Threaded View
-
22-05-2023 09:28 AM #1
- Ngày tham gia
- May 2023
- Bài viết
- 20
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Kế hoạch chi tiêu là gì? 5 bước để lập kế hoạch chi tiêu cá nhân
Việc lên kế hoạch chi tiêu cụ thể mỗi tháng sẽ giúp bạn có thể kiểm soát được việc thu – chi của bản thân và tiết kiệm được tiền chi trả cho cuộc sống hàng ngày cũng như tiết kiệm để nghỉ hưu trí sớm hoặc đầu tư tài chính. Vậy làm thế nào để lập kế hoạch chi tiêu cho cá nhân một cách hợp lý? Cùng Ngân hàng số Timo tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Kế hoạch chi tiêu là gì?
Kế hoạch chi tiêu là một danh sách mô tả chi tiết các khoản thu nhập và chi phí của một người hoặc một gia đình trong khoảng thời gian nhất định, thường là hàng tháng. Bảng kế hoạch này cho phép bạn đánh giá mức độ chi tiêu của mình, xác định các khoản ưu tiên và các khoản chi phí không cần thiết.
Kế hoạch chi tiêu giúp bạn điều chỉnh thói quen chi tiêu một cách hợp lý, đảm bảo rằng bạn không tiêu quá nhiều so với thu nhập của mình và có đủ tiền để trang trải các chi phí cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, kế hoạch chi tiêu còn giúp bạn tiết kiệm được tiền để đầu tư, tiết kiệm hưu trí hoặc thực hiện các mục tiêu tài chính lâu dài khác.
Có thể bạn quan tâm:
Chứng chỉ quỹ là gì? Các đặc tính và cách mua bán chứng chỉ quỹ
Phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, nên làm thẻ nào?
Các bước để lập kế hoạch chi tiêu cho cá nhân
Việc lập kế hoạch chi tiêu là một quá trình quan trọng để quản lý tài chính cá nhân và đạt được mục tiêu tài chính. Dưới đây là các bước cơ bản để lập kế hoạch chi tiêu cho cá nhân:
Bước 1: Xác định thu nhập
Để lập kế hoạch chi tiêu, bạn cần biết chính xác số tiền thu nhập hàng tháng của mình. Hãy liệt kê tất cả các nguồn thu nhập của bạn, bao gồm tiền lương, tiền thưởng, tiền lãi tiết kiệm và bất kỳ khoản thu nào khác.
Hãy liệt kết tất cả các nguồn thu nhập của bạn trong 1 tháng (Nguồn: Internet)
Bước 2: Xác định các khoản chi tiêu trong 1 tháng và ướt tính chi phí
Liệt kê tất cả các khoản chi tiêu hàng tháng của bạn càng đầy đủ càng tốt, bao gồm các khoản chi tiêu cố định (như tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền di chuyển,…) và các khoản chi tiêu không cố định (như ăn uống, giải trí, mua sắm, tiền hiếu hỉ,…).
Bạn có thể xem xét các khoản chi tiêu trong quá khứ và dự đoán các khoản chi tiêu tương lai để biết chính xác số tiền chi tiêu hàng tháng của bạn. Những hình thức theo dõi chi tiêu bạn có thể áp dụng như: sổ chi tiêu, app quản lý chi tiêu, thẻ ngân hàng, lưu giữ các hóa đơn thanh toán và mua hàng.
Tính tổng số tiền chi tiêu hàng tháng của bạn và so sánh với số tiền thu nhập hàng tháng của bạn để biết có chi có vượt thu hay không.
Bước 3: Xác định ưu tiên chi tiêu
Bạn cần xác định các khoản chi tiêu quan trọng và ưu tiên nhất, chính là các khoản chi tiêu cố định. Sau đó tiếp tục chia số tiền thu nhập cho các khoản chi tiêu khác dựa trên mức độ ưu tiên của chúng.
Ví dụ: Với số tiền thu nhập 7 triệu đồng mỗi tháng, bạn có thể xác định các khoản chi tiêu cần thiết và ước tính các khoản chi tiêu khác như sau:
Các khoản chi tiêu cần thiết:
Chi phí thuê nhà: 2 triệu đồng
Tiền điện, nước: 500.000 đồng
Tiền di chuyển, điện thoại, internet: 500.000 đồng
Chi phí ăn uống: 3 triệu đồng
Tổng cộng các khoản chi tiêu cần thiết là: 6 triệu đồng.
