Stop Loss và Take Profit là hai khái niệm quan trọng trong giao dịch ngoại hối. Đây là những công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư quản lý rủi ro cũng như tối ưu lợi nhuận. Vậy cụ thể lệnh Stop Loss là gì? Take Profit là gì? Bài viết dưới đây sẽ đúc kết những thông tin quan trọng về khái niệm cũng như chiến lược giao dịch hiệu quả với hai loại lệnh này nhé!

1. Lệnh chốt lời TP - Take Profit là gì?

Take Profit là lệnh chốt lời trong giao dịch chứng khoán. Nhà đầu tư sẽ cài đặt lệnh để tự động chốt lời tại một mức giá xác định trước đó. Khi một nhà đầu tư mở một vị thế mua (long) hoặc vị thế bán (short), họ thường đặt lệnh TP để đảm bảo rằng khi giá đạt đến một mức lợi nhuận mong muốn, lệnh sẽ tự động kích hoạt và đóng vị thế đó.

Mục tiêu của TP là giữ cho nhà đầu tư có lợi nhuận trong một thị trường biến động, tránh tình trạng cố gắng giữ lệnh quá lâu hoặc đối mặt với rủi ro không cần thiết.

Ví dụ: Bạn đang giao dịch cặp tiền tệ EUR/USD và nhận định rằng giá đang ở mức 1.1200. Bạn quyết định đặt một lệnh mua (Buy) và đồng thời đặt lệnh Take Profit (TP) ở mức 1.1300. Điều này có nghĩa là nếu giá tăng lên 1.1300, lệnh của bạn sẽ tự động chốt lời, và bạn sẽ thu được lợi nhuận từ sự tăng giá của thị trường.


SL TP là gì? Take Profit là gì? Cách đặt lệnh chốt lời chứng khoán

2. Lệnh dừng lỗ SL - Stop Loss là gì?

Stop Loss là lệnh cắt lỗ trong giao dịch chứng khoán. Nhà đầu tư sẽ cài đặt lệnh để giới hạn mức lỗ tối đa mà một nhà đầu tư có thể chấp nhận trong một giao dịch cụ thể. Khi nhà đầu tư mở một vị thế mua (long) hoặc bán (short), việc đặt lệnh Stop Loss đồng nghĩa với việc họ xác định một mức giá cụ thể. Nếu giá chứng khoán hoặc tỷ giá ngoại tệ chạm hoặc vượt qua mức giá này, lệnh Stop Loss sẽ tự động kích hoạt, chốt lời cho vị thế với mức lỗ đã được xác định trước đó.

Stop Loss được sử dụng nhằm bảo vệ vốn đầu tư của người giao dịch, giảm thiểu rủi ro khi thị trường di chuyển không theo dự định của họ. Điều này giúp duy trì quản lý rủi ro và giữ cho tài khoản giao dịch ổn định trong bối cảnh biến động thị trường.

Ví dụ: Bạn mua một cặp tiền tệ trong thị trường Forex khi giá là 1.1200. Bạn quyết định đặt một lệnh dừng lỗ để bảo vệ vốn đầu tư của mình. Bạn xác định một mức giá dưới giá nhập mua, ví dụ như 1.1180, là nơi bạn sẽ chấp nhận chấp nhận thua lỗ và tự động bán cặp tiền tệ đó. Nếu thị trường di chuyển ngược lại và giá đạt đến hoặc dưới mức 1.1180, lệnh dừng lỗ sẽ được kích hoạt, và bạn sẽ đóng lệnh để tránh mất thêm vốn.


Stop Loss là gì? TP và SL là gì? Cách đặt lệnh cắt lỗ trong chứng khoán

3. Hướng dẫn đặt lệnh chốt lời chứng khoán TP Take Profit
3.1. Đặt lệnh Take Profit ở mức Kháng cự - Hỗ trợ
  • Nhà đầu tư xác định mức hỗ trợ và kháng cự hiện tại dựa trên lịch sử giá trên phần biểu đồ trước đó.
  • Nếu trong một xu hướng tăng giá mà thị trường đột nhiên đổi chiều giảm, nó sẽ tạo ra một đường giá kháng cự.
  • Nếu xu hướng chính là giảm giá và thị trường đột nhiên đổi chiều tăng, nó sẽ tạo ra một đường giá hỗ trợ.
Ví dụ: Dưới đây là biểu đồ giá của cổ phiếu Apple. Ta có thể dễ dàng nhận thấy từ khoảng đầu năm 2022 cho đến gần tháng 3, giá cổ phiếu liên tục đi vào xu hướng tăng và đảo chiều giảm tại mức 177.00. Đây chính là mức giá kháng cự. Ta cũng thấy các đáy được tạo liên tiếp tại khoảng giá 172.00; 168.00; 160.00 (mức giá hỗ trợ đảo chiều).

Nhà đầu tư có thể vào một vị thế bán tại đường kháng cự (177 USD), bởi giá hiện tại khó có thể phá vỡ ở mức này. Sau đó, Take Profit sẽ được cài tại mức giá của các điểm hỗ trợ trước đó. Cụ thể như mức 172 USD hoặc 162 USD.

