Threaded View
-
21-11-2022 09:41 PM #1
- Ngày tham gia
- Sep 2022
- Đang ở
- Hà Nội
- Bài viết
- 45
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Lãi ròng là gì? Công thức và cách tính lãi ròng chính xác
“Lãi ròng là gì?” chính là câu hỏi mà các nhà đầu tư đang gặp phải rất nhiều khúc mắc cần được giải đáp. Lãi ròng với tên tiếng Anh là Net Profit là số liệu không thể thiếu trong các bản báo cáo kinh tế tài chính. Bạn sẽ có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nếu như nắm chắc được Lãi ròng là gì? Vậy hãy cùng FTV theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những hiểu biết về nó.
Lãi ròng là gì?
Lãi ròng (tiếng Anh là Net Profit) hay còn được gọi lãi thuần, lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận ròng hay thu nhập ròng.
Còn được hiểu là số tiền còn lại sau khi thanh toán tất cả các khoản chi phí khác, thuế, lãi suất và cổ tức ưu đãi trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm qua.
Lãi ròng chủ yếu thu được từ các hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp, đã bao gồm giá dịch vụ tiêu thụ và giá sản phẩm,… được tính dựa vào sự chênh lệch giữa chi phí kinh doanh và doanh thu từ hoạt động kinh doanh.
Cách tính lãi ròng hiện nay và các chỉ số liên quan
Công thức tính lãi ròng được tính như sau:
Lãi ròng = Tổng doanh thu của doanh nghiệp – (30% chi phí hoạt động + 10% VAT + 20% thuế thu nhập của doanh nghiệp)Khi đó:
- Tổng doanh thu của doanh nghiệp là số tiền đã trừ đi tiền chiết khấu bán hàng và tiền hoàn lại cho khách.
- Chi phí hoạt động gồm: sản xuất, phí mua nguyên vật liệu, giao hàng, tiền thuê nhà đất, tiền công và đóng bảo hiểm cho lao động, tiền vay để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Ví dụ về lợi nhuận ròng: Giả sử Doanh nghiệp X có báo cáo về thu nhập gồm các thông tin sau:
Doanh thu: 80 tỷ
Chi phí duy trì hoạt động: 15 tỷ
Khoản thuế thu nhập của doanh nghiệp: 10 tỷ
Vốn hóa lấy hàng: 8 tỷ
Dựa vào công thức tính lãi ròng ta có thể tính được lãi ròng là 47 tỷ. Từ đó, lợi nhuận ròng có tỷ suất 47%. Biên lợi nhuận là 47% và doanh nghiệp kiếm được 47% cho mỗi tỷ đồng họ thu về.
>> Tham khảo thêm: https://ftv.com.vn/ban-chui-co-phieu-la-gi
Ý nghĩa của việc tính lãi ròng là gì?
+ Việc tính lãi ròng cho chúng ta biết được giá trị lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số doanh thu của doanh nghiệp. Từ đó, đánh giá được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay đang lãi hay lỗ.
+ Nếu giá trị sau thuế cũng như các khoản chi phí lớn hơn 0 thì biên độ càng lớn chứng minh rằng doanh nghiệp càng lãi và ngược lại nếu giá trị này bé hơn 0 thì doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản. Đây là cách đối chiếu hiệu quả giúp cho doanh nghiệp thay đổi mô hình và tìm ra hướng đi đúng đắn để đem về lợi nhuận cao hơn.
+ Thuế doanh nghiệp nhìn chung thường khá cao nên doanh nghiệp cần nâng giá sản phẩm lên để đảm bảo được lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. Qua đó giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp lớn nhất là 30% trên tổng số doanh thu của hạng mục để có thể đảm bảo được lợi nhuận được nâng cao.
Các yếu tố ảnh hưởng tới lãi ròng
Chi phí hoạt động của doanh nghiệp
Đây là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng lớn tới lãi ròng chính là chi phí hoạt động của doanh nghiệp, gồm:
- Chi phí để duy trì các hoạt động doanh nghiệp: chi phí để hoạt động của doanh nghiệp càng ít thì lãi ròng sẽ càng cao. Như vậy, để có thể thu lại được khoản lợi nhuận cao thì các doanh nghiệp cần giảm chi phí hoạt động như: phí thuê nhà đất, lãi suất vay vốn, vv
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: mức thuế này chính là mức quy định của pháp luật nên không thể thay đổi theo chủ doanh nghiệp kinh doanh.
- Giá gốc của sản phẩm, dịch vụ: Mức này doanh nghiệp có thể tăng giảm tùy thuộc vào chi phí nhập các hàng hóa/sản phẩm hay chi phí dịch vụ. Tuy nhiên, trong thực tế thì giá gốc này sẽ phụ thuộc vào đơn vị cung cấp và chi phí vận chuyển, thường giá gốc sẽ luôn đi kèm tương đương với chất lượng sản phẩm.
Nếu như chi phí hoạt động doanh nghiệp cao thì lãi ròng sẽ thấp. Ngược lại, nếu chi phí hoạt động của doanh nghiệp thấp thì lãi ròng thu được sẽ cao. Căn cứ vào đó doanh nghiệp cần phải có biện pháp để tiết kiệm chi phí hoạt động. Từ đó, giúp doanh nghiệp nâng cao lãi ròng.