Các khoản chi tiêu khác:
Mua sắm quần áo: 500.000 đồng
Đi du lịch: 1 triệu đồng
Mua sắm đồ dùng cá nhân: 500.000 đồng
Tổng cộng các khoản chi tiêu khác là: 2 triệu đồng.
Tổng cộng các khoản chi tiêu trong tháng là: 8 triệu đồng, vượt quá số tiền thu nhập của bạn. Bạn cần xem xét giảm các khoản chi tiêu không cần thiết hoặc tìm cách tăng thu nhập để có thể đảm bảo tài chính cá nhân của mình. Ví dụ, bạn có thể giảm số tiền dành cho mua sắm đồ dùng cá nhân hoặc thay đổi kế hoạch du lịch để có thể phân bổ ngân sách một cách hợp lý.
Bước 4: Xây dựng kế hoạch chi tiêu
Bạn có thể áp dụng những quy tắc tài chính như quy tắc 6 chiếc lọ hay quy tắc 50/20/30 để xây dựng kế hoạch chi tiêu 1 tháng hợp lý.
Ví dụ: Với mức lương 7 triệu trong 1 tháng, bạn có thể áp dụng phương pháp 50/20/30 để xây dựng kế hoạch chi tiêu như sau:
50% của 7 triệu là 3.5 triệu đồng, được dùng cho các chi phí cố định hàng tháng gồm nhà cửa, chi phí đi lại, chi phí điện, nước, internet…
20% của 7 triệu là 1.4 triệu đồng, được dành để tiết kiệm hoặc đầu tư.
30% của 7 triệu là 2.1 triệu đồng, được dùng cho các chi phí linh hoạt hàng tháng như ăn uống, giải trí, mua sắm.
Hãy sử dụng các công cụ như Excel, Notion,… và ứng dụng quản lý tài chính để giúp bạn lập kế hoạch chi tiêu một cách hiệu quả hơn. Điển hình là tính năng Hũ chi tiêu (Money Pot) của ngân hàng số Timo. Với tính năng này các bạn có thể chia thu nhập thành các hũ chi tiêu khác nhau. Sau đó, khi tài khoản của bạn nhận được thu nhập hàng tháng, Timo sẽ tự động phân số tiền đó vào những chiếc lọ theo quy tắc bạn đã đề ra. Đặc biệt, hệ thống còn tính toán tiến độ chi tiêu so với số ngày trong tháng giúp bạn biết được giới hạn chi tiêu để không bị thâm hụt.
Xem thêm: Các phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân
Bước 5: Theo dõi và điều chỉnh
Theo dõi các khoản chi tiêu thực tế của bạn hàng tháng và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu của mình để phù hợp với tình hình thực tế.
Sau khi có một bản kế hoạch chi tiêu rõ ràng, chi tiết, việc tiếp theo bạn cần tuân thủ chính là theo dõi chi tiêu thường xuyên và cập nhật kế hoạch định kỳ. Việc theo dõi sẽ giúp bạn biết được tình hình chi tiêu hiện tại có đang đúng kế hoạch hay không, nếu có các khoản phát sinh, bạn sẽ lập tức nắm được và điều chỉnh lại sao cho hợp lý. Tiếp theo đó, cứ định kỳ, bạn nên cập nhật lại kế hoạch một lần để đảm bảo rằng tất cả các khoản chi trong tháng tiếp theo là con số chính xác nhất.
>> Có thể bạn quan tâm:
Làm thẻ tín dụng như thế nào? Điều kiện đăng ký mở thẻ tín dụng mới nhất 2023
Thẻ ghi nợ là gì?
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 2 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 2 khách vãng lai)
Similar Articles
-
Rủi ro ngành tài chính tiêu dùng - FEcredit có kế hoạch lên sàn
By dungtrader in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 0Bài viết cuối: 05-05-2020, 03:13 PM -
Gần hết năm, PNJ xin "xén" bớt chỉ tiêu kế hoạch
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 3Bài viết cuối: 28-12-2013, 12:53 PM -
ĐHĐCĐ HAI: Giảm chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh 2014
By nhabuonco in forum Doanh nghiệp sàn HoSETrả lời: 0Bài viết cuối: 26-12-2013, 03:11 PM
Bookmarks