1. Break Out là gì?


BreakOut là hiện tượng giá vượt qua mức kháng cự hoặc hỗ trợ trên thị trường, tạo ra một đợt tăng mạnh hoặc giảm sâu.

Điểm BreakOut thường được xác nhận khi giá đóng cửa của nến vượt trên ngưỡng kháng cự hoặc dưới ngưỡng hỗ trợ. Giá đã thực sự phá vỡ các ngưỡng quan trọng và khả năng cao sẽ tiếp tục đi theo hướng tăng hoặc giảm.


Ví dụ minh họa cho khái niệm BreakOut là gì


2. Các loại BreakOut trên thị trường Forex


a. BreakOut giả


BreakOut giả (False Break Out) là hiện tượng xảy ra khi giá vượt qua các mức quan trọng nhưng không theo hướng phá vỡ như dự kiến mà đột ngột đổi chiều ngược lại.


Break out giả làm trader nhầm tưởng và đưa ra các quyết định giao dịch sai lầm


BreakOut giả trong vùng sideway: Ở trạng thái ban đầu, giá cổ phiếu đi ngang trong vùng tích lũy. Sau đó, một cây nến xanh dài xuất hiện và phá vỡ ngưỡng kháng cự, giá lại quay đầu và trở lại vùng tích lũy.


Nếu mua ngay khi cây nến xanh xuất hiện, giao dịch của bạn sẽ thua lỗ


BreakOut giả trendline: Trong xu hướng giảm giá, có một lần giá vượt ra ngoài đường trendline. Tuy nhiên, chỉ sau một vài phiên giao dịch, giá đã quay trở lại bên trong và tiếp tục theo xu hướng giảm.


Đường trendline của xu hướng mới cũng có độ dốc lớn hơn


BreakOut giả mô hình giá: Giá tạo ra một tín hiệu BreakOut giả khi cây nến màu xanh đóng cửa vượt qua ngưỡng kháng cự. Ngày hôm sau, xuất hiện một cây nến màu đỏ tạo thành mô hình đảo chiều giảm Tweezer Top.


Một cây nến màu đỏ tạo thành mô hình đảo chiều giảm Tweezer Top


b. BreakOut thật


BreakOut thật (True Break Out) là hiện tượng giá vượt qua các mức giá quan trọng và di chuyển mạnh mẽ theo hướng đó.

Trước khi thực hiện giao dịch, các trader cần xác minh xem có sự tăng cao trong khối lượng giao dịch tại vùng phá vỡ hay không. Nếu khối lượng giao dịch thấp, nhà giao dịch nên tiến hành phân tích thêm và tránh mở giao dịch ngay lập tức.


BreakOut thật là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư


3. Dấu hiệu nhận biết BreakOut thành công


a. Sử dụng ngưỡng lọc và giá đóng cửa để xác định điểm Break Out


Mức giá đóng cửa thể hiện giá cuối cùng mà hai phe mua và bán đã đạt được thỏa thuận. Khi xác nhận thành công một điểm BreakOut. Kết hợp mức giá đóng cửa với các ngưỡng lọc tăng cường sẽ tạo ra các tín hiệu đáng tin cậy và độ chính xác cao hơn.

b. Xác định điểm BreakOut dựa trên tính thanh khoản


Những nhà đầu tư chuyên nghiệp có kinh nghiệm dày dặn đã nhận ra rằng điểm BreakOut thường xảy ra khi mức thanh khoản thấp nhất, so với 20 phiên trước đó thì chỉ đạt phân nửa. Khi thị trường đang trong xu hướng giảm, tiềm năng tính thanh khoản để thực hiện giao dịch BreakOut thường ít hơn so với khi thị trường đang trong xu hướng tăng.


Thanh khoản giúp trader xác định chính xác điểm BreakOut thật


c. Sử dụng các chỉ báo kỹ thuật


Nhà giao dịch nên đặc biệt lưu ý và xem xét nhiều khía cạnh khác nhau khi giá có thể phá vỡ mức kháng cự theo xu hướng tăng nhưng độ phân kỳ vẫn tiếp tục giữ mức âm, hoặc giá phá vỡ mức hỗ trợ theo xu hướng giảm nhưng vẫn có độ phân kỳ dương.

Nếu các chỉ báo phổ biến như RSI (chỉ số sức mạnh tương đối), các đường trendlines, các mẫu hình giá như mô hình đầu và vai, các mẫu hình nến,.... đều chỉ ra khả năng đảo chiều giá thì điểm BreakOut sẽ có khả năng thành công cao hơn.

4. Chiến lược giao dịch BreakOut


Bí quyết giao dịch BreakOut hiệu quả chính là chia nhỏ lệnh


Lần vào lệnh đầu tiên xảy ra khi xuất hiện dấu hiệu BreakOut. Có hai cách để vào lệnh:
  • Vào lệnh ngay sau khi Breakout xảy ra: Nếu giá tăng sau BreakOut, cây nến xác nhận sẽ là cây nến xanh (mua). Ngược lại, nếu giá giảm sau BreakOut, cây nến xác nhận sẽ là cây nến đỏ (bán). Nếu giá đang theo xu hướng tích lũy ngang, đặt lệnh mua stop loss dưới đường hỗ trợ hoặc lệnh bán trên đường kháng cự. Đối với xu hướng tăng/giảm, đặt lệnh mua stop loss tại đáy gần nhất hoặc lệnh bán ở đỉnh gần nhất. Đặt mục tiêu lợi nhuận dựa trên mức mong đợi hoặc tỷ lệ R:R ít nhất là 1:2.
  • Vào lệnh sau khi giá quay trở lại retest vùng phá vỡ: Phương pháp này đòi hỏi bạn cần nhập lệnh khi giá quay lại kiểm tra vùng hỗ trợ (lệnh bán) hoặc kháng cự (lệnh mua) đã bị phá vỡ. Đặt stop loss dưới đường kháng cự (lệnh mua) hoặc trên đường hỗ trợ (lệnh bán). Đặt mục tiêu lợi nhuận dựa trên tỷ lệ R:R lớn hơn hoặc bằng 1:2.

Lần nhập lệnh thứ hai được thực hiện tại mức hỗ trợ/kháng cự. Lệnh này nên đặt ở mức cao hơn lệnh đầu tiên.

Lần nhập lệnh thứ ba xảy ra khi giá đã kiểm tra lại cả vùng hỗ trợ và kháng cự.

Từ lệnh thứ tư trở đi, bạn có thể đặt ở mức cao hơn lệnh trước và điều chỉnh khối lượng giao dịch theo ý muốn.

Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ với bạn khái niệm Break Out là gì cũng như chiến lược giao dịch BreakOut hiệu quả.

Nguồn: The Brokers
#thebrokers #breakoutlagi