Threaded View
-
06-06-2023 09:31 AM #1
Senior Member- Ngày tham gia
- Jun 2021
- Đang ở
- Hà Nội
- Bài viết
- 608
- Được cám ơn 4 lần trong 4 bài gởi
Nhiều người vẫn “Trông Chờ Khủng Hoảng”!
Hoa Kỳ bị lạm phát một thứ mà không biết, là chữ ‘khủng hoảng’, trong khi lại cần một vụ khủng hoảng thật. Cả thế giới cũng vậy, nhưng vì Hoa Kỳ đi trước cho nên ta sẽ khởi sự từ nước Mỹ!
Sau khi **** Cộng Hòa và Dân Chủ biểu quyết xong dự luật về trần nợ và ngân sách liên bang, Tổng thống Joe Biden lập tức tự khen, rằng ‘chúng ta vừa thoát một cơn khủng hoảng kinh tế’.
Ông sẽ ban hành văn kiện xác nhận việc chính giới vừa đá ra biên, là đạo luật “Fiscal Responsibitily Act”, Trách Nhiệm Ngân Sách.
Họ mới chỉ ‘đá ra biên’, là câu giờ cho tới ngày đầu năm 2025. Vậy mà Tổng thống vội nói đến ‘thoát cơn khủng hoảng kinh tế’.
Ít ra, ông xác định là khủng hoảng về kinh tế thôi. Nhưng, khi lãnh đạo Hoa Kỳ, ông nói như là hệ thống truyền thông báo chí: lạm dụng từ “khủng hoảng” cho mọi biến cố lớn nhỏ không giống ý mình. Trong khi Hoa Kỳ và cả thế giới lại có đầy lý do bị khủng hoảng thật, có thể khủng hoảng đa diện, toàn diện!
Kỳ này, tại đây, chúng ta thu hẹp đối tượng là riêng Hoa Kỳ và lãnh vực kinh tế tài chánh thôi dù không quên:
Mỹ đi đầu nên bị trước, chứ các khối đã hay đang phát triển cũng gặp bài toán tương tự, nên trước sau cũng bị lây khi Hoa Kỳ vào khủng hoảng;
Lãnh vực kinh tế tài chánh chi phối sâu rộng mọi lãnh vực khác, cho nên ta cần mở thật rộng tầm suy luận về nhân quả;
Những gì sẽ xảy ra là hậu quả của nhiều nguyên nhân đã có từ lâu cho nên ta dễ dự đoán ‘tại sao xảy ra’ hơn là ‘xảy ra như thế nào’.
Trên đại thể, là nói về bối cảnh nhân quả, khi bước vào thế kỷ 21, Hoa Kỳ cùng thế giới đã qua hơn 20 năm lạc quan thái quá – rồi như bị ghiền! Thiên hạ lạc quan đến độ lệ thuộc vào bốn yếu tố mà không thấy các mặt trái, then chốt nhất là không bền vững.
Một là lệ thuộc vào Trung Quốc vì lợi ích kinh tế mà không thấy quá nhiều mặt tiêu cực và nguy hại về an ninh toàn cầu nên phải dứt, vì vậy lại gây thêm rủi ro (sẽ là đề tài riêng)!
Hai là lệ thuộc vào thuật số điện tử (tạm dịch từ “digital”) vì phát huy việc phổ biến kiến thức, nối mạng liên kết, tự động hóa sản xuất với năng suất cao hơn, mà không thấy nhiều hậu quả tai hại, rằng đấy cũng là võ khí đa năng đến độ toàn diện.
Ba là bệnh ghiền tiền rẻ! Lãi suất quá thấp và phương pháp “quantitative easing” (QE - tăng mức lưu hoạt có định lượng) thời 2008-2009 gây lệch lạc cho luồng giao dịch tiền bạc, chuỗi cung ứng, và nuôi sẵn rủi ro lạm phát. Giờ là lúc mọi thứ đảo ngược trong nhiều lãnh vực, tại nhiều nơi.
