TIN TỨC CƠ BẢN
- Sắc đỏ tiếp tục duy trì ở thị trường dầu thô trước một loạt các sức ép tới từ các yếu tố vĩ mô. Cụ thể, giá dầu thô WTI giảm nhẹ 0,13% về 78,49 USD/thùng, giá dầu thô Brent giảm 0,29% về 85,10 USD/thùng.
- Chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 1 được công bố hôm qua tiếp tục tăng so với mức dự báo, cao hơn 5,4% so với tháng 12 và 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số PPI lõi (loại trừ năng lượng và thực phẩm) tăng 0,5% theo tháng và 5,4% theo năm.
- Chỉ số PPI cao hơn cho thấy áp lực lạm phát mà các doanh nghiệp phải đối mặt, và cũng phản ánh nguy cơ chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ tăng trong thời gian tới khi các nhà sản xuất san sẻ bớt áp lực chi phí cho người tiêu dùng.
- Với các chỉ số lạm phát CPI và PPI của tháng 1 dù tiếp tục hạ nhiệt nhưng vẫn tăng mạnh hơn so với dự báo đang củng cố kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất mạnh tay hơn. Nhiều quan chức Fed cũng đã phát ra tín hiệu rằng họ đang cân nhắc mức tăng 50 điểm cơ bản trong các cuộc họp sắp tới.
- Thông tin này đã làm cho đồng USD mạnh lên so với các loại tiền tệ khác, phản ánh qua việc chỉ số Dollar Index vượt mốc 104 điểm, lên mức cao nhất trong vòng hai tuần. Đây là áp lực lớn nhất đối với giá dầu trong phiên hôm qua khi các nhà đầu tư nâng cao tỷ trọng tiền mặt và giảm bớt dòng vốn vào các thị trường tài chính.
- Các thông tin về cung – cầu không hỗ trợ nhiều đối với giá trong phiên hôm qua, bởi các nhà đầu tư đang lưỡng lự giữa triển vọng tiêu thụ năng lượng cao hơn ở Trung Quốc và các dấu hiệu của thị trường dư cung ở Mỹ. Thị trường dầu giao dịch ảm đạm với biến độ trung bình trong 30 ngày giảm xuống mức thấp nhất trong vòng một năm sau khi báo cáo của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy dự trữ dầu và các sản phẩm lọc dầu của Mỹ tăng mạnh, làm lu mờ sự phục hồi của ngành hàng không, du lịch Trung Quốc.
- Nỗi lo thiếu hụt nguồn cung trong dài hạn cũng giảm bớt khi mà chính phủ các nước vừa đẩy mạnh phát triển năng lượng xanh, nhưng vẫn duy trì trợ cấp cho lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính rằng các khoản chi tiêu của chính phủ để gia tăng sản lượng dầu, khí đốt tự nhiên, điện và than đá đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2022 vừa qua.
- Đối với nguồn cung ngoài Mỹ, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) sẽ tiếp tục duy trì chính sách sản lượng hiện tại tới cuối năm nay. Sản lượng của Nga cũng có nguy cơ sẽ sụt giảm nhiều hơn khi mà các lệnh cấm vận của Liên minh Châu u đã gây ra rất nhiều sức ép. Những tin tức này góp phần hạn chế sức bán nhưng không đủ để lấy lại sắc xanh giúp cho thị trường dầu.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Dự báo
xu hướng ngày: Tăng
xu hướng tuần: Tăng
xu hướng tháng: Tăng
Khung thời gian ngắn hạn H4 + H1 : Giá tạo đỉnh ngắn hạn
Kháng cự
Kháng cự 1: 80
Kháng cự 2: 80.6
Hỗ trợ
Hỗ trợ 1: 77.5
Hỗ trợ 2: 76.8
KHUYẾN NGHỊ GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG DẦU WTI: CLEJ23
Canh bán 80.5, sl 81.5 tp 77.5

Dữ liệu dầu, các mặt kim loại, nông sản sẽ được cập nhật mới vào các khung giờ: 7h-9h 12h-14h 18h-20h từ T2-T6. Anh/chị muốn cập nhật chi tiết các khung giờ hằng ngày hoặc tìm hiểu mới về kênh đầu tư hợp pháp, giao dịch được 2 chiều được Bộ Công Thương cấp phép liên hệ
-----------------------------------------
Ms Vinh - Tư vấn giao dịch hàng hóa phái sinh qua Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam MXV
T: 0934433483/0902286419 (Call, Zalo)