Trong bối cảnh của nền kinh tế đang mở cửa, hội nhập với thế giới thì việc phát triển kinh tế đang trở thành một chiến lược quan trọng của rất nhiều quốc gia. Bí quyết để thành công của nhiều nước công nghiệp mới là nhận thức được mối quan hệ hữu cơ giữa phát triển kinh tế trong nước cũng như mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài. Hoạt động này chính là thương mại quốc tế và để hiểu rõ về khái niệm Thương mại quốc tế là gì? hãy theo dõi bài viết dưới đây FTV chia sẻ.

Thương mại quốc tế là gì?

Thương mại quốc tế tiếng anh gọi là International Commerce, là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa nhiều nước thông qua các hoạt động nhập khẩu (mua) và xuất khẩu (bán).

Đây được xem là một quan hệ kinh tế, phản ánh những mối quan hệ giữa người cung cấp với người sử dụng hàng hóa, dịch vụ ở các quốc gia khác nhau.

Đặc điểm của thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế có một số đặc trưng cơ bản sau:

Kinh doanh thương mại quốc tế được thực hiện giữa người mua và người bán có quốc tịch khác nhau tại các nước khác nhau, hàng hóa sẽ được di chuyển vượt qua phạm vi biên giới của 1 quốc gia. Với đặc trưng này thì các bạn có thể phân biệt rõ giữa kinh doanh thương mại trong nước và kinh doanh thương mại thương mại quốc tế. Đối tượng của hoạt động thương mại quốc tế chính là tài sản được di chuyển ra khỏi biên giới của 1 quốc gia. Vì được đem ra làm vật mua bán, trao đổi nên các tài sản này biến thành hàng hóa. 

Mọi hoạt động thương mại quốc tế cần phải theo giá cả và tính toán mang theo tính quốc tế. Để có thể bán được hàng hóa trên thị trường quốc tế thì nhà cung cấp phải bán dịch vụ - hàng hóa của mình với một mức giá phù hợp với mức giá cả của 1 loại mặt hàng của những nhà cung cấp khác trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, phương thức thanh toán cũng phải phù hợp với yêu cầu tập quán của khách hàng nước ngoài.

Dòng tiền thanh toán trong kinh doanh thương mại quốc tế cũng là đồng tiền của 1 trong các nước tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu hoặc cũng có thể là đồng tiền của nước khác. Việc sử dụng đồng tiền nào thanh toán trong hợp đồng xuất – nhập khẩu còn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của bên tham gia hợp đồng. Thường thì đồng tiền được sử dụng nhiều là đồng tiền mạnh có sức mua lớn trong thị trường quốc tế.

Thương mại quốc tế còn chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố phức tạp liên quan tới quốc tịch của những chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế: pháp luật, tôn giáo, ngôn ngữ,… sự khác nhau về ngôn ngữ giao tiếp đòi hỏi phải có một thông ngữ thống nhất để 2 bên cùng hiểu, chấp thuận. Đồng thời, các bên cần có các thỏa thuận về quy phạm pháp luật áp dụng trong việc ký kết, thực hiện cũng như giải quyết tranh chấp trong hợp đồng.

Mục tiêu của thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế được xem là hình thức quan hệ kinh tế xuất hiện từ rất sớm, hiện nay vẫn đang giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của từng quốc gia và phát triển kinh tế thế giới. từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau nên mục tiêu nghiên cứu thương mại quốc tế cũng khác nhau.

-Từ góc độ toàn cầu

 Phân tích hoạt động thương mại quốc tế dựa trên cơ sở lợi ích chung nhằm mục địch thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế thể giới.

Tìm hiểu sự vận động có tính quy luật của mối quan hệ. Từ đó, xây dựng hệ thống pháp luật quốc tế nhằm điều chỉnh lại mối quan hệ quốc tế.

Giải quyết các mâu thuẫn và hài hòa mối quan hệ lợi ích.