Thứ tư, bệnh ghiền đi vay là đáng sợ nhất. Mỹ dẫn đầu với nạn bội chi ngân sách nên đi vay và trì hoãn nhiều mục tiêu khác.
Mà không chỉ nhà nước, người dân và doanh nghiệp cũng vay. Nay tới lúc họ gãi đầu tự hỏi: ‘vay thêm để trả tiền lời đi vay?”
Chỉ vài trăm chữ tóm lược cũng đủ cho thấy khủng hoảng là đấy! Khi liếc qua bao vấn đề chồng chất của Hoa Kỳ và thế giới, càng am hiểu lại càng lo, vì lý do của khủng hoảng là có thật, có sẵn.
Từ chuyện nợ nần.
Đầu tiên là nợ của chính quyền liên bang sắp đụng trần nên khi mặc cả (trả giá) về ngân sách cho tài khóa sau, người ta cài thêm vụ nâng trần nợ, còn cho báo chí hù nếu không nâng thì Mỹ hết vay được tiền nên vỡ nợ. Chúng ta thấy vụ hù dọa là trò khôi hài vặt giữa bi kịch lớn là gánh nợ. Chuyện ấy tạm kết cho đến 2025 (qua bầu cử 2024!), với cái chốt tự động: trong hai tài khóa tới, nếu Quốc Hội không thông qua ngân sách thì ngân sách sẽ tự giảm chi 1%. Rất Mỹ, tựa phim cao bồi Viễn Tây đấy là lối cưỡng bách tìm ra đồng thuận! Khi đó trong 1% sẽ có những mục gì?
Đi vào từng chi tiết, như bên Cộng Hòa yêu cầu là muốn xin phiếu thực phẩm (food stamps) thì phải từ 54 thay vì 50 tuổi và có việc làm, nhưng đặc miễn cho cựu chiến binh và người vô gia cư làm khoản chi đó tăng chứ không giảm! Mà vẫn bị bên Dân Chủ chê là tàn nhẫn.
Nhưng trò phù phiếm đó không phải là vô ích: mỗi khoản dự chi đều sẵn có thành phần sẽ hưởng, nên họ biết tổ chức, vận động và canh chừng kết quả. Giới dân cử mà ồn ào quanh co như thế là để loại ‘khách hàng’ kể trên thấy rằng họ ưu lo.
Họ ưu lo cho kỳ bầu cử tới nên cứ điềm nhiên chất thêm núi nợ. Lại kịch đấy mà. Nhưng hậu quả là bi kịch của gánh nợ liên bang.
Cơ quan độc lập chuyên nghiên cứu ngân sách của Quốc Hội CBO theo dõi và tiên đoán việc chi thu ngân sách ưa làm giả thuyết căn bản để phóng chiếu vào tương lai. Kết quả thường vẫn là lạc quan và thỏa thuận ngân sách vừa qua chẳng giúp gì cho thực tế. Vì lãi suất vẫn tăng, mà số chi không giảm nên tiền lời của các khoản nợ sẽ sớm lên tới ngàn tỷ một năm. Sớm là vài năm nữa thôi! Mà chưa hết.
Hoa Kỳ thật vô cùng đáng yêu ở cái… “đồng hồ nợ”. Đây nè: https://www.usdebtclock.org
Khi xem kỹ, quý vị sẽ thất kinh vì ngoài khoản nợ liên bang, ngó xuống dưới, quý vị còn thấy ‘nợ của cá nhân’ (total personal debt) là gần 25 ngàn tỷ đô la. Thưa rằng con số 25 triệu triệu đó là tiền người Mỹ vay để mua nhà, mua xe, hay tiêu xài qua thẻ tín dụng. Tôi cố tìm thêm mà chưa ra (!) khoản vay mượn của doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn. Hoá ra cả chính quyền và dân chúng cùng đi vay.
