-
19-06-2023 06:47 PM #1
Junior Member- Ngày tham gia
- Feb 2023
- Đang ở
- 31 Lê Văn Miến, Thảo Điền, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh
- Bài viết
- 70
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
Mô hình Cốc tay cầm là gì? Tìm hiểu và áp dụng mô hình vào thực tế
Mô hình cốc tay cầm là gì?
Mô hình cốc tay cầm hay Cup and Handle là một mô hình giá tiếp diễn. Mô hình nến cốc tay cầm khi nối các nến lại với nhau sẽ tạo thành một chữ “U” lớn được tiếp nối với một chữ “V” nhỏ hơn. Có hình dáng giống với 1 chiếc cốc cafe.
Mô hình nến cốc tay cầm được xem như một giai đoạn củng cố. Sau khi giá bứt phá khỏi mô hình sẽ tiếp tục xu hướng ban đầu mạnh mẽ. Dựa vào tín hiệu rất mạnh mà mô hình này cung cấp, trader hoàn toàn có thể vào lệnh Buy/Sell thuận xu hướng. Và lợi nhuận thu được sẽ là rất lớn.
2 thành tố cấu thành mô hình nến cốc tay cầm
Mô hình nến cốc tay cầm gồm hai phần chính: phần cốc và phần tay cầm.
Phần cốc: Sau khi giá cổ phiếu lần lượt giảm giá từng đợt tạo nên dấu hiệu đáy và đi lên để tạo thành hình chiếc cốc, chữ U hay chữ V đều được.
Phần tay cầm: Giá cổ phiếu tăng chạm đỉnh cốc, nhà đầu tư sẽ có xu hướng bán ra để thu lợi nhuận hoặc hòa vốn. Số lượng cổ phiếu bán ra khiến giá giảm dần tạo thành vùng điều chỉnh. Đến khi nguồn cung cạn, phe mua thắng thế thì giá cổ phiếu bắt đầu hồi phục trở lại, tăng vượt khỏi phần tay cầm. Từ đây mô hình cốc tay cầm đã hoàn thiện.
Đặc điểm của mô hình cốc và tay cầm
Mô hình nến cốc tay cầm được hình thành trong thị trường uptrend - downtrend có xu hướng tăng hoặc giảm rõ ràng. Cung cấp tín hiệu xu hướng tiếp diễn và báo hiệu sự đảo chiều mạnh mẽ về giá của thị trường.
Mô hình cốc tay cầm thuận (xuôi)
Phần thân cốc (cup)
Xuất hiện sau khi thị trường uptrend - xu hướng tăng giá.
Mức giảm khoảng 12% - 30%. Giảm nhiều nhất 50% điểm bắt đầu từ miệng cốc đến đáy cốc.
Sau một thời gian, giá sẽ có xu hướng tăng từ đáy đến miệng cốc trong khoảng 30% - 100%. 2 đỉnh của cốc không nhất thiết phải đối xứng nhưng cũng không quá nghiêng.
Thời gian hình thành thân cốc đẹp nhất là từ 03 - 06 tháng.
Phần tay cầm/quai cốc (handle)
Phần quai cốc hơi lệch xuống dưới nằm ở nửa trên của chiếc cốc và trên đường MA200. Lý tưởng nhất khi bằng 1/3 so với thân cốc, không giảm vượt quá 15%.
Volume của phần tay cầm thường nhỏ, thanh khoản mà cạn kiệt tức là người bán không muốn bán sẽ tốt hơn.
Mô hình hoàn chỉnh khi phần tay cầm tăng giá vượt lên đường kháng cự.
Điểm breakout có khối lượng giao dịch tăng từ 40 - 50% so với mức trung bình của các phiên trước đấy.
Công thức tính mức tăng của mô hình Cup and Handle: Giá phá vỡ + ((Giá cao nhất của một trong hai bên cốc – Giá thấp nhất của đáy cốc)x 50%).
Khác với thân cốc, phần tay cầm được hình thành ngắn hơn từ 01 - 04 tuần.
Mô hình cốc tay cầm ngược
Mô hình nến cốc tay cầm ngược có thể xuất hiện trong xu hướng giảm hoặc tăng, hình dáng ngược lại so với mô hình thuận.
Thông thường mô hình này sẽ có đáy cốc ở trên, miệng cốc ở dưới, phần tay cầm hơi hướng lên trên.
Giá sau khi breakout khỏi phần tay cầm sẽ giảm mạnh mẽ.
Cách tính cho mô hình Cup and Handle ngược như sau: Giá phá vỡ – ((Chiều cao của tay cầm) x 47%).
Ý nghĩa và cách nhận biết mô hình cốc tay cầm chuẩn, đẹp
Nếu nhà đầu tư biết cách sử dụng đúng mô hình cốc tay cầm thì khả năng sẽ thu về lợi nhuận cao. Mức tăng giá có thể lên đến 20% - 35% (bằng chiều sâu của đáy).
Một mô hình cốc và tay cầm được xem là “chuẩn” và “đẹp” là mô hình phải đáp ứng được một số tiêu chí để đảm bảo chắc chắn được rằng giá sẽ chuẩn bị bước vào giai đoạn đột phá mạnh.