-Từ góc độ hoạt động ngoại thương (nền kinh tế quốc gia tham gia và thương mại quốc tế)

Xem xét hoạt động xuất – nhập khẩu của những chủ thể kinh tế của quốc gia đó với phần còn lại của thế giới và hướng tới lợi ích chung của quốc gia.

Đưa ra các chính sách và biện pháp có tính chất dài hạn và ngắn hạn, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế và vừa hỗ trợ tốt nhất cho những chủ thể kinh doanh trong nước.

Hài hòa lợi ích chung của các quốc gia và lợi ích riêng của công ty và người tiêu dùng.

- Từ góc độ xuất – nhập khẩu của các công ty.

Nghiên cứu chính sách và các biện pháp của chính phủ và những đối tác để xây dựng các chiến lược kinh doanh nhằm khai thác lợi ích kinh tế tối đa từ hoạt động xuất – nhập khẩu.

Ưu – nhược điểm của thương mại quốc tế

Ưu - nhược điểm của thương mại quốc tế

Về ưu điểm:

Sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên thiên nhiên: thương mại quốc tế giúp các quốc gia sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước mình. Mỗi quốc gia có thể tập trung sản xuất các hàng hóa mà tài nguyên phù hợp nhất. Tránh tình trạng làm lãng phí tài nguyên.

Có sẵn tất cả các loại hàng hóa: nó cho phép các quốc gia có được hàng hóa mà họ không thể sản xuất hay không sản xuất do chi phí cao hơn bằng cách nhập khẩu từ những các quốc gia khác với mức chi phí thấp hơn.

Chuyên ngành: ngoại thương dẫn tới chuyên môn hóa và khuyến khích sản xuất các loại hàng hóa khác nhau tại các quốc gia khác nhau. Hàng hóa được sản xuất với mức chi phí thấp do lợi thế phân công lao động.

Sản xuất quy mô lớn: hoạt động thương mại quốc tế, hàng hóa được sản xuất ra không chỉ để phục vụ cho tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước khác. Các quốc gia trên thế giới có thể dựa vào đó để loại bỏ hàng hóa mà họ có thặng dư trên thị trường quốc tế. Điều này dẫn tới sản xuất ở quy mô lớn và các loại lợi thế sản xuất quy mô lớn có thể đạt được bởi tất cả các nước trên thế giới.

Sự ổn định về giá cả: thương mại quốc tế siết chặt sự biến động trong giá cả và nó cân bằng giá cả hàng hóa trên thế giới (không tính chi phí vận chuyển,…).

Trao đổi bí quyết kỹ thuật, thành lập các công ty mới: những nước kém phát triển có thể thiết lập và phát triển ngành công nghệ mới với thiết bị, máy móc và bí quyết kỹ thuật nhập khẩu từ các nước phát triển. Từ đó, giúp cho sự phát triển của những quốc gia này và nền kinh tế nói chung.

Tăng hiệu quả: do cạnh tranh quốc tế nên các nhà sản xuất trong 1 quốc gia cố gắng sản xuất hàng hóa đạt chất lượng tốt hơn với chi phí tối thiểu nhất có thể. Điều này đã tạo ra hiệu quả và lợi ích đối với người tiêu dùng trên thế giới.

Phát triển phương tiện giao thông liên lạc: thương mại quốc tế đòi hỏi phải có phương tiện giao thông và truyền thông tốt nhất.

Hợp tác, hiểu biết quốc tế: người dân giữa các quốc gia khác nhau tiếp xúc với nhau. Giao thoa thương mại với các quốc gia trên thế giới khuyến khích để trao đổi ý tưởng và văn hóa. Từ đó, tạo ra sự hiểu biết, hợp tác, quan hệ thân mật với các quốc gia khác nhau.

