Trong thế giới đầy rủi ro của thị trường tài chính, những quảng cáo rầm rộ và những lời cam kết ngọt ngào có thể đi kèm tiềm ẩn rủi ro cho nhà đầu tư. Những đồn đoán về việc Wefinex có hoạt động gian lận đang gây ra hoang mang cho cộng đồng trader. Vậy thực hư câu chuyện sàn Wefinex lừa đảo là như thế nào? Cùng giải đáp thắc mắc này trong bài viết sau đây để có cái nhìn chi tiết về sàn môi giới này nhé!



1. Wefinex là ai?
Wefinex, hay còn được biết đến với tên gọi WinsBO, là một sàn giao dịch ngoại hối hoạt động theo hình thức quyền chọn nhị phân (BO). BO là một loại hình đầu tư nơi người tham gia dự đoán giá trị của một tài sản (thường là các cặp tiền tệ forex). Nếu dự đoán đúng, người đầu tư sẽ nhận được một khoản tiền lãi dựa trên số tiền gốc đã đặt cược; ngược lại, họ sẽ mất số tiền đó.

Wefinex chỉ là sàn giao dịch BO theo dạng đa cấp ponzi

2. Wefinex hoạt động như thế nào?
Vậy thông tin sàn Wefinex lừa đảo có phải là sự thật không? Hãy cùng xem xét cách sàn này hoạt động như thế nào nhé!
Trên thực tế, Wefinex hoạt động theo một mô hình gọi là mô hình tháp tầng, đây là một hình thức phổ biến đối với các đơn vị đa cấp.
Hoạt động của sàn chủ yếu dựa vào việc tuyển dụng. Những người vào trước có trách nhiệm kêu gọi người mới tham gia. Điều đặc biệt là khi mời được một người mới tham gia vào Wefinex, bạn sẽ nhận được hoa hồng tương ứng. Dần dần, hệ thống sẽ phát triển theo hình thức phân tầng, phân cấp dựa trên thời gian hoạt động, chi phí đầu tư, số lượng kêu gọi thành công...
Nhà đầu tư phải chi trả một khoản tiền để trở thành thành viên của Wefinex. Mức phí này thường là 120 USD hoặc có thể cao hơn nếu họ muốn tham gia dưới dạng đại lý hay đối tác.

3. Thế lực nào đứng sau Wefinex lừa đảo?
Qua nghiên cứu, có vẻ như Wefinex được liên kết với Winsbank, một ngân hàng số được đăng ký tại Belize. Tuy nhiên, sự thật đằng sau bức màn này rất phức tạp và nghi ngờ.
Thương hiệu Winsbank được cho là chủ quản Wefinex và đồng thời chịu trách nhiệm vận hành. Winsbank tự xác nhận rằng họ có đăng ký hoạt động hợp lệ tại Belize, một quốc gia thường xuyên xuất hiện trong danh sách các quốc gia thuận lợi cho các doanh nghiệp tài chính.
Tuy nhiên, thực tế là thế lực đằng sau Winsbank và Wefinex lại có vẻ mờ ám hơn. "Tuấn Cam" được cho là người đứng sau Wefinex và đồng thời là quản lý chủ chốt. Đây là cái tên không xa lạ với cộng đồng đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực lừa đảo. Đối tượng này đã có liên quan đến nhiều vụ lừa đảo nổi tiếng, bao gồm mô hình ponzi iFan và khoá học online lừa đảo Beegroup.

Người đứng sau “thương vụ Wefinex lua dao” cũng là ông trùm của Beegrou và iFan

4. Những hình thức phủ sóng gây nhức nhối của Wefinex
Wefinex sử dụng nhiều hình thức phủ sóng để tạo ra ấn tượng tích cực và làm mờ đi những nghi ngờ về tính minh bạch và độ chân thành của họ. Dưới đây là một số hình thức phủ sóng gây nhức nhối của broker này:

4.1. Chi mạnh tay cho quảng cáo trá hình
Đội ngũ quản lý của Wefinex đã sử dụng số tiền lớn để mua các bài báo và bài viết trên mạng xã hội, nhằm đánh lạc hướng dư luận và tạo ra một hình ảnh tích cực cho sàn giao dịch. Các bài viết thường mạnh dạn khẳng định rằng "sàn Wefinex là thương hiệu uy tín trên thế giới" hoặc "đầu tư Wefinex chỉ có săn lời cực đỉnh", mặc dù điều này có thể không phản ánh sự thật.

