Những số liệu kinh tế gần đây nhất công bố cho thấy Trung Quốc ghi nhận đà tăng trưởng ổn định. Song, giới chuyên gia nhận định nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vẫn đang rất chật vật

So với nhiều quốc gia khác, đà tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc trong năm nay vẫn ở trạng thái vững chắc. Song, đối với những chuyên gia nhìn nhận vào thực tế, thì mọi thứ đang diễn ra ở Trung Quốc giống như một cuộc suy thoái, hoặc ít nhất là 1 nền kinh tế đang tăng trưởng cực kỳ chậm chạp.

Trên thực tế, kinh tế Trung Quốc chưa bước vào giai đoạn suy thoái - thường là 2 quý sụt giảm liên tiếp. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới dự kiến tăng trưởng GDP quý II đạt khoảng 7%.

Tuy nhiên, con số này vẫn không thể phản ánh những khó khăn mà nền kinh tế nước này đang trải qua. Đà tăng trưởng chủ yếu được so sánh với mức nền thấp của năm ngoái, khi chính sách Zero Covid được áp dụng. Do đó, mức tăng trưởng hàng quý dự kiến sẽ ảm đạm hơn nhiều.

Trung Quốc đang đứng trước bờ vực của tình trạng giảm phát, khi giá tại cổng nhà máy đang giảm với tốc độ nhanh nhất trong hơn 7 năm vào tháng 6 là lạm phát tiêu dùng gần như không có.

Triển vọng toàn cầu ảm đạm

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm chạp gây ra nhiều vấn đề cho cả thế giới, đặc biệt là khi Mỹ và các nền kinh tế phương Tây khác vẫn có nguy cơ suy thoái khi các NHTW tiếp tục tăng lãi suất.

Theo IMF, Trung Quốc dự kiến đóng góp 1/3 tăng trưởng toàn cầu trong năm nay. Hoạt động kinh tế ít khởi sắc của Trung Quốc sẽ khiến nhu cầu đối với tài nguyên từ các nước như Úc sụt giảm, đồng thời ảnh hưởng đến các công ty đa quốc gia phụ thuộc vào thị trường nội địa của nước này.




Theo đó, Lanxess cảnh báo lợi nhuận quý II và cả năm sẽ thấp hơn so với kỳ vọng của thị trường, một phần là do đà hồi phục của Trung Quốc không như kỳ vọng.

Nhiều yếu tố bất lợi xảy ra cùng một thời điểm

Những vấn đề của nền kinh tế Trung Quốc xảy ra do những “vết thương” chưa lành và những thách thức không thể tránh khỏi.

Nhu cầu đối với hàng tiêu dùng ở phương Tây đã ảnh hưởng đến nền kinh tế đại lục. Hơn nữa, căng thẳng địa chính trị ngày càng leo thang cũng góp phần khiến đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc sụt giảm.

Các hộ gia đình và chính quyền địa phương Trung Quốc đã gánh những khoản nợ lớn trong vài năm gần đây. Dân số già hóa đang đẩy chi phí y tế và các loại chi phí khác tăng lên, khiến sức chi tiêu cũng yếu ớt. Ngoài ra, việc Bắc Kinh siết chặt quy định với các nhà phát triển bất động sản và công nghệ đã khiến nhiều công ty tư nhân ngần ngại đầu tư.



Song, các nhà chức trách Trung Quốc cho đến nay vẫn chưa tung ra các biện pháp kích thích quy mô lớn, mà chỉ thực hiện những đợt hạ lãi suất và một số biện pháp quy mô nhỏ khác.

Các nhà kinh tế nhận định, những động thái đó phản ánh mong muốn của Bắc Kinh khi chuyển ưu tiên từ tăng trưởng nhanh bằng mọi giá sang chuẩn bị ứng phó trước cục diện thế giới thay đổi trong tương lai.

Trung Quốc vẫn đang trên đà đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% của chính phủ - con số được đánh giá là tương đối thấp khi so với mức nền của năm ngoái. Song, 5% vẫn cao hơn 1,1% mà WB dự báo đối với kinh tế Mỹ và 0,4% đối với eurozone trong năm nay.

Các ngành như bán dẫn vốn là ưu tiên của Bắc Kinh đang thu hút đáng kể hoạt động đầu tư. Quốc gia này cũng trở thành nhà xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới trong quý I.

Người dân e ngại chi tiêu



Các hộ gia đình Trung Quốc đã tiết kiệm khoảng 1,7 nghìn tỷ USD trong nửa đầu năm nay, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2022. Ngoài ra, nhu cầu vay mới của các hộ gia đình cũng yếu đi.

Theo một cuộc khảo sát với những người gửi tiền của PBOC, ngày càng nhiều người Trung Quốc dự đoán giá nhà còn giảm trong 3 tháng tới. Trong khi đó, ít người tự tin về triển vọng thu nhập và việc làm của họ.

Doanh nhân kinh doanh đèn LED ở Thâm Quyến cho biết ông còn điều hành một đại lý ô tô cũ ở Thượng Hải. Gần đây, ông chỉ bán được khoảng 20 xe mỗi tháng, thấp hơn 1 nửa so với năm 2015 và còn tệ hơn cả năm ngoái.



Thành Hưng

__________________________________________________ ____________________________

Nhà đầu tư có thể tham gia giao dịch trực tiếp trên thị trường hàng hoá của Bô Công Thương. Với nhiều ưu điểm như: Mua bán 2 chiều, T0, miễn lãi margin ... Liên hệ với tôi để hợp tác và nhận các tư vấn tốt nhất về thị trường hàng hoá ( Chi tiết dưới phần Comment )

Link nguồn FB: https://www.facebook.com/hungcomodity

Nguồn: Investing

Hỗ trợ - Tư vấn: 0987 88 66 34 (mobile/zalo)

Tham gia nhóm vĩ mô: https://zalo.me/g/pewnkf476

Tìm hiểu về thị trường: http://bit.ly/3B5tIvu