Khả năng khi đối mặt với thiên tai: thiên tai như lũ lụt, hạn hán, nạn đói,… ảnh hưởng xấu tới sản xuất của 1 quốc gia. Sự thiếu hụt trong cung cấp hàng hóa tại thời điểm thiên tai thì có thể đáp ứng bởi hàng hóa của các quốc gia khác.

Các ưu điểm khác như: thương mại quốc tế giúp theo các cách khác nhau, mức sống tốt hơn, lợi ích người tiêu dùng và hòa bình quốc tế.

Về nhược điểm

Trở ngại trong việc phát triển nhiều ngành công nghiệp gia đình: thương mại quốc tế gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của ngành công nghiệp gia đình. Nó đã đặt ra một mối đe dọa cho sự tồn tại của ngành công nghiệp nhà nước. Do cạnh tranh nước ngoài và nhập khẩu không hạn chế nên các ngành công nghiệp sắp tới trong nước có thể sẽ sụp đổ.

Sự phụ thuộc về kinh tế: các nước kém phát triển phải phụ thuộc vào những nước phát triển để phát triển kinh tế. Sự phụ thuộc này dẫn đến khai thác kinh tế. Thí dụ, hầu hết các nước kém phát triển ở Châu Á và Châu Phi đã bị các nước châu Âu khai thác.

Sự phụ thuộc chính trị: thương mại quốc tế hay khuyến khích sự khuất phục, nô lệ. Nó làm suy yếu nền độc lập kinh tế dẫn đến nguy hiểm cho sự phụ thuộc chính trị. Thí dụ, người Anh đi tới Ấn Độ với tư cách thương nhân nhưng cuối cùng cai trị Ấn Độ trong một thời gian rất dài.

Sử dụng sai tài nguyên thiên nhiên: xuất khẩu quá mức có thể làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên của 1 quốc gia trong một khoảng thời gian ngắn hơn so với thời gian trước đây. Điều này gây ra sự suy thoái nền kinh tế của đất nước trong dài hạn.

Nhập khẩu hàng hóa có hại: nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ, thuốc giả, … gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và phúc lợi của người dân.

Lưu trữ hàng hóa: đôi khi các mặt hàng thiết yếu cần có trong 1 quốc gia và nguồn cung ngắn cũng được xuất khẩu để kiếm ngoại hối. Dẫn đến tình trạng thiếu các hàng hóa này tại nước nhà và gây ra lạm phát. Chẳng hạn như Ấn Độ đã xuất khẩu đường để kiếm ngoại hối, do đó giá cả của đường trong nước tăng lên.

Nguy hiểm cho hòa bình quốc tế: thương mại quốc tế tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài định cư tại các quốc gia, mà cuối cùng gây nguy hiểm cho hòa bình nội bộ.

Chiến tranh thế giới: thương mại quốc tế dẫn đến cạnh tranh giữa các quốc gia trên thị trường nước ngoài. Điều này cuối cùng đã dẫn đến chiến tranh, làm xáo trộn hòa bình thế giới.

Khó khăn trong thời chiến: thương mại quốc tế thúc đẩy sự phát triển của 1 quốc gia vì chỉ các loại hàng hóa có lợi thế chi phí so sánh mới được sản xuất trong 1 quốc gia. Trong các cuộc chiến tranh hay khi mối quan hệ tốt đẹp không thắng thế giữa các quốc gia dẫn đến nhiều khó khăn có thể xảy ra.

Quy trình những bước trong giao dịch thương mại quốc tế

Các quy trình, thủ tục các bước trong giao dịch sẽ phức tạp, chặt chẽ hơn nhiều so với các hoạt động thương mại thông thường.

Cụ thể, quy trình những  bước trong giao dịch thương mại quốc tế như sau:

Inquiry (hỏi hàng)

Đây chính là bước đầu tiên, làm tiền đề cho các hoạt động thương mại quốc tế được diễn ra. Vì bước hỏi hàng được coi như là bước để hai bên thăm dò cũng như  tìm hiểu về nhu cầu mua bán của nhau.