Từ nay sẽ thế nào?
Chúng ta chưa biết thế nào, chứ đã biết vì sao phải có khủng hoảng.
Ngân hàng Trung ương có thẩm quyền và trách nhiệm với chính quyền, thí dụ là qua lãi suất để chặn đầu lạm phát như hiện nay, hay bơm thanh khoản, hiện kim khi kinh tế bị nạn ách tắc tín dụng (vụ hạ lãi suất và QE). Với đà vay mượn không ngừng, in tiền khỏi mệt, vụ khủng hoảng là lạm phát phi mã sẽ xảy ra từ khu vực nhà nước. Yếu tố quyết định (chỉ dấu theo dõi) là Ngân hàng Trung ương hơn là giới dân cử.
Còn khối nợ tư nhân? Rắc rối hơn nhiều! Rủi ro không là lạm phát (inflation) mà lại là giảm phát (deflation). Hàng hóa và dịch vụ đều giảm giá mà chẳng ai mua. Khối nợ quá lớn của tư nhân làm người ta ngần ngại tiêu xài, nếu kinh tế lại bị suy trầm thì dân càng để dành tiền chứ hết dám tiêu. Yếu tố quyết định là thị trường vì doanh nghiệp tăng sản lượng làm số cung vượt số cầu. Khi đó, Ngân hàng Trung ương còn để cho khối nợ giảm giá! Lại một vụ 2008 nữa.
Có khi nào mà kinh tế lại bị lạm phát thật cao và giảm phát thật mạnh không? Có thể lắm, nạn này dẫn tới phản ứng ngược và gây ra nạn kia. Khủng hoảng sẽ bùng nổ khi kinh tế bị cả hai tai họa và chỉ dấu tiên báo là khi người dân hết tin vào cơ chế lãnh đạo.
Thời điểm bùng nổ có thể là vài năm tới, từ sau năm 2025 trở đi.
Lãnh đạo Hoa Kỳ hiện nay là hai **** không có lãnh tụ, mỗi **** lại phân cực theo hai hướng quá khích nhất, khi chính quyền ở giữa không giải quyết nổi bài toán nợ nần ở trong, trước bao thách đố từ bên ngoài. Tình hình quá bất trắc như vậy không thể tồn tại hoặc kéo dài mãi mãi.
Hoa Kỳ từng gặp loại nghịch cảnh đó mà đã vùng dậy. Đó là khi người dân thấy hết đất lùi. Họ bắt đầu lên tiếng, rằng họ trông chờ khủng hoảng!
Bài viết: : https://24hmoney.vn/posts/nhieu-nguo...5a1934514.html
---------------------------------------
Liên Hệ hợp tác - Tư vấn đầu tư
Đầu tư hàng hoá thông qua Sở giao dịch Hàng hoá Việt Nam
Hợp pháp - Minh Bạch - Thanh khoản cao tiêu chuẩn quốc tế
- Mua bán 2 chiều LONG SHORT - Giao dịch T0 - Đòn bẩy 20 lần không lãi vay Margin - Liên thông 52 quốc gia
- Mobile/ z.a.lo: 033 796 8866
FB: https://www.facebook.com/namhanghoaphaisinh
Room vĩ mô: https://zalo.me/g/gmpqer090
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Lộ trình tăng lãi suất trong tương lai ít chắc chắn hơn trong bối cảnh khủng hoảng ngân hàng: Biên bản của Fed
By HungHCT in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 25-05-2023, 09:30 AM -
Cơ hội nào cho Đầu tư trong giai đoạn khủng hoảng?
By FLCS in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 0Bài viết cuối: 28-02-2013, 04:12 PM -
Chia sẻ cơ hội đầu tư trong khủng hoảng
By FLCS in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 28-02-2013, 04:08 PM -
Ai là trụ cột kinh tế Mỹ trong khủng hoảng?
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 25-09-2011, 09:35 AM
Bookmarks