Threaded View
-
20-02-2024 08:09 PM #1
- Ngày tham gia
- Feb 2024
- Bài viết
- 1
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Có nên rút một tỷ đồng tiết kiệm ra đầu tư Bitcoin?
Theo chuyên gia, Bitcoin có tiềm năng nhưng rủi ro lớn vì chưa được pháp luật công nhận, thị giá biến động mạnh, đòi hỏi nhiều kiến thức đầu tư.
Tôi có một tỷ đồng gửi ngân hàng kỳ hạn một năm. Nhưng tôi thấy lãi suất thấp, không đủ bù lạm phát và giá cả tiêu dùng. Tôi muốn rút hết ra để đầu tư. Nhưng bất động sản đang đóng băng, một số nơi có dấu hiệu hạ giá. Chứng khoán liên tục rung lắc, chưa thấy đà phục hồi mạnh.
Tôi có người queBitcoin và để nguyên ở đó sau 4-5 năm chắc chắn sẽ có lãi. Nhưng bản thân cảm thấy không an tâm, nên vẫn muốn đầu tư thêm các kênh khác, thay vì dồn hết vào tiền số.
Nhờ chuyên gia góp ý giúp tôi, xin cảm ơn!
Phạm Văn San
Bitcoin là tiền số có vốn hóa lớn nhất và phổ biến nhất thị trường hiện tại. Ảnh: Tất Đạt
Bitcoin là tiền số có vốn hóa lớn nhất và phổ biến nhất thị trường hiện tại. Ảnh: Tất Đạt
Chuyên gia tư vấn:
Tiềm năng tăng trưởng của Bitcoin đến từ ứng dụng trong việc thanh toán không dùng tiền mặt, nguồn cung hữu hạn và hưởng lợi từ tình hình chính trị - kinh tế bất ổn. Bitcoin ngày càng được sử dụng nhiều do tính tiện lợi khi thanh toán không cần chuyển đổi ngoại tệ với chi phí giao dịch, chi phí quản lý thấp. Ngoài ra, sự bất ổn chính trị ngày càng gia tăng trên thế giới và những bất ổn trong lĩnh vực ngân hàng tại Mỹ và châu Âu gần đây, càng làm cho giới đầu tư mất niềm tin vào đồng tiền giấy và kênh đầu tư chứng khoán, chuyển hướng quan tâm nhiều hơn đến những kênh đầu tư ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố này như tiền số.
Bên cạnh đó, nguồn cung Bitcoin là hữu hạn, chỉ khoảng 21 triệu đơn vị và đến năm 2140 sẽ không tạo thêm được nữa. Mặc dù ngày càng nhiều đồng tiền số thay thế được tạo ra, Bitcoin vẫn là đồng tiền phổ biến nhất trên thị trường này và được sử dụng để mua bán các đồng tiền khác. Chính vì thế, tiềm năng tăng trưởng của Bitcoin là có triển vọng. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc về phần rủi ro của tài sản này.
Mỗi kênh đầu tư đều có hai nhóm rủi ro chính: rủi ro vận hành và rủi ro thị trường. Rủi ro vận hành là những rủi ro không liên quan đến cung - cầu mua bán, thường là các vấn đề liên quan đến các hoạt động giao dịch của nhà đầu tư như rót vốn, rút vốn, các cách thức vận hành đặc thù của kênh đầu tư có khả năng phát sinh mất mát về tài sản. Loại rủi ro này được kiểm soát với sự giám sát quản lý của các cơ quan chính quyền và các quy định pháp luật.
Rủi ro thị trường là những rủi ro liên quan chủ yếu đến sự thay đổi lực cung - cầu của các bên tham gia. Lực cung cầu biến động tùy theo đặc tính của kênh đầu tư và sự tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô. Loại rủi ro này rất khó kiểm soát và mang tính đặc trưng của mỗi kênh đầu tư.
Ví dụ trong kênh đầu tư bất động sản, phát sinh trong quá trình chuyển giao quyền sở hữu, các rủi ro trong các hợp đồng giao dịch, các vấn đề liên quan đến pháp lý. Rủi ro thị trường của kênh bất động sản là sự thay đổi nhu cầu mua bán bất động sản dẫn đến mất thanh khoản, rủi ro mất vốn và "chôn" vốn trong thời gian dài.
Trở lại câu hỏi của bạn, tại Việt Nam, với các kênh đầu tư không được nhà nước công nhận và pháp luật bảo vệ như Bitcoin, rủi ro vận hành rất lớn do không có cơ quan quản lý chuyên trách cũng như quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Vì vậy khi xảy ra rủi ro bị lừa đảo và chiếm đoạt tài sản, nhà đầu tư dễ mất cả tiền gốc và lãi.