Nội dung của bước hỏi hàng là không giới hạn, nhằm để đảm bảo bên mua có được đầy đủ những thông tin cần thiết. Và bước này được xem là đưa ra để bên bán tiếp cận được khách hàng vậy nên bên mua không bị ràng buộc về trách nhiệm mà còn được tạo điều kiện để thăm dò về thị trường, sản phẩm.

Offer (chào bán hàng)

Chào bán hàng là 1 thao tác nghiệp vụ rất quan trọng trong giao dịch thương mại quốc tế. Trong bước chào bán hàng thì bên bán cần thể hiện ý chí bán hàng của mình thông qua các hình thức văn bản có tính pháp lý và thường là đơn chào hàng. Nếu như hỏi hàng là bước đầu để hai bên tìm hiểu lẫn nhau thì chào bán hàng được xem là bước thể hiện sự chào hàng 1 cách chính thức của bên bán với bên mua thông qua đơn chào hàng.

Đơn chào hàng này phải thể hiện chi tiết về giá cả và nội dung của hàng hóa cũng như hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định.

Counter offer or order (hoàn giá)

Hoàn giá chính là bước ngoặt cả về giá hay về các điều kiện giao dịch khác của bên mua hàng trên cơ sở đơn chào hàng của bên bán.

Tuy nhiên, nếu như đơn chào hàng của bên bán đưa ra hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu của bên mua, thì bên mua sẽ không phải mặc cả, hai bên không cần phải trao đổi lại vấn đề giá cả hoặc điều kiện giao dịch. Nói cách khác, trong trường hợp đấy thì sẽ không có bước hoàn giá mà được coi là 2 bên đã đạt được thỏa thuận. Lúc đó bên mua sẽ căn cứ vào đơn chào hàng để tiến hành, thực hiện đặt mua hàng.

Order (đặt mua hàng)

Đặt mua hàng được xem là bước phản hồi của bên mua hàng với đơn chào hàng của bên bán nó thể hiện sự đồng ý để tiến hành giao dịch của bên mua với bên bán. Mặt khác, đặt mua hàng được coi như 1 lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ bên mua.

Acceptance (chấp nhận)

Chấp nhận chính là bước thể hiện sự đồng ý của bên đề nghị ký hợp đồng đối với  bên đưa ra đề nghị, vì vậy mà đến bước chấp nhận. Nghĩa là hợp đồng thương mại quốc tế cũng được thành lập.

Và để cho hợp đồng thương mại quốc tế có ý nghĩa pháp lý thì những nội dung của hợp đồng cần phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật quốc gia của bên tham gia cũng như những nguyên tắc chung của cộng đồng quốc tế đối với các hoạt động thương mại quốc tế.

Các nhân tố tác động tới hoạt động thương mại quốc tế là gì?

Các nhân tố tác động tới hoạt động thương mại quốc tế là gì?

Nhân tố chính sách, chính trị và pháp luật quốc tế

Các doanh nghiệp luôn phải chịu sự tác động của chính sách, chính trị, luật pháp và mối quan hệ giữa các quốc gia. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải theo dõi và cập nhật những tin tức liên quan đến các quốc gia đã hợp tác. Các quyết định của những nhà chính trị sẽ gây ảnh hưởng đến thuế, cơ sở hạ tầng, nhân công, chi phí nguyên vật liệu,...

Ảnh hưởng của tỷ suất ngoại tệ và tỷ giá hối đoái: Giá trị đồng tiền của 1 quốc gia thường sẽ không tương đương với giá của một đơn vị tiền tệ của các quốc gia khác. Khi tỷ giá đồng nội tệ tăng lên làm cho lượng ngoại tệ thu được từ các hoạt động xuất khẩu giảm xuống nên doanh thu từ những hoạt động xuất khẩu tính ra đồng nội tệ bị thu hẹp. Nếu tỷ giá tăng liên tục trong khoảng thời gian dài sẽ khiến lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu giảm và lượng hàng xuất khẩu trở nên khan hiếm, dẫn đến tác động xấu đến kim ngạch xuất khẩu.

