Ngoài những thuật ngữ quan trọng như lệnh giới hạn, lệnh ATC, giá mở cửa, giá đóng cửa, giá sàn, giá trần thì còn một thuật ngữ khác mà các nhà đầu tư cần phải biết trong giao dịch chứng khoán là giá tham chiếu. Hãy theo dõi bài viết dưới đây, FTV sẽ chia sẻ cho các bạn về Giá tham chiếu là gì? Giá tham chiếu được tính như thế nào? và sự khác nhau giữa giá mở cửa và giá tham chiếu.

Giá tham chiếu là gì?


Giá tham chiếu là mức giá đóng cửa của một phiên giao dịch cuối cùng ngày trước đó. Cụ thể, trên bảng điện tử thể hiện mức giá chứng khoán, giá tham chiếu sẽ được hiển thị bằng màu vàng. Giá này còn được xem là cơ sở để tính mức giá cao nhất (giá trần) hoặc mức giá thấp nhất (giá sàn) của ngày giao dịch đó.

Thí dụ về giá tham chiếu

Để các nhà đầu tư có thể hiểu hơn giá tham chiếu là gì, FTV sẽ lấy một vài ví dụ để tham khảo qua như sau:

Vào thứ 6 ngày 20/5/2022, cổ phiếu ACB của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (HOSE) có mức giá đóng cửa là 28.600 đồng thì giá tham chiếu của ngày mở cửa sau đó sẽ là 28.600 đồng.

Tương tự, ta có giá đóng cửa của cổ phiếu ABS (công ty cổ phần dịch vụ nông nghiệp Bình Thuận) vào ngày 20/5/2022 là 12.400 đồng, đồng nghĩa với mức giá tham chiếu của ngày hôm sau sẽ vẫn là 12.400 đồng.

Giá tham chiếu có vai trò gì?


Giá tham chiếu thể hiện mức giá của một cổ phiếu trong phiên giao dịch liền trước. Thường giá tham chiếu được hiện thị màu vàng hay còn được gọi là giá vàng. Chức năng của nó được thể hiện dưới đây:

Chức năng so sánh

Giá tham chiếu có chức năng so sánh giá của cổ phiếu trong hai phiên giao dịch gần nhau. Khi giá cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày hôm nay cao hơn giá tham chiếu thì sẽ được hiển thị bằng màu xanh. Ngược lại, nếu giá của cổ phiếu trong phiên giao dịch hôm nay thấp hơn mức giá tham chiếu thì sẽ được hiển thị màu đỏ. Giá cổ phiếu giao dịch hôm nay bằng giá tham chiếu sẽ có màu vàng.

Xác định giá sàn, giá trần

Dựa vào giá tham chiếu, các nhà đầu tư có thể xác định mức giá sàn và giá trần của mã cổ phiếu mà hộ đang theo dõi. Để hiểu rõ hơn bạn cần tìm hiểu về biên độ dao động giá của chúng.

Biên độ dao động giá chính là giới hạn dao động giá chứng khoán được quy định trong ngày giao dịch được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) so với giá tham chiếu.

Giá trần được hiểu là mức giá kịch trần hoặc mức giá cao nhất mà các nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Tại đó, biên độ giao động của chúng được quy định như:

      Sàn HOSE, giá trần là mức giá tang 7% so với giá tham chiếu.
      Sàn HNX, giá trần là mức giá tăng 10% so với giá tham chiếu.
      Sàn UPCOM là mức tang 15% so với giá bình quân phiên giao dịch trước đó.

Giá sàn là mức giá thấp nhất hay là mức giá kịch sàn mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua bán chứng khoán trong ngày giao dịch đó. Khi đó, biên độ giao động được quy định như sau:

Sàn HOSE, giá sàn là mức giá giảm 7% so với giá tham chiếu.

Sàn HNX, giá sàn là mức giá giảm 10% so với giá tham chiếu.

Sàn UPCOM mức giá giảm là 15% số với giá bình quân phiên giao dịch trước đó.

Giá tham chiếu được tính như thế nào?
 

Giá tham chiếu sẽ có các cách tính khác nhau còn tùy thuộc vào các sàn đang hoạt động như thế nào.

Đối với sàn HOSE: sẽ được quy ước giá tham chiếu của các loại cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang trên sàn bằng với mức giá đã được đóng cửa trong ngày giao dịch gần nhất trước đó.

