối cho việc dự báo GDP cả năm. Chính sách tiền tệ “nới lỏng” rõ nét hơn khi việc FED sẽ lần đầu hạ lãi suất từ 25 cho đến 50 điểm cơ bản.