Có lẽ nhiều bạn nghĩ câu hỏi này thừa quá, tất nhiên đầu tư là để kiếm tiền rồi. Thế nhưng kiếm bao nhiêu mới đủ, kiếm tiền đến bao giờ thì thôi, hiệu xuất bao nhiêu thì được…Nếu ko hiểu rõ mục tiêu thực sự đằng sau nó thì chúng ta khó có thể duy trì hiệu quả trong dài hạn được. Cuộc sống phải có mục tiêu, mà mục tiêu ấy càng cụ thể bao nhiêu thì ta càng có phương pháp tiếp cận nó hiệu quả bấy nhiêu.

Trước hết chúng ta hãy xét về hành trình tài chính cơ bản của một đời người theo sơ đồ sau:

Từ 0-18: Đây là tuổi chúng ta ăn học, trang bị kiến thức cho tương lai, giai đoạn này chúng ta chưa phải lo lắng về vấn đề tài chính.

Từ 18-22 tuổi: Mình gọi giai đoạn này là giai đoạn ăn bám gia đình, theo luật pháp 18t đã trưởng thành, chúng ta phải chịu trách nhiệm về chính cuộc sống của chúng ta. Ở Việt Nam giai đoạn này đại đa số được bố mẹ nuôi học Đại học. Thực sự qua 18t chúng ta đã trưởng thành, nhưng bản thân ta và cả gia đình đều nghĩ mình vẫn còn bé, đó là do 18 năm trước chúng ta thiếu chuẩn bị cho hành trình tương lai. Ở các nước phương tay, sau 18t bố mẹ ko chu cấp nữa, bạn muốn đi học thì phải vay tiền chính phủ để học, sau đó ra trường thường phải mất vài năm mới trả hết số nợ này. Nếu bạn đang ở giai đoạn này thì phải hiểu là mình đang ăn bám, bố mẹ ko còn có trách nhiệm phải nuôi bạn ăn học nữa, nên hãy ngừng đòi hỏi và nếu có thể thì nên ăn bám ít thôi, hãy đi làm thêm để hiểu về giá trị sức lao động.

Nếu bạn là bố mẹ cũng nên ít bao bọc thôi, bản chất chúng đã trưởng thành. Chúng là nhũng chú chim con, phải cho chúng tập bay thì sau chúng mới tự cất cánh được, Những chú chim mà ko thể tự bay là những chú chim thất bại.

Giai đoạn từ 22-60t: Đây là giai đoạn từ lúc đi làm tới lúc nghỉ hưu, đây cũng là giai đoạn tích lũy tài chính. Nếu giai đoạn trước chúng ta trang bị được nhiều kiến thức, kinh nghiệm sống thì giai đoạn này sẽ đỡ vất vả hơn, bay cao bay xa hơn được. Giai đoạn này mình phân ra là 3 nhóm người

Nhóm 1- Người chăm chỉ: Đối tượng thường là người lao động chân tay, độ tuổi thường dưới 30, là công nhân, các bạn trẻ mới đi làm...: Nhóm này đã phần rất chăm chỉ, họ làm việc 8-12h/ ngày, nhưng làm dc đồng nào họ tiêu hết đồng đó, tiết kiệm ko đáng là bao nhiêu. Nếu
nhóm này ko thay đổi Mindset về tài chính thì tương lai khá mờ mịt.

Nhóm 2: Người chăm chỉ + biết tiết kiệm: Nhóm này thường đối với người > 30t, công nhân viên chức, người đã có gia đình, con nhỏ, áp lực cuộc sống buộc họ phải tiết kiệm hơn. Nếu duy trì trạng thái này thì họ cũng đảm bảo dc một cuộc sống cơ bản, k quá túng thiếu, nhưng cũng ko giầu lên dc.