Đối với sàn HNX: sẽ được quy ước dựa theo tham chiếu của những loại cổ phiếu, chứng chỉ quỹ bằng mức giá đóng cửa được chốt trong ngày giao dịch liền kề trước đó.

Đối với sàn UPCOM: mức giá tham chiếu được tính bằng công thức lấy trung bình cộng gia quyền theo 1 cách thức giá đã khớp lệnh từ các ngày giao dịch trước đó.

Trong đó có một số trường hợp đặc biệt, giá tham chiếu tại sàn HSX, HNX sẽ tương đương với giá tại các ngày giao dịch không hưởng quyền. Có nghĩa là, có phiếu và chứng chỉ quỹ của những ngày này không phát sinh thêm bất kỳ quyền hạn nào đính kèm, phát sinh các loại cổ tức khác nhau.

Nguyên tắc là chúng ta sẽ lấy mức giá đóng cửa để cân bằng mức cổ tức hay cân đối lại các quyền hạn không được thực hiện trong các ngày đó. Trường hợp nếu như những phiên giao dịch xảy ra sự cố không xác định được thì giá đóng cửa sẽ được tiến hành xác định theo 1 mức giá khác. Mức giá này như thế nào còn phụ thuộc vào phần lớn sự điều chỉnh của ủy ban chứng khoán quốc gia.

Ví dụ vào sự điều chỉnh này chính là vào ngày 1/6/2021, các phiên giao dịch không thể xác định được mức gia tham chiếu bởi có 1 số sự cố phát sinh vào buổi chiều. Lúc đó, giá khớp lệnh đã được lấy từ mức giá khớp lệnh buổi sáng để tính toán theo mức giá nay.

Cách đọc bảng giá tham chiếu

Cách đọc giá tham chiếu, giá sàn và giá trần trên biểu đồ kỹ thuật trên bảng giá của HOSE, HNX quy định như sau: 

Giá tham chiếu được hiển thị bằng màu vàng 
Giá trần hiển thị là màu tím 
Giá sàn là màu xanh da trời 

Còn mức giảm và tăng là màu đỏ và màu xanh lá cây. 

Ngoài ra, có một số công ty chứng khoán còn quy định về mức độ tăng và giảm dựa vào sắc độ xanh hoặc đỏ. Chẳng hạn, cổ phiếu tăng giá càng mạnh thì màu xanh lá cây càng đậm. Ngược lại, cổ phiếu càng giảm giá thì màu đỏ càng đậm. Giá sàn sẽ được thêm ký hiệu là FI (Floor), giá trần sẽ được thêm ký hiệu CE (ceiling).

Sự khác nhau giữa giá mở cửa và giá tham chiếu

Có rất nhiều nhà đầu tư vẫn còn đang nhầm lẫn giữa các khái niệm với nhau, trong đó giá mở cửa và giá tham chiếu bị nhầm lẫn nhiều nhất. Xét về mặt bản chất thì 2 mức giá này hoàn toàn trái ngược với nhau. Trong thực tế, việc 2 mức giá này có thể sẽ tương đương với nhau nhưng các xác định thời gian của chúng hoàn toàn trái ngược.

Giá tham chiếu chính là mức giá được chốt cuối cùng trong phiên giao dịch ngày liền kề trước đó. Trong khi đó, giá mở cửa lại là giá đầu tiên khi các lệnh mua hoặc bán được khớp lệnh trong ngày gần nhất.

Giá mở cửa, người ta sẽ xác định được chính xác về mức giá mua và bán thông qua việc thực hiện nguyên tắc đấu giá. Tức là khi có cùng nhiều người mua và người bán xuất hiện thì việc đấu giá giữa mức giá mua và mức giá bán được thực hiện thông qua nguyên tắc này.

Những lưu ý về giá tham chiếu

Trong quá trình theo dõi cũng như tham gia thị trường chứng khoán hiện nay, các nhà đầu tư đã nhận thấy rằng Trung tâm Giao dịch Chứng khoán không lấy giá đóng cửa của 1 cổ phiếu trong phiên giao dịch trước đó làm giá tham chiếu.  

Điều này đúng ở những trường hợp như: Tại các phiên giao dịch mà nhà đầu tư giao dịch không được nhận thưởng bằng tiền. Hoặc không được nhận cổ tức bằng tiền. Hay ngày giao dịch không được quyền mua cổ phiếu mới trong đợt phát hành thêm cổ phiếu. 