Tỷ lệ lạm phát: Tỷ lệ lạm phát chung cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế. Khi tỷ lệ lạm phát có sự khác nhau giữa các quốc gia thì sẽ tác động lên chi phí, nguyên liệu, nhân công cũng như giá sản phẩm.

Nhân tố môi trường, văn hóa - xã hội

Tình hình văn hóa - xã hội có những nét đặc thù gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường thương mại quốc tế. Ảnh hưởng của văn hóa sẽ tác động tới các hoạt động như: tiếp thị, quản lý nhân công,… Mỗi nền văn hóa sẽ 1 mẫu thái độ và đức tin ảnh hưởng tới các khía cạnh trong cuộc sống của mọi người nên nhà lãnh đạo cần tìm hiểu rõ điều này để có thể đưa ra các chiến lược phù hợp và không được áp dụng chung 1 chiến lược cho mọi thị trường.

Ngoài ra, ngôn ngữ cũng là 1 yếu tố quan trọng. Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng để giao tiếp trong cả quá trình hoạt động thương mại quốc tế.

Sự hình thành của liên minh quốc tế: Hiện nay, giữa các quốc gia đã hình thành nên các khối liên kết về chính trị, quốc tế,… từ đó góp phần làm tăng hoạt động kinh doanh, buôn bán và đầu tư giữa những quốc gia thành viên với nhau. Sự tham gia của tổ chức kinh tế quốc tế cũng góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ.

Sự phát triển của khoa học - kỹ thuật: thương mại quốc tế chịu rất nhiều ảnh hưởng từ sự phát triển của khoa học - kỹ thuật. Nhờ có sự phát triển này đã tạo ra nhiều công nghệ mới, hiện đại như: các vật liệu mới, máy móc làm việc hiệu quả hơn,… giúp tiết kiệm sức lao động, chi phí nhân công từ đó khiến cho hoạt động thương mại trở nên dễ dàng hơn.  

Thương mại quốc tế đã đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế của mỗi đất nước. Vì thế, các quốc gia luôn coi trọng sự phát triển hoạt động thương mại quốc tế cũng như đẩy mạnh giao thương trên phạm vi toàn cầu. Trên đây chính là những thông tin cơ bản cần biết về thương mại quốc tế. FTV hy vọng rằng các bạn sẽ có thêm kiến thức, học hỏi về Thương mại quốc tế là gì? đã đề cập trong bài viết.

FTV– một đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán & hàng hóa phái sinh hàng đầu Việt Nam

Thị trường chứng khoán trong những năm hiện nay tại Việt Nam đang được đánh giá là một kênh đầu tư hấp dẫn cùng với nhiều yếu tố. Nếu nhà đầu tư muốn thử sức với chứng khoán mà chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc đang còn băn khoăn thì hãy liên hệ với FTV. Tại đây các bạn sẽ được các chuyên gia hàng đầu uy tín trong lĩnh vực hỗ trợ và tư vấn về cách phòng ngừa rủi ro, cách đầu tư đem lại lợi nhuận cao.

Đến với FTV, nhà đầu tư sẽ được các chuyên gia tư vấn, cập nhật về các thông tin mới nhất liên quan tới biến động thị trường thông qua các số liệu thống kê, bảng phân tích thị trường. Đồng thời, các nhà đầu tư sẽ được cung cấp tài các liệu tham khảo miễn phí như: biểu đồ, thống kê thị trường, cách giao dịch của từng loại mặt hàng hóa.

Nếu như vẫn còn những câu hỏi thắc mắc về Thương mại quốc tế là gì? hoặc muốn biết thêm các thông tin chi tiết, các bạn hãy liên hệ ngay qua HOTLINE 0983 668 883 công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ FTV để được các chuyên gia trợ giúp và tư vấn nhanh chóng nhất.