Wefinex chi tiền thuê xế khủng để quảng cáo trá hình

4.2. Nội dung PR đậm chất “ảo tưởng”

Wefinex đã tạo ra nội dung PR với sự ảo tưởng cao về sức mạnh và uy tín của họ. Sàn này mạnh mẽ "vỗ ngực xưng tên" là top thương hiệu hàng đầu đến từ Belize, nhưng sự thật có thể không phản ánh đúng về độ an toàn và minh bạch của họ. Đến khi các phương tiện truyền thông quốc gia như kênh VTV vạch trần thủ đoạn của Wefinex, nhiều nhà đầu tư mới bị bàng bạc khi nhận ra rằng họ đã bị lừa dối.

4.3. Hoạt động theo mô hình đa cấp nhiều tầng
Mô hình đa cấp ponzi nhiều tầng là một hình thức phủ sóng khó lường của Wefinex. Người đầu tư khi tham gia vào Wefinex thường không thể giao dịch để đạt được lợi nhuận như quảng cáo. Thay vào đó, họ phải tập trung vào việc kêu gọi người mới tham gia để nhận được hoa hồng. Điều này tạo ra ấn tượng là nguồn lợi nhuận chủ yếu đến từ việc tuyển dụng thêm thành viên, không phải từ giao dịch trên sàn.

Wefinex từ bị cảnh báo trên truyền hình chính thống

5. Những chiêu trò lừa đảo qua sàn giao dịch Wefinex
Wefinex đã triển khai nhiều chiêu trò lừa đảo để thu hút và giữ chân nhà đầu tư. Thế nên trader cần lưu ý để không bị kẻ gian đánh lừa:
Thứ nhất, sàn Wefinex tuyên bố cung cấp nền tảng MetaTrader 6 (MT6) tiên tiến cho khách hàng nhưng trên hệ thống hiện chỉ có 2 phiên bản là MT4 và MT5.
Thứ hai, Wefinex tự nhận là sàn môi giới đa tài sản nhưng thực tế, danh mục tài sản của sàn chỉ có duy nhất 1 quyền chọn là BTC/USD
Thứ ba, Wefinex cam kết lợi nhuận chỉ cần bỏ tiền vào sàn, bạn sẽ thu được lợi nhuận. Nhưng tỷ lệ giao dịch thành công không bao giờ có thể đảm bảo tuyệt đối như vậy.
Thứ tư, sàn lừa đảo Wefinex đưa ra yêu cầu rút tiền rất phức tạp và hệ thống cũng thường xuyên báo lỗi.
  • Bạn đã từng nghe về Wefinex trước đây, và nếu có, bạn có chia sẻ thông tin hoặc kinh nghiệm cá nhân của mình không?
  • Theo bạn, những hình thức phủ sóng mà Wefinex sử dụng có tác động như thế nào đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư?
  • Bạn nghĩ sao về việc sử dụng mô hình đa cấp nhiều tầng trong hoạt động của Wefinex? Theo bạn, đây có phải là một dạng lừa đảo không?

Nếu bạn có thắc mắc nào thì có thể ghé thăm trang web Traderhub để nhận hỗ trợ giải đáp. Sàn Wefinex lừa đảo là sự thật đã được kiểm chứng với những bằng chứng không thể thuyết phục hơn. Việc một sàn môi giới trở nên nổi tiếng cũng không thể đảm bảo độ uy tín, mà có thể là chiêu trò PR bẩn của brokers này. Hãy chọn đồng hành cùng các sàn uy tín và minh bạch. Bạn cũng có thể tham khảo các phản hồi trải nghiệm của những trader khác cùng thuộc cộng đồng Diễn Đàn Chứng Khoán.

Tham khảo: https://thebrokers.com/news/wefinex-lua-dao
#thebrokers #wefinexluadao