Từ đó, cổ tức sẽ được trả cho người có tên trong danh sách hưởng cổ tức và sở hữu cổ phiếu đó được lập vào ngày đăng ký cuối cùng. 

Lúc này, mức giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền cổ tức bằng giá đóng cửa của cổ phiếu này trong phiên liền kề trước đó trừ đi giá trị cổ tức. 

Một số thông tin về giá sàn, giá trần có thể bạn chưa biết


Trong chứng khoán, không chỉ có mình mức giá tham chiếu mà còn xuất hiện các mức giá khác nhau, điển hình nhất là giá sàn, giá trần. Các nhà đầu tư nên biết thêm về các loại giá này để có thể giao dịch cho phù hợp.

- Đối với giá trần, chính là mức giá tối đa mà các nhà đầu tư có thể tiến hành thực hiện lệnh mua, thực hiện các lệnh bán với tất cả các sản phẩm chứng khoán xuất hiện trong ngày giao dịch đó.  

Giá trần được tính toán theo công thức lấy biên độ giao động cộng với 100%. Kết quả thu được sẽ nhân với giá tham chiếu.

- Đối với giá sàn, đây chính là mức giá tối thiểu mà những nhà đầu tư có thể tiến hành các lệnh mua hoặc lệnh bán tất cả các sản phẩm xuất hiện trong ngày giao dịch đó.

Giá sàn được tính bằng công thức lấy 100% trừ đi biên độ dao động, kết quả thu được sẽ nhân trực tiếp với giá tham chiếu. Để có thể biết được biên độ bằng bao nhiêu thì chúng ta phải trực tiếp lên các sàn và đọc kỹ các quy định của sàn.

Chẳng hạn như với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ thì biên độ giao động của chúng tại sàn HOSE là 7%, còn với sàn HNX thì biên độ dao động của chúng sẽ rơi vào mức 10%, với sàn UPCOM biên độ giao động rơi vào mức 15%.

Đối với trái phiếu thì cả 3 sàn đều không có biên độ dao động. Đối với cổ phiếu mới đăng ký hay là những cổ phiếu đã lâu không hoạt động nay đã giao dịch trở lại trên 25 phiên thì biên độ sẽ như sau: ở sàn HOSE có biên độ là 20%, ở sàn HNX có biên độ là 30% còn đối với sàn UPCOM biên độ là 40%.

Trong các trường hợp công ty tiến hành trả cổ tức hay thưởng cho các cổ đông bằng cổ phiếu, biên độ giao động của chúng tại sàn HNX là 30%. Trong đó, những sàn khác không có quy định cụ thể đối với vấn đề này.

Kết luận

Qua những kiến thức mà FTV đã chia sẻ về Giá tham chiếu là gì? và Giá tham chiếu được tính như thế nào? Hy vọng rằng có thể giúp cho các nhà đầu tư có thêm hiểu biết về giá tham chiếu tại các sàn giao dịch. Như vậy, dựa theo giá tham chiếu các nhà đầu tư sẽ có một cái nhìn khách quan hơn về giá trị của 1 cổ phiếu nào đó. Chúc các trader luôn thành công trong quá trình đầu tư!

FTV– đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán & hàng hóa phái sinh hàng đầu Việt Nam

Năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam đang được đánh giá là 1 kênh đầu tư đầy hấp dẫn với nhiều yếu tố khác nhau. Nếu như các nhà đầu tư muốn đang muốn thử sức với chứng khoán mà chưa có nhiều kinh nghiệm hay đang còn băn khoăn thì có thể liên hệ ngay với FTV chúng tôi. Tại đây các bạn sẽ được chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn về cách phòng ngừa rủi ro và cách đầu tư đem về lợi nhuận cao.

Đến với FTV, bạn sẽ được các chuyên gia cập nhật thông tin mới nhất về những biến động thị trường qua các số liệu thống kê, bảng phân tích thị trường. Đồng thời, nhà đầu tư còn được cung cấp miễn phí các loại tài liệu để tham khảo như thống kê thị trường, biểu đồ, cũng như cách thức giao dịch của từng loại mặt hàng hóa.

Nếu vẫn đang còn những câu hỏi thắc mắc về Giá tham chiếu là gì? hoặc muốn biết thêm các thông tin chi tiết, các bạn có thể liên hệ tới số HOTLINE 0983 668 883 của công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ FTV để được các chuyên gia tư vấn nhanh chóng nhất.