Tâm lý khi giao dịch với mô hình cốc tay cầm
Khi đang ở giai đoạn nửa cốc bên trái, giá thị trường sẽ giảm liên tục, lượng bán ra giảm. Đến khi chiết khấu đủ sâu khoảng 12-15% lên tới 33% hoặc 40-50% sẽ thu hút các nhà đầu tư.
Dẫn đến bên mua thắng thế, hình thành nửa cốc bên phải với giá và khối lượng giao dịch đồng thời tăng lên.
Giá tăng lên tới miệng cốc, Trader còn ôm hàng từ đỉnh cũ sẽ có tâm lý bán ra để thu hồi vốn. Bắt đầu giai đoạn nhà đầu tư đã bắt đáy thì bán chốt lời.
Nhưng lần này lực cầu đủ sức hấp thụ lượng cung bán ra, giá vẫn duy trì được trạng thái tích cực trong xu hướng tăng.
Sau đó, giá có xu hướng tăng trở lại tạo nên phần tay cầm của cốc. Khi lực mua lên đủ lớn và phá vỡ đường kháng cự, xu hướng tăng giá sẽ được tiếp diễn.
Cách giao dịch hiệu quả với mô hình cốc nến cốc tay cầm
Điểm mua vào
Xét theo diễn biến tâm lý thị trường trên, nhà đầu tư có thể vào lệnh với 2 cách dưới đây:
Vào lệnh tại điểm đáy của phần tay cầm.
Vào lệnh ngay khi giá phá vỡ và thoát ra khỏi vùng tay cầm, hoàn thiện mô hình.
Giá mục tiêu và điểm bán ra
Khi chưa hoàn thiện mô hình nhưng nhà đầu tư muốn Buy sớm ở đáy của phần tay cầm. Thì cần lưu ý đường kháng cự đi qua miệng cốc và nên đặt mục tiêu ngắn hạn tại vùng này.
Cắt lỗ khi nào?
Có thể là 5-7% so với giá mua hoặc khi giá phá vỡ đường kháng cự đi qua miệng cốc theo hướng từ trên xuống (đường kháng cự khi ấy đóng vai trò là hỗ trợ).
Hạn chế của mô hình cốc tay cầm
Thời gian thông thường để hình thành mô hình rất lâu.
Tiêu chuẩn của những chiếc cốc tay cầm chuẩn, đẹp thường rất dễ hiểu nhưng trên thực tế rất khó để tìm được mẫu chuẩn như vậy.
Mô hình nến cốc và tay cầm nên được kết hợp với một số chỉ báo kỹ thuật khác để đưa ra tín hiệu bứt phá chính xác nhất.
Ví dụ về ứng dụng mô hình cốc tay cầm trong giao dịch
Trong đồ thị có thể thấy xu hướng phía đang trong đà tăng. Lưu ý thời gian hình thành mô hình sẽ kéo dài từ 1 – 3 tháng, nên không thể đi theo một đường thẳng. Vì vậy, xu hướng uptrend này có thể lên hoặc xuống và chỉ cần thoả mãn đáy sau cao hơn đáy trước, đỉnh sau cao hơn đỉnh trước là được.
Có thể chốt lệnh theo 2 cách: chốt theo chính mô hình nêm hoặc chốt theo mô hình cốc tay cầm.
Khi chốt theo nêm, bạn cần chốt ngắn hơn. Trong khi đó, với mô hình cốc cầm tay, bạn sẽ phải chốt dài hơn.
Đối với cắt lỗ, bạn cần đặt dưới mô hình nêm một vài pip.
Lưu ý khi sử dụng mô hình cái cốc và tay cầm
Khi giao dịch với mô hình nến cốc tay cầm trader cần lưu ý những điều sau:
Không nên giao dịch chỉ dựa vào một mình tín hiệu từ mô hình cái cốc và tay cầm.
Không phải lúc nào hình dáng của cái cốc cũng đúng tiêu chuẩn và đẹp.
Không bao giờ được quên cắt lỗ, chốt lời.
Trader cần phải nắm rõ kiến thức cơ bản, sau đó thực hành trước khi bắt đầu với giao dịch thật.
Kết luận
Mô hình nến cốc tay cầm là một mô hình mạnh nhưng không có nghĩa là không xảy ra rủi ro khi giao dịch. Vì thế, nhà đầu tư nên nắm rõ những đặc điểm và lưu ý của mô hình để có những quyết định chính xác nhất. Trên đây là bài viết “Mô hình nến cốc tay cầm”, hy vọng qua bài viết nhà đầu tư sẽ rút ra những kiến thức, kinh nghiệm quý giá cho bản thân. Chúc bạn thành công!
Nguồn: https://traderhub.net/academy/articl...nh-coc-tay-cam
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Articles
-
Tìm hiểu các hình thức khuyến mãi nạp tiền của Mobifone
By Divepunch in forum HÀNG TIÊU DÙNGTrả lời: 6Bài viết cuối: 31-01-2018, 03:59 PM
Bookmarks