Giá gốc của sản phẩm
Yếu tố ảnh hưởng tiếp đến chính là giá gốc sản phẩm. Yếu tố này có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định về chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Do đó giá gốc của sản phẩm càng thấp thì lợi nhuận ròng sẽ cao. Vì vậy để có thể cải thiện cũng như đảm bảo tính ổn định về lợi nhuận ròng thì các doanh nghiệp nên tìm cho doanh nghiệp các nguồn cung có nhiều ưu đãi. Nếu lựa chọn được nguồn cung giá thấp nhưng chất lượng sẽ là lợi thế rất lớn để nâng cao mức lãi ròng.
Thuế thu nhập của doanh nghiệp
Yếu tố cuối cùng có tác động làm thay đổi lãi ròng chính là thuế thu nhập doanh nghiệp. Yếu tố này không thể tăng giảm theo cách thức kinh doanh của doanh nghiệp. Thuế thu nhập được quy định theo luật của nhà nước. Chính vì thế nên yếu tố này đã tác động nhỏ tới việc làm thay đổi mức lãi ròng của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu muốn tăng mức lãi ròng của doanh nghiệp thì giá bán sản phẩm cần được nâng cao. Đồng thời giảm bớt giá trị vật liệu để tiết kiệm chi phí. Như vậy sẽ giúp mức lãi ròng tích lũy nhiều hơn.
Tầm quan trọng của lãi ròng
– Lãi ròng là 1 chỉ số thể hiện thành công của một doanh nghiệp
– Khi có doanh nghiệp nào đó muốn đầu tư hoặc hợp tác thì họ sẽ dựa vào thông số về lãi ròng tương đồng với việc thể hiện khả năng kinh doanh của doanh nghiệp, chi trả cho các phát sinh hay duy trì đầu tư để mở rộng doanh nghiệp và sự phát triển của công ty để đưa ra quyết định hợp tác hay không.
– Khi các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ngân hàng hay của tổ chức nào đó thì lãi ròng cũng là khoản tiền dùng để chứng minh khả năng chi trả của bên vay.
>> Tham khảo thêm: https://ftv.com.vn/gia-tri-cua-hang-hoa-la-gi
Một số khái niệm có liên quan tới lãi ròng
Lãi gộp là gì?
Lãi gộp là lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra sau khi đã trừ tất các chi phí liên quan tới sản xuất, bán sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Các bạn có thể tính lợi nhuận gộp bằng cách trừ đi giá vốn hàng bán từ tổng doanh thu của doanh nghiệp. Trong khi tính tổng doanh thu hãy gồm tất cả hàng hóa bán trong 1 thời kỳ tài chính, nhưng loại trừ doanh thu bán tài sản cố định ví dụ như: tòa nhà, thiết bị.
Sự khác nhau giữa lãi ròng và lãi gộp
Sự khác nhau thứ 1: Ý nghĩa của lãi ròng và lãi gộp
Một trong số khác biệt chính là lãi gộp và lãi ròng là 2 thuật ngữ được định nghĩa khác nhau.
Lãi gộp mô tả lợi nhuận mà doanh nghiệp còn lại sau khi trừ đi tất cả chi phí trực tiếp có liên quan trong quá trình sản xuất. Điều quan trọng cần nhấn mạnh là chỉ những chi phí liên quan trực tiếp trong quá trình sản xuất mới khấu trừ.
Mặt khác, lợi nhuận ròng là thu nhập còn lại của doanh nghiệp có được khi trừ tất cả các khoản khấu trừ chi phí mà tổ chức phải chịu trong một khoảng thời gian nhất định. Tất cả những chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp cần được khấu trừ để nhận được lãi dòng của nó.
Sự khác nhau thứ 2: Mục tiêu của lãi ròng và lãi gộp
Quản lý của doanh nghiệp tính toán lãi gộp nhằm xác định ước tính lợi nhuận của doanh nghiệp, đơn vị cũng có thể tính lợi nhuận ròng nhằm xác định hiệu quả trong hoạt động và khả năng chuyển đổi các sản phẩm thành doanh thu.
Trong khi đó, lãi ròng là lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp có được sau khi trừ đi tất cả các chi phí. Lãi ròng của công ty được dùng để xác định lợi nhuận của tổ chức, cũng có thể là một khoản lỗ. Mục đích của việc tính lãi ròng là xác định xem tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có lãi hay lỗ.
Sự khác nhau thứ 3: Chức năng/Mục đích của lãi ròng và lãi gộp
Tính toán lãi gộp của doanh nghiệp để có thể hiểu được tác động của chi phí sản xuất tới lợi nhuận của công ty. Từ đó, công ty kiểm soát chi phí sản xuất dư thừa nhằm đảm bảo lợi nhuận tối đa và đồng thời khi đó nên sử dụng chi phí tối thiểu.