Cách đặt lệnh Take Profit theo mức kháng cự và hỗ trợ - Take Profit là gì?

3.2. Đặt lệnh TP Take Profit theo Trend
Trong một xu hướng tăng hoặc giảm giá bất kỳ của thị trường, hai đường xu hướng trendline của kênh giá thường sẽ được coi là các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự.
  • Trên một xu hướng tăng giá, các đường Trendline được xác định và coi như mức kháng cự và hỗ trợ.
  • Nhà đầu tư sẽ vào một vị thế mua ngay khi giá vừa chạm vào đường Trendline phía dưới. Do đây là mức giá hỗ trợ, vì vậy, khả năng giá sẽ đảo chiều đi lên là rất cao.
  • Nhà đầu tư sẽ đo khoảng cách từ đáy đến đỉnh gần nhất ngay trước đó. Khoảng cách từ lệnh vừa đặt đến mức chốt lời sẽ bằng với khoảng cách đo từ đáy đến đỉnh vừa đo.

Tương tự, nếu thị trường đang di chuyển trong một xu hướng đi ngang. Ta sẽ có đường Trendline phía trên là mức kháng cự. Đường Trendline phía dưới là mức hỗ trợ. Khi này, nhà đầu tư có thể cài đặt lệnh cắt lỗ chốt lời cùng lúc tại điểm đáy. Đặt Take Profit trùng với mức hỗ trợ nếu vào vị thế Sell. Ngược lại, đặt Take Profit trùng với mức kháng cự nếu vào vị thế Buy.

Cách đặt Take Profit theo Trend - Take Profit là gì?

4. Hướng dẫn cách đặt lệnh Stop Loss SL trong Forex
Có bao nhiêu cách đặt lệnh Stop Loss trong chứng khoán? Những cách đặt SL mang lại hiệu quả tối ưu bao gồm:
4.1. Đặt SL với Pin Bar
Các đuôi nến Pin Bar càng kéo dài chứng tỏ một xu hướng đảo chiều càng mạnh mẽ sắp diễn ra. Nếu SL được cài đặt tại đây, nhà đầu tư có thể xác định được giới hạn rủi ro mình phải nhận trong trường hợp thị trường đột nhiên đảo chiều.

Ví dụ: Giá cổ phiếu trong hình minh họa đang di chuyển trong một xu hướng đi xuống. Trong một khoảng giá hồi phục nhỏ, ta có thể thấy một nến Pin Bar đuôi dài xuất hiện. Đây chính là khu vực kiểm tra sức mạnh và Test giá trước khi đảo chiều.

Tuy nhiên, xu hướng giá tiếp theo vẫn tiếp tục chạy theo đà giảm. Nếu nhà đầu tư định vào lệnh Sell khi này để kiếm lời. Hãy chú ý cài đặt Stop Loss tại mức giá ở cuối nến Pin Bar đuôi dài.


Cách đặt Stop Loss với Pin Bar - Stop Loss là gì?

4.2. Đặt SL với Inside Bar
Inside Bar là các hiện tượng xuất hiện các cây nến phía sau có kích thước bao trọn bên trong kích thước cây nến trước đó (bao gồm cả đuôi nến và thân nến). Trong đó, cây nến phía trước có kích thước lớn hơn được gọi là “nến mẹ”. Còn cây nến phía sau có kích thước nhỏ hơn được gọi là “nến con”.

Cách đặt Stop Loss với Inside Bar trong một xu hướng Uptrend:
  • Việc xuất hiện Inside Bar chứng tỏ cả hai phía mua bán của thị trường đang do dự về việc thực hiện lệnh. Do đó, thị trường có khả năng cao sẽ đi vào vùng tích lũy hoặc Sideway.
  • Sau khi lựa chọn được điểm vào lệnh phù hợp, mức cài đặt Stop Loss tối ưu và an toàn nhất chính là ở phía dưới điểm Low của cây nến mẹ.

Cách đặt SL với Inside Bar
4.3. Đặt SL với tín hiệu Price Action ở Counter-trend
Tại Counter-trend, nhà đầu tư cần cài đặt Stoploss chỉ trên mức High/Low của tín hiệu chỉ báo việc thay đổi xu hướng.

Bạn có thể theo dõi hình ảnh dưới đây: Ta có một xu hướng Downtrend và xuất hiện một cây nến Pin Bar lớn và một cây nến Pin Bar đuôi dài xuất hiện ngay sau đó. Đây chính là tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ. Sau đó thị trường bắt đầu bước vào xu hướng Uptrend mạnh mẽ.

Điểm giá đảo chiều chính là mức hỗ trợ mới. Nếu cài đặt Stop Loss bên dưới đuôi Pin Bar đảo chiều đó, nhà đầu tư có thể hạn chế được sự ảnh hưởng nếu giá phá vỡ để cố gắng quay trở lại xu hướng Downtrend.


Cách đặt Stop Loss với tín hiệu hành động giá trên Counter-Trend
4.4. Đặt SL khi giao dịch trong Range
Các tín hiệu hành động giá sẽ có xác suất cao khi hình thành tại viền ngoài của Range. Nếu trường hợp này xảy ra, nhà đầu tư cần đặt Stop Loss ở ngay trên vùng giá này hoặc tại các điểm High, Low của các nến Pin Bar.

