Hiện nay trên thị trường có một số thông tin đồn về việc TCB sẽ chia cổ tức như sau:

- Chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ 15% (1.500 VNĐ/CP) + cổ phiếu 40%
- Chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ 15% (1.500 VNĐ/cổ phiếu + cổ phiếu 100%


Nhận định về thông tin này như sau:

1. Đây không phải lần đầu tiên có thông tin về việc TCB chia cổ tức, thông tin này đã bắt đầu rầm rộ trong nửa đầu 2022 và cả trong năm 2023, tuy nhiên sau đó hoàn toàn im ắng sau khi thị trường rơi vào giai đoạn không còn thuận lợi. Hiện tại vẫn chưa có gì làm cơ sở cho thông tin này và không loại trừ khả năng giá TCB liên tục tăng mạnh trong thời gian gần đây đến từ kỳ vọng chia cổ tức ở mức cao.
2. Có kỳ vọng cho việc chia cổ tức của TCB hay không?
- Trong DHCD đầu năm 2023, Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ được thực hiện nếu như ngân hàng cần phải cải thiện các chỉ số kỹ thuật. Còn với việc chia cổ tức bằng tiền mặt, năm 2023 có thể là năm cuối cùng TCB không chia cổ tức bằng tiền mặt.
- TCB đã không chia cổ tức bằng tiền mặt trong 12 năm qua và lần gần nhất ngân hàng chia cổ tức bằng cổ phiếu là vào năm 2018 với tỷ lệ phát hành 200% từ nguồn lợi nhuận để lại trong 3 năm 2015-2016-2017, thặng dư vốn cổ phần và quỹ dự trữ bổ sung VĐL. Sau phát hành, vốn điều lệ Techcombank tăng lên gấp 3 lần và nhanh chóng niêm yết trên HOSE.
- Sau nhiều năm không chia cổ tức, TCB có đủ nguồn để chi trả cổ tức với mức cao. Nguồn LNST chưa phân phối tính đến 31/12/2023 là hơn 48k tỷ đồng, trích lập các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu gần 46k tỷ đồng, lớn hơn vốn điều lệ 35k tỷ đồng.



Tuy nhiên, theo chia sẻ của ban lãnh đạo ngân hàng trước đó về một kế hoạch, chính sách cổ tức kéo dài nhiều năm, kịch bản chia tiền+cổ phiếu ở tỷ lệ vừa phải sẽ khả thi hơn, nhằm giữ lại nguồn chia cho các năm tiếp theo thay vì đột biến, chia hết trong 1 năm.

Đánh giá những khía cạnh khác của TCB:

1/ TCB là ngân hàng có tỷ trọng cho vay Bất động sản cao trong ngành, bao gồm cả cho vay chủ đầu tư bất động sản và cho vay với người mua nhà. Trong bối cảnh thị trường BDS còn khó khăn và khả năng thời gian khó khăn còn kéo dài ảnh hưởng đến các chủ đầu tư bất động sản cũng như người mua nha như hiện nay thì chất lượng tài sản của TCB cũng bị e ngại là chịu ảnh hưởng, rủi ro nợ xấu cao. Đây cũng là lý do khiến TCB là một trong các cổ phiếu ngân hàng thường có phản ứng tích cực nhất khi có các chính sách tháo gỡ, hỗ trợ các DN bất động sản. VD như khi NHNN chính thức ngưng hiệu lực một số nội dung Thông tư 06/2023/TT-NHNN từ ngày 01/09/2023 là yếu tố hỗ trợ lớn cho thị trường BĐS thì cổ phiếu TCB cũng ngay lập tức phản ánh tích cực.

2/ TCB là một trong những ngân hàng đang nắm giữ lượng lớn TPDN trên thị trường (Quỹ đầu tư trái phiếu của TCB hiện cũng là quỹ đâu tư trái phiếu quy mô lớn nhất tại Việt nam hiện nay). Sau hơn 1 năm thị trường TPDN gặp khủng hoảng, cho tới nay dù tình hình có giảm bớt các căng thẳng như năm 2022, tuy nhiên thị trường vẫn còn tâm lý nhạy cảm với vấn đề này, e ngại khả năng trả nợ trái phiếu khi áp lực đáo hạn trong thời gian tới cũng còn rất lớn.

Bài phân tích chi tiết về TCB:
https://www.youtube.com/watch?v=cGozCbVoxd0&t=357s