Các doanh nghiệp tính lãi ròng để xác định được hiệu quả hoạt động của tổ chức trong 1 năm tài chính cụ thể. Tính toán lãi ròng cũng có thể sử dụng như một chiến lược nhằm xác định xem khoản đầu tư có giá trị hoặc thời gian hoàn vốn ngắn hơn.
Sự khác nhau thứ 4: Độ tin cậy và thực tế của lãi ròng và lãi gộp
Lãi gộp được tính sau khi trừ đi chi phí sản xuất mà bỏ qua thuế, chi phí và lãi khác cho các khoản vay. Điều này cho thấy loại lợi nhuận này không thực tế.
Mặt khác, lãi ròng là lợi nhuận thực sự mà doanh nghiệp và ban quản lý có thể sử dụng khoản lợi nhuận này để đưa ra các quyết định trong tương lai về sự phát triển của doanh nghiệp. Khi tính toán lãi dòng, tất cả các dòng tiền được khấu trừ sẽ mang lại thực tế về hiệu suất hoạt động của công ty.
Sự khác nhau thứ 5: tiến độ và lợi nhuận của lãi ròng và lãi gộp
Cuối cùng, lãi ròng và lãi gộp được phân biệt bởi thực tế lãi gộp được dùng để cho thấy tiến độ của doanh nghiệp, có thể dùng để đánh giá bằng cách so sánh lãi gộp và doanh thu thuần.
Mặt khác, doanh thu thuần được dùng để thể hiện lợi nhuận của doanh nghiệp và có thể đánh giá qua cách so sánh lãi ròng và doanh thu thuần.
Thu nhập ròng là gì?
Thu nhập ròng được viết tắt là NI, được tính bằng doanh thu của doanh nghiệp trừ đi chi phí giá vốn hàng bán, chi phí hành chính, chi phí để hoạt động, khấu hao, thuế, lãi và các chi phí khác. Thu nhập ròng là chỉ số hữu ích dùng cho các chủ doanh nghiệp nhằm đánh giá xem lượng doanh thu có vượt quá chi phí của công ty. Chỉ số này hay có trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, cũng là 1 chỉ số về lợi nhuận của doanh nghiệp đó.
Các doanh nghiệp hay sử dụng thu nhập ròng dùng để tính thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Các nhà phân tích kinh doanh xem thu nhập ròng chính là điểm mấu chốt, vì nó nằm ở cuối báo cáo tài chính.
Sự khác biệt giữa Thu nhập ròng và Lợi nhuận ròng là gì?
Thu nhập phát sinh sau khi trừ đi cổ tức ưu đãi từ lợi nhuận ròng chính là thu nhập ròng. Lợi nhuận thuần kiếm được từ doanh nghiệp trong 1 năm kế toán cụ thể được gọi là lợi nhuận ròng.
Thu nhập ròng thường được sử dụng để tính thu nhập trên mỗi cổ phiếu cho cổ đông vốn. Trong khi đó lợi nhuận ròng được dùng để hiển thị vị trí lợi nhuận của công ty.
Sự nhau giữa thu nhập ròng và lợi nhuận ròng phải được phân biệt rõ ràng để hiểu được tác động của nó. Cần tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng cách giảm đi các chi phí, hao phí để tăng lợi nhuận ròng. Vì yếu tố đóng góp chính vào sự chênh lệch giữa thu nhập ròng với lợi nhuận ròng là thuế, các công ty không thể kiểm soát được và các biện pháp được dùng để cải thiện lợi nhuận ròng cũng dẫn đến sẽ tăng trưởng thu nhập ròng.
Hy vọng rằng bài viết Lãi ròng là gì, cách tính lãi ròng và tầm quan trọng của lãi ròng cho doanh nghiệp trên đây sẽ mang lại cái nhìn toàn diện nhất. Chắc chắn nó sẽ giúp ích cho những nhà kinh doanh hoặc đang có ý định kinh doanh, các nhà đầu tư, hoặc là bất cứ lĩnh vực gì,….có thêm hiểu biết về lãi ròng, bởi vì một khi kinh doanh thì ai cũng kỳ vọng phải có lợi nhuận.
Nếu các bạn vẫn còn câu hỏi thắc mắc về Lãi ròng là gì? hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết có thể liên hệ ngay qua số HOTLINE 0983 668 883, công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ FTV để được các chuyên gia trợ giúp, tư vấn nhanh chóng nhất.
Xem chi tiết tại: https://ftv.com.vn/ban-chui-co-phieu-la-gi
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Articles
-
Cá nhân trong nước chấm dứt chuỗi 4 tuần mua ròng liên tiếp, bán ròng trở lại 2.600 tỷ đồng
By qnzz02 in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 20-06-2022, 09:35 AM -
DXG: Lãi ròng quý 3 công ty mẹ tăng vọt nhờ doanh thu tài chính
By sanhtin in forum BlogTrả lời: 4Bài viết cuối: 29-01-2015, 09:09 AM -
Sắp có công thức tính khoản thu lời bất chính trên TTCK
By lientcv in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 0Bài viết cuối: 15-02-2012, 10:50 AM -
Ngày 21/06: Khối ngoại bất ngờ mở rộng giao dịch, mua ròng trên HOSE
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 21-06-2011, 03:43 PM
Bookmarks