Nhóm 3: Người chăm chỉ + tiết kiệm + biết đầu tư: Nhóm này thường >35t, đã trải qua nhiều thăng trầm cs, có kiến thức, ham học hỏi. Sau này họ nhất đỉnh sẽ vượt lên đc mặt bằng chung, sẽ có một cuộc sống chất lượng hơn.

Còn một nhóm người nhỏ nữa mình ko nhắc ở đây: là nhóm người ko có cả 3 đặc điểm trên, nhóm này nói hơi quá là nhóm bỏ đi, ăn bám xã hội, cuộc sống ko mục tiêu, ko tương lai, tốt nhất chúng ta nên tránh xa nhóm đối tượng này.

Về tài chính trong giai đoạn đi làm này mình chọn mốc tài sản 1 tỷ là mốc đánh dấu quan trọng: chúng ta càng sớm đạt được mốc 1 tỷ này thì càng có cơ hội bứt phát, đạt được các mốc quan trọng hơn phía sau. Đơn giản là muốn làm gì bạn cũng cần có vốn, Giả sử bạn gửi ngân hàng 1 tỷ, với lãi xuất 8% hiện nay thì 1 năm bạn có 80tr, 1 tháng là 6.7 triệu + thêm lương 10tr = 16.7 triệu. Chất lượng cuộc sống của bạn chắc sẽ thay đổi đáng kể, lúc này nếu biết đầu tư hợp lý, tài sản của bạn sẽ gia tăng một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, mình nhận thấy mốc 1 tỷ này với đại đa số người lao động, thường phải mất 10-20 năm mới có được, nhưng chúng ta lại xóa bỏ chúng một cách hơi lãng xệt. Đa phần mình thấy sau gần 20 năm đi làm, mõi người sẽ giành 1 tỷ ấy , thậm chí vay mượn thêm để xây sửa lại ngôi nhà, thế là thành quả tích lũy mười mấy năm lại trở về con số 0, thậm chí còn bị âm ( vay nợ làm nhà). Mình cũng hiểu được sau một thời gian dài vất vả, khó khăn trong cuộc sống, chúng ta muốn dc nghỉ ngơi, muốn có nhu cầu hưởng thụ một chút, nhưng chúng ta muốn tiến xa hơn, đi nhanh hơn, muốn có một tuổi già an nhàn thì chúng ta phải biết kiên nhẫn, biết hi sinh một chút. Giả sử bạn có 1 tỷ, ko cần làm gì, gửi ngân hàng với lãi xuất hiện này 8% / năm sau 9 năm số tiền ấy thành 2 tỷ rồi. Lượng đủ thì chất thay đổi, cái này mình sẽ nói rõ hơn ở phần sau.

Sau mốc 1 tỷ, nếu chúng ta đi tiếp thì sau đó là mốc độc lập tài chính, mốc này theo tính toán bạn cần có tài sản = chi phí của 1 năm x 25 năm. Giả sử chi phí cơ bản của bạn 1 năm là 200tr thì bạn cần có 200tr x 25 năm = 5 tỷ để đạt được độc lập tài chính.

Mốc cuối cùng, cũng là mục tiêu lớn nhất là Tự do tài chính. Chắc nhiều người nghĩ TDTC là có thật nhiều tiền, tiêu thỏa mãi ko phải suy nghĩ. Điều đó đúng nhưng chưa đủ, TDTC nó là tự do về thời gian, công việc, Các mối quan hệ, tiền bạc…Bạn có thể làm việc bất cứ việc gì vào thời gian nào, bạn quyết định muốn gặp ai, ko muốn gặp ai. Tất cả các quyết định của ko bị chi phối bởi vấn đề tiền bạc. Đó mới là mục tiêu cuối cùng mà mình hướng tới.
Còn một phần nữa về bức tranh tuổi già, ban đầu mình định gộp vào phần này, nhưng sau khi ngồi viết thấy bài dài quá rồi, nên mình sẽ tách sang làm phần 2. Chúc mõi người thật nhiều điều tốt lành.