Đây được xem là một công cụ đắc lực của trader để đón đầu xu hướng tăng mạnh của giá.


1. Lệnh Buy Stop là gì?
Buy Stop là lệnh chờ mua với giá được đặt sẽ cao hơn so với thị trường hiện tại. Đến khi giá thị trường bằng với mức Buy Stop, lệnh mua được kích hoạt một cách tự động. Việc sử dụng lệnh chờ này cho phép trader đón đầu xu hướng tăng khi giá vượt qua ngưỡng kháng cự quan trọng.
Trong trường hợp giá không tăng như dự đoán thì sẽ không thể khớp lệnh. Do đó không được kích hoạt, nhà đầu tư cũng không chịu bất kỳ thiệt hại nào.


2. Ưu, nhược điểm của lệnh Buy Stop
Buy Stop cũng sẽ có những ưu, nhược điểm nhất định:

2.1 Ưu điểm
Đón đầu xu hướng tăng và mua ở mức giá mong muốn: Buy Stop tự động kích hoạt ngay khi giá tăng đến mức mong muốn.
Tối ưu vốn và tăng lợi nhuận: Bằng cách mua vào khi giá mới tăng nhẹ, trader kiếm được lợi nhuận cao hơn nếu giá tăng mạnh.
Tiết kiệm thời gian giao dịch: Nhà đầu tư không cần theo dõi thị trường liên tục để đặt lệnh mua. Thay vào đó là thực hiện lệnh Buy Stop để tự động vào lệnh.
Kiểm soát tâm lý giao dịch: Khi biết cách đặt lệnh Buy Stop là gì, có nghĩa trader đã có kế hoạch. Thế nên không phải đưa ra quyết định tức thì dựa trên cảm xúc, tránh bị cuốn vào tâm lý gồng lỗ.
Đảm bảo an toàn: Buy Stop có thể giúp đảm bảo an toàn cho trader khi thị trường biến động ngược hướng. Nhất là những trader áp dụng chiến lược giao dịch breakout.
Giảm thiểu rủi ro: Lợi nhuận từ Buy Stop có thể thấp hơn so với Buy Limit. NhưngNhưng không phải lần giảm giá nào cũng có thể chuyển hướng và tăng trở lại.

2.2 Nhược điểm
Lệnh Stop Buy khiến nhà đầu tư phải mua với giá cao hơn thị trường hiện tại: Để thu được lợi nhuận cao thì thị trường phải tăng trưởng mạnh.
Những tín hiệu nhiễu của khung thời gian thấp có thể khiến trader rơi vào tình huống đu đỉnh hoặc quét SL do giá không tăng mạnh sau khi vượt mức kháng cự.

3. Lệnh Buy Stop và Buy Limit khác nhau như thế nào?
Buy Stop Buy Limit đều là lệnh chờ mua nhưng bản chất của 2 lệnh này là không giống nhau. Cụ thể, những khác biệt giữa Buy Limit và Buy Stop là gì?
**Giá khớp lệnh
+Buy Stop:Cao hơn so với mức giá của thị trường hiện tại
+Buy Limit: Thấp hơn so với mức giá của thị trường hiện tại
**Kỳ vọng của nhà đầu tư
+Buy Stop: Giá vượt qua mức kháng cự quan trọng và tiếp tục tăng mạnh
+Buy Limit: Mua vào với mức giá hấp dẫn hơn so với thị trường hiện tại và sau đó giá sẽ tăng mạnh
**Hướng vào lệnh
+Buy Stop: Thuận chiều giá đang tăng và có xu hướng phá vỡ ngưỡng kháng cự
+Buy Limit: Ngược chiều giá, khi giá giảm mới vào lệnh.
**Thời điểm đặt lệnh
+Buy Stop: Đặt trước khi giá vượt qua mức kháng cự
+Buy Limit: Đặt trước khi giá giảm đến mức kỳ vọng (giá khớp lệnh)

Ngoài ra, Buy Stop và Buy Limit cũng có thể được kết hợp để tạo thành lệnh Buy Stop Limit. Nếu giá không chạm đến mức Buy Stop thì lệnh Buy Limit cũng không được kích hoạt.

4. Những trường hợp nên dùng lệnh Buy Stop là gì?
Phụ thuộc vào chiến lược và kết quả phân tích thị trường của mỗi trader. Các trường hợp:
Không có nhiều thời gian để theo dõi giá thường xuyên: Trader có thể sử dụng để thiết lập trước các mức giá khớp lệnh, chốt lời, cắt lỗ.
Dễ bị chi phối bởi tâm lý khi giao dịch: Tâm lý không vững khiến nhà đầu tư dễ bị chốt lời non hay dời thả Stop Loss gồng lỗ.
Có đủ kiến thức và kinh nghiệm đầu tư: Không đủ kiến thức và khả năng phân tích thị trường khiến việc áp dụng Buy Stop không hiệu quả.

5. Cách đặt lệnh Buy Stop trên MT4
Nếu bạn đang sử dụng nền tảng MetaTrader 4 (MT4) và muốn đặt lệnh Buy Stop, hãy xem ngay hướng dẫn sau:
Bước 1: Mở MetaTrader 4, đăng nhập, chọn cặp tiền muốn đặt lệnh.
Bước 2: CChọn "New Order" để mở cửa sổ "New Order".
Bước 3: Tại "New Order", chọn tab "Pending Order", chọn "Buy Stop".
Bước 4: Nhập mức giá muốn mua vào ô "Price", số lượng vào ô “Volume”. Nếu muốn đặt mức cắt lỗ Stop Loss, chốt lời Take Profit thì nhập giá vào các ô tương ứng. Sau đó chọn thời gian hết hạn để tự động hủy lệnh trong ô “Expiration”.
Bước 5: Kiểm tra lại thông tin và chọn "Place" để đặt lệnh.

6. Chiến lược giao dịch Buy Stop hiệu quả
Hiện nay có 2 chiến lược giao dịch Buy Stop được ứng dụng rất phổ biến là Breakout thuận xu hướng và đảo chiều xu hướng:

6.1 Chiến lược Breakout thuận xu hướng
Buy Stop Breakout thuận xu hướng được áp dụng khi nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ phá vỡ ngưỡng kháng cự và lên trên một đoạn. Lúc này, nhà đầu tư sẽ đặt một lệnh Buy Stop trên mức giá kháng cự.

6.2 Breakout đảo chiều xu hướng
Nhà đầu tư cũng có thể áp dụng chiến lược Breakout đảo chiều xu hướng nếu phát hiện cuối xu hướng giảm có dấu hiệu đảo chiều. Chiến lược này có thể giúp tăng tỷ lệ Risk-to-Reward, nhưng rủi ro sẽ cao hơn Breakout thuận xu hướng.
Nhà đầu tư có thể vào lệnh Buy Stop khi giá phá vỡ ngưỡng kháng cự quan trọng.
Nếu dự đoán Giá giảm sẽ đảo chiều, nhà đầu tư có thể đặt lệnh Buy Stop để đón đầu xu hướng.

7. Kết luận
Việc quyết định sử dụng lệnh Buy Stop là gì đòi hỏi phải có kiến thức và kỹ năng phân tích thị trường. Qua đó xác định được thời điểm thích hợp để vào lệnh, hạn chế tối đa rủi ro.

Nguồn: https://thebrokers.com/news/lenh-buy-stop-la-gi
#thebrokers #buystoplagi