Bài viết dưới đây sẽ giải đáp book value là gì? hay các giá trị sổ sách của cổ phiếu trong chứng khoán, cách tính chỉ số tài chính này lẫn ý nghĩa trên từng con số này trong quá trình đầu tư chứng khoán.

1. Giá trị sổ sách - Book value là gì?

Giá trị sổ sách (Book Value) là giá trị của một doanh nghiệp được xét theo giá trị tất cả các tài sản cố định nhất (cả tài sản vô hình), đã trừ đi nợ ngắn hạn, dài hạn, giá trị thanh lý cổ phiếu ưu đãi và đem chia cho số cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường.

Đây là cơ sở chính xác nhất để thể hiện giá trị cổ phiếu của một doanh nghiệp và dự đoán giá trị thị trường của một cổ phiếu trong tương lai.



2. Giá trị sổ sách của cổ phiếu - Book Value Per Share (BVPS) là gì?

Giá trị sổ sách của cổ phiếu hay Book Value per Share (BVPS) là phần giá trị sổ sách được tính trên một cổ phiếu hiện tại đang lưu hành, được thể hiện với chỉ số là P/B (Price to book Ratio). Kết quả so sánh giá trị thị trường với giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu sẽ giúp doanh nghiệp xác định được mức định giá chính xác nhất của cổ phiếu công ty vào thời điểm hiện tại.

3. Cách tính chỉ số bv và bvps


3.1. Công thức tính chỉ số book value là gì
  • Cách 1: BV = Vốn chủ đầu tư - Tài sản vô hình/ Tổng khối lượng cổ phiếu đang lưu hành.
  • Cách 2: BV = Tổng tài sản - Tài sản vô hình - Nợ/ Tổng số lượng cổ phiếu phát hành.
Trong đó, tài sản cố định vô hình được tính với giá trị nguyên trừ cho giá trị hao mòn lũy kế. Còn số nợ phải trả sẽ là tổng của cả số nợ ngắn hạn và dài hạn.

3.2. Cách tính giá trị sổ sách của cổ phiếu bvps
  • Cách 1 : BVPS = BV/ Tổng khối lượng cổ phiếu đang lưu hành.
  • Cách 2: BVPS = BV/ Tổng số lượng cổ phiếu phát hành.
4. Ý nghĩa của giá trị sổ sách của cổ phiếu

Chỉ số bv thường mang một ý nghĩa quan trọng, bởi nó là yếu tố chính để cấu thành nên chỉ số P/B.

P/B = Giá cổ phiếu/ Giá trị sổ sách

P/B > 1: giá trị cổ phiếu trên thị trường lớn hơn giá trị sổ sách.
Doanh nghiệp có thể sở hữu nhiều tài sản vô hình, vay nợ nhiều. Nợ ở đây có thể là vay để xoay vòng vốn hoặc công ty thực sự đang khó khăn.

P/B < 1: giá trị cổ phiếu trên thị trường thấp hơn với giá trị sổ sách.
Doanh nghiệp có khoản nợ cũng như tài sản vô hình không nhiều, chi phí hoạt động kinh doanh phần lớn đến từ vốn chủ sở hữu.

P/B = 1: giá trị cổ phiếu trên thị trường tương đồng với giá trị sổ sách.

5. Hạn chế của chỉ số pv trong chứng khoán

5.1. Chênh lệch về thời gian

Các nhà đầu tư chỉ có thể nắm bắt được các giá trị sổ sách của công ty và các thay đổi khi các công ty, doanh nghiệp đó tự mình phát hành báo cáo tài chính theo hàng quý hoặc hàng năm.

5.2. Mức độ chính xác không hoàn hảo

Mọi chỉ số bv này đều có thể điều chỉnh bất cứ khi nào do chúng đều thuộc mục kế toán của doanh nghiệp.
Giá trị sổ sách, chỉ số bv có thể không được đầy đủ hoặc làm sai trong trường hợp đặc biệt các doanh nghiệp sử dụng máy móc, các trang thiết bị để làm tài sản đảm bảo cho một số khoản vay.

5.3. Không mang tính khách quan

Bv được tính toán phụ thuộc vào một số yếu tố nhất định nhưng thực tế cho thấy, có rất nhiều nhân tố khác có thể ảnh hưởng tới book value hơn như thế.

6. Cách nhà đầu tư sử dụng giá trị số sách
  • Tính toán chỉ số bv và xem xét thêm giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BVPS) và một giao dịch tốt sẽ được thể hiện rõ nhất khi cổ phiếu đang tính có số liệu dưới chỉ số BV được tính. Nếu BV trên mỗi cổ phiếu lại cao hơn giá trị thực trên thị trường chứng khoán thì nó là một cổ phiếu đang bị định giá trị thấp. Ngược lại, một cổ phiếu có mức giá thị trường cao hơn so với mức BV là đặc điểm của một cổ phiếu được định giá trị cao và là một khoản đầu tư tốt tại thời điểm đó.
  • Các nhà đầu tư luôn chú ý hơn vào chỉ số BV của các doanh nghiệp có mức tài sản về vật chất lớn thay vì các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh dựa trên các dịch vụ, ý tưởng. Việc tính toán tài sản trí tuệ được đánh giá quá cao hoặc quá thấp sẽ khiến các nhà đầu tư khó có thể tính toán các chỉ số bởi toàn bộ tài sản đều đang hiện lên ở dạng vô hình.

Nguồn: https://traderhub.net/forum/thread/5...ng-chung-khoan
#traderhub #bookvaluelagi