Rủi ro thị trường của Bitcoin cũng cao do giao dịch liên tục. Tiền số vẫn chưa được công nhận rộng rãi trên thế giới so với các loại tài sản truyền thống và sự biến động giá trị không có giới hạn nên giá trị tài sản có thể tăng, giảm mạnh trong thời gian ngắn khiến việc hiện thực hóa lợi nhuận khó theo kế hoạch.
Hiện tại mỗi quốc gia có quan điểm ủng hộ khác nhau về Bitcoin. Tuy nhiên, nhóm các nước có quan điểm dung hòa trong quản lý và sử dụng vẫn nhiều, chủ yếu là các nước đang dẫn đầu về công nghệ thông tin. Nhóm này không cổ vũ cho việc giao dịch tiền kỹ thuật số nhưng cũng không cấm đoán tiêu cực. Các cơ quan quản lý chỉ đưa ra các chính sách để truy thu thuế và các biện pháp nhằm giám sát việc buôn lậu và rửa tiền bằng tiền số. Các nước tiêu biểu trong nhóm này là Nhật Bản, Australia, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Philipines, New Zealand.
Tóm lại, Bitcoin là một kênh đầu tư lợi nhuận cao và rủi ro cao, phù hợp với nhà đầu tư có khả năng chịu rủi ro cao và có kiến thức đầy đủ về thị trường tiền số.
Về việc phân bổ đầu tư, điều này phụ thuộc rất lớn vào tình hình và mục tiêu tài chính, khả năng chịu đựng rủi ro khi đầu tư và các phương án dự phòng của bạn. Nhìn chung tài sản nào có lợi nhuận cao sẽ kèm rủi ro cao và ngược lại. Vì vậy, việc đa dạng danh mục đầu tư sẽ giúp bạn có được hiệu suất sinh lời tốt, kèm với rủi ro hợp lý trong một thời gian dài.
Tôi không thể đưa ra tỷ lệ phân bổ tài sản cụ thể vì thiếu thông tin về độ tuổi, công việc, thu nhập, chi phí, mục tiêu tài chính, người phụ thuộc tài chính, các phương án dự phòng... Lời khuyên của tôi là danh mục đầu tư của bạn nên duy trì đầy đủ các kênh như bất động sản, cổ phiếu, tiền gửi và các sản phẩm tài chính khác trong bất kỳ hoàn cảnh kinh tế nào. Trong dài hạn những kênh này vẫn sẽ tăng trưởng theo sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Tỷ trọng đầu tư của từng kênh cần thay đổi theo tình hình kinh tế, tình hình tài chính và khẩu vị rủi ro vào từng thời điểm. Việc tập trung tất cả tài sản vào bất kỳ một kênh nào sẽ khiến cho rủi ro "mất tất cả" tăng lên đáng kể, có khả năng giảm hiệu suất sinh lời trong dài hạn.
Hiện tại nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang ở giai đoạn cuối của việc thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát. Hành động này được nhiều chuyên gia thế giới dự báo có thể sẽ gây nên khủng hoảng kinh tế trong 6-12 tháng tới. Trong bối cảnh kinh tế như vậy, việc bảo toàn tài sản để có thể bắt lấy cơ hội khi chu kỳ kinh tế tăng trưởng mới trở lại sẽ giúp tăng trưởng tổng giá trị tài sản một cách đáng kể.
Những tài sản có tính thanh khoản cao, an toàn và tăng trưởng bền vững như tiền gửi tiết kiệm cần được tăng tỷ trọng cao lên khoảng 40-70%. Năm 2024 sẽ là cơ hội để bắt đầu giảm tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm để nắm giữ các lớp tài sản lợi nhuận hơn cao kèm rủi ro cao hơn. Cần lưu ý, dù lựa chọn kênh gì, việc đầu tư cần phải có chiến lược và nghiên cứu để có hiệu quả như mong muốn.
Phan Hoàng Quân
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Articles
-
Cam kết tiết kiệm chi phí khi may áo thun đồng phục
By mattrangmau in forum HÀNG TIÊU DÙNGTrả lời: 2Bài viết cuối: 24-11-2016, 02:26 PM -
32 tỉ đồng trong sổ tiết kiệm “biến mất”
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 4Bài viết cuối: 26-09-2016, 10:42 AM -
Thứ trưởng Xây dựng tin tiết kiệm nhà ở sẽ vực dậy bất động sản
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 09-12-2013, 10:18 AM -
Bớt xuất ngoại, Hà Nội tiết kiệm 81 tỷ đồng
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 2Bài viết cuối: 07-12-2012, 10:57 PM -
Thủ tướng đồng ý lập Quỹ Tiết kiệm nhà ở
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 2Bài viết cuối: 20-08-2011, 06:14 PM
Bookmarks