Bạn đọc có thể theo dõi hình ảnh dưới đây để xác định vùng giá Range và các mức High/Low của nến.


Cách đặt Stop Loss dựa trên vùng Range

4.5. Đặt SL trong thị trường có xu hướng
Thời điểm thị trường có xu hướng cố gắng hồi về một mức cản cụ thể, nhà đầu tư sẽ có 2 lựa chọn cài đặt Stop Loss. Đầu tiên là ở ngay trên mức High/Low của mẫu hình. Hai là Chỉ trên mức cản mà thị trường đang cố gắng quay trở lại.

Bạn đọc có thể theo dõi mẫu hình Fakey tại một mức kháng cự Downtrend dưới đây để hiểu hơn về cách đặt Stop Loss là gì trong thị trường có xu hướng.


Cách cài đặt SL trong thị trường có xu hướng

4.6. Đặt SL khi giao dịch Breakout trong thị trường có xu hướng
Thông thường, thị trường luôn di chuyển với một xu hướng giá cụ thể, sau đó giá sẽ dừng lại tại một thời điểm để tích lũy cho một xu hướng mạnh mẽ hơn tiếp theo. Đây được coi là Breakout của Trend cũ.

Trong trường hợp xuất hiện sự Breakout khỏi trend cũ, nhà đầu tư có thể lựa chọn 2 cách đặt Stop Loss là gần mức 50% của Range tích lũy, hoặc trên mức trên High/Low của tín hiệu hành động giá.

Việc cài SL ở gần mức 50% của Range sẽ giúp nhà đầu tư giảm khoảng cách dừng lỗ, đồng thời làm tăng tỷ lệ Risk-Reward lên tối ưu nhất.


Hướng dẫn cài đặt SL khi gặp Breakout của xu hướng cũ

5. Lưu ý cách đặt lệnh TP - SL trong Forex
5.1. Đặt TP và SL quá gần điểm vào lệnh
Nếu đặt TP và SL quá gần điểm vào lệnh, rủi ro tăng cao và khả năng bị đảo chiều nhanh chóng là rất lớn. Hãy đảm bảo rằng khoảng cách giữa TP và SL với điểm vào lệnh đủ lớn để chịu được biến động thị trường thông thường và tránh các tín hiệu giả mạo.

5.2. Đặt TP và SL quá xa điểm vào lệnh
Nếu đặt TP ở quá xa điểm vào lệnh, nhà đầu tư sẽ dễ dàng bỏ qua điểm chốt lời tốt nhất. Thậm chí, trong nhiều trường hợp đặt TP không cẩn thận, nhà đầu tư còn có thể gặp thua lỗ ngược lại.

Tương tự, việc cài SL quá xa điểm vào lệnh có thể khiến mức rủi ro phải nhận trở lên cao hơn. Nếu nhà đầu tư không thể đảm bảo việc cài đặt SL tốt. Khả năng cháy tài khoản và bị đánh bay khỏi thị trường rất cao.

Hãy tìm sự cân bằng hợp lý giữa lợi nhuận và rủi ro bằng cách xác định mức TP và SL dựa trên phân tích kỹ thuật và điểm hỗ trợ, kháng cự.

5.3. Dời, thả Stop Loss, Take Profit
Nhiều trường hợp, các nhà đầu tư quá tự tin với nhận định của mình. Vì vậy, khi giá đi ngược so với kỳ vọng, họ sẽ có động thái dời Stop loss để tránh bị quét. Điều này là cực kỳ nguy hiểm vì chỉ mang theo nhiều rủi ro hơn. Hãy xem xét kỹ tình hình nếu bạn có ý định dời hay thả lệnh. Tốt nhất vẫn nên duy trì sự logic và kiên định với chiến lược mình đã đặt ra.
  1. Bạn đã từng sử dụng phương pháp nào trong việc đặt lệnh Take Profit khi giao dịch chứng khoán? Hãy chia sẻ kinh nghiệm của bạn với cộng đồng!
  2. Bạn thường áp dụng phương pháp nào khi đặt lệnh SL trong giao dịch Forex? Hãy cho chúng tôi biết về chiến lược của bạn!
  3. Bạn đã thử áp dụng những phương pháp hướng dẫn trong bài viết khi giao dịch gần đây chưa? Hãy chia sẻ kết quả và nhận xét của bạn!

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về Stop Loss và Take Profit cũng như cách cài đặt hai lệnh này trong giao dịch. Nắm được cách giao dịch với hai loại lệnh này sẽ giúp trader tối ưu hóa được lợi nhuận. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thêm những chiến lược giao dịch mới tối ưu hơn. Hãy ghé thăm trang web Traderhub để cập nhật các kinh nghiệm giao dịch khác. Đồng thời tham gia học hỏi cùng các trader khác cùng thuộc Diễn Đàn Chứng Khoán nữa nhé!

Tham khảo: https://traderhub.net/academy/articl...ofit-stop-loss
#traderhub #stoploss #stoplosslagi #takeprofitlagi