Nền kinh tế tri thức là gì? Kinh tế tri thức là một mô hình kinh tế mới dựa trên sự phát triển của các công nghệ thông tin và truyền thông. Kinh tế tri thức tập trung vào các nguồn tài nguyên vô hình, như thông tin và tri thức, tập trung vào việc sử dụng chúng để tạo ra giá trị kinh tế.

Kinh tế tri thức chiếm một tỷ trọng đáng kể trong hầu hết các quốc gia phát triển, song “từ khoá” này đôi khi vẫn là thuật ngữ khá xa lạ với nhiều người. Đối mặt với sự bùng nổ mạnh mẽ này trên các quốc gia, yêu cầu thấu hiểu và hội nhập càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Bài viết dưới đây hãy cùng khám phá và tìm hiểu các khía cạnh chính về vấn đề “tâm điểm này” nhé!

Nền kinh tế tri thức là gì?

Nền kinh tế tri thức là gì? Nền kinh tế tri thức - Knowledge Economy là một thuật ngữ chỉ loại hình kinh tế sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế dựa trên khoa học, lao động bằng tri thức nhằm phát triển và thúc đẩy sự đổi mới trong khoa học và kỹ thuật.

Vai trò, đặc trưng của nền kinh tế tri thức

Nền kinh tế tri thức có đặc trưng riêng biệt, đóng vai trò, quan trọng, là nhân tố “thiết yếu” trong công cuộc đổi mới, hiện đại hoá, phát triển đất nước và đời sống con người. Cụ thể:
  • Tri thức đóng vai trò như một lực lượng sản xuất trực tiếp.
  • Khoa học công nghệ là nền tảng của kinh tế tri thức.
  • Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động
  • Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu
  • Coi trọng quyền sở hữu trí tuệ

Đặc điểm của nền kinh tế tri thức là gì?

Tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, cấu thành nguồn vốn cơ bản quyết định sản xuất.
  • Hình thức sản xuất quan trọng nhất, tiêu biểu nhất chính là sản xuất công nghệ.
  • Sản xuất công nghệ là một đặc điểm nổi bật của Nền kinh tế tri thức
  • Kinh tế tri thức là hệ quả tất yếu của toàn cầu hoá.

Cơ hội và thách thức

Kinh tế tri thức được coi là hình thái phát triển cao nhất trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử nhân loại. Kinh tế tri thức là hệ quả của sự tiến bộ vượt bậc về nhiều mặt: bảo vệ môi trường, quản lý kinh tế, khoa học công nghệ,...

Sự phát triển tất yếu này đem lại vô vàn cơ hội nhưng cũng ẩn chứa không ít thách thức. Cụ thể:
Cơ hội:
  • Sự cân bằng giữa cung và cầu tiêu dùng, giảm thiểu tối đa hàng tồn kho dựa trên việc sản xuất dựa theo nhu cầu tiêu dùng.
  • Lợi thế từ tiền đề phát triển bền vững: Việc hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ áp
  • Thay vì hoàn thiện, phát triển cái cũ, kinh tế tri thức thúc đẩy cái mới sáng tạo liên tục.
Thách thức:
  • Tình trạng nghiện thiết bị điện tử: máy tính, điện thoại thông minh hay các lối sống ảo của giới trẻ ngày càng gia tăng.
  • Sự lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường nếu kỹ thuật, công nghệ bị thay đổi liên tục.
  • Nguy cơ thất nghiệp tăng cao, hệ lụy tất yếu: sự phân biệt giai cấp giàu nghèo gia tăng.

Giải pháp phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam

Đứng trước cơ hội và những thách thức đó, câu hỏi đặt ra là phải làm gì để phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam? Hãy cùng tham khảo một số giải pháp sau:
  • Nâng cao quá trình đào tạo và phát triển nguồn lao động trí tuệ.
  • Gia tăng việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
  • Hình thành lối suy nghĩ tích cực trong công tác hội nhập hợp tác quốc tế.
  • Thúc đẩy phát triển nguồn tài nguyên trí lực: lối suy nghĩ, khả năng quan sát, kỹ năng thực hành, tính sáng tạo, trí tưởng tượng,..

FAQ

Xoay quanh nền kinh tế tri thức, không ít vấn đề, khía cạnh nhậnd dược những câu hỏi, sự quan tâm, dưới đây là một số thắc mắc chủ yếu nhận được trong thời gian qua.
  • Đâu là nhân tố quan trọng nhất trong nền kinh tế tri thức?
Nhân tố đóng vai trò chủ lực trong sự phát triển của nền kinh tế tri thức chính là khoa học và ứng dụng công nghệ mới hiện đại.
  • Nền kinh tế tri thức được dựa trên nhân tố chủ chốt nào để phát triển?
Nền kinh tế tri thức dựa vào tri thức và việc áp dụng các kỹ thuật công nghệ hiện đại để phát triển.
  • Kỹ năng có giá trị nhất trong nền kinh tế tri thức là gì?
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, những kỹ năng có giá trị nhất trong kinh tế thị trường phải kể đến: giáo dục đại học, kỹ thuật, giao tiếp và làm việc nhóm.
  • Quốc gia nào đang dẫn đầu trong nền kinh tế tri thức?
Vị trí hiện tại thuộc về Thuỵ Sĩ với tổng số điểm là 71,5%, theo ngay sau đó là Thuỵ Điển và Hoa Kỳ với 70% ở mỗi nước.
  • Tài nguyên nào đóng vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế tri thức?
Trí lực là tài nguyên quan trọng nhất trong nền kinh tế tri thức.

Nguồn: https://traderhub.net/academy/articl...nh-te-tri-thuc