-
04-08-2023 03:40 PM #1
Junior Member- Ngày tham gia
- Feb 2023
- Đang ở
- 31 Lê Văn Miến, Thảo Điền, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh
- Bài viết
- 70
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
Quy luật giá trị là gì? Tác động của quy luật giá trị
Quy luật giá trị là gì?
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế quy định mặt chất và sự vận động của mặt lượng trong giá trị hàng hoá. Dựa vào đó, việc sản xuất và trao đổi hàng hoá sẽ phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết và nguyên tắc ngang giá.
Nội dung và sự vận động của quy luật giá trị
Trong phạm vi sản xuất, người sản xuất tự quyết mức hao phí lao động bản thân. Người sản xuất chỉ có thể tồn tại khi đảm bảo mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết.
Trong hoạt động trao đổi lưu thông hàng hoá, những người hoạt động trên thị trường bắt buộc phải tuân thủ nguyên tắc ngang giá.
Giá cả các hàng hoá trên thị trường sẽ vận động lên, xuống xung quanh giá trị. Chênh lệch có thể có nhưng xét trên toàn bộ hàng hoá, tổng giá trị luôn ngang bằng tổng giá cả.
Mặt tích cực và tiêu cực của quy luật giá trị
- Tự động điều chỉnh tỷ lệ phân chia sức lao động nguyên vật liệu sản xuất khác nhau.
- Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành sản xuất và tăng năng suất lao động,...
- Cân bằng sản lượng hàng hoá giữa các khu vực, các vùng, phân phối hàng hoá và thu nhập đều đặn giữa các miền, điều chỉnh sức mua chung của thị trường hợp lý.
- Hình thành sự phân hoá giàu - nghèo.
- Cạnh tranh mang tính không lành mạnh giữa các chủ thể sản xuất.
Thứ nhất, quy luật giá trị giúp hợp lý hoá quy trình sản xuất và thúc đẩy các cải tiến kỹ thuật.
Mỗi người là một chủ thể sản xuất độc lập trong quá trình sản xuất ở nền kinh tế sản xuất hàng hoá và khác nhau trong sự hao tổn lao động.
Dựa trên thực tại này, quy định giá trị yêu cầu người sản xuất bắt buộc phải tối ưu hoá chi phí sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật để cải thiện năng suất lao động và lợi thế cạnh tranh.
Thứ hai, quy luật giá trị hình thành sự phân hoá giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá.
- Người giàu đem về lợi nhuận khủng thông qua điều kiện sản xuất thuận lợi, hành trang kiến thức, trình độ chuyên môn cao, kỹ thuật tốt giúp cho mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động mà xã hội cần.
- Người nghèo không có lợi thế cạnh tranh và dần sẽ phải đào thải thông qua thua lỗ liên tục.
- Trường hợp cung = cầu: nền kinh tế “bão hoà”, giá cả ngang bằng giá trị.
- Trường hợp cung < cầu: giá cả lớn hơn mức giá trị, hàng hoá sản xuất ra bán nhanh hơn, lợi nhuận thu về nhiều hơn. Người sản xuất phải tăng cung thông qua việc đẩy mạnh và mở rộng sản xuất.
- Trường hợp cung > cầu: giá cả thấp hơn mức giá trị do hàng hoá được sản xuất nhiều hơn với nhu cầu thực tế tiêu thụ của thị trường. Bạn buộc phải giảm hoặc ngừng sản xuất, chờ đến khi giá cả giảm, nhu cầu mua tăng để hoạt động trở lại.
Thứ nhất, giải pháp vận dụng quy luật giá trị vào lĩnh vực sản xuất:
Đối với công tác hạch toán kinh tế tại các doanh nghiệp:
Mỗi doanh nghiệp như một người sản xuất và mỗi người đều phải tính đến hiệu quả của sản xuất kinh doanh thông qua các hình thức: giá cả, giá trị, chi phí, lợi nhuận,..để đứng vững và chiến thắng đối thủ trên thị trường khốc liệt.
Doanh nghiệp Việt buộc phải tháo gỡ các nút thắt thông qua việc hạ thấp chi phí sản xuất để có lợi nhuận.
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, biện pháp để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, chỉ giữ lại một vài ngành có tính chất an ninh quốc gia.
Đối với công tác hình thành giá cả sản xuất:
Các doanh nghiệp cũng phải cân nhắc các yếu tố khác có tác động đến giá cả hàng hoá như: sự cạnh tranh, sức mua đồng tiền, yếu tố cung - cầu, giá cả các mặt hàng khác có liên quan,..
Thứ hai, giải pháp vận dụng quy luật giá trị vào lĩnh vực lưu thông hàng hoá.
Hàng hoá bị tác động sẽ được đưa từ nơi có giá trị thấp đến nơi có giá trị cao hơn, từ cung đến nhiều cầu hơn, tạo sự cân đối về nguồn hàng trên các vùng miền.
Nhà nước đã vận dụng triệt để quy luật giá trị vào việc định giá cả sát giá trị, xoay quanh giá trị để kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng cường công tác quản lý, chủ động tách giá cả ra khỏi giá trị với từng hàng hoá tại từng thời kỳ, lợi dụng sự chênh lệch giá cả và giá trị để điều chỉnh cung cầu, phân phối, điều tiết sản xuất và lưu thông. Giá cả là thước đo quan trọng để lên kế hoạch kinh tế tối ưu hoá sự tiêu dùng của xã hội.
Nguồn: https://traderhub.net/academy/article/quy-luat-gia-tri
#traderhub #quyluatgiatri
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 2 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 2 khách vãng lai)
Bookmarks